Ôn tập 6 Cặp phạm trù - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Tại sao nói cái riêng phong phú hơn cái chung, cái chung sâu sắc hơncái riêng. Lấy ví dụ chứng minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. Cái chung, cái riêng, cái đơn nhất
1. Lấy một ví dụ chỉ ra cái chung, cái riêng, cái đơn nhất. Lấy ví dụ chứng
minh: “cái đơn nhất tạo nên sự khác biệt”.
Ví dụ: 01 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 01 quả bưởi ở trên bàn là
cái riêng B. Cái riêng A khác với cái riêng B.
2. Tại sao nói cái riêng phong phú hơn cái chung, cái chung sâu sắc hơn
cái riêng. Lấy ví dụ chứng minh.
Ví dụ: Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày,
nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi
nào khác. (Quả quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi).
3. Tại sao trong những mối liên hệ nhất định, cái chung và cái đơn nhất có
thể chuyển hóa cho nhau. Lấy ví dụ chứng minh sự chuyển hóa giữa cái
chung và cái đơn nhất.
Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng
sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội, có thể thông qua
các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ
biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...
4. Lấy ví dụ chứng minh: bản chất là cái chung, hiện tượng là cái riêng,
bản chất là cái ổn định, hiện tượng thường xuyên biến đổi.
Tính cách là bản chất nằm sâu bên trong con người, ổn định và khó thay đổi - cái
chung. Cách ăn mặc, cư xử là biểu hiện của tính cách - hiện tượng, mang tính riêng
vì tùy mỗi tính cách sẽ biểu hiện cách khác nhau.
5. Tìm những câu ca dao, tục ngữ phản ánh cặp phạm trù cái chung-cái riêng.
● Cái nết đánh chết cái đẹp
● Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
● Cái răng cái tóc là góc con người
● Nhìn mặt mà bắt hình dong
B. Nguyên nhân, kết quả
1. Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
- Nguyên cớ là những phạm trù triết học xuất hiện đồng thời với nguyên nhân,
nhưng nó chỉ là quan hệ bên ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
2. Có phải tất cả những gì xảy ra trước đều là nguyên nhân của cái xảy ra
sau không? Lấy ví dụ.
- Phải, tất cả những gì xảy ra trước đều là nguyên nhân của cái xảy ra sau bởi
vì nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
Ví dụ: Sự tác động của dòng điện lên dây dẫn chính là nguyên nhân khiến cho dây
dẫn nóng lên và khi dây dẫn nóng lên đó chính là kết quả.
3. Lấy ví dụ chứng minh: nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa cung và cầu dẫn đến quá trình thực hiện giá cả đó
là nguyên nhân của hàng hóa khiến cho giá cả xoay quanh giá trị của hàng hóa và
giá cả xoay quanh giá trị của hàng hóa đó chính là kết quả.
4. Lấy ví dụ chứng minh: kết quả khi hình thành lại tác động trở lại
nguyên nhân sinh ra nó.
Ví dụ: Nhúng một thanh ѕắt ừa ᴠ mới nung đỏ ào
ᴠ chậu nước nguội, thì nhiệt độ
của nước trong chậu ѕẽ tăng lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ ѕẽ kìm
hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh ѕắt.
5. Tại sao trong khi phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân – quả
phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể.
- Vì mối quan hệ nhân quả có tính chất kết quả, không có một sự vật hay hiện
tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân tồn tại, vì vậy
mối quan hệ nhân quả trang bị cho chúng ta quan điểm đúng đắn về quy
định luận duy vật và khẳng định vai trò của con người trong việc vận dụng
của quy luật vì mục đích sống của mình.
C. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Lấy ví dụ về tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Tất nhiên: Đã là con người, ai cũng phải được sinh ra, lớn lên và mất đi, điều
này không thể khác được.
- Ngẫu nhiên: Thời điểm mỗi người được sinh ra hay chết đi trong cuộc sống
là hoàn toàn ngẫu nhiên.
2. Cái tất nhiên có đồng nhất với cái chung không, lấy ví dụ.
- Phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù "cái chung", "nguyên nhân", tính
quy luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó. Cái tất yếu là cái
chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu. Nếu cái chung được
quyết định bởi bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái
tất nhiên, là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Nếu cái chung không được
quyết định bởi bản chất nội tại, mà chỉ là những sự lặp lại một số những
thuộc tính khác ổn định nào đấy của sự vật, khi đó cái chung là hình thức thể
hiện của cái ngẫu nhiên.
- Ví dụ: Đèn đỏ, dừng lại => Tất nhiên là phải dừng lại tại đèn đỏ nhưng
không phải đèn đỏ nào cũng dừng lại vì một vài ngã tư cần thêm tín hiệu cho
phép rẽ phải để giảm ùn tắc giao thông.
3. Điều gì để phân biệt cái tất nhiên và ngẫu nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự
thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự
tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình
thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
4. Lấy ví dụ để thấy rõ cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường cho mình
thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện,
là cái bổ sung cho tất nhiên. Ví dụ:
“Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu
cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo
nên những nhân vật đó là ai lại không phải là cái tất nhiên, vì cái đó
không phụ thuộc trực tiếp vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ
nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện, thay thế. Người thay thế
này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện.” - Engels
5. Lấy ví dụ chứng minh cho sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
Ví dụ: Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thủy
lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi
công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa.
Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao công, kinh nghiệm sản xuất của con
người cũng được tích lũy. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn,
dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường
xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
D. Cặp phạm trù nội dung & hình thức
1. Xác định nội dung và hình thức của Triết học. Triết học chủ yếu nghiên
cứu về hình thức bên trong hay hình thức bên ngoài. *Nội dung:
– Nội dung được hiểu cơ bản chính là phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những
mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
– Đối với chủ nghĩa Mác – Lênin thì chúng ta cũng cói thể hiểu nội dung
và hình thức là một phạm trù quan trọng trong phép biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Theo khái niệm từ từ điển Tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu cơ bản nội
dung là mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện một cách cụ thể. *Hình thức:
Hình thức được hiểu cơ bản chính là phạm trù được dùng để có thể chỉ
phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hình thức là hệ thống các
mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
2. Lấy ví dụ chứng minh không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng
phù hợp với nhau: một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện, 1
hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.
– Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức.
Không có sự vật nào chỉ có nội dung mà không có hình thức, hoặc chỉ có
hình thức mà không có nội dung. Do vậy, nội dung và hình thức phải thống
nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại.
– Sự vật được cấu tạo nên từ những mặt, những yếu tố… Nhưng những mặt,
những yếu tố này không tách rời nhau, mà thống nhất, gắn kết với nhau.
Như thế, những mặt, những yếu tố… vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừa
tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do đó, nội dung và hình
thức không tách rời nhau mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, và cũng không
có nội dung nào lại không tồn tại trong hình thức.
– Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều
hình thức. Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau. Ví dụ:
Nội dung của ngôi nhà là để ở, ở trong có nhiều đồ gia dụng. Hình thức ban
đầu của ngôi nhà là có 02 phòng ngủ, 01 phòng khách… Chủ nhà thu hẹp
diện tích phòng khách để có 03 phòng ngủ. Như vậy, hình thức ngôi là đã
thay đổi. Một thời gian sau, chủ nhà bán nhà, người khác sử dụng chính căn
nhà đó làm văn phòng. Khi đó, nội dung căn nhà đã thay đổi.
3. Tìm những câu ca dao tục ngữ đề cập tới cặp phạm trù nội dung, hình thức.
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
-Nhìn mặt mà bắt hình dong
-Họa hổ họa bì, nan họa cốt
Tri nhân tri diện, bất tri tâm :)))
-Cái răng cái tóc là gốc con người
4. Tại sao khi muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi
nội dung của nó. Lấy vd.
Trong quá trình vận động và phát triển của các sự vật hiện tượng, nội dung
thông thường sẽ có vai trò quyết định đối với hình thức. Theo đó, ta thấy
được rằng, thực chất thì nội dung bao giờ cũng là mặt đồng nhất, nội dung
có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi; còn đối với hình thức thì ta thấy rằng
đây là mặt tương đối bền vững, khuynh hướng chủ đạo của hình thức đó là ổn định.
Sự biến đổi, phát triến của sự vật hay các hiện tượng trên thực tế bao giờ
cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của nội dung; thực chất thì hình thức
cũng sẽ biến đổi nhưng sự biến đổi này sẽ chậm hơn, ít hơn so với nội dung.
Khi mà nội dung biến đổi thì hình thức của các sự vật hay các hiện tượng
cũng bởi vì thế mà buộc phải biến đổi theo để nhằm thông qua đó có thể phù hợp với nội dung mới.
*Ví dụ: Suy nghĩ quyết định hành động và cách sống. Suy nghĩ thay đổi
hình thức bên ngoài cũng thay đổi…
5. Hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung nghĩa
là như thế nào. Lấy ví dụ chứng minh.
=> Khi hình thức đã phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung.
=> Nếu hình thức lại không phù hợp với nội dung, hình thức của các sự vật
hay hiện tượng sẽ làm kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức trên thực tế thông thường sẽ
diễn ra trong suốt quá trình phát triển của sự vật. Lúc đầu, những biến đổi
trong nội dung thực chất sẽ chưa ảnh hưởng đến hệ thống mối liên hệ tương
đối bền vững của hình thức. Tuy nhiên, khi sự biến đổi trong nội dung cứ
liên tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng
nhắc đó sẽ trở nên chật hẹp và từ đó mà nó cũng sẽ kìm hãm sự phát triển
của nội dung. Khi đó, hình thức và nội dung của các sự vật hay các hiện
tượng cũng vì thế mà không còn phù hợp với nhau.
Tới một lúc nào đó, hình thức và nội dung cũng sẽ xung đột sâu sắc với
nhau, nội dung mới xuất hiện sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới cũng vì
thế mà sẽ được hình thành. Trên cơ sở của hình thức mới, nội dung mới cũng
sẽ tiếp tục biến đổi, phát triển và nó cũng sẽ dần chuyển sang trạng thái mới về chất.
*Ví dụ: 1 cuốn sách luôn có bìa và nội dung bên trong nó. Cuốn sách có bìa
đẹp không có nghĩa nó có nội dung hay và ngược lại. Tuy nhiên một cuốn
sách được trình bày đẹp và chỉnh chu dễ tạo thiện cảm cho đọc giả và đương
nhiên nội dung bên trong nó cũng sẽ dễ được đọc giả đón nhận hơn 1 cuốn sách có bìa cẩu thả…
E. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng
1. Lấy ví dụ về bản chất, hiện tượng. => Mùa xuân
- Bản chất : ấm áp, khí hậu ôn hòa
- Hiện tượng: cây cối đâm chồi nảy lộc
2. Bản chất và cái chung có đồng nhất không?
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung
không phải là bản chất.
3. Lấy ví dụ để thấy rõ bản chất luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng còn
hiện tượng luôn biểu hiện bản chất ở mức độ nhất định.
4. Hiện tượng có biểu hiện hoàn toàn bản chất không. Lấy ví dụ.
- Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía
cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi
xuyên tạc bản chất hoặc phản ánh không đúng bản chất
- Vd:Hiện tượng khúc xạ, ảo ảnh…
5. Tìm những câu ca dao, tục ngữ phản ánh mối quan hệ bản chất và hiện tượng
- Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay.
F. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực
1. Ví dụ về khả năng và hiện thực
Ví dụ khả năng: trong tương lai Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển khi
mà phát huy được những lợi thế của hiện tại cả ở trong nước và các nguồn lực ở bên ngoài.
Ví dụ hiện thực là sắt, thép, xi- măng, gạch, cát, sỏi, gỗ thì khả năng là ngôi nhà có
thể xuất hiện khi có điều kiện thích hợp trong tương lai.
2. Phân biệt hiện thực với hiện thực khách quan.
- Hiện thực: Là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế, bao gồm:
○ Những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế.
○ Những gì tồn tại một cách chủ quan trong ý thức con người.
- Hiện thực khách quan: là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập
với ý thức của con người.
3. Phân biệt khả năng với tiền đề, điều kiện.
- Khả năng: là phạm trù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế,
nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng. Không
phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng
tiềm thế, chỉ trong tương lai với những điều kiện thích hợp nó mới tồn tại.
- Tiền đề, điều kiện: là những cái hiện đang tồn tại thật sự, là những yếu tố
hiện thực trên cơ sở đó xuất hiện cái mới.
4. Phân biệt khả năng với ngẫu nhiên.
5. “Khả năng và hiện thực có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều
kiện nhất định”. Chuyển hóa ở đây có nghĩa là như thế nào, lấy ví dụ.