Nội dung tư tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại? Những giá trị cơ bản của các tư tưởng này | Tiểu luận lịch sử tư tưởng chính trị
Khái quát lịch sử triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đặc điểm của triết học ở Hy Lạp – La Mã cổ đại. Quan điểm, những giá trị của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại. Thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử tư tưởng chính trị
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Hy Lạp không chỉ được biết đến
với một nền văn minh phát triển rực rỡ mà còn là những thành tựu về triết học
đáng kể. Có thể nói, triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại là giai đoạn khởi đầu của
triết học nhân loại và là tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học của phương Tây sau này.
Một trong những giá trị của triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại chính là tư
tưởng về con người. Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đã góp phần làm sáng tỏ
thêm vấn đề con người và tìm thấy sợi dây liên kết giữa triết học cổ đại với triết
học Mác. Từ đó, khẳng định giá trị khoa học trong tư tưởng triết học Mác về con
người. Đồng thời, thấy được sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong đường lối, chính sách phát triển con người Việt Nam toàn
diện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn
phát triển triết học Phương Tây là cơ sở để làm rõ được những thành tựu và giá
trị tư tưởng mà triết học phương Tây đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
Từ các vấn đề cần nghiên cứu nói trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “Nội dung tư
tưởng chính trị Hy Lạp - La Mã cổ đại? Những giá trị cơ bản của các tư
tưởng này”. Trong quá trình làm bài tiểu luận, em đã kết hợp những kiến thức
được học cũng như là qua quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên do
kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em kính mong
nhận được sự góp ý của thầy cùng các bạn để bài làm của em được tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Về mặt lý luận : nhằm góp phần tổng kết, từ đó đưa ra những quan điểm
chung của triết học ở Hy Lạp-La Mã cổ đại. Đồng thời đánh giá những giá trị
tích cực cũng như hạn chế của triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại 1
Về mặt thực tiễn : nhằm góp phần tổng hợp và đưa đến những giá trị lịch
sử qua quá trình nghiên cứu, nhằm xem xét những vấn đề cơ bản nhất, nguồn
gốc nhất cho nền triết học toàn thế giới nói chung qua các thời kỳ và đặc biệt là
ở Hy Lạp-La Mã cổ đại nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
Lấy cơ sở từ những kiến thức chung về đặc điểm của triết học Hy Lạp –
La Mã cổ đại và những vấn đề trong quá trình hình thành và phát triển triết học
phương Tây, cùng các vấn đề khác để nghiên cứu các vấn đề trong đánh giá giá
trị và hạn chế triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp : phân tích, tổng hợp, đánh giá, … để từ đó tìm
kiếm và phân tích vấn đề.
5. Bố cục của bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát lịch sử triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Chương II: Đặc điểm của triết học ở Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Chương III: Quan điểm, những giá trị của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại. 2 II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Khái quát lịch sử triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại
1. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại 1.1. Về tự nhiên
Hy Lạp – La Mã (Hy-La) cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương
Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo
Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền
Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực : Bắc, Nam và Trung bộ.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Hy Lạp – La Mã cổ đại sớm trở
thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển,
một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý
của họ trở nên bất hủ. 1.2. Về kinh tế
Hy Lạp – La Mã cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất
đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để
cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ VI TCN là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch
sử Hy Lạp –La Mã cổ đại, cũng chính là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ
đồng sang thời đại đồ sắt. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể
hiện ngày càng rõ nét, sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao
động chân tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũ các nhà trí thức chuyên
nghiệp chuyên nghiên cứu về khoa học, triết học.
1.3. Về chính trị - xã hội
Những nét đặc trưng của xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại là sự chia phân
chia giữa chủ nô và nô lệ, vai trò khác nhau giữa nam giới và nữ giới, sự ít phân
biệt địa vị xã hội dựa trên gốc gác ra đời, và sự quan trọng của tôn giáo. Hình
thái xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại là hình thái chiếm hữu nô lệ. 3
Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất
nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ, mỗi nước lấy một thành phố làm trung
tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nòng cốt
cho lịch sử Hy Lạp – La Mã cổ đại. 1.4. Về văn học
Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại để lại một kho tàng văn học thần thoại
rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản
ánh cuộc sống sôi động. lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại
những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp – La Mã cổ đại.
1.5. Về khoa học tự nhiên
Các ngành về khoa học như toán học, vật lý học, thiên văn học trong xã
hội Hy Lạp – La Mã cổ đại phát triển mạnh mẽ gắn liền với tên tuổi các nhà
khoa học nổi tiếng như : Talet, Pitago,Ơclit, Acsimet… Và đặc biệt, người Hy
Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc.
2. Hoàn cảnh ra đời của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển
biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp
đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ.
Với sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh
chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị
văn hoá. Xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại.
Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại. Những tinh hoa về toán
học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu
cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông. Vì vậy, các nhà triết học
đầu tiên của Hy Lạp – La Mã cũng là những người đã nhiều lần đến phương
Đông và nhiều vùng đất khác.
- Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau:
● Triết học thời kỳ tiền Socrate (thời kỳ sơ khai) 4
● Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh)
● Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá
- Sự ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại có một số đặc điểm như:
+ Gắn hữu cơ với khoa học tự nhiên. Hầu hết các nhà triết học duy vật
đều là các nhà khoa học tự nhiên.
+ Sự ra đời rất sớm chủ nghĩa duy vật mộc mạc, thô sơ và phép biện
chứng tự phát. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm biểu
hiện qua cuộc đấu tranh giữa đường lối triết học của Đêmôcrít và đường lối triết
học của Platôn, đại diện cho hai tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc.
- Về mặt nhận thức, triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại đã theo khuynh
hướng của chủ nghĩa duy giác.
- Triết học Hy Lạp – La Mã đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người,
khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Mặc dù
vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở
khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức. 5
CHƯƠNG II. Những đặc điểm của triết học ở Hy Lạp – La Mã cổ đại
1. Thể hiện tính giai cấp sâu sắc
- Triết học Hy Lạp cổ đại ngày từ khi mới ra đời đã là thế giới quan ý thức
hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp lúc bấy giờ, cho nên triết
học Hy Lạp cổ đại mang tính đảng, tính giai cấp sâu sắc.
- Những nhà triết học đại biểu cho chủ nghĩa duy vật thời cổ Hy Lạp là:
Anaxago, Ampedocolo, Đêmocrit Epiquya... Những quan điểm triết học gắn liền
với tư tưởng chính trị của họ là cơ sở lý luận cho sự hoạt động tiến bỏ của tầng
lớp tiên tiến trong giai cấp chủ nô.
- Đối với vấn đề về chính trị - xã hội, Đêmocrit bảo vệ chế độ chiếm hữu
nô lệ nhưng đứng trên lập trường của phái chủ nô tiến bộ, đấu tranh chống lại
bọn chủ nô quý tộc để bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô mà quyền lợi gắn liền với
sự phát triển của thương mại và công nghiệp, ca ngợi tình thân ái, tính ôn hòa,
ca ngợi quyền lợi chung của công dân tự do, …
- Những nhà triết học duy tâm là những nhà tư tưởng của phái chủ nổ quý
tộc, đại biểu là: Xôcrát, Platôn... Quan điểm triết học thù địch với tiến bộ xã hội,
khoa học và gắn liền với những quan điểm chính trị của họ làm cơ sở lý luận
cho hoạt động chính trị của trường phái này.
- Đối lập với tư tưởng về chính trị - xã hội của Đêmocrit là nhà triết học
Platôn - đại biểu của trường phái triết học duy tâm. Platôn là người bảo vệ chế
độ chiếm hữu nô lệ nhưng đứng trên lập trường của phái chủ nô quý tộc bảo thủ.
Ông đã đề xuất nhiều ý tưởng nhằm củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ bằng mọi
giá như việc ông chống lại nền dân chủ Aten khi ấy hay đề ra một nhà nước
“không tưởng” mà ở đó có những ý tưởng quân phiệt. Platon duy trì các hạng
người trong xã hội cũng có nghĩa là duy trì sự bất bình đẳng giữa mọi người.
Ông chia xã hội thành ba đẳng cấp dựa theo đặc trưng đạo đức của từng đẳng cấp :
● Đẳng cấp thứ nhất là các nhà triết học, các nhà thông thái đảm nhận vị
trí lãnh đạo nhà nước. 6
● Đẳng cấp thứ hai là các vệ quân, làm nhiệm vụ bảo vệ nhà nước
● Đẳng cấp thứ ba là nông dân và thợ thủ công, có nhiệm vụ chủ yếu là
làm ra của cải vật chất, đảm bảo cuộc sống cho nhà nước. Nô lệ không phải là
người nên không thuộc tầng lớp nào. Platôn đã sùng bái nhà nước tới mức biến
con người thành nô lệ của nhà nước. Theo ông, con người phải sống vì nhà
nước, chứ không phải nhà nước vì con người.
2. Vấn đề về thế giới quan
- Triết học Hy Lạp cổ đại đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau thuộc về thế
giới quan của người Hy Lạp cổ đại. Trước hết là những vấn đề như tồn tại là gì,
nguồn gốc của thế giới là gì, bản thể luận, nhận thức luận...và những vấn đề này
luôn được giải quyết theo hai quan điểm đối lập nhau, hoặc là duy vật, hoặc là duy tâm.
2.1. Về vấn đề bản thể luận
- Trước hết chúng ta đi nghiên cứu quan điểm của trường phái duy vật.
Với nền kinh tế phát triển, triết học tự nhiên của người Hy Lạp Cổ đã phát triển
rực rỡ. Đó là kết quả của quá trình quan sát tự nhiên một cách nhạy bén, suy xét
sâu sắc các hiện tượng và lòng mong muốn có một cách giải thích tổng quát về
giới tự nhiên muôn hình muôn vẻ trong điều kiện ít bị các thành kiến tôn giáo và
uy quyền chuyển chế gò ép.
- Theo Talet (sống vào khoảng năm 640 - 550 Tr.CN) cho rằng chất đầu
của mọi vật là nước và toàn bộ Vũ trụ phát sinh từ nước. Khi ta đun nóng, nước
(biển) bay hơi còn lại đất (muối)... Như vậy các vật đều có thể xuất hiện từ nước
và biến trở lại thành nước. Quan điểm về nguồn gốc duy nhất của mọi vật thể
lúc đó được mọi người thừa nhận một cách tự nhiên, không cần tranh cãi và với
các nhà triết học chỉ còn vấn đề: phải chăng nước hay một chất khác là nguồn gốc của mọi vật.
- Heraclit (540 - 525 Tr.CN) ở Ephê cho rằng chất đầu của mọi vật là lửa,
mọi vật trên thế giới này đều biến đổi và linh động nh lửa. Ông nói: “không thể
hai lần cùngtắm trên một dòng sông", toàn bộ Vũ trụ là một dòng các hiện tượng 7
thường xuyên thay đổi, sự thống nhất của thế giới nằm trong sự muôn màu muôn vẻ của nó.
- Xôcrát (469 - 399 Tr.CN) theo học thuyết duy tâm chủ quan cực đoan,
lấy cái tôi làm đối tượng của triết học, thừa nhận Thần là đấng tối cao tạo ra thế
giới theo một mục đích nhất định.
- Platon (427 - 347 Tr.CN) sáng lập ra phái duy tâm khách quan. Ông là
người chống khoa học tự nhiên, nhất là thuyết nguyên tử. Theo ông, vũ trụ được
hình thành từ hai thế giới. Một là thế giới ý niệm. Hai là thế giới của các sự vật
cảm tính.Thế giới ý niệm là thế giới tinh thần, nó hoàn hảo, đúng đắn, chân
thực, vĩnh viễn không đổi. Thế giới các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng của thế
giới ý niệm do thể giới ý niệm quyết định.
2.2. Về vấn đề nhận thức luận
- Theo Đêmocrit của trường phái duy vật cho rằng thế giới quan là đối
tượng của nhận thức. Ông công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Ông chia nhận thức làm 2 dạng: một là nhận thức mờ tối - nhận thức thông qua
cảm giác - đem lại cho ta hiểu biết về vẻ ngoài của sự vật. Hai là nhận thức chân
lý - nhận thức thông qua các phán đoán logic - giúp chúng ta nhận thức được
nguyên tử và khoảng không trống rỗng.
- Bên cạnh đó, theo Platôn, một đại diện của trường phái duy tâm, thì
quan niệm về nhận thức luận của ông cũng đối lập với quan niệm về nhận thức
luận của Đêmocrit. Theo ông, tri thức có trước sự vật, nhận thức lý tính có trước
nhận thức cảm tính. Nhận thức về thực chất chỉ là quá trình hồi tổng lại, nhớ lại
những cái mà linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người đã có sẵn, đã trải qua.
3. Vấn đề con người và số phận của họ
- Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại đề cập nhiều tới vấn đề con người và
số phận con người. Giữa các nhà triết học còn những quan niệm khác nhau về
bản chất con người, nhưng nhìn chung họ đều coi con người là tinh hoa cao quý
của tạo hóa, con người cần phải chinh phục thiên nhiên, phục vụ cho mình. 8
- Theo Đêmôcrít, con người có thể xác và linh hồn. Theo ông, linh hồn
được cấu tạo từ nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử của lửa, và vận động
với tốc độ lớn. Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho toàn bộ cơ thể
hưng phấn và vận động. Ông có quan điểm duy vật về con người tuy nhiên còn
có quan điểm siêu hình do đồng nhất nguyên tử (vật chất) với linh hồn (ý thức).
- Theo Platon, con người gồm cả thể xác và linh hồn. Thể xác có thể mất
đi vì nó được cấu tạo từ đất, nước, lửa và không khí. Linh hồn thì bất diệt, bởi vì
linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được tạo ra từ lâu bởi Thượng đế. Mỗi
linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, rồi sau đó bay xuống trần gian và nhập
vào thể xác tạo ra con người.
4. Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó chặt chẽ với khoa học đương thời
- Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó với khoa học tự nhiên đương thời. Đó là
kết quả của khoa học tự nhiên còn ở thời kỳ nguyên thủy mới bắt đầu phát triển.
Khoa học tự nhiên vẫn còn lẫn lộn với triết học, chưa thoát khỏi phạm vi của
triết học. Các nhà triết học đồng thời đều là các nhà khoa học nghiên cứu các
lĩnh vực khác nhau như toán học, thiên văn học, vật lý học... Các tri thức khoa
học do các nhà triết học duy vật nêu ra chỉ là sự phỏng đoán về thế giới xung
quanh, chứ chưa có cơ sở vững chắc, song đó là những phỏng đoán thiên tài. Vì
vậy, đã xuất hiện quan điểm sai lầm cho rằng: “Triết học là khoa học của các khoa học”.
5. Mầm mống của nhiều thế giới quan hiện đại
Triết học Hy Lạp cổ đại chứa đựng mầm mống của nhiều thế giới quan
hiện đại sau này. Có đặc điểm này bởi triết học Hy Lạp cổ đại được nảy sinh từ
nhiều vùng khác nhau thuộc Hy Lạp cổ đại và nó phát triển đa dạng, phong phú,
mang tính “cách mạng đột biến”.
6. Tư tưởng biện chứng
- Triết học Hy Lạp cổ đại có tính biện chứng sơ khai tự phát mà đỉnh cao
là biện chứng duy vật của Hêraclit. Phép biện chứng của Heraclit chưa được
trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học như sau này, nhưng 9
hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng được ông đề cập dưới dạng
các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý.
- Heraclit đã nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn
trong mọi sự vật, hiện tượng. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông
về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về sự
trao đổi của những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập
- Lý luận nhận thức của Heraclit mang tính chất duy và biện chứng sơ
khai. Trong lý luận nhận thức, vấn đề quan trọng trước tiên là quan niệm như thế
nào (duy vật hay duy tâm) về cảm giác. Nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt tới
sự nhận thức của sự vật, nghĩa là phải chỉ ra được cái bản chất, quy luật của sự
vật. Heraclit còn nêu lên tính chất tương đối của nhận thức. 10
CHƯƠNG III: Quan điểm, những giá trị của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại 1. Triết học duy tâm
Giai đoạn Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường
phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao
trong trường phái duy tâm khách quan của Platon, tức thế giới ý niệm.
1.1. Trường phái Pythagore
- Pythagore (khoảng 580 - 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp
và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông
thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại.
- Pythagore và những món đồ đã có những đóng góp quý giá cho sự phát
triển triết học toán học và thiên văn học. Pythagore coi con số là khởi nguyên và
bản chất của sự vật, là quy luật của vũ trụ. Chính trường phái Pythagore đã đặt
nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp. 1.2. Trường phái Elée
- Trường phái Elée (cuối thế kỷ VI-giữa thế kỷ V TCN ) do Xénophane
thành lập theo chủ nghĩa duy vật, nhưng sau đó Parménide phát triển theo chủ
nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Chứng minh bằng
phương pháp phản chứng rằng tồn tại chân thực là duy nhất, không vận động; vì
vậy tồn tại có mâu thuẫn. là không thể tư duy được.
* Xénophane (570 – 478 TCN) ông cho rằng mọi cái đều từ đất và cuối
cùng trở về đất. Đất là cơ sở của vạn vật, cùng với nước, đất tạo nên sự sống muôn loài.
* Parmenide (500 – 449 BC) ông cho rằng, "tồn tại" là bản chất chung thể
hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới. “Tồn tại" là một phạm trù triết
học mang tính khái quát cao, và nhân thúc bởi tư duy. lý tỉnh. Quan niệm "tồn
tại" đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại.
* Zeno (490 – 430 BC) là người bảo vệ nhiệt thành trưởng phái Elée. Ông
đưa ra những nghịch lí trong các lập luận phản chứng nhằm bác bỏ khả năng vận 11
động trong thực tại chân thực. Lập luận phản bác vận động như một hiện tượng
mâu thuẫn, đã đặt ra vấn đề ý nghĩa của mâu thuẫn và sự biểu thị vận động vào trong logic các khái niệm.
1.3. Trường phái duy tâm khách quan
* Platon (427 - 347 TCN) là người xây dựng hệ thống triết học duy tâm
khách quan hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với
thế giới quan duy vật. Ông đã tiến hành cuộc đấu tranh gay gắt chống lại chủ
nghĩa duy vật, đặc biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời
bấy giờ như Héraclite và Đêmôcrit.
- Theo Platon, giới tự nhiên - thế giới của những vật cảm tính, bắt nguồn
từ những thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm, vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm.
- Về nhận thức: Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý, người ta phải từ
bỏ mọi cái hữu hình cảm tính, hồi tưởng lại những gì mà linh hồn bất tử đã quan
sát được trong giới ý niệm.
* Arixtốt (384 - 322 TCN) ông đã khẳng định: “Bẩm sinh, con người là
một động vật chính trị”. Đây là tư tưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận
thức vấn đề con người cho đến tận sau này. Có thể nói, Arixtốt là một trong
những nhà tư tưởng đầu tiên sớm nhận ra tính xã hội của hoạt động con người.
Con người, theo Arixtốt, gồm thể xác và linh hồn.
- Nhận thức luận của Arixtốt có vai trò to lớn trong lịch sử triết học Hy
Lạp cổ đại. Bác bỏ thế giới "ý niệm" của Platôn, Arixtốt thừa nhận thế giới vật
chất là đối tượng thực tế của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác. Cảm giác
luận và kinh nghiệm luân trong lý luận về nhận thức của Arixtốt đối lập với
thuyết “Hồi tưởng" duy tâm của Platôn. Nếu Platôn coi nguồn gốc duy nhất của
hiểu biết là do linh hồn bất tử thị Arixtốt cho rằng không ai cảm giác là không
nhận thức và không hiểu biết gì hết. Ở điểm này Arixtốt là nhà cảm giác luận duy vật. 12
1.4. Triết gia Socrate (469 – 399 TCN) 1.4.1. Tiểu sử
- Ông sinh ra tại thành phố Athen, thuộc Hy lạp. Ông là nhà tư tưởng nằm
giữa giai đoạn bóng tối và giai đoạn ánh sáng của nền triết học Hy Lạp cổ đại.
Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm. "Hãy tự biết lấy
chính mình”, “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả.
1.4.2. Niềm tin triết học
- Người ta khó phân biệt giữa các niềm tin triết học của Socrate và của
Platôn. Có rất ít các căn cứ cụ thể cho việc tách biệt quan điểm của hai ông. Một
số học giả cho rằng Platon đã tiếp nhận phong cách Socrate đến mức làm cho
nhân vật văn học và chính nhà triết học trở nên không thể phân biệt được. Một
số khác phản đối rằng ông cũng có những học thuyết và niềm tin riêng. Vấn đề
này còn phức tạp hơn nữa bởi thực tế rằng nhân vật Socrate trong lịch sử có vẻ
như nổi tiếng là người chỉ hỏi mà không trả lời với lý do mà ông đưa ra là: “
Mình không đủ kiến thức về chủ đề mà ông hỏi người khác”.
- Nếu có một nhận xét tổng quát về niềm tin triết học của Socrate, thì có
thể nói rằng về mặt đạo đức, tri thức và chính trị, ông đi ngược lại những người
đồng hương Athen. Niềm tin của Socrate về sự bất tử của linh hồn và sự tin
tưởng chắc chắn rằng thần linh đã chọn ông làm một phái viên có vẻ như đã làm
những người khác tức giận. Socrate còn chất vấn học thuyết của các học giả
đương thời rằng người ta có thể trở nên đức hạnh nhờ giáo dục.
1.4.3. Nghịch lý Socrate
Nhiều niềm tin triết học cổ xưa cho rằng tiểu sử của Socrate đã được biểu
thị như một “nghịch lý" bởi chúng có vẻ như mâu thuẫn với nhận thức thông
thường. Một số nội dung nghịch lý của Socrate:
Không ai muốn làm điều ác
Không ai làm điều ác hay sai trái có chủ ý
Đạo đức - tất cả mọi đạo đức - là kiến thức 13
Đạo đức là đủ cho hạnh phúc 1.4.4. Nhận thức
- Socrate thường nói sự khôn ngoan của ông ấy rất hạn chế, ông ấy không
bao giờ thực sự tự nhận rằng mình khôn ngoan. Socrate tin rằng những việc làm
sai là kết quả của sự ngu ngốc và những người đó thường không biết cách làm
tốt hơn. Một điều mà Socrate luôn một mực cho rằng kiến thức vốn là nghệ
thuật của sự ham thích” điều mà ông liên kết tới quan niệm về “Ham thích sự thông thái". 2. Triết học duy vật 2.1. Trường phái Milet
- Trường phái duy vật và biện chứng của Milet tự phát đầu tiên trong triết
học Hy Lạp – La Mã cổ đại, thế kỷ thứ VI TCN. Nơi đây được xem là quê
hương của nhiều trường phái triết học của triết gia nổi tiếng.
- Những nhà triết học ở Milet là Thales, Anaxi-mène và Anaximander
không tin vào thần thoại truyền thống (coi các thần linh là nguyên nhân tạo ra
thế giới). Triết học Milet cho rằng: bản chất duy nhất, bản nguyên của thế giới là
một vật thể xác định hoặc là một chất không xác định, vô hình, võ thu, vỏ chung
vành viễn vận động kết hợp lại hoặc phân rã ra tạo thành thế giới muôn hình vạn trạng.
- Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặt nền móng do sự
hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và
làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự
đấu tranh của các mặt đối lập …
2.2. Trường phái Héraclite
- Do ông Héraclite sáng lập, khoảng 535 TCN - 475 TCN.Về cơ bản, ông
là một nhà triết học duy vật và được coi là ông tổ của phép biện chứng. Ông coi
bản nguyên của thế giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực
lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng 14
cháy và lụi tàn. Tàn lụi và bùng cháy tức là “quy luật, trật tự nội tại của chính mình.
- Tuy nhiên, có thể thấy rằng quan niệm duy vật của ông còn rất mộc mạc,
thô sơ, bởi nó xuất phát từ việc ông chỉ dựa vào quan sát thực nghiệm để kết luận.
2.3. Trường phái đa nguyên
* Empedocle (khoảng 490 - 430 TCN) là một nhà triết học Hy Lạp tiền
Socrate. Empedocle nổi tiếng nhất sau khi khởi xướng cho thuyết nguồn gốc vũ
trụ tạo bởi bốn nguyên tố cổ điển (đất, nước, lửa và không khí).
* Anaxagorea ( khoảng 500 - 428 TCN) là một nhà triết học Hy Lạp cổ
đại thời kỳ tiền Socrate. Anaxagorea là nhà triết học đầu tiên mang triết học từ
Lonia tới Athen. Ông đã cố gắng đưa ra những mô tả khoa học về thiên thực, sao
băng, cầu vồng và mặt trời, trong đó ông mô tả mặt trời là khối lửa có kích
thước lớn hơn Peloponnese.
2.4. Trường phái nguyên tử luận
- Học thuyết này được xây dựng bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại theo
trường phái nguyên tử luận (Thế kỷ V - IV TCN). Nguyên tử luận đã cấu thành
giai đoạn thứ ba trong sự phát triển của học thuyết về các khởi nguyên, các yếu
tố đầu tiên của vũ trụ.
- Loxip và Đêmôcrit - những người theo thuyết nguyên tử đều khẳng định
rằng vận động của nguyên tử là vĩnh viễn; vận động vốn có trong nguyên tử.
Chân không là điều kiện chứ không phải nguyên nhân của vận động. Nguyên tử
vận động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Động lực vận động vĩnh viễn của
nguyên tử, theo Đêmôcrít, là động lực tự thân, tự nó có sẵn.
3. Những giá trị và những hạn chế của triết học Hy Lạp cổ đại
3.1. Những giá trị trong triết học Hy Lạp cổ đại
Là nền móng cho triết học duy vật sau này
+ Đặt ra hầu hết vấn đề triết học cần phải giải quyết nhu : Tổn tại là gì?
Nguồn gốc và bản chất của thế giới ra sao? Cuộc đời và số phận của con người 15
như thế nào?...Việc lý giải các vấn đề đó do cuộc sống và nhu cầu hiểu biết của
con ngườiđặt ra và được coi là nhiệm vụ cơ bản của triết học.
+ Có nhiều quan niệm đúng đắn có tính định hướng nhu thuyết nguyên tử
của Đêmôcrit hay phép biện chứng sơ khai chất phác và logic học hình thức của Arixtốt.
3.2. Những hạn chế trong triết học Hy Lạp cổ đại
- Bên cạnh những quan niệm duy vật, trong triết học Hy Lạp cổ đại vẫn
còn có những quan niệm duy tâm về nguồn gốc, bản chất con người, quy bản
chất con người chỉ về lĩnh vực tư tưởng và xem bản chất con người là cái được
quy định từ trước, là cái sẵn có trong con người, do Thượng đế quy định.
- Mặc dù mang tính nhân văn trong quan niệm về con người, nhưng các
nhà triết học Hy Lạp –La Mã cổ đại vẫn còn mang quan điểm bất bình đẳng về
con người, họ chưa hình thành lý luận riêng về tự do, mà chỉ có những cuộc đấu
tranh vì tự do, vì tự ý thức của người nô lệ.
- Triết học cổ đại là một thứ chủ nghĩa duy vật nguyên thủy tự phát. Đã là
một chủ nghĩa duy vật tự phát như vậy, thì nó không đủ năng lực giải thích rõ
mối quan hệ giữa tư duy và vật chất. Do quá đề cao tri thức, nên các nhà triết
học Hy Lạp –La Mã cổ đại chỉ coi trong hoạt hoạt động trí óc, hoạt động tinh
thần, hoạt động nhận thức của con người. III. KẾT LUẬN
1. Bài học lịch sử, ý nghĩa thực tiễn
- Như vậy, lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp là lịch sử hình thành và phát
triển thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Nét nổi bật của chủ nghĩa
duy vật Hy Lạp cổ đại là tính chất mộc mạc, thô sơ. Nó khẳng định thế giới vật
chất tồn tại khách quan không phải do thần thánh hoặc một lực lượng siêu nhiên nào tạo nên.
- Thế giới vật chất xuất hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật chất đầu
tiên như nước, lửa, không khí, nguyên tử,…Song, do trình độ còn thấp của khoa
học nên các nhà triết học duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp các 16
hiện tượng tự nhiên và phỏng đoán để rút ra những kết luận triết học. Tuy vậy,
quan niệm duy vật thô sơ này đã có tác dụng rất lớn trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa duy tâm, chống tôn giáo, chống thần học cổ đại.
- Nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được và phát hiện nhiều
yếu tố của phép biện chứng như mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng, sự
vận động vĩnh viễn của vật chất, tính thống nhất của những mặt đối lập của sự vật,… 2. Giá trị
Qua việc nghiên cứu đề tài chúng ta tóm lược ra được những kết quả sau :
Đặc điểm thứ nhất của triết học Hy - La cổ đại thể hiện ở chỗ nó là thế
giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội Hy Lạp và La
Mã lúc bấy giờ. Như vậy, ngay từ đầu nó đã mang tính giai cấp sâu sắc. Bất
chấp mọi bất công và tệ nạn xã hội thời đó, triết học cổ Hy - La vẫn là một công
cụ lý luận nhằm duy trì trật tự xã hội theo kiểu chiếm hữu nô lệ, bảo vệ sự thống
trị của giai cấp chủ nô. Vì thế dễ hiểu tại sao phần lớn các nhà triết học thời kỳ
này đều coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là công cụ biết nói. Chẳng
hạn, Platôn coi nông dân và thợ thủ công là hạng người thấp nhất trong "nhà
nước lý tưởng” của ông.
Tính giai cấp của một học thuyết triết học, theo các nhà nghiên cứu,
không chỉ thể hiện ỏ chỗ học thuyết đó biểu hiện lập trường của một giai cấp
hay đảng phái nào đó, mà còn là ở chỗ nó thể hiện tư tưởng của một khuynh
hướng, trào lưu triết học nhất định. Những mâu thuẫn trong xã hội cổ đại được
thể hiện trong sự xung đột về tư tưởng của các nhà triết học cổ Hy - La, tiêu biểu
nhất là sự xung đột giữa "đường lối Đêmôcrít" và "đường lối Platôn". Triết học
Hy Lạp và La Mã cổ đại, như Ph. Ăngghen chỉ rõ, đã chứa đựng dưới dạng mầm
mống mọi dạng thế giới quan sau này.
Đặc điểm thứ hai của triết học cổ Hy - La thể hiện ở tính bao trùm của
nó về mọi lĩnh vực thế giới quan của con người cổ đại. Ra đời trong bối cảnh
các tri thức khoa học còn quá ít và sơ khai nên trình độ phát triển của tư tưởng 17
và của văn hóa tinh thần nhân loại lúc bấy giờ nói chung còn thấp. Mặc đù triết
học thời này không hoàn toàn đồng nhất với thế giới quan, nhưng nó đề cập đến
những vấn đề thế giới quan cơ bản của con người như: Tồn tại là gì ? Nguồn gốc
và bản chất của thế giới ra sao ? Cuộc đời và số phận con người như thế nào ?...
Việc lý giải các vấn đề mang tính bao quát đó do cuộc sống và nhu cầu hiểu biết
của con người đặt ra được coi là những nhiệm vụ cơ bản của nhà triết học. Tuy
nhiên, ở thời kỳ này do sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay quá
lớn, cho nên nhìn chung các quan niệm triết học còn mang nặng tính tư biện.
Chuẩn mực của "sự thông thái" được bàn đến chủ yếu ở khía cạnh nhận thức.
Đặc điểm thứ ba của triết học cổ Hy - La là coi trọng vấn đề con người.
Mặc dù giữa các nhà triết học vẫn còn nhiều bất đồng về vấn đề này nhưng nhìn
chung họ đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa. Tư
tưỏng ấy được thể hiện rõ qua luận điểm nổi tiếng của Pitago: "Con người là
thước đo tất thảy mọi vật". Triết học Xôcrát đánh dấu một bước ngoặt trong sự
phát triển tư tưởng triết học ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, từ chỗ nó chủ yếu bàn về
các vấn đề căn nguyên, bản chất của thế giới và sự nhận thức chúng tới việc coi
triết học là tự ý thức của con người về chính bản thân mình. Từ đây, những vấn
đề thiết thực của cuộc sống con người trở thành một trong những đề tài chính
của triết học. Tuy nhiên, thứ nhất, con người thời cổ đại được nhìn nhận chủ yếu
với tổ chức cá thể; thứ hai, giá trị con người chủ yếu chỉ được bàn đến ở khía
cạnh đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận. Phép biện chứng được hiểu như nghệ
thuật tranh luận được đặc biệt coi trọng. Hoạt động thực tiễn của con người hầu
như không được bàn đến.
Đặc điểm thứ tư của triết học cổ Hy - La là tính biện chứng sơ khai của
nó. Mặc dù ngay thời kỳ này sự phân chia khuynh hướng triết học đã khá rõ rệt
nhưng nhìn chung nó mang tính duy vật tự phát. Ngay khi mới ra đời, nó đã tìm
cách giải thích thế giới như một chỉnh thể thống nhất trong đó các sự vật vận
động và biến đổi không ngừng. Hêraclít đã nhận ra một chân lý nổi tiếng: trong
cùng một thời điểm sự vật đồng thời vừa là nó lại vừa là cái khác. Vì vậy "không
thể tắm hai lần trong một dòng sông'' đã trở thành luận điểm bất hủ của ông. 18
Nhìn chung, như Ăngghen nói, người Hy Lạp cổ đại quan tâm đến mối quan hệ
giữa các sự vật, đến các quá trình phát triển sự vật hơn chính bản thân chúng tồn
tại một cách riêng lẻ. Họ nhấn mạnh tính chỉnh thể của thế giới hơn từng bộ
phận riêng lẻ của thế giới ấy. Tuy nhiên, những quan niệm biện chứng sơ khai
đó là kết quả trực giác thiên tài của người cổ Hy Lạp, thiếu những cứ liệu khoa
học cụ thể. Phân tích các học thuyết triết học cụ thể thời kỳ này sẽ làm rõ hơn
những điều khẳng định trên. 19