Ôn tập cơ sở văn hóa Việt Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái niệm văn hóa. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật. Đặc trưng của văn hoá Đông Sơn. Phân tích vị trí của nềnvăn hoá Đông Sơn trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam. Khái niệm “giao lưu và tiếp biến văn hóa”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Môn Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Trình bày khái niệm văn hóa. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật.
Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá
trình hoạt độngthực tiễn của con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong
đời sống xã hội, được xã hộigiữ gìn, trao truyền cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển
và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.Sự khác nhau:
●Về đối tượng, văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần, văn vật thiên về yếu tố vật
chất hơn,văn hiến chủ yếu tập trung về các yếu tố tinh thần còn văn minh lại thiên về các yếu tố vật chất kỹ thuật.
●Về tính chất, văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc, văn minh lại có tính quốc tế
và chỉ sựphát triển theo giai đoạn.Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội
phương Tây còn văn hóa, văn hiến văn vật lạithân thuộc hơn với xã hội phương Đông Câu 3:
1. Khái niệm “giao lưu và tiếp biến văn hóa”- Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự gặp gỡ, thâm nhập
và học hỏi lẫnnhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổsung, tiếp nhận và
làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triểnvà tiến bộ văn hoá.
Những biến đổi của Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với văn hoá Trung Hoa: Không gian:
Trung Quốc là 1 trong những trung tâm văn hóa lớn ở Phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ.
Do nằm trên ngã ba đường của các luồng giao lưu kinh tế văn hóa Đông Tây, Nam – Bắc trong lục
địa châu Á và miền bình nguyên Âu – Á nên văn hóa Trung Quốc rất đa dạng. Thời gian:
Giao lưu cưỡng bức: diễn ra 2 giai đoạn lịch sử điển hình: từ TK I đến TK X và từ 1407 đến 1427.
Các đế chế phương Bắc ra sức thực hiện chính sách đồng hóa nhằm biển nước ta thành 1 quận,
huyện của Trung Quốc. Từ 1407 – 1427 là giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt.
Giao lưu tự nguyện: Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu văn hóa tự nhiên giữa tộc
người Hán với cư dân Bách Việt. Hình thức:
Người Việt đã tiếp nhận 1 số kỹ thuật sản xuất như: kỹ thuật rèn đúc sắt gang, kỹ thuật xây cất nơi ở,…
Người Việt đã tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Quốc trên cả 2 phương diện dụng học và mỹ
học. Người Việt đã sử dụng chữ hán để xây dựng cho nền văn hóa bác học, xây dựng cho mình 1 hệ
thống chữ Nôm là biểu hiện rõ nét nhất.
Người Việt tiếp thu hệ tư tưởng Trung Quốc cổ đại là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, trong đó Nho gia
là hệ tư tưởng có tác động sâu sắc nhất tới cấu trúc văn hóa Việt Nam trong mọi lĩnh vực.
Trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa Việt Nam cũng 1 mặt chịu ảnh hưởng. Nền giáo dục theo tinh thần
Nho giáo được xây dựng từ mục đích đến nội dung, phương pháp giúp dục.
Đồng thời lĩnh vực văn học, phong tục cũng chịu sự ảnh hưởng tích cực.
=> Văn hóa Việt Nam phát triển phong phú nhưng không mất đi bản sắc riêng. Chúng ta có tiếp
nhận, chúng ta có biến đổi nhưng biến đổi dựa trên cơ sở phân tích văn hóa. Làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc …
Câu 2: Đặc trưng của văn hoá Đông Sơn. Phân tích vị trí của nềnvăn hoá Đông Sơn trong tiến trình
lịch sử văn hoá Việt Nam.Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ trước cách mạng tháng Tám,cho
đến nay đã tìm được trên 100 địa điểm phân bố hầu khắp các tỉnhmiền bắc cho tới Hà Tĩnh Quảng
Bình. Đống Sơn có tầng văn hóadày, hiện vật cực kỳ phong phú. Địa điểm phân bố rộng rãi và mỗi
vănhóa địa phương tuy có sắc thái riêng nhưng đều có các đặc trưng gầnnhau.1. Văn hóa Đông Sơn
mang những đặc trưng cơ bản:* Về phương thức sản xuất:- Trồng trọt và chăn nuôi phát triển, trong
đó sản xuất lúa nước đóngvai trò chủ đạo.- Cùng với sản xuất nông nghiệp, họ đã biết chăn nuôi
trâu, bò, lợn,gà… Chăn nuôi đã có vị trí quan trọng, vật nuôi được dùng để lấy sứckéo, ăn thịt, săn
thú.- Các loại hình nông cụ của cư dân Đông Sơn khá đa dạng với cuốc,xẻng, mai, thuổng và đặc
biệt là lưỡi cày đồng. Trên trống đồng ĐôngSơn người ta thấy khắc hoa văn hình bò, một số di chỉ
khảo cổ còn tìmthấy hình gà.- Nghề thủ công đã có sự phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sảnxuất,
sinh hoạt và chiến đấu: + Nghề luyện kim màu: Đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra khốilượng sản
phẩm lớn, nhiều chủng loại. Trong đó, trình độ luyện kimđồng đã đạt đến đỉnh cao, có thể đúc được
những vật lớn, hoa vănphong phú. Cư dân Đông Sơn cũng đã biết luyện sắt và đúc sắt làmcông cụ
sản xuất, chiến đấu (tuy đồ sắt được phát hiện trong văn hóaĐông Sơn không nhiều). + Đồ gốm
Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, có sự tiến bộ vềsử dụng chất liệu, kỹ thuật tạo hình, tạo
dáng và trang trí. + Một số nghề thủ công khác cũng khá phát triển: nghề làm thủytinh, nghề mộc,
nghề dệt…* Về văn hóa sinh hoạt vật chất:- Mô hình bữa ăn của cư dân Đông Sơn là: Cơm – Rau –
Cá (cơm vàrau là chủ đạo) => sự hiểu biết và tận dụng môi trường tự nhiên củangười Đông Sơn- Đồ
dùng sinh hoạt được chế tác bằng 3 chất liệu chủ yếu: đồ gốm, đồđồng và đồ gỗ. Một số loại đồ
dùng sinh hoạt tiêu biểu như: nồi, chõ,mâm, chậu, âu, bình, thố, thạp…- Nhà ở: + Vật liệu: Chủ
yếu sử dụng các vật liệu thực vật: gỗ, tre, nứa, lá… + Dựa theo hình khắc trên mặt trống đồng,
người ta thấy 2 mô hìnhkiến trúc: nhà sàn mái cong và nhà sàn mái khum. Trong đó nhà sànmái
cong hình thuyền là loại hình kiến trúc phổ biến, chứng tỏ sự gắnbó và cách ứng xử thông minh của
người Việt cổ với môi trường tựnhiên sông nước.- Trang phục, trang sức: Có những nét riêng, độc
đáo: + Phụ nữ vặc váy và yếm. Nam giới đóng khố, cởi trần. Ngày hộitrang phục cầu kỳ hơn: nam
và nữ đều dùng áo liền váy, chất liệu bằnglông vũ hoặc lá cây, đầu đội mũ lông chim. Thời kỳ này
đã xuất hiệntrang phục của giới quý tộc. + Về trang sức: Nhuộm răng đen, xăm mình. Ngoài ra còn
đeo vòngtai hạt, chuỗi, nhẫn, và phổ biến là vòng chân.- Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền bè,
đường vận chuyển chủ yếulà đường sông, ven biển. Thuyền có loại thuyền độc mộc và thuyềnván
ghép.* Về văn hóa sinh hoạt tinh thần:- Về tư duy và nhận thức: + Người Việt cổ đã biết phân loại
sự vật theo chức năng như: côngcụ sản xuất (cuốc, cày, thuổng…); công cụ sinh hoạt (dao, bình);
côngcụ chiến đấu (cung, nỏ, giáo, mác…). + Tư duy toán học: Đạt đến trình độ nhất định như: tư
duy đối xứnggương, đối xứng trục. Trong nhận thức về thế giới, người Việt thời kỳnày đã có sự
nhận thức thế giới và nhận thức chính mình bằng tư duylưỡng phân: đàn ông – đàn bà, núi – biển,
trời – đất…- Về tín ngưỡng tôn giáo: + Tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực: Có vai trò
quantrọng trong đời sống tâm linh con người. + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Cũng ra đời trong thời
kỳ này.- Về phong tục: Đã xuất hiện tục nhuộm răng, ăn trầu, phong tục cướixin, ma chay, phong
tục lễ hội. Đặc biệt lễ hội thời kỳ này khá phongphú như hội mùa, hội cầu nước…
- Về văn hóa nghệ thuật: Nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạc tượng,nghệ thuật kiến trúc đã hình
thành. Đặc biệt trống đồng Đông Sơn làsự phát triển vượt bậc, là một biểu tượng văn hóa, cũng là
một giá trịnghệ thuật đặc sắc.
- Chữ viết: + Nghiên cứu một số hiện vật đồng thau thuộc văn hóa Đông Sơn,các nhà khảo cổ đã
chứng minh về sự tồn tại của chữ viết thời ĐôngSơn, có thể gọi là chữ viết Đông Sơn. Các loại chữ
viết này đượcchạm khắc trên công cụ, vũ khí bằng đồng thau, các đường nét còn sơlược nhưng khúc triết, rõ ràng.
+ Ngoài ra, còn tìm thấy các dạng văn tự khác viết trên đồ đá, đồxương, đồ gốm. Trong đó, có loại
hình văn tự thắt nút (dùng một sốsợi dây có màu sắc khác nhau buộc lại thành các nút khác nhau,
đểtrao đổi thông tin và biểu đạt suy nghĩ, tư duy).
- Kỹ thuật quân sự: + Vũ khí: Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độcđáo về hình
dáng, phong phú về số lượng. Những cuộc khai quật ởthành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành
Hà Nội) đã phát hiện rakho chứa hàng vạn mũi tên đồng. + Thành quách: Thành Cổ Loa thể hiện
sự sáng tạo độc đáo củangười Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống giặc ngoại xâm. Vớicác
bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa làmột căn cứ phòng thủ vững chắc để
bảo vệ nhà vua, bảo vệ triều đìnhvà kinh đô.
2. Vị trí của văn hóa Đông Sơn trong tiến trình hình thành và pháttriển của văn hóa Việt Nam:- Văn
hóa Đông Sơn được coi là cốt lõi của người Việt cổ. Cùng vớivăn hóa Óc Eo, văn hóa Sa Huỳnh,
tạo thành “tam giác văn hóa” củangười Việt Nam.- Đây cũng là một thành tựu văn hóa có ý nghĩa
lớn lao trong lịch sửdựng nước và giữ nước của dân tộc.- Tạo nền tảng để văn hóa Việt Nam giao
lưu tiếp biến với các nền vănhóa khác như: Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á trong thiên niên kỷđầu
CN mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
- Những thành quả của văn hóa Đông Sơn mở ra một thời kỳ pháttriển mới trong văn hóa Việt Nam,
tạo thành những nét bản sắc vănhóa riêng biệt của văn hóa Việt Nam Câu 4: Lí-Trần
Thời đại Lý - Trần là thời kỳ huy hoàng trong lịch sử Việt Nam xây dựng được Nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền hùng mạnh, khẳng định sức mạnh dân tộc, thực hiện nền Độc lập tự chủ
vững bền sau 1000 năm mất nước và phục hưng mạnh mẽ văn hóa Việt Nam.
1. Văn hóa vật chất: Về mặt văn hóa vật chất, trong thời đại Lý - Trần đã đạt được một số thành
tựu quan trọng: - Thành tựu to lớn thứ nhất ở thời kì này là xây dựng được kinh thành Thăng Long
với kết cấu bởi 3 vòng thành: Thành Nội, Thành Trung, Thành Ngoại. - Trong khu vực kinh thành
Thăng Long cũng được xây dựng một số ngôi chùa: Chùa Diên Hựu (Một Cột), chùa Hưng Thiện,
chùa Thắng Nghiêm… Ở thời đại Lý – Trần chùa thường gắn với núi non, sông nước, mây trời. -
An Nam tứ đại khí là những kỳ tích của giai đoạn này. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật
Việt Nam, con rồng thời Lý - Trần cũng có những điều hết sức đặc biệt. - Văn Miếu – Quốc Tử
Giám được khởi công xây dựng từ thời Lý (1070) là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho sự ảnh
hưởng của Nho giáo vào nước ta. Văn Miếu nằm ở trung tâm kinh thành Thăng Long, trên một vùng
đất rộng lớn được xây dựng theo kiểu đặc trưng phương Đông.
2. Văn hóa tinh thần: Văn hóa tinh thần tiếp nối văn hóa thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, nhưng các tư
tưởng tôn giáo bắt đầu thế hiện đậm nét hơn và có sự phân hóa rõ rệt: - Từ vua chúa đến dân chúng
ai ai cũng sùng mộ Đạo Phật. - Vào nửa đầu thế kỷ XI, dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054),
giặc giã nổi lên khắp nơi. Nhà vua và các nhà tư tưởng uyên bác đương thời đã nhậnra hạn chế của
Phật giáo và tính ưu việt của triết lý Nho giáo trong việc trị quốc.
=> Chính vì vậy, Nho học được du nhập mạnh mẽ hơn, dần dần phát huy ảnh hưởng đến đời sống
xã hội cùng với Phật giáo và Lão giáo.
3. Giáo dục khoa cử: - Vua tổ chức nhiều kỳ thi tuyển chọn người tài cho đất nước. - Nho giáo ngày
càng được đề cao nên Nho học cũng ngày càng được suy tôn. Năm Bính Thìn (1076) niên hiệu Anh
Võ Chiêu Thắng, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Từ Giám để đón nhận con em các quý tộc, quan
lại cao cấp vào học. - Cùng với việc mở các kỳ thi tuyển chọn nhân tài, vua Lý Nhân Tông cũng hết
sức đề cao Phật giáo, tuyển chọn những nhà sư có tài năng và đức độ và phong cho các nhà sư đó
danh vị Quốc sư. - Vào năm 1253, vua quyết định đổi tên Quốc Tử Giám thành Thái học viện. Nơi
đây trở thành nơi truyền giảng, học tập tứ thư, ngũ kinh không chỉ cho con cháu vua quan quí tộc
mà còn cho nhân tài trong cả nước. - Bước sang thời Trần, nhìn chung việc học hành thi cử đã tiến
bộ hơn triều Lý. Hệ thống trường học đã được thiết lập và mở rộng từ trung ương đến các địa phương.
4. Văn hóa nghệ thuật, văn chương bác học: Từ thời đại Lý – Trần, nền văn hóa nghệ thuật, văn
chương bác học đã được phát triển có hệ thống, đạt đến đình cao trên mọi phương diện: - “Thiên đô
chiếu” của Lý Thái Tổ (1009) thể hiện tầm nhìn chiến lược hàng nghìn năm của một vị quân vương,
khẳng định sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ của một quốc gia hùng mạnh. - Bản tuyên ngôn
độc lập lần thứ nhất của dân tộc Việt Nam “Nam quốc sơn hà” cũng được xuất hiện ở giai đoạn lịch
sử này. “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện rõ hào khí Đông
A, tinh thần “Sát Thát" của vua tôi nhà Trần. Dòng văn học chữ Nôm ra đời và tồn tại song hành
cùng nền văn hóa chữ Hán. Tầng lớp Nho sĩ, tri thức ngày càng đông đảo, có nhiều cống hiến quan
trọng vào việc cùng cố nền độc lập dân tộc, khơi dậy tự hào và ý chí quật cường vươn lên của một
dân tộc tự do, một quốc gia độc lập. Trong thời đại Lý – Trần, nghệ thuật quân sự đã phát triển
thành một nền văn hóa quân sự với những nguyên tắc, nguyên lý chặt chẽ đuợc thể hiện qua sách vở
và thực hiện trong các trận đánh tiêu diệt quân xâm lược. Tinh thần yêu nước thiết tha là một đặc
điểm nổi bật ở thời đại Lý Trần tinh thần yêu nước ấy luôn luôn được thể hiện trong các tác phẩm
văn học, sử học, trong mỗi bài thơ, bài hịch, bài chiếu của các nhà sư, nho sĩ, tướng quân hoặc vua chúa. 5. Ngôn ngữ, chữ viết Chữ Hán Chữ Nôm
Du nhập khoảng TK I-II đầu CN Xuất hiện khoảng thế kỷ XII-XIII
Từ TK XI, chữ Hán là chữ chính thức trong khoa cử và hành chính Thành tựu thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc 6. Quân sự
Coi trọng giáo dục tướng sĩ và binh lính lòng yêu nước.
Trong thời đại Lý – Trần, nghệ thuật quân sự đã phát triển hành một nền văn hóa quân sự với những
nguyên tắc, nguyên lý chặt chẽ được thể hiện qua sách vở và thực hiện trong các trận đánh tiêu diệt quân xâm lược.
Câu 8: Trình bày những đặc điểm của gia đình người Việt truyền thống. 1. Khái niệm gia đình
Là 1 đơn vị xã hội có tổ chức.
Gồm 1 cộng đồng người được hình thành và phát triển trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, pháp lý.
Có quan hệ mật thiết với nhau trong sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần 3.
Đặc điểm của gia đình người Việt truyền thống a.
Sự gắn kết giữa gia đình và dòng họ
Gia đình người Việt trong xã hội cổ truyền có mối quan hệ mật thiết với dòng họ.
Ưu điểm: dòng họ chính là gia đình mở rộng và là nơi nương tựa của con người cả về vật chất và tinh thần.
Hạn chế: sự tranh giành quyền lực, phô trương thanh thế của dòng họ này với dòng họ khác, dẫn
đến mất đoàn kết trong họ hàng làng nước.
Chính bởi sự gắn kết bền chặt và linh thiêng giữa gia đình và dòng họ, nên người Việt rất coi trọng
việc duy trì nòi giống, nổi dài cây gia phả dòng họ, viết tiếp những trang sử mới cho gia đình và gia tộc.
Gia đình người Việt coi trọng chức năng sinh con để nối dõi tông đường bởi sinh con là để có thêm
nhân lực trong hoạt động kinh tế, và bởi người Việt rất quý trọng con người.
Gia đình không chỉ sinh con đẻ cái mà quan trọng là giáo dục con cái theo những thang bậc và
chuẩn mực giá trị văn hóa gia đình, giáo dục tri thức và nhân cách, làm rạng danh gia tộc, cộng đồng.
Con người là chủ thể và là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận những giá trị văn hóa gia
đình và trở thành truyền nhân để những giá trị đó được kế thừa có chọn lọc, trở thành chuẩn mực giá
trị văn hóa dân tộc, giá trị văn hóa Việt b. Hoạt động kinh tế
Nghề chính của gia đình người Việt là sản xuất nông nghiệp. Song trình độ canh tác còn ở mức nhất
định và phụ thuộc vào thiên nhiên => năng suất bấp bênh không ổn định.
Trong nền sản xuất tiểu nông, vai trò của lao động nữ trong gia đình khá nổi trội:
Tham gia những khâu quan trọng và thậm chí đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất.
Với phẩm chất chịu thương, chịu khó, cần cù lam lũ, vào những lúc nông nhàn, người phụ nữ cũng
đảm nhận các hoạt động kinh tế khác như chăn nuôi, làm nghề phụ...
Trong hoạt động kinh tế của xã hội truyền thống, cùng với sản xuất nông nghiệp là 1 số nghề thủ
công hoặc buôn bán nhỏ, phân chia đồng đều cho cả nam và nữ.
Người phụ nữ thường được giao nhiệm vụu quản lý kinh tế để chỉ tiêu trong gia đình hợp lý, khoa
học, đảm bảo cho cuộc sống ổn định của gia đình. c. Đời sống tâm linh
Gia đình Việt Nam thực hiện tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên.
Chính tín ngưỡng này đã đem đến cho gia đình đời sống tâm linh sâu sắc khiến gia đình không chỉ
là không gian sinh tồn của những người đang sống mà thực sự là trốn đi về, là nơi hội tụ, gặp gỡ
những người đang sống và những người đã khuất, giữa cõi thực và cõi hư, giữa hiện tại và tương lai.
Người Việt thờ cúng Tổ tiên không chỉ xuất phát từ niềm tin về sự bất tử của linh hồn mà còn nằm ở
chính đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt, biểu thị sự tri ân sâu sắc của con cháu đối với
ông bà cha mẹ đồng thời cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì che chở bao bọc cho con cháu.
Gia đình người Việt có tín ngưỡng thờ Thần Thổ Công cùng với thờ cúng tổ tiên.
Thổ công định đoạt sức khỏe trong gia đình nên là vị thần rất quan trọng. Vị trí của bàn thờ được
đặt ở nơi trung tâm trong kết cấu nhà ở. Trên bàn thờ thường có nước và lửa biểu tượng cho triết lý Âm Dương. d.
Vai trò người phụ nữ trong gia đình
Trong xã hội cổ truyền và cả trong xã hội hiện đại, người phụ nữ Việt Nam luôn được tôn trọng và
khẳng định được vị thế của mình.
Vai trò của người phụ nữ trong gia đình được đề cao trước tiên do từ cơ tầng sâu xã hội là chế độ
mẫu hệ cộng với đặc điểm trọng nghĩa tình trong tính cách người Việt, dẫn đến vị trí của người phụ
nữ trong hoạt động kinh tế. ⇒Cơ sở hình thành truyền thống tôn trọng phụ nữ trong văn hóa Việt Nam.
Vai trò của người phụ nữ cũng được khẳng định ở thiên chức làm vợ, làm mẹ trong gia đình.
Là vợ, người phụ nữ chia sẻ mọi trách nhiệm, nghĩa vụ, gian truân và niềm hạnh phúc với chồng ⇒
phụ nữ là chỗ dựa tình cảm, là nguồn động viên khích lệ tinh thần bảo vệ sự yên ấm trong gia đình.
Vai trò làm mẹ của người phụ nữ không chỉ thể hiện ở công lao sinh thành chín tháng mang nặng đẻ
đau, mà còn thể hiện chủ yếu ở việc nuôi dạy con cái.
Câu 5: Trình bày đặc điểm hệ thống tín ngưỡng Việt Nam.
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn
giáo của thế giới.Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần
làm cho nền văn hóa Việt Namphong phú và đặc sắc.
Các đặc điểm hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam
* Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị, tranh chấp và
xung đột. Cáctín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan
dung, độ lượng, nhân ái củangười Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố
để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiềutín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng
dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người khôngcó tôn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một
làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ ủa tôn giáo khác hoặc với
những người không theo tôn giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm,dòng họ.
*Hai là, các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước ngoài. Các
nghiên cứu về lịchsử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng tôn giáo có từ người Việt
cổ, thể hiện trực quan qua các hìnhtượng chim Lạc và con Rồng. Hệ thống giáo lý của các tôn giáo
nội sinh (Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cưsĩ Phật hội Việt Nam,...) hầu hết đều sao chép
hoặc chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo có trước.
*Ba là, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến Chân -
Thiện - Mỹ, chịuảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn
hóa đa dạng, phong phú về bảnsắc của dân tộc.Thực tế, mỗi tôn giáo đều mang trong nó một hay
nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng này đã có sự giao thoa với vănhóa Việt Nam. Qua hàng trăm năm
tồn tại, phát triển, văn hóa tín ngưỡng ngoại nhập dần được Việt hóa và trở thànhmột bộ phận của
văn hóa Việt Nam.*Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc,
phản động luôn tìm mọi cách lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng,
tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gâymất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng.
Câu 6: Trình bày ý nghĩa văn hoá của lễ hội truyền thống Việt Nam.
* Khái niệm của lễ hội: là một hình thức sinh hoạt văn hóa tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người
trên cơ sở nhằmthỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người khi sống thành cộng đồng
- Lễ: là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần
linh, phản ánhnhững ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả
năng thực hiện.- Hội: là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu
cuộc sống, từ sự tồn tại và pháttriển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho
từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ,sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa
màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào 4 chữ“nhân khang, vật thịnh”.
* Ý nghĩa văn hóa của lễ hội truyền thống VN:- Thực hiện chức năng liên kết cộng đồng, dù dưới
hình thức nào lễ hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tậpthể của nhân dân được tổ chức sau
thời gian lao động, sản xuất hay nhân dịp kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọngliên quan đến sự
tồn tại của một cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến một cái gì đó.- Phản ánh, bảo lưu và truyền
bá các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyềnthống đã qua.- Tạo
cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách
mỗi conngười như được sưởi ấm tình nhân đạo, nhân văn để rồi thẩm thấu vào cuộc sống đời
thường, đáp ứng nhu cầu đờisống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có ý
nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.=> Lễ hội hướng con người tới “cái thiêng” và gắn bó con người lại với
nhau, có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớpxã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ
Câu 7: Trình bày những đặc trưng văn hóa trang phục của Việt Nam.
Đặc điểm chung của văn hóa trang phục
- Trang phục phát triển từ sơ khai cho đến hiện tại và luôn song hành cùng với sự vận động và phát
triển của lịchsử. Ban đầu con người dùng những đồ che thân thô sơ như lá cây, vỏ cây, da thú… cho
đến nay con người tự trangđiểm cho mình bằng những bộ trang phục với chất liệu quý hiếm. Người
ta mặc những bộ trang phục thích hợp vớihoàn cảnh, với tính chất nghề nghiệp với môi trường sinh
hoạt đa dạng của từng người.+ Về chất liệu: chủ yếu được chế tác từ các loại cây cối như tơ cây
chuối, cây gai, bông, nuôi tằm lấy kén dệtvải+ Về màu sắc: chủ yếu dùng màu nâu hoặc đen, màu
gần với bùn đất, phù hợp với công việc lao động đồng áng- Trang phục có thể phân ra nhiều loại
hình khác nhau, đó có thể là các bộ triều phục trong xã hội phong kiến trướcđây, trang phục lễ hội
cổ truyền, trang phục dân tộc, trang phục biểu diễn nghệ thuật, trang phục tôn giáo, trang phụclễ
cưới, lễ tang…- Văn hóa trang phục cũng chính là văn hóa mặc của con người. Nhưng con người
không chỉ biết mặc cho ấm màcòn biết mặc cho đẹp, nên vấn đề mặc chính là văn hóa. Đằng sau
văn hóa là thị yếu thẩm mỹ, là quan niệm sống, làsự thể hiện trình độ nhận thức trong văn hóa ứng
xử. - Trang phục của người Việt có thể được xem xét bằng cách phân định thời gian: trang phục
truyền thống, trangphục hiện đại. Cũng có thể tiếp cận vấn đề từ góc độ trang phục đời thường,
trang phục lễ hội. Hoặc chỉ ra các lớpvăn hóa hội tụ trên trang phục người Việt từ phương Đông và phương Tây…
* Trang phục truyền thống- Chất liệu ban đầu: vỏ cây, lá cây, những sợi dây rừng.- Trang phục của
người phụ nữ là mũ đội đầu, yếm che thân và váy; sau này xuất hiện trang phục lễ hội với áo mớba
mớ bảy- Trang phục của người đàn ông trước đó là chiếc khố che thân, về sau biết tạo ra cho mình
bộ quần áo riêng. Xuấthiện quần ống hẹp, đũng cao, gọn gàng hơn, thường may bằng vải trắng, đó
là quần ống sớ. Lễ phục sau này là áodài, khăn xếp- Dần dần, người Việt bắt đầu sử dụng cây gai,
cây bông, trồng dâu nuôi tằm để lấy kén để dệt vải; biết tạo ra sắcmàu để làm đẹp -> Kỹ thuật
nhuộm vải ra đời, nhiều màu sắc phong phú được tận dụng từ tự nhiên- Văn hóa mặc của VN ít
nhiều chịu sự tác động và thay đổi khi tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc. Người Việt tiếpnhận các
yếu tố vật chất của phương Bắc để bổ sung và làm giàu thêm cho văn hóa truyền thống- Tấm áo
manh quần không chỉ là cái mặc che thân mà còn là văn hóa lối sống: “nhường cơm sẻ áo”, “vạch
áo chongười xem lưng”, “yêu nhau cởi yếm cho nhau”,...
* Trang phục hiện đại- Đây là văn hóa trang phục của người Việt kể từ khi tiếp xúc với văn hóa
phương Tây. Khi tiếp xúc với văn hóaphương Tây, cái truyền thống của người Việt đã chịu tác động
của hiện đại và thay đổi nhiều- Chiếc áo dài hiện nay được kế thừa từ áo tứ thân ngũ thân, cách tân
mà tạo thành. Áo dài Việt Nam trở thành biểutượng của sự kết hợp thông minh và tài hoa trong sự
sáng tạo của người Việt, trở thành nét độc đáo trong văn hóatrang phục Việt Nam hôm nay, làm nổi
bật sự dịu dàng, nét cong mềm mại đằm thắm của người phụ nữ- Trang phục nữ giới ngày càng đa
dạng: áo sơ mi, áo phông, quần đủ kiểu đủ loại hợp mốt, năng động, thời trang.- Trang phục nam
giới: áo sơ mi, comple, cavat, quần âu, áo khoác,... Nhiều kiểu dáng quần áo giúp người đàn ôngthể
hiện rõ cá tính mạnh mẽ và thị yếu thẩm mỹ của mình.- Trang phục truyền thống xưa chỉ xuất hiện
trong lễ hội hay những sinh hoạt văn hóa đặc thù như giao lưu âm nhạc- Quá trình xâm nhập của
phương Tây một mặt hiện đại hóa văn hóa nước nhà, mặt khác làm mất đi nét đẹp truyềnthống.
Trang phục người Việt xưa nghiêng về sự kín đáo tinh tế thì ngày nay nhiều bộ trang phục khiến
nhiều ngườiphải suy ngẫm về quan điểm thẩm mỹ- Quá trình xâm nhập văn hóa đòi hỏi mỗi chúng
ta phải giữ gìn nét đẹp trong văn hóa mặc của dân tộc mình nhưngđồng thời cũng biết tôn trọng cái
khác biệt trong văn hóa dân tộc khác
Câu 9: Trình bày những đặc điểm của lễ Tết Việt Nam. 1. Khái niệm lễ Tết:
Thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Gắn liền với sự thay đổi thời tiết, thời vụ. Thiên về vật chất.
Diễn ra trong phạm vi không gian gia đình. Phần lễ: thờ cúng. Tết: ăn uống, giải trí 2. Hệ thống lễ Tết:
Lễ Tết có từ thời người Việt cổ dựng nước chứ không phải là kết quả của cuộc giao lưu tiếp biến
văn hóa Việt – Hán thời Bắc thuộc ngàn năm.
Tết Việt là của dân Việt, thức dâng trong lễ Tết là sản phẩm văn hóa Việt, thể hiện đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam nhiều, khác biệt với văn hóa phương Bắc.
Trong văn hóa Việt Nam, chúng ta có đến 12 cái Tết trong năm. Nhưng không phải cái Tết nào cũng
được đón đợi và tổ chức như nhau. Đó là Tết Táo Quân; Tết Nguyên Đán; Tết Khai Hạ; Tết Thượng
Nguyên; Tết Thanh Minh; Tết Hàn Thực; Tết Đoan Ngọ; Tết Trung Nguyên; Tết Trung Thu; Tết
Trùng Cửu; Tết Trùng Thập; Tết Hạ Nguyên.
Trong 12 cái Tết ấy thì Tết Nguyên Đán là lễ Tết quan trọng nhất. Nó diễn ra vào thời điểm kết thúc
một năm cũ, mở đầu một năm mới theo chu kỳ vận hành vũ trụ, nó phản ảnh tinh thần hòa điệu giữa
con người với tự nhiên.
Tết Nguyên Đán là Lễ Tết lớn nhất trong hệ thống Lễ Tết truyền thống của Việt Nam nó có ý nghĩa
nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của cuộc sống, biểu hiện của mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên theo quan niệm văn hoá nông nghiệp. 3.
Đặc điểm của lễ tết Việt Nam a.
Gắn liền với thời tiết
Tết là cách đọc chệch từ thời tiết mà ra, điều này cho thấy lễ Tết thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa
con người với thiên nhiên.
Do nền văn minh lúa nước, người Việt sống thuận theo sự vận hành của vũ trụ, thời tiết. Vì vậy lễ
tết là dịp để người dân gửi gắm lòng tôn kính và tri ân các vị thần linh có liên quan đến sự được mất
của mùa màng, thể hiện mong ước về một mùa màng bội thu. b.
Thể hiện sự gắn kết gia đình
Tết của Việt Nam là cuộc hành hương về với cội nguồn về nơi chôn rau cắt rốn về với gia đình, với
cộng đồng gia tộc và dân tộc.
Tết là ngày đoàn tụ linh thiêng xóa đi khoảng cách không gian và thời gian xóa bỏ mọi thù hận hóa
giải hờn dỗi để kết nối tình thân, để lối sống duy tình trở thành đạo lý của dân tộc. c.
Thể hiện tính cộng đồng, cộng cảm (gắn bó giữa những người đang sống với nhau, những
người đang sống với người đã mất)
Trong mỗi gia đình Việt Nam bàn thờ gia tiên có vị trí rất quan trọng. Đó là chốn linh thiêng là cõi
đi về của thần linh và tổ tiên là biểu tượng của đàn ông bà thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ của
những người đang sống đối với những người đã khuất.
Thức dâng lên bàn thờ tổ tiên được lựa chọn cẩn thận, bày biện công phu, đẹp mắt thể hiện lòng
kính trọng tưởng nhớ những người đã khuất. Điều này cho thấy thái độ tôn kính linh thiêng và thể
hiện được đạo lý sâu sắc của người Việt Nam đó là uống nước nhớ nguồn. d.
Thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Câu 10: Trình bày những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hóa Pháp giai đoạn 1858 – 1945. 1. Bối cảnh
Năm 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công vào khu vực bán đảo Sơn Trà, Đà
Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
Năm 1873, quân Pháp tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
Năm 1874 triều đình Huế đã phải ký với Pháp một hiệp định đầu hàng tại Sài Gòn, từ đây nước ta
rơi vào chế độ thực dân nửa phong kiến.
Quá trình giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và phương Tây đã được hình thành từ thế kỷ XVI nhưng
đến giai đoạn này cuộc giao lưu văn hoá đó ngày càng đậm nét mở rộng và tập trung chủ yếu vào mối quan hệ Việt-Pháp.
Đây là cuộc giao lưu gặp gỡ mang tính chất cưỡng bức, áp đặt của kẻ xâm lược với người bị xâm
lược, giữa một nước tư bản với một quốc gia phong kiến, giữa một nước ở trình độ phát triển văn
minh công nghiệp với một nước nông nghiệp lạc hậu, giữa một nước văn minh Thiên Chúa giáo với
một nước văn minh Phật giáo. 2. Văn hoá vật thể a. Kiến trúc
Nhiều đô thị được xây dựng trên khắp các miền, nhiều loại hình kiến trúc mới xuất hiện như: những
dãy nhà biệt thự kiểu miền Nam nước Pháp, các toà thị chính, ngân hàng, thư viện, nhà thờ,….theo
phong cách kiến trúc Gôtic.
Nghệ thuật kiến trúc Việt Nam bước đầu hoà nhập với những quy chuẩn của kiến trúc hiện đại châu Âu, đặc biệt là Pháp.
Dù bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Pháp nhưng những công trình kiến trúc ở Việt Nam vẫn giữ được
những nét độc đáo của kiến trúc cổ truyền Việt. Đó là hệ thống nhà có 2 tầng mái hay kiến trúc cột-
tảng kê chân cột, chồng rường, giá chiêng,... b. Văn hoá trang phục
Cũng thay đổi với sự du nhập những kiểu cách trang phục mới phim chất liệu về kiểu dáng về quan điểm thẩm mỹ.
Sự biến đổi văn hóa ở thời kỳ này không chỉ tác động đến quy mô xã hội mà còn tác động đến cuộc
sống sinh hoạt tình cảm của mỗi người dân Việt. 3. Văn hoá phi vật thể
Từ khi xâm lược nước ta, đế quốc Pháp đã gặp phải sự đấu tranh chống trả rất quyết liệt với các phong trào Cần Vương,...
Tinh thần yêu nước căm thù giặc Pháp lan rộng và được phản ánh trong tư tưởng của người dân.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai đã tác động tạo nên nhiều sự biến đổi ở nước ta.
hình thành giai cấp mới là giai cấp công nhân, xuất hiện tầng lớp thị dân.
Tư tưởng Mác- Lênin được truyền bá rộng rãi, báo chí ra đời. Văn học chữ Quốc ngữ dần thay thế
cho văn học chữ Hán, xuất hiện các thể loại mới như tiểu thuyết, truyện ngắn và phong trào thơ mới.
Dòng âm nhạc tiền chiến phát triển đi sâu vào ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa.
Nghệ thuật hội hoạ cũng phát triển mạnh mẽ, dòng thơ cách mạng đạt đến đỉnh cao.
Câu 11: Phân tích đặc điểm của lễ hội truyền thống Việt Nam. Liên hệ việc thực hành lễ hội hiện nay. 1. Khái niệm:
Lễ hội là việc tổ chức các nghi thức, nghi lễ nhất định diễn ra trong 1 thời gian và không gian cụ thể
nhằm nhắc lại sự kiện lịch sử, tưởng nhớ công ơn các vị anhhùng, cầu mong, mùa màng bội thu.
Cơ sở hình thành lễ hội: nhu cầu tâm linh, vui chơi giải trí, đời sống văn hóa nông nghiệp. 2. Đặc điểm
Là sinh hoạt tập thể của 1 cộng đồng dân cư nhất định, diễn ra thời gian không gian nhất định trên
phạm vi cả nước. Ví dụ: Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ tổ chức ở Phú Thọ mà khắp nơi trên cả
nước cũng nhớ và hưởng ứng ngày giỗ.
Các lễ hội thường diễn ra ở các làng quê. Hầu như không làng quê nào ở Việt Nam không có lễ hội.
Là sinh hoạt văn hóa tổng hợp. Bao gồm: tinh thần và vật chất; tôn giáo và tín ngưỡng; linh thiêng và đời thường.
Hệ thống lễ hội phong phú, đa dạng theo vùng, mùa với hơn 9000 lễ hội được phân chia thành 3 loại
hình nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa chung của nền văn minh nông nghiệp lúa nước:
Lễ hội liên quan đến cuộc sống con người trong mối quan hệ tương quan với tự nhiên: Hội chùa Dâu (Bắc Ninh),….
Lễ hội liên quan đến cuộc sống con người trong mối quan hệ với môi trường xã hội: là những lễ hội
kỷ niệm các anh hùng dựng nước và giữ nước. Ví dụ: Hội Đền Hùng giỗ Tổ Hùng Vương, hộiGióng
Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng: lễ hội tin ngưỡng - tôn giáo, ví dụ: hội chùa Hương,...
Lễ hội gồm 2 bộ phận: lễ và hội
Phần lễ là các nghi thức thờ cúng được thực thi trong lễ hội (thường có sự giống nhau trong các lễ
hội). Ví dụ: dâng rượu, dâng trà, dâng hoa quả,...Phần hội là phần khác nhau trong các lễ hội. Là
sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng.
Lễ vật dâng lên lễ hội được chuẩn bị công phu và cẩn trọng, cho thấy thái độ tôn kính của con người trong nghi lễ. 3. Liên hệ
Nhiều lễ hội có chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại như mê tín dị đoan, cờ
bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy định.Hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được
nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn thu qua công đức, lệ phí,. được sử dụng cho tôn tạo di tích,
tổchức lễ hội nhằm bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống,..
Một số lễ hội tổ chức với quy mô ngày càng lớn, hình thức tổ chức với nhiều nội dung, nhiều hoạt
động, các địa phương đã dựa vào nội lực là chính, nhiều lễ hội đã chính phục được du khách, tôn
vinh di sản, nâng cao uy tín của thương hiệu du lịch hấp dẫn của địa phương; quảng bá du lịch, giới
thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và mỹ tục truyền thống văn hoá lâu đời tốt đẹp, độc đáo của dân tộc ta.
Tuy nhiên, ông tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần chúng nhân dân hiểu rõ giá trị truyền thống
trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong công tác tổ chức lễ hội còn hạn chế.
Một số lễ hội còn có biểu hiện lãng phí. Còn xuất hiện hiện tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương
mại hóa trong hoạt động dịch vụ lễ hội, tệ nạn bán hàng rong, bán sách ngoài luồng, xem tướng số,
tử vi, lôi kéo khách hành hương, nâng giá trị dịch vụ, đặt tiền công đức tùy tiện, tệ nạn ăn xin, ăn
mày làm giảm đi tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa trong hoạt động lễ hội.
Lễ hội dân gian lớn được tổ chức quy mô và cầu kỳ hơn trước nhưng cơ sở vật chất, hệ thống hạ
tầng, đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách, văn hóa tâm
linh có xu hướng thiếu lành mạnh.
Một số nơi tổ chức lễ hội để lại những vấn đề về ô nhiễm môi trường, xả rác thải bừa bãi ở nơi tổ chức lễ hội.
Câu 12: Phân tích những đặc điểm của làng Việt truyền thống. Liên hệ với vấn đề xây dựng làng
văn hoá trong giai đoạn hiện nay. 1.
Cơ cấu hành chính và diện mạo văn hóa
Làng là một không gian cộng cảm, cộng cư, cộng mệnh, cộng tồn của 1 cộng đồng dân cư nhất định.
Có 3 biểu tượng để xác định không gian văn hóa của làng đó là: Cây đa (biểu tượng sự trường tồn).
Bến nước (biểu tượng sự quây quần đoàn tụ).
Sân đình (biểu tượng văn hóa tâm linh).
Dựa vào phương thức sản xuất, có 3 loại hình làng Việt truyền thống cơ bản: Làng thuần nông.
Làng nghề. Làng vạn chài.
Làng được xác lập dựa trên 3 nguyên lí cơ bản: huyết thống, nơi chốn và lợi ích.
Về cơ cấu hành chính, làng là 1 đơn vị xã hội được tổ chức chặt chẽ bởi 3 vòng tròn đồng tâm:
Tầng lớp kỳ địch: là diện mạo hành chính của làng, thường là lý trưởng hay các chức sắc được lựa
chọn theo nguyên tắc dân chủ.
Tầng lớp kỳ mục: được cơ cấu từ những già làng, những quan viên, những bậc cha chú. Tiếng nói
của họ là điểm tựa và niềm tin cho dân làng.
Dân cư: là lực lượng quyết định tạo dựng nên VH làng. Có 2 loại đó là dân ngụ cư và dân chính cư
(dân từ nơi khác đến). Dân cư đóng vai trò quan trọng bởi họ vừa là lực lượng đông đảo nhất quyết
định diện mạo văn hoá làng, vừa thể hiện sâu sắc nhất tâm lý và lối sống của người dân Việt Nam.
Hai đặc điểm cơ bản của làng quê:
Tính cộng đồng: góp phần tăng cường tình đoàn kết trong làng, mọi người trở nên gắn bó tuy nhiên
mặt trái là cái tôi cá nhân bị hạ thấp, coi thường. Biểu hiện của tính cộng đồng là cây đa, bến nước, sân đình.
Tính tự trị: tính tự trị trong làng xã đề cao tinh thần tự chủ, độc lập của làng cũng như người dân
sống trong làng. Mặt trái là tạo nên sự cô lập giữa các làng cũng như làng với nước, người dân ích
kỷ, tư hữu. Lũy tre là biểu hiện đặc trưng của tính tự trị.
Văn hóa làng thể hiện rõ nhất ở hương ước - là thứ luật làng đã được đúc kết từ lệ tục, được phát
triển và xây dựng thành văn bản luật có tính pháp lý, thành chuẩn mực điều tiết hành vi ứng xử của
mọi thành viên trong cộng đồng làng.
Hương ước thường có 3 phần: lý do soạn thảo hương ước, nội dung thông qua các chương và các
điều khoản, quy định về cách tổ chức thực hiện.
Hương ước thể hiện chức năng hành chính của làng, từ đó 1 đặc điểm nổi bật chính của văn hoá
làng được xác định đó là tính tự trị. 2.
Hoạt động kinh tế của làng
Hoạt động của làng thể hiện tính cộng đồng trong văn hóa lối sống biểu hiện trước hết là ở sự lựa
chọn phương thức sản xuất (nếu cả làng đồng nhất chọn sản xuất nông nghiệp thì diện mạo sẽ là làng thuần nông).
Phương thức sản xuất, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động... đều là chung.
Điều hành hoạt động kinh tế của làng là ban chủ nhiệm hợp tác xã ⇒ hoạt động kinh tế của làng
truyền thống Việt không tách rời cá nhân ra khỏi cộng đồng.
Cách thức tổ chức hoạt động kinh tế này làm nảy sinh nguyên tắc, lối sống đặc điểm mang tính tổng
quản là tính cộng đồng.
Tích cực: là tạo nên lối sống duy tinh tinh thần đoàn kết, cùng nhau bán mặt cho đất, bán lưng cho
trời, cùng hoạt động để tạo ra giá trị kinh tế.
Hạn chế: làm tính sáng tạo bị mài mòn, bình quân chủ nghĩa dẫn đến chủ nghĩa cào bằng, làm mất
động lực để hãng say cống hiến, tâm lý an phận thủ thường, thụ động,.. -
Hoạt động kinh tế làng là kinh tế trao đổi hàng hóa. Những sản phẩm từ hoạt động mang tính cá thể
gia đình được mang ra trao đổi trong cộng đồng làng xã, dần xuất hiện 1 hoạt động vừa mang tính
kinh tế vừa mang giá trị văn hóa, đó là chợ quê.
Chợ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, từ chợ làng thành chợ huyện, thành chợ tỉnh,... 3. Đời sống tâm linh
Làng Việt là nơi linh thiêng bởi nó không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên mà còn là nơi Tổ tiên nằm lại.
Biểu hiện rõ nhất chức năng tâm linh của đời sống làng là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng - thờ 1
vị thần che chở, bao bọc cho đời sống của dân làng, bảo vệ sự bình yên phát triển bền vững cho văn hoá làng.
Nơi thờ thần Thành Hoàng Làng là đình làng. 4.
Liên hệ vấn đề xây dựng làng văn hoá hiện nay
Xây dựng làng văn hoá sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn Việt
Nam. Làng văn hoá sẽ là sức sống mới của nông thôn Việt Nam trêncon đường công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Ngày nay, làng xã cổ truyền đã thay đổi, không còn bao bọc khép kín trong lũy tre làng mà là một
đơn vị dân cư mở. Đây là điều kiện để các làng xã phát triển, nhất là phát triển kinh tế hàng hóa, mở
rộng làng nghề hay nông nghiệp sạch... để nâng cao đời sống nhân dân.
Xây dựng làng văn hóa đã gắn kết phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, tạo bộ mặt nông thôn mới.
Nhiều làng đã xây dựng được hệ thống thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư viện, nhà truyền thống...
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh khiến nông thôn Việt Nam đang chịu nhiều áp lực dẫn
đến những biến đổi cơ cấu kinh tế, truyền thống văn hoá.
Phát triển kinh tế - xã hội song song với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của làng là 1
trong những nội dung quan trọng của xây dựng văn hóa làng được Đảng và Nhà nước quan tâm hiện nay.
Câu 13: Phân tích đặc điểm văn hoá giao thông truyền thống của người Việt. 1.
Khái niệm văn hóa giao thông
Là biểu hiện cụ thể của văn hóa trên lĩnh vực giao thông; được biểu hiện là cách ứng xử có ý thức
và có trách nhiệm khi tham gia giao thông hoặc những hoạt động liên quan đến giao thông.
Nói đến văn hóa giao thông là nói đến phương tiện giao thông và cách con người sử dụng các
phương tiện đó để đi lại. 2.
Đặc điểm văn hóa giao thông truyền thống của người Việt
Ban đầu khi người Việt sống ở văn hóa núi hay văn hóa biển: thì cách thức đi lại của con người dựa
vào chính bản thân, họ đi trên đôi chân trần.
Khi xã hội sống của con người được tổ chức cao: họ sử dụng súc vật đã được thuần hóa để làm
phương tiện giao thông: như voi, ngựa,... .
Từ văn hóa núi xuống văn hóa đồng bằng con người - dựa vào sức nước và phương tiện đi lại ở
vùng văn hóa sông nước chủ yếu là bằng thuyền.
Người Việt sống trong môi trường sông nước, cho nên hình thức giao thông đầu tiên là đi lại bằng
thuyền, bè, ghe, mảng; với các dụng cụ hỗ trợ như mái chèo, con sào, dây kéo, cánh buồm; với cả
một không gian sông nước quen thuộc nhưng bến, đôi bờ, triền đê, con sông,...
Giao thông đường thủy của Việt Nam loại hình giao thông có ý nghĩa quan trọng bởi Việt Nam có
mật độ sông hồ, kênh rạch vào loại lớn nhất thế giới. Văn hóa giao thông đường thủy trở thành đặc
trưng của văn hóa giao thông Việt Nam, được hiểu là giao thông trên nước, ban đầu là đường thủy
nội địa, về sau phát triển mở rộng thêm hệ thống đường thủy quốc tế.
Văn hóa ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển của văn hóa giao thông. Ngày càng xuất hiện
thêm nhiều loại hình phương tiện đi lại: xe đạp, xe xích lô cho đến ô tô, tàu hỏa; từ những chiếc cầu
tre lắt lẻo, cầu khi chênh vênh được thay bằng những chiếc cầu xi măng cốt thép,...
Cùng với phương tiện giao thông là sự phát triển của các tuyến đường ngày càng hiện đại hóa. 3.
Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong văn hóa giao thông hiện nay
Người Việt Nam đang sử dụng các loại hình giao thông đan xen cùng lúc như giao thông đường
thủy, giao thông đường bộ, đường hàng không. Các phương tiện giao thông cũng trở nên đa dạng và
phong phú: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay,...
Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông do nhiều hạn mang tính lịch sử chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển của giao thông hiện đại, thiếu đồng bộ, xuống cấp, không đảm bảo hệ số an toàn kỹ thuật.
Các phương tiện giao thông hiện đại như xe máy, ô tô lại càng bùng nổ mạnh mẽ, phương tiện vận
tải hành khách công cộng là xe buýt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Người tham gia giao thông chưa thực sự có ý thức tự giác khi tham gia giao thông và đây là nhân tố
quan trọng dẫn đến thực trạng đáng buồn về an toàn giao thông của Việt Nam.
Vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông thường - xuyên xảy ra.
Các nhà quản lý và điều hành giao thông nhiều khi lúng túng trong giải quyết thực trạng văn hóa
giao thông. Trong công tác quy hoạch giao thông còn nhiều điều bấthợp lý. Các trung tâm đào tạo,
sát hạch và giấy phép lái xe còn nhiều bất cập.
Câu 14: Phân tích đặc điểm văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt. 1.
Đặc điểm và cơ cấu bữa ăn của người Việt
Nói đến ẩm thực là nói đến 2 thành tố riêng biệt: ẩm là uống, thực là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn
uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc,
nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể.
Sinh hoạt ăn uống của một dân tộc được quy định bởi điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội. Trải
qua suốt chiều dài lịch sử, mỗi quốc gia hình thành những nét đặc sắc riêng biệt về quan niệm, thị
hiếu các món ăn, cách chế biến, cách ăn uống… được gọi là văn hóa ẩm thực, biểu hiện sống động
cho một nền văn hóa nhất định.
Đồ uống của Việt Nam khá phong phú, bắt đầu từ những thứ đơn giản như là nước suối, nước giếng
cho đến những thứ đồ uống cao cấp như café, sinh tố,..
Người Việt cũng biết uống trà uống rượu từ ngày xưa tuy nhiên do nên kinh tế tiểu nông và lối sống
của Việt nên chăng đây chỉ xem là 1 nét riêng của phong tục lối sống.
Nói đến thức ăn, cũng phải nêu ra 1 vài như tục ăn trầu của người Việt hay những món ăn quê,
những tấm bánh thảo bình dị,...
Xét về cơ cấu mô hình bữa ăn hàng ngày của người Việt gồm 3 thành tố cơ bản: cơm, rau, cá. Đây
là sự kết hợp của 3 sắc thái văn hóa: văn hóa đồng bằng, văn hóa núi và văn hóa biển. Văn hóa đồng
bằng là thành tố quan trọng nhất trong cơ cấu bữa ăn thường ngày.
Hai trong ba thành tố của cơ cấu bữa ăn nghiêng về - văn hóa cây trồng mà quan trọng nhất chính là
sản phẩm của cây lúa: hạt gạo.
Có 2 loại: Gạo nếp và gạo tẻ nhưng người Việt thường không sử dụng gạo nếp trong bữa ăn thường nhật.
Gạo nếp chỉ được sử dụng vào những dịp lễ Tết.
Ngoài cơm người Việt còn sử dụng củ mài và những thứ sản phẩm như ngô, khoai, sắn.
Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là rau:
Đây là thức ăn không thể thiếu, không chỉ giúp con người no bụng mà còn tạo nên sự khỏe khoắn lành mạnh.
Văn hoá thực vật thể hiện rõ đặc trưng của mình trong cơ cấu bữa ăn của người Việt khi cơm và rau
đều là sản phẩm của cây trồng.
Đa phần người Việt thích ăn theo lối ăn nhiều loại rau cùng 1 lúc, cách chế biến nghiên về rau luộc
hoặc nấu canh, phù hợp với thời tiết nóng ẩm của Việt Nam
Văn hóa biển và sông nước cũng có mặt trong cơ cấu bữa ăn của người Việt. Đó không chỉ là cá mà
có thể là các sản phẩm từ văn hóa sông nước văn hóa biển như: các loài thủy sản, nước mắm,
muối,... Nước nắm chính là nét độc đáo trong ẩm thực Việt Nam 2.
Văn hóa lối ăn của người Việt a.
Tính cộng đồng cộng cảm
Theo quan niệm của người Việt, bữa cơm là dịp đoàn tụ của các thành viên, là thời điểm tạm ngưng
các hoạt động để quây quần bên mâm cơm. Bữa cơm có ý nghĩa thiêng liêng nên cần tập hợp đầy đủ
các thành viên, đợi chờ nhau cho đến khi tất cả mọi người quây quần thì bữa cơm mới bắt đầu.
Nếu thiếu ai đó thì người ta vẫn đợi chờ, tâm lý đợi chờ còn hướng tới những người đi xa không thể trở lại.
Khi đang ăn mà có khách đến chơi, người Việt thường hồ hởi mời chào vì họ quan niệm ăn cho vui,
thêm bát thêm đũa chứ không thêm mâm thêm nồi. Người Việt rất thích vừa ăn vừa trò chuyện trao
đổi, trời đánh tránh bữa ăn.
Tính cộng đồng chi phối cả cách tổ chức bữa ăn: ăn trong không gian mở hòa hợp với thiên nhiên,
ăn đông người, có nồi cơm chung bát canh chung và trung tâm của mâm cơm là bát nước chấm.
Tính cộng đồng thể hiện ở cách sắp xếp vị trí chỗ ngồi. Các thành viên thường ngồi theo thứ bậc,
khi nhà có khách lại có vị trí khác. Còn ngày thường vị trí chỗ ngồi thường không quy định rõ ràng
bởi mâm cơm của người Việt thường là mâm tròn, người phụ nữ thường ngồi vị trí cạnh nồi cơm để
chăm sóc cho các thành viên.
Tính cộng đồng còn thể hiện trong việc chế biến các - món ăn một cách tổng hợp. Người Việt
thường ít ăn một món đơn nhất mà thường ăn các món cùng nhau, cácgia vị trong bữa ăn được sử
dụng một cách nghệ thuật và hài hòa. b. Tính cân bằng âm dương
Người Việt chú trọng đến tính cân bằng âm dương trong văn hóa ẩm thực.
Lựa chọn các món ăn phù hợp với khí hậu từng mùa, mùa nóng lựa chọn thức ăn lạnh, mùa lạnh lựa
chọn thức ăn nóng để cân bằng. Một món ăn tùy theo thời tiết cũng được chế biến khác nhau.
Mỗi món ăn được chế biến với một loại gia vị riêng. Màu sắc và hương vị cũng được người việt sử
dụng theo nguyên tắc âm dương. Những món luộc thì thường đi kèm với nước mắm, những món có
vị đơn giản thì đi kèm với những gia vị mạnh.
Người Việt cũng chú trọng trong cách bày biện các món ăn trên mâm. c.
Tính năng động linh hoạt: biểu hiện qua các nguyên liệu và dụng cụ để chế biến, bày biện bữa ăn
Cơ cấu bữa ăn truyền thống là cơm rau cá nhưng không phải lúc nào mâm cơm cũng bắt buộc có đủ 3 thành phần này.
Cơm có thể được thay thế bằng ngô khoai sắn, rau được thay thế bằng củ quả,...Người ta có thể thay
bữa cơm bằng cháo, bún, phở,...
Từ các loại gạo, người Việt có thể tạo ra các loại bột khác nhau rồi từ đó biến tấu thành vô số loại
bánh tạo thành những món đặc sản của từng vùng miền: bánh chưng, bánh dày, bánh bèo, bánh cuốn,...
Thói quen dùng đũa: đôi đũa không chỉ là dụng cụ và phương tiện mà chứa đựng trong đó triết lý
của sự hài hòa trong văn hóa ứng xử. Đôi đũa phải đồng màu, đồng chất, đồng dạng.
Dụng cụ chế biến và bày biện thức ăn của người Việt truyền thống chủ yếu được tạo nên từ chất liệu
có sẵn trong tự nhiên, đó là đất sét. Dần dần, đồ gốm ra đời, sau đó là đồ đồng. Khi tiếp xúc với văn
hóa phương Tây, những nồi đồng cối đá xưa được thay thế dần bằng những dụng cụ hiện đại hơn.
Cấu trúc ẩm thực Vn tồn tại 2 dạng thức:
Âm thực cung đình: vốn dành cho vua chúa.
Ẩm thực bình dân: dành cho người dân lao động, thể hiện tinh hoa văn hóa ẩm thực của dân tộc. Ở
đó có sự két hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa caosang và bình dị, giữa cầu kỳ và giản đơn.
Có những món ăn bình dân đã trở thành đặc sản văn hóa của vùng miền, được dâng lên vua chúa
cũng trở thành cao lương mĩ vị.
Câu 15: Phân tích ý nghĩa văn hóa của lễ Tết. Liên hệ việc thực hành lễ Tết hiện nay.
Tết là cách đọc chệch từ thời tiết mà ra, điều này cho thấy lễ Tết thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa
con người với thiên nhiên. Vì vậy lễ tết là dịp để người dân gửi gắm lòng tôn kính và tri ân các vị
thần linh có liên đến sự được quan mất của mùa màng, thể hiện mong ước về một mùa màng bội thu.
Tết của Việt Nam là cuộc hành hương về với cội nguồn về nơi chôn rau cắt rốn về với gia đình, với
cộng đồng gia tộc và dân tộc.
Tết là ngày đoàn tụ linh thiêng xóa đi khoảng cách không gian và thời gian xóa bỏ mọi thù hận hóa
giải hờn dỗi để kết nối tình thân, để lối sống duy tình trở thành đạo lý của dân tộc.
Lễ tết là dịp để con cháu mọi người thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ của những người đang
sống đối với những người đã khuất; thái độ tôn kính linh thiêng và thể hiện được đạo lý sâu sắc của
người Việt Nam đó là uống nước nhớ nguồn.
Hệ thống lễ Tết với 12 cái tết trong năm như Tết táo Quân, Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, đã thể
hiện rõ nét bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, nền văn hóa vừa đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc vừa tiên tiến. Liên hệ:
Ngày nay, Việt Nam đang hội nhập toàn cầu trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Bởi vậy,
hệ thống Lễ tết Việt Nam ngày càng phong phú.
Tết Nguyên Đán vẫn thể hiện được chiều sâu và giá trị riêng, vẫn là tết linh thiêng và ý nghĩa nhất.
Tuy nhiên bởi sự phát triển của văn hoá nên cách đón Tết - ngày nay có sự khác biệt. Nhiều nghi lễ,
nhiều tập tục cũ, điều kiêng kỵ đã thay đổi để đáp ứng với sự thay đổi của xã hội.
Ngày nay có nhiều người Việt lo lắng mệt mỏi mỗi khi Tết đến, cho rằng Tết không còn đậm chất
như ngày trước. Một phần lý do này cũng bởi nhịp sống nhanh, gấpgáp và hối hả hơn, con người
bận rộn hơn không có thời gian để chuẩn bị, cũng như các tiện ích cũng nhiều hơn.
Câu 16: Phân tích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt. Liên hệ việc thực hành tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình hiện nay. 1. Khái niệm
Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái những thần thánh, vật thiêng, 1 số các loại cây
hoặc linh hồn người chết do con người tưởng tượng ra hoặc suy tôn, gán cho những phẩm chất siêu phàm. 2.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền
mang tính phổ quát của người Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có
vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo
nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có hai nguồn gốc tiêu biểu: xuất phát từ ý thức, đạo hiếu, lỗi sống đạo
đức của người Việt và thờ cúng tổ tiên ở người Việt bắt nguồn từ kinh tế nông nghiệp gia đình phụ quyền.
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa
người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi
hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.
Không chỉ dừng lại ở khuôn khổ gia đình,tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn lan ra không gian lớn hơn.
Đó là thờ cúng những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị "Thành hoàng
làng" các "Nghệ tổ”,thờ cúng những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn
ngoại xâm, ", là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.
Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát,
thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện
tại và tương lai. Thời gian thờ cúng là những ngày húy kỵ của tổ tiên, những ngày lễ, tết trong năm.
Ngoài ra, việc cúng giỗ tổ tiên cũng được tổ chức vào những ngày trong gia đình có sự kiện quan
trọng như lấy vợ, làm nhà, tậu trâu, thi cử, đi xa, nhà có người ốm đau...Các ngày lễ Tết trọng đại của dân tộc.
Việc bài trí bàn thờ gia tiên thưởng không giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh
và cả điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu
sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả.
Việc thờ cúng tổ tiên tại
gia đình thường được tiến
hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm dù đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. 3. Liên hệ
Duy trì ý thức hướng về cội nguồn. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện nếp sống đạo đức, uống
nước nhớ nguồn,con cháu nhớ về tổ tông, ông bà cha mẹ đã gây dựng nên cho mình cuộc đời cả về
thể xác lẫn tinh thần. Sự thiêng liêng ấy là tỏ lòng thành kính dâng lễ vật cúng tế vong hồn người đã
khuất. Việc chu đáo trong lễ lạt cúng bái tổ tiên khiến cho lòng người thanh thản.
Thể hiện lòng hiếu thảo nhân nghĩa của người sống đối với người đã khuất. Con cháu coi các vị tổ
tiễn là những vị thần hộ mệnh, phù hộ che chở cho con cháu trong suốt những tháng ngày làm ăn
sinh sống. Việc chôn đồ tùy táng hay đốt vàng mã ngày nay, thể hiện niềm tin vào sự tồn tại của một cõi âm. .
Có tính chất giáo dục cao, tạo điều kiện văn hóa truyền thống để duy trì những không gian.
Câu 17: Phân tích vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngưởi Việt truyền thống.
Trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình: người vợ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc
và sự ổn định của gia đình, hay nói cách khác họ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn đầy
ấm áp, yêu thương; họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình và những vui buồn cùng
chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm, từ đó họ có thể đóng góp nhiều
hơn cho xã hội. Người vợ còn là chỗ dựa tinh thần là nguồn động viên an ủi giúp đỡ, đóng góp vào
thành công trong sự nghiệp của chồng.
Là người mẹ họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng sinh đẻ duy trì nòi
giống và nuôi dạy con cái không chỉ lúc trong bụng mẹ, đến lúc sinh ra, mà ngay cả lúc trưởng thành.
Là người nội trợ, người phụ nữ đã thể hiện vai trò đảm đang trong quán xuyến công việc gia đình,
từ việc đi chợ, lo cơm nước đảm bảo sức khỏe cho các thànhviên trong gia đình, đến việc sắp xếp
công việc chung và công việc cho các thành viên trong gia đình hợp lý, hằng ngày thu xếp, dọn dẹp
nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để giữ ổn định trong gia đình.
Trong kinh tế, lao động, sản xuất: là người người lao động tham gia lao động, sản xuất tạo thu nhập
cho gia đình. Người phụ nữ cũng là một thành phần lao động chính, tham gia vào mọi khâu trong
quá trình sản xuất, cũng như hoạt động buôn bán trong xã hội, đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có
tác dụng quyết định đến việc chi tiêu trong gia đình.
Trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh: người phụ nữ còn có vai trò là người giữ gìn, phát huy những
giá trị truyền thống của gia đình, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
mà trước hết đó là xây dựng gia đình văn hóa.
Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy
các giá trị truyền thống của gia đình là điều rất cần được coi trọng; trong đó phụ nữ giữ vai trò chủ
đạo, vai trò của phụ nữ là cơ sở “hậu phương” vững chắc. Ảnh hưởng của người phụ nữ tác động
sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống gia đình.
Người phụ nữ phải biết “giữ lửa”, “truyền lửa” hâm nóng bầu không khí gia đình “Giỏi việc nước,
đảm việc nhà”. Giữ gìn và thực hiện thiên chức của mình càng làm cho hình ảnh người phụ nữ
truyền thống trở nên dịu dàng, hiền thục với đức tính “Công, dung, ngôn, hạnh”.
Câu 18: Phân tích ý nghĩa văn hoá của việc khắc tên những người thi đỗ tiến sĩ lên bia đá đặt trên
lưng rùa ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia trong Văn Miếu.
Khắc tên những người thi đỗ lên bia đá đặt trên lưng rùa để tưởng nhớ và ghi lại những thành tích
của những bậc anh tài thi đỗ tiến sĩ. Việt Nam là đất nước có truyền thống hiếu học, vậy nên những
người đỗ tiến sĩ là những người rất được coi trọng và được mọi người ngưỡng mộ.
Khắc tên lên bia đá là việc rất đáng tự hào vậy nên khi khắc lên sẽ kích thích ý chí học tập của
những con người nhìn vào bia đá. Nam nhân truyền thống Việt Nam có những cái tôi cao và luôn
mong muốn mình được góp công sức cho đất nước, chính vì vậy khi nhìn bia đá khắc tên sẽ kích
thích việc học tập của họ, giúp choViệt Nam ngày càng sản sinh ra những anh tài giúp cho đất nước
ngày càng phát triển phồn thịnh hơn.
Câu 19: Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong văn hoá giao thông hiện nay.
1. Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông
Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông ở nước ta dường như phát triển rất chậm hơn so với các
nước phát triển. Nhiều con đường, cây cầu dường như đã rất cũ và xuống cấp nhưng vẫn được khai
thác sử dụng. Vì vậy, ở Việt Nam đang có sự mất cân đối về số lượng phương tiện giao thông lưu
thông trên đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông.
Bên cạnh những vấn đề trên thì đi song song với đó là sự bùng nỗ các phương tiện giao thông, nhất
là xe máy cá nhân. Mặc dù nhà nước đã đưa vào sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng
như xe buýt nhưng số lượng xe đạp, xe máy, xe ô tô vẫn trong tình trạng quá tải. Trong khi đó thì cơ
sở hạ tầng kỹ thuật giao thông lại chưa được mở rộng.
Thực trạng văn hóa giao thông của người dân, người tham gia giao thông Việt Nam ta hiện nay thì
có rất nhiều người chấp hành tốt luật giao thông. Nhưng bên cạnh những người có ý thức đó thì vẫn
tồn tại một lượng lớn số người ý thức kém, thậm chí đến mức đáng báo động.
Hiện nay, vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta hiện đang là vấn đề hiện đang ở
mức báo động và gây ra hậu quả rất nhiều. Hiện tượng đó được biểu hiện nhiều ở những thành phố lớn.
Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc
tai nạn giao thông gây hậu quả nhiều đến kinh tế.
Về việc điều hành, quản lý giao thông ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều hành vi thiếu văn hoá của
người tham gia điều hành, quản lý giao thông như: nhận tiền hối lộ của người vi phạm luật giao
thông; điều hành giao thông thiếu kiên quyết, thiếu tôn trọng người tham gia giao thông; không
mạnh dạn sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những sai sót trong nội dung công việc do mình quản
lý gây thiệt hại về người và của cho nhân dân …
Câu 20: Phân tích các chức năng cơ bản của văn hoá. Cho ví dụ minh hoạ.
Văn hoá có 5 chức năng là:
-Chức năng giáo dục: văn hoá thông qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một
cách có hệthống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có
những phẩm chất và nănglực theo những chuẩn mực xã hội đề ra ( VD: VH đề ra những chuẩn mực
đạo đức mà con người phải tuân theo nhưcon cái phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà;,...)
-Chức năng nhận thức, dự báo: là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá bởi, con
người không cónhận thức thì không thể có bất cứ một hành động văn hoá nào (VD: tác phẩm “Ông
già và biển cả” chúng ta có thểhiểu thêm về biển, …)
-Chức năng thẩm mỹ: văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó, văn
học nghệ thuậtlà biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy và con người tiếp nhận, tự thanh lọc mình
theo hướng vươn tới cái đẹp vàkhắc phục cái xấu trong mỗi người (VD: Việc đưa bộ môn Mỹ thuật
vào các trường học được coi như 1 cách giáodục nghệ thuật cho học sinh, giúp học sinh có những
quan điểm đúng đắn về thế giới thẩm mỹ)
-Chức năng giải trí: sự giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho
con người laođộng sáng tạo có hiệu quả hơn và phát triển toàn diện (VD: Các lễ hội được tổ chức
hàng năm như …không chỉ là dịp giúp mọi người tưởng nhớ về công lao của ông chamà còn là cách
để giải trí, vui chơi sau khi lao động vất vả)
-Chức năng kế tục và phát triển: văn hóa có tính kế thừa từ đời này sang đời khác giúp con người
làm được điềunày, tức là học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ những giá trị đi trước để hướng tới những
điều mới mẻ hơn, tốt đẹp hơn,hình thành một xã hội nhân văn hơn (VD: văn hóa thời Văn Lang –
Âu Lạc; văn hóa trống đồng Đông Sơn và kỹthuật canh tác lúa nước đến nay vẫn được kế thừa và phát triển)
Câu 21: Tại sao nói yếu tố thực vật và sông nước ảnh hưởng và in dấu đậm nét trong văn hoá Việt Nam?
Địa hình Việt Nam trải dài, núi rừng chiếm 2/3 diện tích còn lại là đồng bằng chiếm 1/4 diện tích,
mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, Việt Nam có hệ sinh thái phát triển với các loài thực vật
đa dạng, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Chính sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện - tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa
dạng trong nền văn hoá của người Việt. Trong đó, nổi lên là hai sắc thái văn hoá mang tính điển
hình của Việt Nam: Sông nước và thực vật.
Trong ẩm thực truyền thống tiêu biểu của người Việt mang đậm nét yếu tố thực vật, yếu tố sông nước. 1. Thực vật
Từ xa xưa, ông cha ta vẫn sinh hoạt bằng nghề cày cấy - nên thứ đồ ăn chủ yếu là gạo và các món
ăn từ những thứ người dân tự trồng trọt được.
Người nước ta còn có thói quen ăn trầu. Miếng trầu là đầu câu chuyện, trầu cau lại là một thứ đầu
các sự lễ nghĩa và giao du.
Nhìn chung, nhà ở của người Việt trước kia, dù có các kiểu thiết kế khác nhau, song nguyên liệu
chủ yếu vẫn là các loại gỗ, hoặc sản phẩm từ cây cối. Song về đại thể thì nhà nào cũng sử dụng đến
kèo cột, đến xà toàn làm bằng gỗ. Ngay cả giường, phản cũng toàn là bằng gỗ.
Ở vùng cao, nhà ở thường là nhà sàn, làm các cột gỗ lên cao và có bậc thang lên nhà. Nhà sàn
thường dùng mọi thứ bằng gỗ và lá cây.
Người dân chài lưới thì thường xuyên ăn ở và đi lại trên thuyền, bè. Thuyền của họ thường làm
bằng các loại gỗ, bè thường làm bằng các cây tre ghép lại. 2. Sông nước
Hình ảnh chiếc thuyền còn được thể hiện trên văn hóa trống đồng Đông Sơn. Điều đó chứng tỏ
người Việt đã biết dùng thuyền từ rất sớm.
Người Việt còn biết làm cầu. Thô sơ nhất là cầu khỉ, rồi đến cầu đá. Có loại cầu di động rất linh
hoạt như cầu phao, cầu thuyền. Cầu cũng là hình ảnh thường gặp và quen thuộc trong đời sống người Việt.
Giao thông đường thủy của Việt Nam loại hình giao thông có ý nghĩa quan trọng bởi Việt Nam có
mật độ sông hồ, kênh rạch vào loại lớn nhất thế giới. Văn hóa giao thông đường thủy trở thành đặc
trưng của văn hóa giao thông Việt Nam.
Câu 23: Ý kiến của anh (chị) về việc gộp tết Nguyên đán (theo âm lịch) vào tết Dương lịch?
Tôi không đồng ý gộp Tết Nguyên đán (Âm lịch) vào Tết Dương lịch vì:
Tết Nguyên đán là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta từ ngàn đời nay, là nét văn hoá lâu
đời đã thấm nhuần trong tư tưởng người Việt. Đây là dịp sum họp gia đình, là thời điểm để mọi
người trở về bên nhau, gạt hết mọi lo toan của cuộc sống để cùng đón một năm mới. Thay vì chọn
cách bỏ đi Tết Nguyên đán, ta có thể thay đổi dần để nó phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.
Về khía cạnh tinh thần, Tết truyền thống là dịp đoàn viên của những gia đình có người thân đi xa
làm việc và học tập. Đây là một dịp quan trọng bởi đời sống tình cảm gia đình luôn là nét đẹp truyền
thống của người phương Đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng. Nếu dời Tết Ta về Tết
Tây thì Tết Tây cũng phải đủ lâu như Tết Ta thì những người ở xa khi về đoàn tụ với gia đình mới
có đủ thời gian nghỉ ngơi, ở bên cạnh người thân.
Câu 24: Yêu nước là giá trị cao nhất trong giá trị truyền thống của dân tộc. Anh (chị) hãy đề xuất
một số giải pháp phát huy lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.
Thế hệ trẻ phải bắt đầu từ việc tìm hiểu, học hỏi lịch sử dân tộc, những giá trị truyền thống của dân
tộc để từ đó mới khơi gợi được lòng yêu nước. Nỗ lực học tập, tìm hiểu về lịch sử, trận trọng giá trị
lịch sử để thể hiện lòng yêu nước – văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Ngoài việc học tập, thế hệ trẻ cần trau dồi cho mình đạo đức cá nhân để trở thành con người vừa có
tài, vừa có đức để có thể giúp cho dân tộc phát triển, phát huy được lòng yêu nước.
Nghiêm túc, tự giác chấp hành, thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy quy định
của nhà trường đối với học sinh và sinh viên.
Lao động tích cực, hăng hái, trở thành đoàn viên thanh niên ưu tú. Dũng cảm đấu tranh chống lại
những thói xấu trong xã hội.
Câu 25: Đánh giá của anh (chị) về văn hoá trang phục của giới trẻ hiện nay.
Văn hóa trang phục của giới trẻ là một vấn đề nóng hổi và có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này:
Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay vừa gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống vừa
tiếp nhận xu hướng phát triển của thế giới. Họ nhạy bén với thời trang, họ nhanh chóng thích ứng
với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách khác nhau.
Ở mặt tích cực, một số bạn trẻ thì tiếp thu một cách có chọn lọc để tạo cho riêng mình một phong
cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp giúp các bạn trẻ có những
phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời
trang nổi bật lý tưởng.
Các bạn trẻ cũng biến tấu, sáng tạo các trang phục truyền thống để phù hợp với hoàn cảnh thời đại,
vừa giữ được nét truyền thống vừa thể hiện được sự sáng tạo như áo dài cách tân.
Tuy nhiên, trong vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay có một tồn tại không nhỏ, giới trẻ ngày nay có
không ít các bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao, thần tượng hoặc đua đòi theo xu
hướng thời trang “kì quặc” để gây sự chú ý.
Việc ăn mặc trang phục ngắn, mỏng, hở hang hoặc kỳ quặc,... chỉ đáng phê phán khi mặc đến những
nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác. Đã có rất nhiều trường
hợp các bạn trẻ ăn mặc như vậy gây sự
phản cảm cho mọi người.
Hội nhập văn hóa thế giới là điều tích cực, tuy nhiên cũng cần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc trong cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay.
Câu 27: Đề xuất một số giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống Việt Nam.
Các cán bộ công chức hoạt động trên lĩnh vực văn hóa lễ hội truyền thống phải nắm vững chủ
trương, chính sách của Đảng về công tác quản lý, tổ chức lễ hội.
Chú trọng tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vị trí, vai trò của lễ hội văn
hóa truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, quảng bá lễ hội thông qua các hình thức truyền thông phổ biến.
Nhà nước cần xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch.
Luôn kiểm tra, đánh giá các hoạt động lễ hội truyền thống ở các địa phương và thực hiện phân cấp lễ hội.
Nhà nước cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo những di tích lịch sử để phát huy và phát triển
lễ hội truyền thống của Việt Nam.