Ôn tập 6 phạm trù - Triết học Mác - Lênin | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Cái chung là một phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không chỉ ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (DHCT13)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI THẢO LUẬN TRIẾT HỌC NGÀY 11/11
Họ tên: Đỗ Thị Yến Mã SV: 2173241731
1. Phạm trù Cái chung cái riêng Khái niệm o
Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình riêng lẻ nhất định.
VD: 1 trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Nhật Bản diễn ra
vào ngày 11/11/2021 là một cái riêng. o
Cái chung là một phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính chung không chỉ ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
VD: Điểm chung của trận bóng giữa Việt Nam – Nhật Bản với các trận
bóng khác là đều là thi đấu bóng đá, đều đá trên sân vận động, đều có trọng tài… o
Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính…
chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vaath chất mà không lặp lại ở sự vật, hiện
tượng, kết cấu vật chất khác.
VD: Cái riêng nhất của trận bóng giữa Việt Nam – Nhật Bản là có 2 đội
Việt Nam, Nhật Bản tham gia thi đấu.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung o
Cái chung và cái riêng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
VD: thi đấu bóng đá, trên sân vận động, có trọng tài là cái chung giữa các
trận đấu bóng đá. Như vậy, thi đấu bóng đá, trên sân vận động, có trọng tài
(cái chung) chỉ và phải tồn tại trong 1 trận đấu bóng đá nhất định (cái riêng). o
Cái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn thể.
Cái chung chuyển hoá Cái đơn nhất
VD: Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vưa là cái đơn nhất, vưa là
cái chung; thông qua các đặc điểm cá biệt, các mặt không lặp lại của mình,
sự vật, hiện tượng (cái riêng) đó biểu hiện là cái đơn nhất, nhưng thông qua
các mặt lặp lại trong các sự vật, hiện tượng khác, nó biểu hiện là cái chung.
Ý nghĩa phương pháp luận o
Muốn tìm ra cái chung phải nghiên cứu cái riêng.
VD: Muốn tìm hiểu điểm chung của virus Corona phải tiến hành nghiên
cứu riêng lẻ cụ thể từng con virus khác nhau của những người từng mắc bệnh. o
Khi giải quyết các vấn đề riêng trong thực tiễn cần phải đặt trên nền tảng các nguyên tắc chung.
VD: Khi xử lí tội phạm cần áp dụng các nguyên tắc chung của pháp luật. o
Khi áp dụng các nguyên tắc chung vào hoạt động thực tiễn cần phải cá biệt hoá nó.
VD: Muốn áp dụng việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên tại thành phố
Hà Nội cần xem xét tình hình dịch bệnh từng địa phương trên địa bàn thành phố. o
Cần nắm vững quy luật của quá trình chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái
chung để thúc đẩy sự phát triển.
VD: Nếu phát minh ra KHKT mới, hiện đại, có lợi thì cần phải tạo điều
kiện để nó phát triển, rồi áp dụng chung các tiến bộ KHKT này ra toàn xã hộp.
Còn những hủ tục (cái chung) trong xã hội phải tìm các làm cho nó
tiêu biến dần thành “cái đơn nhất” rồi dần biến mất.
2. Phạm trù Tất nhiên và ngẫu nhiên Khái niệm: o
Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong, cái kết cấu vật
chất quy định và trong những điều kiện vật chất nhất định, nó phải xảy ra
như thế chứ không thể khác được.
VD: Sinh – lão bệnh tử là điều tất nhiên, không thể thay đổi được. o
Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất bên trong kết cấu vật chất,
bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do nhiều hoàn
cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện hoặc không, có thể
xuất hiện thế này hoặc thế khác.
VD: 2 người ngẫu nhiên cùng thốt ra 1 câu nói giống nhau.
Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên o
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
Sự thống nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể
hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu
nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
VD: Sự xuất hiện các nhân vật lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải
giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật
đó là ai thì là ngẫu nhiên. Nếu không có nhân vật này sẽ có nhân vật khác
xuất hiện, thay thế. Người thay thế có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối
cùng chắc chắn nó sẽ phải xuất hiện. o
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau.
VD: Trong xã hội cũ những phong tục cổ hủ như mê tín dị đoán là cái tất
nhiên đối với xã hội cũ, nhưng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội,
nếp sống văn minh mà vẫn còn hủ tục ở nơi nào đó thì nó là sự ngẫu nhiên. o
Tất nhiên chi phối sự phát triển, ngẫu nhiên làm cho sự phát triển phong phú hoặc đa dạng hơn.
VD: Trong xã hội phong kiến, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh đó là quy
luật tất yếu của sự phát triển xã hội. Nhưng những đấu tranh đó thất bại hay
thành công là sự ngẫu nhiên, nó ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội diễn ra
chậm hoặc nhanh, đạt được kết quả xấu hay tốt.
Ý nghĩa phương pháp luận o
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên
chứ không được căn cứ vào cái ngẫu nhiên. o
Từ những cái ngẫu nhiên thường gặp trong hoạt động thực tiễn, cần phải
tìm ra cái tất nhiên và quy luật chung chi phối hiện thực. o
Không được coi thường cái ngẫu nhiên. Trong cuộc sông phải biết dự
phòng những đối sách cần thiết với các tình huống đột xuất.
3. Phạm trù Nội dung và hình thức Khái niệm o
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. o
Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hệ thống các mối
liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
VD: Một tác phẩm văn học thì nội dung là toàn bộ phần thế giới quan mà
tác phẩm phản ánh. Hình thức là kết cấu bút pháp thể hiện (loại hình nghệ
thuật: dân ca, tuồng, chèo…).
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức o
Nội dung và hình thức tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau.
VD: Để đáp ứng nội dung, nhiệm vụ, chức năng của nhà nước thay đổi thì
hình thức bộ máy của nhà nước cũng phải thay đổi theo phù hợp. o
Một nội dung có thể thể hiện ra ở nhiều hình thức và một hình thức có thể
thể hiện nhiều nội dung.
VD: Nội dung truyện Tấm Cám là khen ngợi người hiền, thật thà. Nội dung
đó được thể hiện bằng nhiều cách khác nhâu: dân ca, cải lương, phim… o
Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức tác động trở lại nội dung.
VD: Nội dung quan hệ giữa anh A chị B là quan hệ bạn bè, khi đó không có
“giấy chứng nhận”. Khi anh A và chị B kết hôn, nội dung quan hệ đã thay
đổi, thì hình thức quan hệ phải thay đổi theo vì 2 người sẽ có “giáy chứng nhận kết hôn”.
Ý nghĩa phương pháp luận o
Không tuyêt đối hoá một trong hai mặt nội dung và hình thức. o
Cần tận dụng sự đa dạng của hình thức trong việc thể hiện nội dung. o
Muốn hoạt động thức tiễn có hiệu quả trước hết phải căn cứ vào nội dung
(và sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung).