Ôn tập 6 cặp phạm trù cơ bản của triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
-Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình nhất định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Phạm trù: Cái riêng và cái chung *Định nghĩa
-Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình nhất định.
-Cái chung là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính, những yếu tố, những quan hệ…lặp lại phổ biến ở nhiều
sự vật, hiện tượng.
-Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính, những yếu tố, những quan hệ…chỉ tồn tại ở một sự vật,
hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Vd: bác sĩ và y tá:
- Là hai ngành nghề khác nhau -> cái riêng
- Đều có điểm chung là thuộc lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ -> cái chung.
- Song, ở bác sĩ và y tá lại có những điểm riêng biệt về đặc
thù và tính chất công việc: bác sĩ ( nghiên cứu bệnh tình
và đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân), y tá ( trực tiếp
chăm sóc người bệnh theo phác đồ của bác sĩ) -> cái đơn nhất.
* Mối liên hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:
- cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan, có mối
qh biện chứng với nhau:
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà
biểu hiện sự tồn tại của mình -> Không có cái chung nào tồn tại
thuần tuý tách rời cái riêng.
Vd:Không có lá cây nói chung tồn tại bên cạnh lá xoài, lá dứa,
lá mít,…cụ thể.Nhưng lá xoài, lá dứa, lá mít… lá nào cũng có
cuống lá, thân lá, gân lá, có chất diệp lục, tham gia vào quá
trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước. Những đặc tính
chung này lặp lại ở những lá cây riêng lẻ, và được phản ánh
trong khái niệm ”lá cây”. Dó là cái chung của những loại lá cụ thể.
+Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung ->
Không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập.
Vd: mỗi chúng ta là một cá thể riêng mang những đặc điểm,
tính cách, ngoại hình khác nhau, song chúng ta không thể tồn
bên ngoài mối liên hệ với xã hội, các quy luật chung của tự nhiên.
+Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú.
Cái chung là cái bộ phận, sâu sắc.
Vd: dụ: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông
dân các nước khác trên thế giới là sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông
thôn.., còn có những đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của làng
xã, các phong tục tập quán lâu đời,..mỗi vùng mỗi miền lại
mang những đặc điểm rất phong phú, đa dạng. Cái chung sâu
sắc hơn vì người nông dân dù ở đâu cũng rất cần cù lao động,
có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau
trong những điều kiện nhất định.
Vd: Trong quá trình phát triển ở sinh vật sẽ xuất hiện những
biến dị ở một hoặc một số cá thể riêng biệt biểu hiện thành đặc
tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợp thì đặc tính
đó tồn tại và duy trì đến đời sau trở thành đtinh chung. Ngược
lại nếu đặc tính đó không phù hợp sẽ bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. *Ý nghĩa
- Cái chung tồn tại trong cái riêng biểu thị thông qua cái riêng.
Chỉ có thể tìm được cái chung trong những sự vật hiện tượng
riêng lẻ không được xuất phát từ Ý muốn chủ quan của con người.
-Cái chung là cái sâu sắc bản chất.
Phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động
thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung sẽ không
tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng.
-Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau.
Trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để
cái đơn nhất tích cực trở thành cái chung và cái chung tiêu cực
trở thành cái đơn nhất.
Vd trong nghề nghiệp: cảnh sát giao thông và cảnh sát hình
sự có đặc thù về tính chất công việc => hai cái riêng
Nhưng mang trong mình một số đặc điểm chung (cái chung):
đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
2. PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG – HIỆN THỰC * Khái niệm
- Khả năng : là tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành
của hiện thực mới, là cái có thể, nhưng ngay lúc này còn chưa có.
- Hiện thực : là kết quả sinh thành, là sự thực hiện khả năng, là cái
đang có, đang tồn tại thực sự và là cơ sở để định hình những khả năng mới.
VD : - HT : Việt Nam là một nước đang phát triển.
+ KN : Trong tương lai sẽ trở thành nước phát triển khi phát huy
được tiềm lực, đầu tư với nước ngoài
- HT : Triết là môn học hiện tại có thể khó hiểu.
+ KN : Khi tìm hiểu kĩ, sâu xa về bản chất , tự lấy ví dụ cụ thể,
gần gũi về các vấn đề của Triết học sẽ dễ hiểu, có khả năng đạt
điểm cao. Điều kiện : học tập chăm chỉ.
* Mối quan hệ biện chứng Khả năng- Hiện thực
- Tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời.
Trong sự vật, hiện tượng đang tồn tại đã chứa đựng khả năng và sự
vận động, phát triển của sự vật đó là quá trình chuyển hóa từ
khả năng thành hiện thực và ngược lại.
VD : HT: Gỗ, đinh, búa, cưa
KN: Làm thành ngôi nhà gỗ
ĐK: đóng, kết nối thành nhà => KN đã thành HT. HT mới : ngôi nhà KN : cháy, sập...
- Ở cùng một sự vật, trong cùng điều kiện nhất định,
có thể tồn tại nhiều khả năng, chứ không phải chỉ một
khả năng. Ngoài những khả năng vốn có, khi có thêm điều
kiện mới thì sự vật sẽ xuất hiện những khả năng mới, đồng
thời bản thân mỗi khả năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.
- Để Khả năng trở thành Hiện thực cần yếu tố chủ quan và khách
quan hay điều kiện cần và đủ :
+ Chủ quan : do tính tích cực xã hội, của ý thức chủ thể con người.
+ Khách quan : do hoàn cảnh, không gian, thời gian.
=>> Ý nghĩa pp luận :
- Trong nhận thức và thực tiễn phải dựa vào hiện thực để nhận thức và hành động.
- Cần nhận thức các khả năng trong hiện thực để có hành động phù hợp từng hoàn cảnh.
- Phát huy nhân tố chủ quan trong nhận thức để biến Khả năng thành Hiện thực.
*VD TRONG LĨNH VỰC NGHỀ NGHIỆP
Hiện thực: nhà khởi nghiệp có nguồn vốn đầu tư kinh doanh
ổn định, có tầm nhìn chiến lược sâu rộng, đào tạo đội ngũ
nhân viên bán hàng thân thiện, tích cực, biết cách gây thiện
cảm và sự tin tưởng từ thị yếu người tiêu dùng
Khả năng: nhà khởi nghiệp kinh doanh đó sẽ có thể đạt
được thành công nhất định trong việc gây dựng và phát triển thương hiệu của mình.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên a) K/n -
: là phạm trù mối liên hệ do bản chất sự vật - hiện Tất nhiên
tượng quy định, và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế
- Ngẫu nhiên: là phạm trù mối liên hệ không bản chất, do nguyên
nhân hoàn cảnh bên ngoài quy định -> Có thể xuất hiện hoặc
không, có thể xảy ra thế này hoặc thế khác
b) mối quan hệ biện chứng
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò
nhất định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng:
+ Tất nhiên luôn vạch ra đường đi thông qua vô số ngẫu nhiên
+ Ngẫu nhiên là biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên
- Cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại trong sự thống
nhất biện chứng với nhau; không có cái tất nhiên thuần túy
và ngẫu nhiên thuần túy.
-Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Cả tất nhiên
và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà chúng cũng luôn
vận động, biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật và trong những
điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức không tồn tại tất nhiên ở dạng thuần
túy mà phải nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên đi qua
- Ngẫu nhiên ảnh hưởng đột ngột đến sự phát triển của sự vật -
hiện tượng -> Không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà cần phải có các
phương án dự phòng sự cố xuất hiện bất ngờ - Ranh giới giữa ngẫu
nhiên và tất nhiên chỉ là tương đối -> Có thể tạo ra sự chuyển hoá,
điều kiện thuận lợi để "biến" ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn
thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thành ngẫu nhiên d) Ví dụ nghề nghiệp ⁃
Nghề nghiệp: Các nhà khoa học phải nghiên cứu rất nhiều trường hợp
ngẫu nhiên để cho ra 1 định luật tất nhiên ⁃
Từ ngẫu nhiên -> phù hợp với thực tiễn: Mendeleev nằm mơ thấy những
con số tự sắp xếp thành hàng và cột -> Nghiên cứu ra bảng tuần hoàn hoá học ⁃
Từ tất nhiên ko phù hợp -> ngẫu nhiên: những điều luật đc ban ra và thử
nghiệm (vd: phân giờ làm việc và đi học của ng dân khác nhau để ko tắc đường
-> ko khả thi) nếu ko phù hợp sẽ dừng lại
4. Bản chất và hiện tượng a) Khái niệm:
- Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách
quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên , trong quy định
sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình
qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. ( giá trị bên
trong của mỗi con ng: cốt cách, phẩm giá).
- Hiện tượng là phạm trù chỉ biểu hiện của các mặt, mối liên
hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ
biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng
(giá trị bên ngoài của mỗi con ng: ngoại hình, cách cư xử,..) b) Mối liên hệ:
Vừa thống nhất vừa đối lập - Thống Nhất: o
Bản chất tồn tại thông qua hiện tượng còn hiện tượng
phải là sự thể hiện của bản chất.
Ví dụ: Khi một cô gái có tâm hồn trong sáng, lương
thiện, tốt bụng thì tương xứng với đó chính là vẻ bề
ngoài dịu dàng, thanh tao, nhiều năng lượng tích cực. o
Bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi
theo ,bản chất cũ mất đi thì các hiện tượng do nó
sinh ra cũng mất theo và ngược lại khi bản chất mới
xuất hiện thì nó lại sản sinh ra các hiện tượng phù hợp với nó. Ví dụ: - Đối lập o
Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là
cái riêng biệt phong phú và đa dạng. o
Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài. o
Bản chất là cái tương đói ổn định, còn hiện tượng là
cái thường xuyên biến đổi. Ví dụ: - Ý nghĩa: o
Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà
bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hiện
tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái
bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng o
Cần phải căn cứ vào bản chất để đánh giá chính xác
sự vật, hiện tượng và mới có thể cải tạo căn bản sự
vật, chứ ko nên căn cứ vào hiện tượng. o
Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải
xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.
5. NỘI DUNG – HÌNH THỨC
- Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những
mặt, yếu tố, quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại, phát
triển của sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mqh tương
đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung. b) MQH BIỆN CHỨNG
- Nội dung và hình thức gắn bó với nhau trong một
chỉnh thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại
thuần túy mà không có nội dung và ngược lại không nội
dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định.
Nội dung nào hình thức đó
Tuy nhiên không phải bao giờ nội dung và hình thức cũng phù
hợp với nhau hoàn toàn. Trong quá trình phát triển của sự vật,
có thể có hai trường hợp sau:
+ Cùng một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
+ Cùng một hình thức có thể chứa đựng những nội dung khác nhau.
- Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức, hình thức
tác động trở lại nội dung:
Vai trò của nội dung: Sự vật, hiện tượng phát triển thông qua
sự đổi mới không ngừng của nội dung và sự thay đổi theo chu kỳ của hình thức.
Vai trò của hình thức:
• Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ thúc đẩy nội dung phát triển.
• Nếu hình thức không phù hợp với nội dung sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì nội dung và hình thức gắn bó với nhau nên trong nhận thức
không tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức, chống chủ nghĩa hình thức.
- Để cải tạo và biến đổi sự vật, trước hết cần căn cứ vào nội
dung, song cũng phải chú ý tới hình thức, theo dõi sự phù hợp
hoặc không phù hợp giữa nội dung và hình thức để kịp thời điều
chỉnh sự can thiệp của con người vào quá trình biến đổi sự vật.
- Vì nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lạinên
muốn cải tạo, biến đổi sự vật, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau. 6.