Ở Âu Lạc, trong thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938) chỉ tồn tại hệ thống pháp luật của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc
Ở Âu Lạc, trong thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938) chỉ tồn tại hệ thống pháp luật của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốcvới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
Họ và tên : Lê Văn Bằng Mã sinh viên : 1118080008
Lớp D18LK02 tiết 4,5,6 môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Câu 1: Ở Âu Lạc, trong thời kì Bắc thuộc (179 TCN - 938) chỉ tồn tại hệ thống pháp luật của
chính quyền đôhộ phong kiến Trung Quốc.
- Khẳng định trên là sai. Vì theo các thư tịch cổ Trung Quốc và Việt sử lược, Đại việt sử kí
toàn thư, có thểthấy trong thời Bắc thuộc có hai nguồn luật:
+ Một là những luật tục của người Việt đã có từ thờiđại Hùng Vương, được chính quyền đô
hộ mặc nhiênthừa nhận. Theo Hậu Hán Thư, Mã Viện tâu về vuaHán rằng “Luật Việt và
Luật Hán khác nhau tới hơnmười việc, (nay) xin làm sáng tỏ cựu chế đối với ngườiViệt”;
“cựu chế” là việc người Hán, từ thời Vũ Đế, vẫnphải dùng tục cũ của người Việt mà cai trị.
Trước đó, theo Tiền Hán Thư, trong thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi lên Hán Vũ Đế
cũng viết rằng, không thểdùng luật của người Hán để cai trị người Việt được vì“Từ đời tam
đại thịnh trị, người Hồ, người Việt khôngchịu theo chính sóc (lịch) của Trung Quốc” ... Trong
các thư tịch cổ, từ Triệu, Hán, đến Tùy, Đường, chínhquyền đô hộ đề phải “lấy tục cũ của họ
(người Việt) màcai trị”. Luật tục của người Việt được tồn tại trong thờiBắc thuộc chỉ có thể
chủ yếu là lệ làng. Luật tục đóđược chính quyền đô hộ phải mặc nhiên thừa nhận nênkhông
chỉ là luật riêng của người Việt mà còn trở thànhmột nguồn luật, một bộ phận trong luật
pháp của chínhquyền đô hộ. Trong thời kì này, luật tục của người Việt có không gian rộng
lớn là các làng xã, có đối tượngđiều chỉnh là đại đa số cư dân người Việt và chủ yếu ở các
lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự, quan hệ ruộngđất trong nội bộ làng xã...
+ Hai là một số luạt pháp của phong kiến Trung Hoa đãđược mang sang áp dụng ở Âu Lạc.
Tuy nhiên, trongthời kì này luật pháp của phong kiến Trung Quốc nếuđã được áp dụng ở Âu
Lạc thì chủ yếu điều chỉnh quanhệ hành chính giữa quận - bộ (thời Triệu) và quận - huyện
(Tây Hán) và cũng chỉ có hiệu lực ở mức độ hạnchế, “ước thúc” các lạc tướng mà thôi. Từ
năm 23 trởđi, thái thú Tô Định ở Giao Chỉ và thái thú Nhâm Diênở Cử Chân đã tăng cường
thi hành luật Hán. Sau khiđàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện và các thứ
sử, thái thú của chính quyền đô hộ sau nàyngày càng đẩy mạnh việc áp dụng luật pháp
Trung Hoa. Nhưng những luật nào của phong kiến Trung Hoa đã được áp dụng ở Âu Lạc
thì không thấy nói tới trongcác thư tịch cổ. Có thể luật Hán ở Âu Lạc có mấy loạisau đây:
• Những luật lệnh của Hoàng Đế Trung Quốc bổnhiệm các chức quan cai trị ở Âu Lạc, quy
địnhviệc cống nạp thuế khóa của Âu Lạc...
• Một số trong các bộ luật của Trung Quốc có thểđược áp dụng ở Âu Lạc: Bộ Hán luật triều
Hán, Bắc Tề luật của nhà Tề, bộ Khai hoàng và bộ luậtĐại nghiệp của nhà Tùy, bộ Đường
luật sớ nghịcủa nhà Đường...
• Những luật lệ của thứ sử, tiết độ sứ, thái thú cai trịở Âu Lạc.
Trong thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ trên thực tếchỉ khống chế trực tiếp được các vùng
quanh thànhtrấn, nhiệm sở, đồn binh và những nơi có dân Trung Hoa cư trú vì vậy luật
pháp cũng chỉ có hiệu lực ở những vùng đó. Luật pháp Trung Quốc chỉ tác độngđến người
Hán ở Âu Lạc và những quý tộc người Việt và thường chỉ trong những lĩnh vực hành chính,
hìnhsự, tài chính (thuế khóa).
- Như vậy, có thể coi sự tồn tại song song của luật tụccủa người Việt và một số luật pháp phong kiến Trung Quốc ở Câu 2 Đúng vì
Theo bộ luật Hồng Đức, nếu người vợ phạm vào một trong 7 điều nêu trên thì luật pháp bắt
buộc người chồng phải bỏ vợ. 1. Không sinh được con; 2. Ghen tuông; 3. Ác tật; 4. Dâm đãng;
5. Bất kính với cha mẹ, ông bà;
6. Bất hòa trong gia đình; 7. Trộm cắp
-Luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan, điều 310 quy định "Vợ,
nàng dâu đã phạm vào điều "thất xuất" mà người chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm
tùy theo nặng nhẹ". Tuy nhiên, sẽ không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất
xuất người vợ đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): đã để tang nhà chồng 3 năm; khi
lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về.