Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn Toà án giải quyết vụ việc sau khi nộp
đơn ly hôn (thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm) là 02 tháng kể từ ngày thụ lý, có thể gia hạn thêm
01 tháng nếu vụ án phức tạp cho với hôn đơn phương . Đối với ly hôn thuận tình là 01 tháng kể
từ ngày thụ lý và có thể gia hạn thêm 01 tháng nếu có lý do chính đáng (theo Điều 366). Lưu ý,
thời gian Tòa án triệu tập giải quyết ly hôn được tính từ khi người khởi kiện đã nộp đầy đủ hồ
hợp lệ và hoàn tất việc đóng án phí dân sự.
Với trường hợp ly hôn thuận tình, khi cả hai vợ chồng cùng đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân
và đã thống nhất về việc nuôi con, chia tài sản, Tòa án thường triệu tập trong vòng 01 tháng sau
khi đóng án phí. Do vậy, thời gian tổng thể để giải quyết ly hôn thuận tình thường diễn ra nhanh
chóng, khoảng 1-2 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đến khi nhận Quyết định công nhận thuận tình
ly hôn.
Với ly hôn đơn phương, khi chỉ một bên yêu cầu chấm dứt hôn nhân mà không có sự đồng thuận
của bên kia, Tòa án sẽ triệu tập trong vòng 02 tháng sau khi đóng án phí theo quy định tại Điều
203 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể kéo dài từ 4-6 tháng hoặc hơn nếu phát
sinh tranh chấp phức tạp về tài sản, con chung hoặc bị đơn không hợp tác.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian triệu tập. Theo kinh nghiệm
của chúng tôi tại Công ty Luật Minh Khuê, hồ sơ ly hôn có thể bị kéo dài do các nguyên nhân
như: hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo Điều 193 BLTTDS 2015; có tranh chấp về con
chung hoặc tài sản chung; việc tổ chức hòa giải gặp khó khăn; bị đơn không hợp tác hoặc vắng
mặt; cần trưng cầu giám định, định giá tài sản; hoặc do quá tải tại Tòa án.
1. Thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu?
Thời gian giải quyết ly hôn tuỳ thuộc vào hình thức ly hôn ly hôn thuận tình hoặc đơn
phương. ới đây là bảng so sánh các mốc thời gian cụ thể quá trình giải quyết ly hôn:
Giai đoạn
Ly hôn thuận tình
Ly hôn đơn phương
Căn cứ pháp lý / Ghi chú
1. Chuẩn bị và nộp đơn
ly hôn:
Người nộp đơn chuẩn bị hồ
và nộp tại TAND có thẩm quyền
Người nộp đơn chuẩn bị hồ
sơ và nộp tại TAND có thẩm
quyền
2. Tòa án tiếp nhận và
xem xét hồ
3 ngày làm việc để xem xét và
thông báo nộp tạm ứng lệ phí
3 ngày làm việc để xem xét
và thông báo tạm ứng án phí
3. Nộp biên lai tạm ứng
án phí/lệ phí
Trong 7 ngày kể từ ngày nhận
thông báo
Trong 7 ngày kể từ ngày
nhận thông báo
4. Thụ lý vụ việc/vụ án
Sau khi nộp biên lai, Tòa án ra
thông báo thụ lý vụ việc
Sau khi nộp biên lai, Tòa án
ra thông báo thụ lý vụ án
Giai đoạn
Ly hôn thuận tình
Ly hôn đơn phương
Căn cứ pháp lý / Ghi chú
5. Chuẩn bị xét đơ /vụ
án
Trong 1 tháng kể từ ngày thụ lý
(có thể gia hạn thêm 1 tháng)
Trong 2 tháng kể từ ngày
th (có thể gia hạn thêm 1
tháng)
6. Hòa giải tại Tòa án
Bắt buộc, trong thời gian chuẩn
bị xét đơn
Bắt buộc, trong thời gian
chuẩn bị xét xử
7. Ra quyết định công
nhận thuận tình ly hôn
Trong 7 ngày làm việc sau khi
hòa giải thành / đạt được thỏa
thuận ly hôn
Không áp dụng
8. Mở phiên tòa sơ
thẩm
Không áp dụng nếu các bên
thuận tình
Trong thời gian chuẩn bị xét
xử (2-3 tháng từ ngày thụ lý)
9. Kháng cáo/kháng
nghị
Không được kháng cáo (quyết
định công nhận thuận tình có
hiệu lực ngay)
Có quyền kháng cáo bản án
sơ thẩm trong 15 ngày
10. Phúc thẩm (nếu có)
Không áp dụng
Trong 3 tháng kể từ ngày
thụ lý đơn kháng cáo
11. Hiệu lực thi hành
bản án/ quyết định
Ngay sau khi ra quyết định công
nhận thuận tình ly hôn (có hiệu
lực ngay)
Sau khi hết hạn kháng cáo
hoặc có bản án phúc thẩm
Tóm lại, Với ly hôn thuận tình, Toà án thường sẽ gọi ra giải quyết sau 01 tháng. Với ly hôn đơn
phương sẽ là 02 tháng kể từ ngày đóng án phí ly hôn theo quy định. Tổng thời gian giải quyết ly
hôn thuận tình thường diễn nhanh hơn (khoảng 1–2 tháng). Còn ly hôn đơn phương có thể
kéo dài từ 4–6 tháng hoặc hơn nếu phức tạp (có tranh chấp tài sản, con cái, bị đơn vắng mặt…).
Áp dụng khi bạn nộp đơn ly hôn đầy đủ, hợp lệ và đã đóng án phí dân sự. Bên cạnh đó, Toà án
đình chỉ nếu trong quá trình giải quyết, các bên rút đơn hoặc hòa giải thành.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian Tòa gọi và giải quyết ly hôn
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian Toà gọi giải quyết ly hôn xuất phát từ nhiều yếu tố, cả về
quy trình pháp lý lẫn sự phối hợp của các bên liên quan. Dẫn đến việc xử lý hồ sơ ly hôn bị kéo
dài thời gian, mặc dù pháp luật tố tụng dân sự đã quy định thời hạn cụ thể cho việc thụ lý, chuẩn
bị xét xử và ra quyết định, song trên thực tế, nhiều vụ việc ly hôn – đặc biệt là ly hôn đơn
phương.
Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn đơn
phương là 02 tháng kể từ ngày thụ , có thể gia hạn thêm 01 tháng nếu vụ án phức tạp. Đối
với ly hôn thuận tình, được giải quyết theo thủ tục việc dân sự, thời hạn theo Điều 366 Bộ lut
Tố tụng dân sự 2015 là 01 tháng kể từ ngày thụ , và có thể được gia hạn thêm 01 tháng nếu
có lý do chính đáng. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ bị kéo dài từ 4–8 tháng, thậm chí trên 1 năm, có
thể do các nguyên nhân sau:
Hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ: Đâymột nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc
Tòa án không thể thụ lý hồ sơ đúng hạn. Theo Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu
đơn khởi kiện chưa đúng mẫu, sai thẩm quyền, thiếu chữ hoặc thiếu tài liệu kèm theo,
Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Thẩm phán ấn định, tùy vào tính chất cụ thể của từng vụ
việc nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng
không quá 15 ngày. Trong thực tế, nhiều người nộp đơn ly hôn không cung cấp đầy đủ
các tài liệu như: bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh con, sổ hộ khẩu, hoặc
giy tờ liên quan đến tài sản chung nếu có tranh chấp. Tình trạng này khiến hồ sơ btr
lại nhiều lần hoặc bị "treo" cho đến khi người nộp hoàn thiện đầy đủ. Nếu mất giấy đăng
ký kết hôn, người khởi kiện phải đến nơi đăng ký kết hôn trước đó để xin trích lục bản
sao hợp lệ, mất thêm thời gian hành chính và di chuyển.
Có tranh chấp về con chung hoặc tài sản chung Khi các bên không thống nhất được
quyền nuôi con, mức cấp dưỡng hoặc phân chia tài sản, Tòa án phải chuyển vụ việc từ
dạng “không có tranh chấpsang “tranh chấp dân sự”. Điều này đồng nghĩa với việc Tòa
phải thu thập chứng cứ, định giá tài sản, lấy lời khai các bên, thậm chí trưng cầu giám
định để xác định nguồn gốc tài sản hoặc khả năng nuôi con. Theo Điều 208 và Điều 210
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải xác minh và đánh giá chứng cứ một cách khách
quan, đầy đủ trước khi đưa ra xét xử. Đây là thủ tục phức tạp và dễ bị kéo dài nếu các bên
không hợp tác hoặc tài sản có liên quan đến người thứ ba. Ví dụ thc tế: Một vụ ly hôn
tại TP. Thủ Đức có tranh chấp quyền nuôi hai con nhỏ và phân chia quyền sử dụng đất.
Tài sản là thửa đất đứng tên cả hai vợ chồng nhưng có nguồn gốc do cha mẹ chồng cho,
và đang được thế chấp tại ngân hàng. Quá trình xác minh nguồn gốc tặng cho, định giá
tài sản và xem xét điều kiện kinh tế của từng bên để giao quyền nuôi con đã khiến vụ việc
kéo dài hơn 7 tháng.
Không tổ chức được hòa giải theo quy đnh: Theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015, hòa giải là bước bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trừ những trường hợp
pháp luật miễn hòa giải (ví dụ: một bên cố tình bạo lực, bị mất năng lực hành vi dân
sự…). Tuy nhiên, trong các trường hợp không đủ điều kiện hòa giải, Tòa vẫn phải xác
minh nguyên nhân, lập biên bản ghi nhận rõ lý do, gửi thông báo cho các bên – điều này
cũng tiêu tốn không ít thời gian. Việc bị đơn không đến tham gia hòa giải mà không có lý
do chính đáng sẽ khiến Tòa phải triệu tập lại nhiều lần để đảm bảo thủ tục đúng luật.
Có phản tố hoặc yêu cầu độc lập từ bị đơn: Theo Điều 200 Bluật Tố tụng dân s
2015, bị đơn có quyền nộp đơn phản tố đối với nguyên đơn, và người có quyền, nghĩa vụ
liên quan có thể đưa ra yêu cầu độc lập. Khi phát sinh phản tố hoặc yêu cầu độc lập, Tòa
án phải xác minh tính hợp lệ, làm rõ mối liên hệ với vụ án ban đầu, từ đó mở rộng phạm
vi xét xử, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian giải quyết. Thực tế, nhiều vụ ly hôn tưởng
chừng đơn giản lại kéo dài chỉ vì một bên đòi lại khoản vay riêng, yêu cầu chia lại tài sản
hoặc đòi xác nhận nợ gia hai bên vợ chồng.
Trưng cầu giám định, định giá tài sản: Trong những trường hợp có tranh chấp tài sản
nhưng các bên không cung cấp được tài liệu rõ ràng hoặc có sự chênh lệch về giá trị, Tòa
án buộc phải trưng cầu giám định hoặc định giá tài sản theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015. Việc này phải qua các cơ quan chuyên môn như Trung tâm định giá, Sở Tài
chính hoặc đơn vị tư pháp được cấp phép. Các cơ quan này thường làm việc theo lịch,
quá tải hoặc cần thời gian xác minh, khiến Tòa án không thể tiếp tục giải quyết vụ án cho
đến khi có kết quả.
Quá tải tại Tòa án, thiếu thẩm phán: Mặc dù không được quy định cụ th trong luật,
nhưng đây là thực trạng phổ biến tại nhiều địa phương. Tòa án cấp huyện hiện nay
thường chỉ có vài thẩm phán nhưng mỗi tháng phải xử lý hàng chục, thậm chí hàng trăm
vụ án dân sự. Nhiều hồ sơ bị xếp lịch thụ lý chậm, hoặc chờ phân công thẩm phán mới
được tiếp tục giải quyết. Đây là lý do khách quan khiến thời gian xử lý ly hôn bị kéo dài
ngay cả khi đương sự hợp tác đầy đủ.
Tóm lại, hồ sơ ly hôn bị kéo dài không chỉ do lỗi từ phía người nộp đơn, mà còn do các yếu tố tố
tụng phát sinh trong quá trình giải quyết và điều kiện thực tế tại Tòa án. Để hạn chế tình trạng
này, người khởi kiện nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác; phối hợp thiện chí với Tòa án; và
trong trường hợp có thể thỏa thuận được các vấn đề con chung, tài sản thì nên lựa chọn hình thức
ly hôn thuận tình để tiết kiệm thời gian và chi phí pháp lý.
3. Nếu Tòa không gọi thì phải làm gì?
Nếu Tòa không gọi, bạn nên liên hệ với bộ phận thụ lý đơn của toà án để làm rõ nguyên nhân toà
án không triệu tập là do đâu. Đồng thời, có thể rà soát theo hướng dẫn ở các mục trên để xem
mình có làm thiếu bước nào không. Đặc biệt lưu ý, toà án chỉ tính thời gian giải quyết từ khi đã
đóng án phí dân sự sơ thẩm và nộp lại biên lai cho toà án.
3.1 Có thể ủy quyền cho người khác đi thay không?
Có, việc nộp hồ sơ ly hôn có thể thực hiện thông qua việc uỷ quyền cho người thân, luật sư để
tiến hành nộp thay hồ sơ ly hôn (phải có giấy uỷ quyền hợp pháp). Tuy nhiên, khi toà án triệu tập
các bên phải có mặt tại toà án để giải quyết (không được uỷ quyền).
3.2. Nếu vắng mặt khi Tòa gọi thì hậu quả ra sao?
Nếu vắng mặt 02 lần liên tiếp mà không có lý do hợp pháp thì hậu quả có thể là toà án sẽ xét xử
vắng mặt. Trên thực tế, vì có thể xảy ra nhiều biến cố khó lường hết được nên một vụ việc ly hôn
đơn phương có thể kéo dài ngoài dự kiến. Thông thường việc kéo dài hay rút ngắn đưc thời
gian phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Bị đơn (Người không đồng ý ly hôn). Một vài lý do
thường dẫn đến sự kéo dài như:
Bị đơn (người không muốn ly hôn) không hợp tác, không ra tòa. Bị đơn đôi khi là những "Chí
phèo thời hiện đại", đôi khi họ hiểu luật ra tòa chỉ là để tìm cách "phá", tìm cách "gài" để cơ
quan tiến hành làm sai quy trình và họ kháng cáo. Có những người thì cố tình chây ì, buông lời
thách thức các cơ quan tiến hành tố thung kể cả họ sẵn sàng đe dọa cả nguyên đơn (người tiến
hành ly hôn) hặc yêu cầu, ép buộc nguyên đơn rút đơn...
Mặc dù, pháp luật quy định nếu tòa án triệu tập bị đơn 02 lần liên tiếp (*) mà vẫn vắng mặt
không có lý do hợp pháp thì có quyền xử vắng mặt, tuy nhiên nếu người thẩm phán đó vì một lý
do nào đó mà xét xử sai quy trình, án bị hủy thì không được tái bổ nhiệm chức danh thẩm phán.
Do vậy, thẩm phán ở Việt Nam thường không mặn mà, cương quyết xét xử vắng mặt, điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn.
(*) Quy định triệu tập 02 lần liên tiếp mà vắng mặt là một trong những quy định rất khó thực
hiện một cách đúng tuyệt đối, bởi lẽ với những người hiểu luật họ có muôn vàn cách lách quy
định này trên thực tế.
Ví dụ: Triệu tập lần 01 họ ra tòa (không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 02 họ không ra với lý do (Bị
m - có xác nhận bệnh viện), triệu tập lần 3 họ ra tòa (vẫn không đồng ý ly hôn), triệu tập lần
04 (hkhông ra với lý do đi công tác nước ngoài), triệu tập lần 05 họ ra tòa (cương quyết không
đồng ý ly hôn), triệu tập lần 06 họ ra tòa vẫn khôn đồng ý ly hôn .... Như vậy, thì không thể nói
đã triệu tập hợp pháp 02 lần liên tiếp mà vẫn vắng mặt không có lý do hợp pháp được và phải
biết triệu tập đến bao giờ đây ?
Thực tiễn, để xử lý một cách hợp pháp những trường hợp không hợp tác (cố tình không hợp
tác), người thẩm phán cần phải làm việc với chính quyền địa phương (Công an khu vực, công an
xã, tổ trưởng tổ dân ... ) đến trực tiếp nhà của đương sự lập biên bản và yêu cầu ký giấy triệu tập
(đôi khi họ vẫn đóng cửa trên phòng không tiếp) để có căn cứ xác lập việc đã triệu tập nhiều lần
nhưng không hợp tác, có cơ sở pháp lý và thực tiễn để giải quyết đến cùng vụ việc. Và nếu vẫn
giải quyết vụ việc theo phương thức đó thì thực sự mất thời gian, công sức của những người
tham gia tố tụng. Và đương nhiên, kèm theo đó là những chi phí có thể phát sinh.
Bị đơn có nơi ở và làm việc không ổn định; Tài sản tranh chấp khó phân định (Chưa
được cấp sổ đỏ, thế chấp vay nợ nhiều nơi) ... và rất nhiều lý do khác có thể kéo dài vụ
việc giải quyết ly hôn.
Bị đơn cư trú ở nước ngoài; Bị đơn không có mặt tại địa phương hoặc không xác định
được nơi cư trú cuối cùng.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với một số vụ việc ly hôn đơn phương trên thực tế có rất nhiều
nguy cơ bị kéo giải thời hạn giải quyết dẫn đến sự mệt mỏi của cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư
và nguyên đơn. Với quy định pháp luật như hiện nay, không ai có thể giám chắc chắn một vụ ly
hôn đơn phương có thể giải quyết trong bao lâu mặc dù pháp luật có quy định là thời hạn giải
quyết tối đa có thể là 06 tháng.
3.3 Bị đơn không nhận giấy triệu tập thì có làm chậm vụ việc không?
Căn cứ pháp lý:
Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Tòa án phải tống đạt hợp lệ văn bản tố tụng cho
bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Điều 170, 173 BLTTDS 2015: Văn bản tố tụng (trong đó có giấy triệu tập) phải được gửi,
giao trực tiếp, hoặc niêm yết nếu không giao được.
Điều 227 BLTTDS 2015: Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị đơn sau ít nhất 2 lần triệu
tập hợp lệ mà họ vẫn vắng mặt không lý do chính đáng.
Có thể thấy mức độ ảnh hưởng của việc làm chậm vụ việc như thế nào tùy thuộc vào nhiều yếu
tố như: có xác định được nơi cư trú không, đã triệu tập bao nhiêu lần, Tòa áp dụng thủ tục gì để
tống đạt, v.v. Đặc biệt với ly hôn đơn phương, sự không hợp tác của bị đơn thường khiến thi
gian giải quyết bị kéo dài đáng kể. Ví dụ qua hai trường hợp phổ biến sau:
a) Trường hợp bị đơn không hợp tác, không nhận giấy triệu tập
Khi Tòa án không thể giao trực tiếp giấy triệu tập (do bị đơn trốn tránh, không có mặt tại nơi cư
trú), Tòa buộc phải thực hiện nhiều lần tống đạt theo quy trình:
Gửi qua bưu điện có xác nhận;
Niêm yết công khai tại nơi cư trú cuối cùng;
Xác minh thông tin cư trú qua Công an xã/phường;
Triệu tập hợp lệ ít nhất 2 lần mới có thể tiến hành xét xử vắng mặt theo Điều 227.
=> Những bước này khiến thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài 1–2 tháng hoặc hơn so với bình
thường.
b) Không rõ nơi cư trú hoặc bị đơn cố tình thay đổi chỗ ở
Nếu bị đơn không rõ nơi cư trú, làm ăn xa, không khai báo địa chỉ mới, Tòa án cần yêu
cầu người khởi kiện cung cấp thông tin hoặc phải gửi văn bản xác minh đến địa phương,
công an nơi cư trú trước đây để làm rõ.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú sau khi đã xác minh, Tòa có thể tiến hành
thủ tục niêm yết theo quy định tại Điều 179 và Điều 174 BLTTDS 2015, nhưng toàn bộ
quá trình xác minh này mất khá nhiều thời gian.
=> Do đó, để hạn chế việc chậm trễ này, người khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về nơi cư
trú hoặc làm việc của bị đơn, phối hợp với Tòa án trong việc xác minh, và trong trường hợp cần
thiết có thể chủ động đề nghị Tòa án thực hiện niêm yết hoặc tiến hành xét xử vắng mặt sau khi
đã triệu tập hợp lệ theo quy định của pháp luật.
3.4. Làm sao rút ngắn thời gian giải quyết?
Để rút ngắn thời gian giải quyết đơn ly hôn, bạn cần đảm bảo nhiều yếu tố cả về hồ sơ, nội dung
và quá trình phối hợp với Tòa án. Trước hết, hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ ngay từ
đầu theo quy định tại Điều 189 và 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đơn phải ghi rõ thông tin
các bên, yêu cầu ly hôn, con chung, tài sản (nếu có), kèm theo đầy đủ tài liệu như: bản chính
Giấy chứng nhận kết hôn, bản sao giấy khai sinh con, sổ hộ khẩu, giấy tờ về tài sản tranh chấp.
Tránh nộp thiếu, sai mẫu hoặc không đúng thẩm quyền, vì sẽ bị yêu cầu sửa đổi hoặc trả lại theo
Điều 193 BLTTDS 2015, làm chậm quá trình thụ lý.
Thứ hai, nếu hai bên có thể thỏa thuận được về việc ly hôn, nuôi con và tài sản, thì nên thực hiện
thủ tục ly hôn thuận tình theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Loại vụ việc này được
giải quyết theo thủ tục việc dân sự với thời hạn ngắn hơn (1–2 tháng), không phải qua phiên tòa
xét xử, trừ khi phát sinh tranh chấp.
Thứ ba, trong trường hợp ly hôn đơn phương, người khởi kiện cần cung cấp đầy đủ thông tin về
nơi cư trú hoặc làm việc hiện tại của bị đơn để Tòa án thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập đúng
luật. Nếu bị đơn không hợp tác, vắng mặt, thì sau hai lần triệu tập hợp lệ theo Điều 227 BLTTDS
2015, người khởi kiện có thể yêu cầu xét xử vắng mặt để không làm kéo dài vụ việc.
Ngoài ra, trong suốt quá trình giải quyết, người khởi kiện cần hợp tác đầy đủ, tham gia đúng hẹn
các buổi làm việc, hòa giải và phiên tòa. Nếu không thể có mặt, nên ủy quyền hợp pháp cho luật
sư tham gia tố tụng. Việc có luật sư ngay từ đầu giúp soạn thảo hồ sơ chuẩn xác, xác định đúng
hướng đi và hạn chế các sai sót tố tụng - từ việc chuẩn bị hồ sơ, xác định thẩm quyền, cung cấp
chứng cứ cho đến phối hợp với Tòa án - rõ ràng, việc có sự đồng hành của một luật sư có kinh
nghiệm sẽ giúp người ly hôn tiết kiệm được đáng kể thời gian, chi phí và tránh những rủi ro pháp
lý không đáng có!
Căn cứ pháp lý:
Điều 189, 190, 193, 203, 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (về trình tự, thủ tục và thời
hạn giải quyết vụ án dân sự);
Điều 55, 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (về điều kiện ly hôn);
Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (nguyên tắc tự định đoạt và nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ).
3.5. Án phí ly hôn ai là người phải đóng?
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, còn thuận tình
ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. Theo quy định tại Khoản 4 Điều
147, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ
thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ
thẩm."
Việc đóng án phí ly hôn là rất quan trọng đến việc xử lý vụ việc ly hôn dù thuận tình hay đơn
phương. Bởi lẽ, pháp luật quy định thời điểm thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn tính từ khi nhận đủ
hồ sơ ly hôn hợp lệ và đã đóng án phí ly hôn. Quy định này được hiểu rằng việc nộp đủ hồ sơ ly
hôn chỉ là điều kiện cần, còn đóng án phí ly hôn là điều kiện đủ. (Xem Án phí ly hôn mới áp
dụng là bao nhiêu tiền ?)
Về nguyên tắc, khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn, tòa án có nghĩa vụ hướng dẫn các bên (vợ hoặc
chồng) đóng khoản án phí này là : 300.000 đồng (Bằng chữ: ba trăm ngàn đồng chẵn) nếu
không có tranh chấp, còn nếu có tranh chấp về tài sản thì cần đóng khoản tạm ứng án phí ly hôn
khoản tiền tạm ứng này thường cao hơn một chút so với định mức và sẽ được hoàn trả phần
sau khi vụ việc kết thúc.
Về thực tiễn, cần lưu ý không phải cơ quan tố tụng nào cũng thực hiện giải thích vấn đề này một
cách chi tiết đủ nghĩa để vợ chồng hiểu. Họ chỉ nói chung chung "Anh/Chị cầm thông báo này
sang cơ quan thi hành án đóng án phí". Thậm chí tệ hơn, hò còn lờ đi thông tin đóng án phí, để
sau này không phải chịu trách nhiệm giải quyết do lỗi không đóng án phí của đương sự. Vì vậy,
cần phải hiểu rằng khi giải quyết ly hôn, đương sự có nga vụ đóng án phí thì cơ quan tố tụng
mới có nghĩa vụ giải quyết vụ việc đến cùng. Mức án phí nếu không có tranh chấp về tài sản là
không cao nên cần chủ động yêu cầu ra thông báo đóng án phí dân sự để gắn trách nhiệm giải
quyết vụ việc đến cùng của cơ qua tiến hành tố tụng.
4. Quy trình nộp hồ sơ ly hôn chuẩn?
Để xác định được quy trình nộp hồ ly hôn, bạn cần xác định rõ sẽ ly hôn dưới hình thức nào.
Theo quy định của pháp luật có hai hình thức ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn,
hai hình thức này hoàn toàn khác nhau cụ thể:
Thnht, Ly hôn đơn phương về bản chất thì đơn phương ly hôn là ly hôn theo yêu cầu của một
bên được quy định tại Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hay nói cách khác là việc
chỉ một bên vợ, hoặc chồng muốn nộp đơn ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn mà người còn lại
không đồng ý về việc ly hôn này.
Thứ hai, Ly hôn đồng thuận còn thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn
dựa trên sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công
nhận thuận tình ly hôn, còn nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo
đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Cụ thể được quy định
tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
4.1. Hồ sơ ly hôn bao gồm gì?
Quy định về mẫu đơn xin ly hôn:
- Đơn ly hôn đơn phương (trong trường hợp ly hôn đơn phương) có chữ ký của vợ hoặc chồng -
người trực tiếp nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết ly hôn: Sử dụng Mẫu số 01-VDS ban hành
kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP)
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (trong trường hợp ly hôn thuận tình) có chữ ký của cả
hai bên vợ và chồng (Sử dụng Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-
HĐTP);
+ Các giấy tờ tài, liệu khác cần nộp kèm theo đơn ly hôn để tạo hành một bộ hồ sơ ly hôn hoàn
chỉnh, hợp pháp gồm:
Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
Bản sao chứng thực giấy căn cước hoặc hộ chiếu của 2 vợ chồng;
Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung, không có con thì
không cần nộp giấy tờ này);
Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của gia đình (nếu có);
Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung của 2 vợ chồng: như
giy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng kí xe,…(nếu có tranh chấp về tài sản).
Bổ sung thêm giấy tờ tuỳ trường hợp:
Giấy tờ chứng minh đã từng ly hôn (nếu đây là cuộc hôn nhân thứ hai trở lên)
Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, nghĩa vụ nuôi con, cấp dưỡng (nếu đã ký riêng)
Giy y quyền (nếu nhờ luật sư nộp hồ sơ hoặc tham gia tố tụng)...
Lưu ý: Nếu một bên vợ/chồng ở nước ngoài hoặc mất tích, cần bổ sung các giấy tờ liên quan như
xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định tuyên bố mất tích.
4.2. Các bước nộp đơn tại Toà án
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn, bạn sẽ tiến hành nộp đơn lên Toà án. Trình tự bao gồm các
bước cơ bản như sau:
ớc 1: Xác định Tòa án có thẩm quyền để nộp hồ
ớc đầu tiên bạn cần thực hiện là xác định đúng Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn.
Theo Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: "Tòa án nơi một trong các
bên yêu cầu giải quyết việc dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn." Như vậy :
Nếu ly hôn thuận tình: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú
hoặc làm việc.
Nếu ly hôn đơn phương: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú hoặc
làm việc.
Ví dụ: Nếu bạn nộp đơn ly hôn đơn phương và người chồng/vợ đang cư trú tại Quận Bình Thạnh
(TP.HCM), bạn cần nộp hồ sơ tại TAND Quận Bình Thạnh.
Bên cạnh đó, với những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài hay tranh chấp nghiêm trọng, phức
tạp có thể được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý (Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự
2015).
Ví dụ: ChA là công dân Việt Nam sống tại Hà Nội, chồng chị là người Canada, đang sống tại
Toronto. Trường hợp này, chị A muốn ly hôn sẽ phải nộp đơn tại TAND TP. Hà Nội – Tòa án cấp
tỉnh.
ớc 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án và nhận Giấy biên nhận
Sau khi xác định đúng Tòa án, bạn trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận đơn hoặc gửi qua
đường bưu điện. Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tòa sẽ cấp cho bạn Giấy biên nhận hồ sơ.
Nếu hồ sơ thiếu hoặc sai sót, Tòa sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.
Mặt khác, một số Toà án đã triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến, bạn có thể tìm hiểu xem
T án nơi bạn muốn nộp có hỗ trợ hình thức này không. Nếu có, bạn có thể áp dụng hình thức
nộp trực tuyến này.
ớc 3: Nộp tạm ứng án phí
Sau khi hồ sơ được chấp nhận, Tòa án sẽ ra Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Bạn cần:
Nộp án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự nơi Tòa án thụ lý vụ việc (mang theo thông
báo về nộp tiền).
Giữ lại biên lai nộp tiền và nộp lại cho Tòa án (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả) để
hoàn tất bước này.
Mức tạm ứng án phí hiện tại thường là 300.000 V đối với ly hôn thuận tình (theo Nghị quyết
số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí
Tòa án).
ớc 4: Tòa án thụ lý và tiến hành hòa giải
Khi bạn hoàn tất việc nộp án phí, Tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý vụ án. Tiếp theo:
Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập hai bên tham gia phiên hoà giải để suy nghĩ lại và hàn gắn.
Nếu hai bên hòa giải thành, Tòa ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Nếu hòa giải không thành, Tòa chuyển vụ án sang giai đoạn xét xử.
ớc 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử (nếu đơn phương hoặc hòa giải không thành)
Nếu sau hòa giải mà vụ án không được rút đơn, không hòa giải thành, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm. Hai bên có thể mời Luật sư tham gia cùng trong phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích
của mình.
ớc 6: Nhận bản án hoặc quyết định ly hôn
Nếu là thuận tình ly hôn: Bạn sẽ nhận được Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (có
hiệu lực ngay).
Nếu là đơn phương: Tòa ra Bản án ly hôn. Hai bên có quyền kháng cáo trong 15 ngày
nếu không đồng ý với phán quyết.

Preview text:

Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn Toà án giải quyết vụ việc sau khi nộp
đơn ly hôn (thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm) là 02 tháng kể từ ngày thụ lý, có thể gia hạn thêm
01 tháng nếu vụ án phức tạp cho với hôn đơn phương . Đối với ly hôn thuận tình là 01 tháng kể
từ ngày thụ lý và có thể gia hạn thêm 01 tháng nếu có lý do chính đáng (theo Điều 366). Lưu ý,
thời gian Tòa án triệu tập giải quyết ly hôn được tính từ khi người khởi kiện đã nộp đầy đủ hồ sơ
hợp lệ và hoàn tất việc đóng án phí dân sự.
Với trường hợp ly hôn thuận tình, khi cả hai vợ chồng cùng đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân
và đã thống nhất về việc nuôi con, chia tài sản, Tòa án thường triệu tập trong vòng 01 tháng sau
khi đóng án phí. Do vậy, thời gian tổng thể để giải quyết ly hôn thuận tình thường diễn ra nhanh
chóng, khoảng 1-2 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ đến khi nhận Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Với ly hôn đơn phương, khi chỉ một bên yêu cầu chấm dứt hôn nhân mà không có sự đồng thuận
của bên kia, Tòa án sẽ triệu tập trong vòng 02 tháng sau khi đóng án phí theo quy định tại Điều
203 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể kéo dài từ 4-6 tháng hoặc hơn nếu phát
sinh tranh chấp phức tạp về tài sản, con chung hoặc bị đơn không hợp tác.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian triệu tập. Theo kinh nghiệm
của chúng tôi tại Công ty Luật Minh Khuê, hồ sơ ly hôn có thể bị kéo dài do các nguyên nhân
như: hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo Điều 193 BLTTDS 2015; có tranh chấp về con
chung hoặc tài sản chung; việc tổ chức hòa giải gặp khó khăn; bị đơn không hợp tác hoặc vắng
mặt; cần trưng cầu giám định, định giá tài sản; hoặc do quá tải tại Tòa án.
1. Thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu?
Thời gian giải quyết ly hôn tuỳ thuộc vào hình thức ly hôn ly hôn thuận tình hoặc đơn
phương. Dưới đây là bảng so sánh các mốc thời gian cụ thể quá trình giải quyết ly hôn: Giai đoạn Ly hôn thuận tình Ly hôn đơn phương
Căn cứ pháp lý / Ghi chú
Người nộp đơn chuẩn bị hồ
1. Chuẩn bị và nộp đơn Người nộp đơn chuẩn bị hồ sơ sơ và nộp tại TAND có thẩm ly hôn:
và nộp tại TAND có thẩm quyền quyền
2. Tòa án tiếp nhận và 3 ngày làm việc để xem xét và 3 ngày làm việc để xem xét Điều 191, 195 BLTTDS 2015 xem xét hồ sơ
thông báo nộp tạm ứng lệ phí
và thông báo tạm ứng án phí
3. Nộp biên lai tạm ứng Trong 7 ngày kể từ ngày nhận Trong 7 ngày kể từ ngày
Nếu không nộp đúng hạn, hồ sơ án phí/lệ phí thông báo nhận thông báo có thể bị trả lại
Ly hôn thuận tình là vụ việc
Sau khi nộp biên lai, Tòa án ra Sau khi nộp biên lai, Tòa án
4. Thụ lý vụ việc/vụ án
dân sự; đơn phương là vụ án
thông báo thụ lý vụ việc
ra thông báo thụ lý vụ án dân sự Giai đoạn Ly hôn thuận tình Ly hôn đơn phương
Căn cứ pháp lý / Ghi chú
Trong 2 tháng kể từ ngày
5. Chuẩn bị xét đơ /vụ Trong 1 tháng kể từ ngày thụ lý Điều 366 và 203 BLTTDS
thụ lý (có thể gia hạn thêm 1 án
(có thể gia hạn thêm 1 tháng) 2015 tháng)
Trừ trường hợp không tiến
Bắt buộc, trong thời gian chuẩn Bắt buộc, trong thời gian
6. Hòa giải tại Tòa án
hành hòa giải được (Điều 207 bị xét đơn chuẩn bị xét xử BLTTDS)
Trong 7 ngày làm việc sau khi
7. Ra quyết định công hòa giải thành / đạt được thỏa Không áp dụng Điều 212 BLTTDS 2015
nhận thuận tình ly hôn thuận ly hôn
8. Mở phiên tòa sơ
Không áp dụng nếu các bên
Trong thời gian chuẩn bị xét Nếu hòa giải không thành thẩm thuận tình
xử (2-3 tháng từ ngày thụ lý)
Không được kháng cáo (quyết 9. Kháng cáo/kháng
Có quyền kháng cáo bản án Điều 213 và 273 BLTTDS
định công nhận thuận tình có nghị sơ thẩm trong 15 ngày 2015 hiệu lực ngay)
Trong 3 tháng kể từ ngày
10. Phúc thẩm (nếu có) Không áp dụng Điều 286 BLTTDS 2015 thụ lý đơn kháng cáo
Ngay sau khi ra quyết định công
11. Hiệu lực thi hành
Sau khi hết hạn kháng cáo Căn cứ Luật Thi hành án dân
nhận thuận tình ly hôn (có hiệu
bản án/ quyết định
hoặc có bản án phúc thẩm sự lực ngay)
Tóm lại, Với ly hôn thuận tình, Toà án thường sẽ gọi ra giải quyết sau 01 tháng. Với ly hôn đơn
phương sẽ là 02 tháng kể từ ngày đóng án phí ly hôn theo quy định. Tổng thời gian giải quyết ly
hôn thuận tình thường diễn nhanh hơn (khoảng 1–2 tháng). Còn ly hôn đơn phương có thể
kéo dài từ 4–6 tháng hoặc hơn nếu phức tạp (có tranh chấp tài sản, con cái, bị đơn vắng mặt…).
Áp dụng khi bạn nộp đơn ly hôn đầy đủ, hợp lệ và đã đóng án phí dân sự. Bên cạnh đó, Toà án
đình chỉ nếu trong quá trình giải quyết, các bên rút đơn hoặc hòa giải thành.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian Tòa gọi và giải quyết ly hôn
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian Toà gọi giải quyết ly hôn xuất phát từ nhiều yếu tố, cả về
quy trình pháp lý lẫn sự phối hợp của các bên liên quan. Dẫn đến việc xử lý hồ sơ ly hôn bị kéo
dài thời gian, mặc dù pháp luật tố tụng dân sự đã quy định thời hạn cụ thể cho việc thụ lý, chuẩn
bị xét xử và ra quyết định, song trên thực tế, nhiều vụ việc ly hôn – đặc biệt là ly hôn đơn phương.
Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn đơn
phương là 02 tháng kể từ ngày thụ lý, có thể gia hạn thêm 01 tháng nếu vụ án phức tạp. Đối
với ly hôn thuận tình, được giải quyết theo thủ tục việc dân sự, thời hạn theo Điều 366 Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015 là 01 tháng kể từ ngày thụ lý, và có thể được gia hạn thêm 01 tháng nếu
có lý do chính đáng. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ bị kéo dài từ 4–8 tháng, thậm chí trên 1 năm, có
thể do các nguyên nhân sau:
Hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ: Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc
Tòa án không thể thụ lý hồ sơ đúng hạn. Theo Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu
đơn khởi kiện chưa đúng mẫu, sai thẩm quyền, thiếu chữ ký hoặc thiếu tài liệu kèm theo,
Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Thẩm phán ấn định, tùy vào tính chất cụ thể của từng vụ
việc nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng
không quá 15 ngày. Trong thực tế, nhiều người nộp đơn ly hôn không cung cấp đầy đủ
các tài liệu như: bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh con, sổ hộ khẩu, hoặc
giấy tờ liên quan đến tài sản chung nếu có tranh chấp. Tình trạng này khiến hồ sơ bị trả
lại nhiều lần hoặc bị "treo" cho đến khi người nộp hoàn thiện đầy đủ. Nếu mất giấy đăng
ký kết hôn, người khởi kiện phải đến nơi đăng ký kết hôn trước đó để xin trích lục bản
sao hợp lệ, mất thêm thời gian hành chính và di chuyển.
Có tranh chấp về con chung hoặc tài sản chung Khi các bên không thống nhất được
quyền nuôi con, mức cấp dưỡng hoặc phân chia tài sản, Tòa án phải chuyển vụ việc từ
dạng “không có tranh chấp” sang “tranh chấp dân sự”. Điều này đồng nghĩa với việc Tòa
phải thu thập chứng cứ, định giá tài sản, lấy lời khai các bên, thậm chí trưng cầu giám
định để xác định nguồn gốc tài sản hoặc khả năng nuôi con. Theo Điều 208 và Điều 210
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải xác minh và đánh giá chứng cứ một cách khách
quan, đầy đủ trước khi đưa ra xét xử. Đây là thủ tục phức tạp và dễ bị kéo dài nếu các bên
không hợp tác hoặc tài sản có liên quan đến người thứ ba. Ví dụ thực tế: Một vụ ly hôn
tại TP. Thủ Đức có tranh chấp quyền nuôi hai con nhỏ và phân chia quyền sử dụng đất.
Tài sản là thửa đất đứng tên cả hai vợ chồng nhưng có nguồn gốc do cha mẹ chồng cho,
và đang được thế chấp tại ngân hàng. Quá trình xác minh nguồn gốc tặng cho, định giá
tài sản và xem xét điều kiện kinh tế của từng bên để giao quyền nuôi con đã khiến vụ việc kéo dài hơn 7 tháng.
Không tổ chức được hòa giải theo quy định: Theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015, hòa giải là bước bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trừ những trường hợp
pháp luật miễn hòa giải (ví dụ: một bên cố tình bạo lực, bị mất năng lực hành vi dân
sự…). Tuy nhiên, trong các trường hợp không đủ điều kiện hòa giải, Tòa vẫn phải xác
minh nguyên nhân, lập biên bản ghi nhận rõ lý do, gửi thông báo cho các bên – điều này
cũng tiêu tốn không ít thời gian. Việc bị đơn không đến tham gia hòa giải mà không có lý
do chính đáng sẽ khiến Tòa phải triệu tập lại nhiều lần để đảm bảo thủ tục đúng luật.
Có phản tố hoặc yêu cầu độc lập từ bị đơn: Theo Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015, bị đơn có quyền nộp đơn phản tố đối với nguyên đơn, và người có quyền, nghĩa vụ
liên quan có thể đưa ra yêu cầu độc lập. Khi phát sinh phản tố hoặc yêu cầu độc lập, Tòa
án phải xác minh tính hợp lệ, làm rõ mối liên hệ với vụ án ban đầu, từ đó mở rộng phạm
vi xét xử
, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian giải quyết. Thực tế, nhiều vụ ly hôn tưởng
chừng đơn giản lại kéo dài chỉ vì một bên đòi lại khoản vay riêng, yêu cầu chia lại tài sản
hoặc đòi xác nhận nợ giữa hai bên vợ chồng.
Trưng cầu giám định, định giá tài sản: Trong những trường hợp có tranh chấp tài sản
nhưng các bên không cung cấp được tài liệu rõ ràng hoặc có sự chênh lệch về giá trị, Tòa
án buộc phải trưng cầu giám định hoặc định giá tài sản theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015. Việc này phải qua các cơ quan chuyên môn như Trung tâm định giá, Sở Tài
chính hoặc đơn vị tư pháp được cấp phép. Các cơ quan này thường làm việc theo lịch,
quá tải hoặc cần thời gian xác minh, khiến Tòa án không thể tiếp tục giải quyết vụ án cho đến khi có kết quả.
Quá tải tại Tòa án, thiếu thẩm phán: Mặc dù không được quy định cụ thể trong luật,
nhưng đây là thực trạng phổ biến tại nhiều địa phương. Tòa án cấp huyện hiện nay
thường chỉ có vài thẩm phán nhưng mỗi tháng phải xử lý hàng chục, thậm chí hàng trăm
vụ án dân sự. Nhiều hồ sơ bị xếp lịch thụ lý chậm, hoặc chờ phân công thẩm phán mới
được tiếp tục giải quyết. Đây là lý do khách quan khiến thời gian xử lý ly hôn bị kéo dài
ngay cả khi đương sự hợp tác đầy đủ.
Tóm lại, hồ sơ ly hôn bị kéo dài không chỉ do lỗi từ phía người nộp đơn, mà còn do các yếu tố tố
tụng phát sinh trong quá trình giải quyết và điều kiện thực tế tại Tòa án. Để hạn chế tình trạng
này, người khởi kiện nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác; phối hợp thiện chí với Tòa án; và
trong trường hợp có thể thỏa thuận được các vấn đề con chung, tài sản thì nên lựa chọn hình thức
ly hôn thuận tình để tiết kiệm thời gian và chi phí pháp lý.
3. Nếu Tòa không gọi thì phải làm gì?
Nếu Tòa không gọi, bạn nên liên hệ với bộ phận thụ lý đơn của toà án để làm rõ nguyên nhân toà
án không triệu tập là do đâu. Đồng thời, có thể rà soát theo hướng dẫn ở các mục trên để xem
mình có làm thiếu bước nào không. Đặc biệt lưu ý, toà án chỉ tính thời gian giải quyết từ khi đã
đóng án phí dân sự sơ thẩm và nộp lại biên lai cho toà án.
3.1 Có thể ủy quyền cho người khác đi thay không?
Có, việc nộp hồ sơ ly hôn có thể thực hiện thông qua việc uỷ quyền cho người thân, luật sư để
tiến hành nộp thay hồ sơ ly hôn (phải có giấy uỷ quyền hợp pháp). Tuy nhiên, khi toà án triệu tập
các bên phải có mặt tại toà án để giải quyết (không được uỷ quyền).
3.2. Nếu vắng mặt khi Tòa gọi thì hậu quả ra sao?
Nếu vắng mặt 02 lần liên tiếp mà không có lý do hợp pháp thì hậu quả có thể là toà án sẽ xét xử
vắng mặt. Trên thực tế, vì có thể xảy ra nhiều biến cố khó lường hết được nên một vụ việc ly hôn
đơn phương có thể kéo dài ngoài dự kiến. Thông thường việc kéo dài hay rút ngắn được thời
gian phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Bị đơn (Người không đồng ý ly hôn). Một vài lý do
thường dẫn đến sự kéo dài như:
Bị đơn (người không muốn ly hôn) không hợp tác, không ra tòa. Bị đơn đôi khi là những "Chí
phèo thời hiện đại"
, đôi khi họ hiểu luật ra tòa chỉ là để tìm cách "phá", tìm cách "gài" để cơ
quan tiến hành làm sai quy trình và họ kháng cáo. Có những người thì cố tình chây ì, buông lời
thách thức các cơ quan tiến hành tố thung kể cả họ sẵn sàng đe dọa cả nguyên đơn (người tiến
hành ly hôn) hặc yêu cầu, ép buộc nguyên đơn rút đơn...
Mặc dù, pháp luật quy định nếu tòa án triệu tập bị đơn 02 lần liên tiếp (*) mà vẫn vắng mặt
không có lý do hợp pháp thì có quyền xử vắng mặt, tuy nhiên nếu người thẩm phán đó vì một lý
do nào đó mà xét xử sai quy trình, án bị hủy thì không được tái bổ nhiệm chức danh thẩm phán.
Do vậy, thẩm phán ở Việt Nam thường không mặn mà, cương quyết xét xử vắng mặt, điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn.
(*) Quy định triệu tập 02 lần liên tiếp mà vắng mặt là một trong những quy định rất khó thực
hiện một cách đúng tuyệt đối, bởi lẽ với những người hiểu luật họ có muôn vàn cách lách quy
định này trên thực tế.
Ví dụ: Triệu tập lần 01 họ ra tòa (không đồng ý ly hôn), triệu tập lần 02 họ không ra với lý do (Bị
ốm - có xác nhận bệnh viện), triệu tập lần 3 họ ra tòa (vẫn không đồng ý ly hôn), triệu tập lần
04 (họ không ra với lý do đi công tác nước ngoài), triệu tập lần 05 họ ra tòa (cương quyết không
đồng ý ly hôn)
, triệu tập lần 06 họ ra tòa vẫn khôn đồng ý ly hôn .... Như vậy, thì không thể nói
đã triệu tập hợp pháp 02 lần liên tiếp mà vẫn vắng mặt không có lý do hợp pháp được và phải
biết triệu tập đến bao giờ đây ?
Thực tiễn, để xử lý một cách hợp pháp những trường hợp không hợp tác (cố tình không hợp
tác), người thẩm phán cần phải làm việc với chính quyền địa phương (Công an khu vực, công an
xã, tổ trưởng tổ dân ... )
đến trực tiếp nhà của đương sự lập biên bản và yêu cầu ký giấy triệu tập
(đôi khi họ vẫn đóng cửa trên phòng không tiếp) để có căn cứ xác lập việc đã triệu tập nhiều lần
nhưng không hợp tác, có cơ sở pháp lý và thực tiễn để giải quyết đến cùng vụ việc. Và nếu vẫn
giải quyết vụ việc theo phương thức đó thì thực sự mất thời gian, công sức của những người
tham gia tố tụng. Và đương nhiên, kèm theo đó là những chi phí có thể phát sinh.
 Bị đơn có nơi ở và làm việc không ổn định; Tài sản tranh chấp khó phân định (Chưa
được cấp sổ đỏ, thế chấp vay nợ nhiều nơi) ... và rất nhiều lý do khác có thể kéo dài vụ
việc giải quyết ly hôn.
 Bị đơn cư trú ở nước ngoài; Bị đơn không có mặt tại địa phương hoặc không xác định
được nơi cư trú cuối cùng.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với một số vụ việc ly hôn đơn phương trên thực tế có rất nhiều
nguy cơ bị kéo giải thời hạn giải quyết dẫn đến sự mệt mỏi của cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư
và nguyên đơn. Với quy định pháp luật như hiện nay, không ai có thể giám chắc chắn một vụ ly
hôn đơn phương có thể giải quyết trong bao lâu mặc dù pháp luật có quy định là thời hạn giải
quyết tối đa có thể là 06 tháng.
3.3 Bị đơn không nhận giấy triệu tập thì có làm chậm vụ việc không? Căn cứ pháp lý:
 Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Tòa án phải tống đạt hợp lệ văn bản tố tụng cho
bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
 Điều 170, 173 BLTTDS 2015: Văn bản tố tụng (trong đó có giấy triệu tập) phải được gửi,
giao trực tiếp, hoặc niêm yết nếu không giao được.
 Điều 227 BLTTDS 2015: Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị đơn sau ít nhất 2 lần triệu
tập hợp lệ mà họ vẫn vắng mặt không lý do chính đáng.
Có thể thấy mức độ ảnh hưởng của việc làm chậm vụ việc như thế nào tùy thuộc vào nhiều yếu
tố như: có xác định được nơi cư trú không, đã triệu tập bao nhiêu lần, Tòa áp dụng thủ tục gì để
tống đạt, v.v. Đặc biệt với ly hôn đơn phương, sự không hợp tác của bị đơn thường khiến thời
gian giải quyết bị kéo dài đáng kể. Ví dụ qua hai trường hợp phổ biến sau:
a) Trường hợp bị đơn không hợp tác, không nhận giấy triệu tập
Khi Tòa án không thể giao trực tiếp giấy triệu tập (do bị đơn trốn tránh, không có mặt tại nơi cư
trú), Tòa buộc phải thực hiện nhiều lần tống đạt theo quy trình:
 Gửi qua bưu điện có xác nhận;
 Niêm yết công khai tại nơi cư trú cuối cùng;
 Xác minh thông tin cư trú qua Công an xã/phường;
 Triệu tập hợp lệ ít nhất 2 lần mới có thể tiến hành xét xử vắng mặt theo Điều 227.
=> Những bước này khiến thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài 1–2 tháng hoặc hơn so với bình thường.
b) Không rõ nơi cư trú hoặc bị đơn cố tình thay đổi chỗ ở
 Nếu bị đơn không rõ nơi cư trú, làm ăn xa, không khai báo địa chỉ mới, Tòa án cần yêu
cầu người khởi kiện cung cấp thông tin hoặc phải gửi văn bản xác minh đến địa phương,
công an nơi cư trú trước đây để làm rõ.
 Trường hợp không xác định được nơi cư trú sau khi đã xác minh, Tòa có thể tiến hành
thủ tục niêm yết theo quy định tại Điều 179 và Điều 174 BLTTDS 2015, nhưng toàn bộ
quá trình xác minh này mất khá nhiều thời gian.
=> Do đó, để hạn chế việc chậm trễ này, người khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về nơi cư
trú hoặc làm việc của bị đơn, phối hợp với Tòa án trong việc xác minh, và trong trường hợp cần
thiết có thể chủ động đề nghị Tòa án thực hiện niêm yết hoặc tiến hành xét xử vắng mặt sau khi
đã triệu tập hợp lệ theo quy định của pháp luật.
3.4. Làm sao rút ngắn thời gian giải quyết?
Để rút ngắn thời gian giải quyết đơn ly hôn, bạn cần đảm bảo nhiều yếu tố cả về hồ sơ, nội dung
và quá trình phối hợp với Tòa án. Trước hết, hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ ngay từ
đầu theo quy định tại Điều 189 và 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đơn phải ghi rõ thông tin
các bên, yêu cầu ly hôn, con chung, tài sản (nếu có), kèm theo đầy đủ tài liệu như: bản chính
Giấy chứng nhận kết hôn, bản sao giấy khai sinh con, sổ hộ khẩu, giấy tờ về tài sản tranh chấp.
Tránh nộp thiếu, sai mẫu hoặc không đúng thẩm quyền, vì sẽ bị yêu cầu sửa đổi hoặc trả lại theo
Điều 193 BLTTDS 2015, làm chậm quá trình thụ lý.
Thứ hai, nếu hai bên có thể thỏa thuận được về việc ly hôn, nuôi con và tài sản, thì nên thực hiện
thủ tục ly hôn thuận tình theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Loại vụ việc này được
giải quyết theo thủ tục việc dân sự với thời hạn ngắn hơn (1–2 tháng), không phải qua phiên tòa
xét xử, trừ khi phát sinh tranh chấp.
Thứ ba, trong trường hợp ly hôn đơn phương, người khởi kiện cần cung cấp đầy đủ thông tin về
nơi cư trú hoặc làm việc hiện tại của bị đơn để Tòa án thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập đúng
luật. Nếu bị đơn không hợp tác, vắng mặt, thì sau hai lần triệu tập hợp lệ theo Điều 227 BLTTDS
2015, người khởi kiện có thể yêu cầu xét xử vắng mặt để không làm kéo dài vụ việc.
Ngoài ra, trong suốt quá trình giải quyết, người khởi kiện cần hợp tác đầy đủ, tham gia đúng hẹn
các buổi làm việc, hòa giải và phiên tòa. Nếu không thể có mặt, nên ủy quyền hợp pháp cho luật
sư tham gia tố tụng. Việc có luật sư ngay từ đầu giúp soạn thảo hồ sơ chuẩn xác, xác định đúng
hướng đi và hạn chế các sai sót tố tụng - từ việc chuẩn bị hồ sơ, xác định thẩm quyền, cung cấp
chứng cứ cho đến phối hợp với Tòa án - rõ ràng, việc có sự đồng hành của một luật sư có kinh
nghiệm sẽ giúp người ly hôn tiết kiệm được đáng kể thời gian, chi phí và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có! Căn cứ pháp lý:
 Điều 189, 190, 193, 203, 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (về trình tự, thủ tục và thời
hạn giải quyết vụ án dân sự);
 Điều 55, 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (về điều kiện ly hôn);
 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (nguyên tắc tự định đoạt và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ).
3.5. Án phí ly hôn ai là người phải đóng?
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, còn thuận tình
ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. Theo quy định tại Khoản 4 Điều
147, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ
thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm."

Việc đóng án phí ly hôn là rất quan trọng đến việc xử lý vụ việc ly hôn dù thuận tình hay đơn
phương. Bởi lẽ, pháp luật quy định thời điểm thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn tính từ khi nhận đủ
hồ sơ ly hôn hợp lệ và đã đóng án phí ly hôn. Quy định này được hiểu rằng việc nộp đủ hồ sơ ly
hôn chỉ là điều kiện cần, còn đóng án phí ly hôn là điều kiện đủ. (Xem Án phí ly hôn mới áp
dụng là bao nhiêu tiền ?)
Về nguyên tắc, khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn, tòa án có nghĩa vụ hướng dẫn các bên (vợ hoặc
chồng) đóng khoản án phí này là : 300.000 đồng (Bằng chữ: ba trăm ngàn đồng chẵn) nếu
không có tranh chấp, còn nếu có tranh chấp về tài sản thì cần đóng khoản tạm ứng án phí ly hôn
khoản tiền tạm ứng này thường cao hơn một chút so với định mức và sẽ được hoàn trả phần
dư sau khi vụ việc kết thúc.
Về thực tiễn, cần lưu ý không phải cơ quan tố tụng nào cũng thực hiện giải thích vấn đề này một
cách chi tiết đủ nghĩa để vợ chồng hiểu. Họ chỉ nói chung chung "Anh/Chị cầm thông báo này
sang cơ quan thi hành án đóng án phí
". Thậm chí tệ hơn, hò còn lờ đi thông tin đóng án phí, để
sau này không phải chịu trách nhiệm giải quyết do lỗi không đóng án phí của đương sự. Vì vậy,
cần phải hiểu rằng khi giải quyết ly hôn, đương sự có nghĩa vụ đóng án phí thì cơ quan tố tụng
mới có nghĩa vụ giải quyết vụ việc đến cùng. Mức án phí nếu không có tranh chấp về tài sản là
không cao nên cần chủ động yêu cầu ra thông báo đóng án phí dân sự để gắn trách nhiệm giải
quyết vụ việc đến cùng của cơ qua tiến hành tố tụng.
4. Quy trình nộp hồ sơ ly hôn chuẩn?
Để xác định được quy trình nộp hồ sơ ly hôn, bạn cần xác định rõ sẽ ly hôn dưới hình thức nào.
Theo quy định của pháp luật có hai hình thức ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn,
hai hình thức này hoàn toàn khác nhau cụ thể:
Thứ nhất, Ly hôn đơn phương về bản chất thì đơn phương ly hôn là ly hôn theo yêu cầu của một
bên được quy định tại Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hay nói cách khác là việc
chỉ một bên vợ, hoặc chồng muốn nộp đơn ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn mà người còn lại
không đồng ý về việc ly hôn này.
Thứ hai, Ly hôn đồng thuận còn thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn
dựa trên sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công
nhận thuận tình ly hôn, còn nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo
đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Cụ thể được quy định
tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
4.1. Hồ sơ ly hôn bao gồm gì?
Quy định về mẫu đơn xin ly hôn:
- Đơn ly hôn đơn phương (trong trường hợp ly hôn đơn phương) có chữ ký của vợ hoặc chồng -
người trực tiếp nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết ly hôn: Sử dụng Mẫu số 01-VDS ban hành
kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP)
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (trong trường hợp ly hôn thuận tình) có chữ ký của cả
hai bên vợ và chồng (Sử dụng Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP);
+ Các giấy tờ tài, liệu khác cần nộp kèm theo đơn ly hôn để tạo hành một bộ hồ sơ ly hôn hoàn chỉnh, hợp pháp gồm:
 Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
 Bản sao chứng thực giấy căn cước hoặc hộ chiếu của 2 vợ chồng;
 Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung, không có con thì
không cần nộp giấy tờ này);
 Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của gia đình (nếu có);
 Bản sao chứng thực giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung của 2 vợ chồng: như
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng kí xe,…(nếu có tranh chấp về tài sản).
Bổ sung thêm giấy tờ tuỳ trường hợp:
 Giấy tờ chứng minh đã từng ly hôn (nếu đây là cuộc hôn nhân thứ hai trở lên)
 Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, nghĩa vụ nuôi con, cấp dưỡng (nếu đã ký riêng)
 Giấy ủy quyền (nếu nhờ luật sư nộp hồ sơ hoặc tham gia tố tụng)...
Lưu ý: Nếu một bên vợ/chồng ở nước ngoài hoặc mất tích, cần bổ sung các giấy tờ liên quan như
xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định tuyên bố mất tích.
4.2. Các bước nộp đơn tại Toà án
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ly hôn, bạn sẽ tiến hành nộp đơn lên Toà án. Trình tự bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xác định Tòa án có thẩm quyền để nộp hồ sơ
Bước đầu tiên bạn cần thực hiện là xác định đúng Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn.
Theo Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: "Tòa án nơi một trong các
bên yêu cầu giải quyết việc dân sự cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận
thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn."
Như vậy :
 Nếu ly hôn thuận tình: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú hoặc làm việc.
 Nếu ly hôn đơn phương: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
Ví dụ: Nếu bạn nộp đơn ly hôn đơn phương và người chồng/vợ đang cư trú tại Quận Bình Thạnh
(TP.HCM), bạn cần nộp hồ sơ tại TAND Quận Bình Thạnh.

Bên cạnh đó, với những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài hay tranh chấp nghiêm trọng, phức
tạp có thể được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý (Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Ví dụ: Chị A là công dân Việt Nam sống tại Hà Nội, chồng chị là người Canada, đang sống tại
Toronto. Trường hợp này, chị A muốn ly hôn sẽ phải nộp đơn tại TAND TP. Hà Nội – Tòa án cấp tỉnh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án và nhận Giấy biên nhận
Sau khi xác định đúng Tòa án, bạn trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận đơn hoặc gửi qua
đường bưu điện. Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
 Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tòa sẽ cấp cho bạn Giấy biên nhận hồ sơ.
 Nếu hồ sơ thiếu hoặc sai sót, Tòa sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.
Mặt khác, một số Toà án đã triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến, bạn có thể tìm hiểu xem
Toà án nơi bạn muốn nộp có hỗ trợ hình thức này không. Nếu có, bạn có thể áp dụng hình thức nộp trực tuyến này.
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí
Sau khi hồ sơ được chấp nhận, Tòa án sẽ ra Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Bạn cần:
 Nộp án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự nơi Tòa án thụ lý vụ việc (mang theo thông báo về nộp tiền).
 Giữ lại biên lai nộp tiền và nộp lại cho Tòa án (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả) để hoàn tất bước này.
Mức tạm ứng án phí hiện tại thường là 300.000 VNĐ đối với ly hôn thuận tình (theo Nghị quyết
số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án).
Bước 4: Tòa án thụ lý và tiến hành hòa giải
Khi bạn hoàn tất việc nộp án phí, Tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý vụ án. Tiếp theo:
 Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập hai bên tham gia phiên hoà giải để suy nghĩ lại và hàn gắn.
 Nếu hai bên hòa giải thành, Tòa ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
 Nếu hòa giải không thành, Tòa chuyển vụ án sang giai đoạn xét xử.
Bước 5: Tòa án mở phiên tòa xét xử (nếu đơn phương hoặc hòa giải không thành)
Nếu sau hòa giải mà vụ án không được rút đơn, không hòa giải thành, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét
xử sơ thẩm. Hai bên có thể mời Luật sư tham gia cùng trong phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Bước 6: Nhận bản án hoặc quyết định ly hôn
 Nếu là thuận tình ly hôn: Bạn sẽ nhận được Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (có hiệu lực ngay).
 Nếu là đơn phương: Tòa ra Bản án ly hôn. Hai bên có quyền kháng cáo trong 15 ngày
nếu không đồng ý với phán quyết.