Nơi sinh sống và nguồn gốc xuất xứ trang phục của người Tày - Xã hội học | Đại học Văn Lang
Nơi sinh sống và nguồn gốc xuất xứ trang phục của người Tày - Xã hội học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
Nơi sinh sống: Người Tày sinh sống ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên…
Nguồn gốc lịch sử, xuất xứ trang phục: Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ
vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí.
Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày không phải là lối tạo dáng mà là lối dùng màu
chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong
áo ngoài màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các
màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn
mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.
Truyền thuyết dân gian của đồng bào Tày kể về sự tích cây chàm gắn liền với mối tình chung
thủy của đôi trai gái: Thuở ấy có một cô gái con nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ mà mẹ lại mù
lòa. Nàng phải đi làm thuê, làm mướn tần tảo mới có bữa cơm, bữa cháo qua ngày. Khi nàng
lớn lên thì người mẹ thân yêu cũng qua đời, để lại một mình nàng cô đơn giữa cuộc đời. Một
hôm, có một chàng trai ăn mặc rách rưới đến nhà nàng xin ăn. Vì nhà nghèo không có gì cho
kẻ ăn mày, nàng mời khách vào nhà ngồi đợi rồi ra đi cắt bộ tóc dài của mình để đổi lấy đồ ăn
về cho kẻ ăn mày cùng ăn.
Thời gian trôi qua, bỗng một hôm có đám về hỏi nàng. Bà mối cho biết, người đến hỏi nàng làm
vợ chính là chàng ăn mày nọ. Sau bữa cơm nàng cho ăn, chàng biết nàng đã cắt bộ tóc dài của
mình để đổi lấy bữa ăn cho chàng, nên chàng cảm phục tình cảm của nàng. Nàng nhận lời và
họ chung sống bên nhau hạnh phúc.
Bỗng đất nước bị giặc Hung nô xâm lược, là phận trai, chàng phải đeo gươm, giáo lên đường
đánh giặc giữ nước, một mình nàng ở nhà quán xuyến mọi việc gia đình. Chiến tranh kéo dài,
biết bao mùa hoa đã nở, biết bao mùa chim én đã làm tổ mà nàng vẫn mong ngóng chồng trở
về trong sự cô đơn, mệt mỏi. Thế rồi nàng quyết định theo hướng chiến trận ra đi tìm chồng.
Nàng đi không biết qua bao nhiêu bản, bao nhiêu núi, xuyên qua bao nhiêu rừng già… Sự nhớ
nhung, mệt mỏi khiến nàng ngủ thiếp đi và ra đi mãi mãi.
Dân làng biết rất cảm phục tấm lòng chung thủy của nàng, định chôn cất nàng đến nơi nàng
yên nghỉ thì thấy mọc lên một cây lạ với mùi thơm kì lạ. Dân làng hiểu rằng, cây lạ đó là hiện
thân phần xác của nàng, mùi thơm từ cây đó tỏa ra là hiện thân của lòng chung thủy của nàng.
Cây đó chính là cây chàm mà ngày nay đồng bào dùng để nhuộm quần áo mặc.