Ôn tập chủ đề: Chiều văn hóa Hofstede - Xã hội học | Đại học Văn Lang

Ôn tập chủ đề: Chiều văn hóa Hofstede - Xã hội học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

 

1. Giới thiệu:
Geert Hofstede là một nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan, ông đã tiến hành một trong
những nghiên cứu đầu tiên dựa trên quan sát thực nghiệm về các đặc điểm văn hóa quốc gia. Từ
dữ liệu được thu thập từ các giá trị đạo đức và quan điểm của 116,000 nhân viên IBM, kết quả từ
cuộc nghiên cứu này giúp cho Hofstede phân loại những điểm khác biệt trong các nền văn hóa
khác nhau theo 4 chiều: power distance, individualism vs collectivism, uncertainty avoidance, và
masculinity vs feminity). Những năm sau đó, các nghiên cứu của Michael Harris Bond và
Michael Minkov đã giúp bổ sung thêm 2 chiều: long-term orientation vs short-term orientation
và indulgence vs restraint.
2. Các phần chính:
Chiều văn hóa thứ nhất: Khoảng cách quyền lực (Power distance)
Khoảng cách quyền lực dùng để miêu tả các một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền
lực giữa con người trong xã hội. Các chỉ số trong Power distance thể hiện “mức độ mà những
thành viên ít quyền lực hơn trong một tổ chức, tập thể chấp nhận và tin rằng quyền lực phân bổ
không đồng đều.”
Chiều văn hóa thứ hai: Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể (individualism vs
collectivism)
Chiều văn hóa này cho thấy mức độ mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng.
Trong một đất nước theo chủ nghĩa cá nhân, nhu cầu của cá nhân sẽ được thỏa mãn trước nhu
cầu của tập thể. Sự tự lập được đánh giá cao, và sự tự do của mỗi cá nhân là điều ai cũng mong
muốn. Tuy nhiên, sự kết nối về cảm xúc giữa các cá nhân khá lỏng lẻo, ngoại trừ gia đình và một
vài người bạn thân.
Ngược lại, ở một quốc gia chủ nghĩa tập thể, sự thành công của một tập thể bảo chứng cho sự
thành công của mỗi cá nhân; do đó một người có trách nhiệm rất lớn đối với tập thể của mình. Sự
hòa thuận và lòng trung thành được đánh giá cao; và có sự phân định rạch ròi giữa “người trong
nhóm” với “người ngoài nhóm”.
Chiều văn hóa thứ ba: Động lực hướng tới thành tựu và thành công (Motivation towards
Achievement and Success).
Ở những xã hội được coi là có điểm nam tính cao thường tập trung vào thành tích, đánh giá cao
sự canh tranh, quyết đoán và coi trọng vật chất.
Ở những xã hội có điểm nữ tính cao (hay là điểm nam tính thấp) thì sẽ tập trung vào cân bằng
cuộc sống cộng tác và sự khiêm tốn.
Ở xã hội “nam tính” có slogan là “live to work”. Ngược lại, ở xã hội “nữ tính” có slogan là
“work to live”.
Chiều văn hóa thứ tư: Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty avoidance)
Mức độ này thể hiện sự lo lắng của các thành viên trong xã hội về những tình huống không chắc
chắn hoặc không biết. Những quốc gia có mức độ e ngại rủi ro cao thường sẽ cố gắng tránh rủi ro
hết mức có thể. Với họ, những diều khác lạ, sự thay đổi đều mang tính nguy hiểm, đáng sợ; mới
chưa chắc đã tốt. Họ tôn trọng truyền thống và xã hội của họ được điều chỉnh bởi các quy tắc,
trật tự và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung.
Ngược lại, những quốc có mức độ e ngại rủi ro thấp, thường ưa mạo hiểm và không sợ thất bại.
Việc thử nghiệm, mắc lỗi sai là cách để họ học hỏi và phát triển sản phẩm. Có rất ít quy tắc
chung và mọi người được khuyến khích tự do phát triển và cũng tự chịu trách nhiệm cho những
rủi ro xảy đến.
Chiều văn hóa thứ năm: Định hướng ngắn hạn và định hướng dài hạn (Long-term
orientation vs. Short-term orientation)
Khía cạnh định hướng dài hạn và ngắn hạn đề cập đến mức độ mà các nền văn hóa khuyến khích
việc trì hoãn sự hài lòng hoặc các nhu cầu vật chất, xã hội và tình cảm của các thành viên của họ.
Những xã hội có định hướng dài hạn nhấn mạnh những đặc điểm như tính kiên trì, tiết kiệm, tăng
trưởng dài hạn và khả năng thích ứng.
Ngược lại, định hướng ngắn hạn trong xã hội cho thấy sự tập trung vào tương lai gần, liên quan
đến việc mang lại thành công hoặc sự hài lòng ngắn hạn và nhấn mạnh vào hiện tại hơn là tương
lai.
Chiều văn hóa thứ sáu: Sự nuông chiều và Sự kiềm chế (Indulgence vs Restraint)
Nền văn hóa Indulgence tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do trong quyết định và không phải
chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc. Họ cho phép bản thân hưởng thụ, tạo niềm tin
cho cá nhân rằng chính họ là người quản lý cuộc sống và cảm xúc của chính mình.
Ngược lại, con người trong xã hội Restraint thường không chú trọng nhiều đến thời gian giải trí
để thỏa mãn sự hài lòng của bản thân. Những cá nhân sống trong xã hội này sẽ luôn cảm thấy
hành động của mình bị giới hạn bởi những quy tắc, và những hoạt động nuông chiều bản thân sẽ
làm họ cảm thấy sai trái.
| 1/2

Preview text:

1. Giới thiệu:
Geert Hofstede là một nhà nhân chủng học nổi tiếng người Hà Lan, ông đã tiến hành một trong
những nghiên cứu đầu tiên dựa trên quan sát thực nghiệm về các đặc điểm văn hóa quốc gia. Từ
dữ liệu được thu thập từ các giá trị đạo đức và quan điểm của 116,000 nhân viên IBM, kết quả từ
cuộc nghiên cứu này giúp cho Hofstede phân loại những điểm khác biệt trong các nền văn hóa
khác nhau theo 4 chiều: power distance, individualism vs collectivism, uncertainty avoidance, và
masculinity vs feminity). Những năm sau đó, các nghiên cứu của Michael Harris Bond và
Michael Minkov đã giúp bổ sung thêm 2 chiều: long-term orientation vs short-term orientation và indulgence vs restraint. 2. Các phần chính: 
Chiều văn hóa thứ nhất: Khoảng cách quyền lực (Power distance)
Khoảng cách quyền lực dùng để miêu tả các một xã hội ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền
lực giữa con người trong xã hội. Các chỉ số trong Power distance thể hiện “mức độ mà những
thành viên ít quyền lực hơn trong một tổ chức, tập thể chấp nhận và tin rằng quyền lực phân bổ không đồng đều.” 
Chiều văn hóa thứ hai: Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể (individualism vs collectivism)
Chiều văn hóa này cho thấy mức độ mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng.
Trong một đất nước theo chủ nghĩa cá nhân, nhu cầu của cá nhân sẽ được thỏa mãn trước nhu
cầu của tập thể. Sự tự lập được đánh giá cao, và sự tự do của mỗi cá nhân là điều ai cũng mong
muốn. Tuy nhiên, sự kết nối về cảm xúc giữa các cá nhân khá lỏng lẻo, ngoại trừ gia đình và một vài người bạn thân.
Ngược lại, ở một quốc gia chủ nghĩa tập thể, sự thành công của một tập thể bảo chứng cho sự
thành công của mỗi cá nhân; do đó một người có trách nhiệm rất lớn đối với tập thể của mình. Sự
hòa thuận và lòng trung thành được đánh giá cao; và có sự phân định rạch ròi giữa “người trong
nhóm” với “người ngoài nhóm”.
Chiều văn hóa thứ ba: Động lực hướng tới thành tựu và thành công (Motivation towards Achievement and Success).
Ở những xã hội được coi là có điểm nam tính cao thường tập trung vào thành tích, đánh giá cao
sự canh tranh, quyết đoán và coi trọng vật chất.
Ở những xã hội có điểm nữ tính cao (hay là điểm nam tính thấp) thì sẽ tập trung vào cân bằng
cuộc sống cộng tác và sự khiêm tốn.
Ở xã hội “nam tính” có slogan là “live to work”. Ngược lại, ở xã hội “nữ tính” có slogan là “work to live”.
Chiều văn hóa thứ tư: Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty avoidance)
Mức độ này thể hiện sự lo lắng của các thành viên trong xã hội về những tình huống không chắc
chắn hoặc không biết. Những quốc gia có mức độ e ngại rủi ro cao thường sẽ cố gắng tránh rủi ro
hết mức có thể. Với họ, những diều khác lạ, sự thay đổi đều mang tính nguy hiểm, đáng sợ; mới
chưa chắc đã tốt. Họ tôn trọng truyền thống và xã hội của họ được điều chỉnh bởi các quy tắc,
trật tự và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung.
Ngược lại, những quốc có mức độ e ngại rủi ro thấp, thường ưa mạo hiểm và không sợ thất bại.
Việc thử nghiệm, mắc lỗi sai là cách để họ học hỏi và phát triển sản phẩm. Có rất ít quy tắc
chung và mọi người được khuyến khích tự do phát triển và cũng tự chịu trách nhiệm cho những rủi ro xảy đến.
Chiều văn hóa thứ năm: Định hướng ngắn hạn và định hướng dài hạn (Long-term
orientation vs. Short-term orientation)

Khía cạnh định hướng dài hạn và ngắn hạn đề cập đến mức độ mà các nền văn hóa khuyến khích
việc trì hoãn sự hài lòng hoặc các nhu cầu vật chất, xã hội và tình cảm của các thành viên của họ.
Những xã hội có định hướng dài hạn nhấn mạnh những đặc điểm như tính kiên trì, tiết kiệm, tăng
trưởng dài hạn và khả năng thích ứng.
Ngược lại, định hướng ngắn hạn trong xã hội cho thấy sự tập trung vào tương lai gần, liên quan
đến việc mang lại thành công hoặc sự hài lòng ngắn hạn và nhấn mạnh vào hiện tại hơn là tương lai.
Chiều văn hóa thứ sáu: Sự nuông chiều và Sự kiềm chế (Indulgence vs Restraint)
Nền văn hóa Indulgence tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do trong quyết định và không phải
chịu sự kiểm soát quá nhiều của hệ thống quy tắc. Họ cho phép bản thân hưởng thụ, tạo niềm tin
cho cá nhân rằng chính họ là người quản lý cuộc sống và cảm xúc của chính mình.
Ngược lại, con người trong xã hội Restraint thường không chú trọng nhiều đến thời gian giải trí
để thỏa mãn sự hài lòng của bản thân. Những cá nhân sống trong xã hội này sẽ luôn cảm thấy
hành động của mình bị giới hạn bởi những quy tắc, và những hoạt động nuông chiều bản thân sẽ
làm họ cảm thấy sai trái.