




Preview text:
Nơi làm việc là gì ? Quy định của pháp luật lao động mới nhất về người lao động và người sử động
1. Mở đầu vấn đề
Nơi làm việc là địa điểm, không gian mà người lao động phải có mặt để thực hiện nghĩa vụ lao
động, theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Tổ chức Lao động Quếc tế (ILO) có Công ước số 448 (1977) về bảo vệ người lao động tại nơi làm
việc. Theo các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, nơi làm việc là một nội dung mà
các bên phải thoả thuận trong hợp đồng lao động. Ở đó phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao
động. Nếu không đảm bảo điều kiện này, người lao động có quyền từ chối công việc hoặc rời bỏ
nơi làm việc mà không bị coi là vi phạm kỉ luật lao động. Nếu người sử dụng lao động không bố
trí công việc đúng địa điểm thoả thuận thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng
trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh
lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối
với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương
và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1
Chương XI của Bộ luật này.
Như vậy, chỉ cần một người có 3 yếu tố sau đây sẽ được bảo đảm các quyền và lợi ích của mình
theo các quy định của Bộ luật lao động 2019 mà không phụ thuộc vào tên gọi của loại hợp đồng được ký kết:
- Thuộc độ tuổi lao động quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật lao động 2019.
- Làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận
- Được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Về khái niệm “hợp đồng lao động” từ 2021, hiện nay, Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm
có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả
công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo quy định mới này thì không phụ thuộc vào tên gọi của hợp đồng mà hai bên ký kết, miễn
đảm bảo các tiêu chí sau sẽ được xác định là hợp đồng lao động:
+ Nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương
+ Một bên chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của bên còn lại.
Ví dụ, hợp đồng cộng tác viên trong đó thể hiện nội dung có trả tiền lương, công , đồng thời
cộng tác viên chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của bên thuê cộng tác viên thì hợp đồng cộng
tác viên này được xác định là hợp đồng lao động.
3. Đặc điểm hợp đồng lao động
- Có sự phụ thuộc pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động
Sự phụ thuộc pháp lý được hiểu là sự phụ thuộc được pháp luật thừa nhận, sự phụ thuộc này
mang tính khách quan tất yếu, khi người lao động tham gia quan hệ lao động. Đây được coi là
đặc trưng tiêu biểu nhất của hợp đồng lao động được nhiều các quốc gia thừa nhận, so sánh với
tất cả các loại hợp đồng khác, duy nhất hợp đồng lao động có đặc trưng này,“trong quá trình
thực hiện hợp đồng lao động dường như yếu tố bình đẳng “lẩn, khuất” ở đâu đó, còn biểu hiện
ra bên ngoài là sự không bình đẳng, bởi một bên trong quan hệ có quyền ra các mệnh lệnh, chỉ
thị và bên kia có nghĩa vụ thực hiện”. Ở đây, vai trò của pháp luật hợp đồng lao động rất quan
trọng. Một mặt, pháp luật đảm bảo và tôn trọng quyền quản lý của người sử dụng lao động.
Mặt khác, do người lao động cung ứng sức lao động, sự điều phối của người sử dụng lao động
có sự tác động lớn đến sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của người lao động, cho nên
pháp luật các nước thường có các quy định ràng buộc, kiểm soát sự quản lý của người sử dụng
lao động trong khuôn khổ và tương quan với sự bình đẳng có tính bản chất của quan hệ lao động.
- Đối tượng là việc làm có trả lương
Hợp đồng lao động là một loại quan hệ mua bán đặc biệt, hàng hóa mang ra trao đổi là sức lao
động, việc biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ mua bán loại hàng hóa này không giống như
quan hệ mua bán các loại hàng hóa thông thường khác. Sức lao động là một loại hàng hóa trừu
tượng và chỉ có thể chuyển giao sang cho “bên mua” thông qua quá trình “bên bán” thực hiện
một công việc cụ thể cho “bên mua”. Do vậy đối tượng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng
lao động biểu hiện ra bên ngoài là công việc phải làm. Khi các bên thỏa thuận về công việc phải
làm, các bên đã tính toán cân nhắc về thể lực và trí lực của người lao động để thực hiện công việc đó.
- Người lao động phải tự mình thực hiện công việc
Đặc điểm này được thừa nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý, xuất phát từ bản chất của quan
hệ lao động: Công việc trong hợp đồng lao động phải do người giao kết thực hiện, không được
giao cho người khác, nếu không có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Trong quan hệ lao
động, các bên không chú ý đến lao động quá khứ mà họ còn quan tâm đến lao động sống, tức là
lao động đang diễn ra. Hơn nữa hợp đồng lao động thường được thực hiện trong môi trường xã
hội hóa, có sự hợp tác và chuyên môn hóa rất cao. Vì vậy khi người sử dụng lao động thuê
mướn người lao động, họ không chỉ chú trọng đến trình độ tay nghề mà còn quan tâm đến
nhân thân của người lao động. Chính vì thế, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa
vụ đã cam kết, không được dịch chuyển cho người thứ ba. Tương tự như vậy, người lao động
không thể chuyển giao quyền thực hiện công việc của mình cho người thừa kế, cũng như người
thừa kế sẽ không phải thực thi nghĩa vụ trong hợp đồng lao động của người lao động đảm nhận
khi còn sống. Bên cạnh đó còn ý nghĩa khác trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. .
- Sự thảo thuận của các bên thường bị hạn chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định
Với tất cả các quan hệ hợp đồng, thỏa thuận của các bên bao giờ cũng phải đảm bảo các quy
định như: bình đẳng, tự do, tự nguyện, không trái pháp luật… Với hợp đồng lao động, sự thỏa
thuận thường bị khuôn khổ, khống chế bởi những ngưỡng pháp lý nhất định của Bộ Luật lao động,…
Ví dụ như giới hạn về tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiêu chuẩn an
toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội… Ở đó quy định ngưỡng quyền tối thiểu của người lao
động mà sự thỏa thuận chỉ được cao hơn, không được thấp hơn; còn ngưỡng nghĩa vụ lại là tối
đa, thỏa thuận chỉ được thấp hơn, không được cao hơn. Sự khác biệt là trong các quan hệ hợp
đồng khác, khung pháp lý cho sự thỏa thuận rất rộng, đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các
bên; còn trong quan hệ hợp đồng lao động, quyền tự do định đoạt này bị chi phối bởi những
giới hạn tương đối chặt chẽ. Đặc trưng này của hợp đồng lao động xuất phát từ nhu cầu bảo
đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng của người lao động, bảo vệ, duy trì và phát triển nguồn lực
lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, pháp luật nước ta cũng quy định nghĩa vụ của
người sử dụng lao động là tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động.
- Thực hiện liên tục trong thời gian xác định hay không xác định.
Khi giao kết hợp đồng lao động các bên phải thảo thuận thời hạn của hợp đồng và thời giờ làm
việc của người lao động. Thời hạn này có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực đến thời
điểm nào đó (xác định thời hạn); hay theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng. Song cũng có thể hợp đồng lao động không xác định trước thời hạn kết thúc
(hợp đồng lao động không xác định thời hạn). Như vậy người lao động phải thực hiện nghĩa vụ
lao động liên tục theo thời giờ làm việc trong khoảng thời gian nhất định hay khoảng thời gian
không xác định đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động (nếu có). Ở đây người lao động không
có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành
tuần tự theo thời gian đã được người sử dụng lao động xác định (ngày làm việc, tuần làm việc).
người lao động chỉ được tạm hoãn trong một số trường hợp pháp luật quy định hoặc do hai bên thỏa thuận.
4. Quyền và nghĩa vụ của nghười lao động
Người lao động có các quyền sau đây:
a, Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và
không bị phân biệt đối xử;
b, Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao
động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao
động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c, Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy
định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy
chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d, Đơn phương chấm dứt hcrp đồng lao động theo quy định của pháp luật; đ, Đình công.
Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a, Thực hiện họp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b, Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành họp pháp của người sử dụng lao động;
c, Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
5. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có những quyền sau (theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động):
- Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử
lý vi phạm kỷ luật lao động.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia
giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ
lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Đóng cửa tạm thời tại nơi làm việc.
Người sử dụng lao động có những nghĩa vụ sau (theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động):
- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao
động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện
nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định
kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà
nước về lao động ở địa phương.
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luất về bảo hiểm xã hội và pháp
luật về bảo hiểm y tế. Trân trọng!