Ôn tập đề cương khoa học tự nhiên và xã hội (P2) | Đại học Sư phạm Hà Nội
Ôn tập đề cương khoa học tự nhiên và xã hội (P2) | Đại học Sư phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG KHTN & CN I.
Chủ đề 1: Sáu quy luật của thế giới tự nhiên (2,5đ) Phần chung:
+ Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các SV-HT hay giữa các yếu tố cấu
thành, các thuộc tính của SV-HT.
+ Quy luật có 2 tính chất cơ bản, đó là: Tính khách quan và tính ổn định.
1. Quy luật về tính đa dạng a) Khái niệm:
Những dạng điển hình (Vũ trụ, Mặt Trời, Ánh sáng, Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao
Thiên Vương, Sao Hải Vương, Sự sống, Hệ sinh thái) của Thế giới tự nhiên mà chúng ta đã trình bày ở trên
cho ta thấy rõ sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Quy luật tự nhiên phản ánh sự đa dạng của thế giới tự nhiên
gọi là Quy luật đa dạng của thế giới tự nhiên.
b) Sự phản ánh và vai trò:
Sự đa dạng đó giúp duy trì sự cân bằng trong các hệ sinh thái và cung cấp cho con người những tài nguyên
hữu ích. Chẳng hạn, sự đa dạng của thế giới vô sinh cung cấp cho con người tài nguyên, khoáng sản, năng
lượng,… phục vụ cho cuộc sống của con người.
c) Ví dụ sự đa đạng sinh học trên TG:
+ Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở
tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực
khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh
học này cũng bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau.
+ Theo tài liệu nghiên cứu của ĐH Huế - ĐHKH năm 2011, đa dạng sinh học được thể hiện qua 3 dạng
chính là đa dạng loài, đa đạng gen, đa dạng quần xā và hệ sinh thái.
+ Chỉ xét riêng với đa dạng loài: hiện nay, trên TG có khỏang 1,7 triệu loài đã được mô tả, ít nhất là 2 lần
số đó chưa được mô tả. Các loài trên đc chia thành 4 nhóm loài chính: động vật có xương sống (gần 63
nghìn loài), động vật không xương sống chiếm đông đảo (13 triệu loài), thực vật (hơn 300 nghìn loài) và
các nhóm khác (khoảng 51 nghìn).
+ Mỗi năm các nhà phân tích trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm 10- 30% tống số loài hiện
có). Như vậy, để mô tả hết các loài trên TG, ước tính từ 10 -30 triệu loài, dự kiến tốn từ 750 - 2570 năm
(trong đó nhiều loài có thể tuyệt chủng trc khi đc mô tả - Richard B.Primack, 1995)
+ Lợi ích:
Nhìn chung, tính da dạng:
o Giúp duy trì sự cân bằng trong các hệ sinh thái
o Cung cấp cho con người những tài nguyên, khoáng sản, năng lượng Giá trị trực tiếp:
o Giá trị tiêu thụ: làm củi đốt, sưởi ấm, cung cấp rau, củ, quả, thịt
o Giá trị sản xuất: cung cấp các loại dược phẩm, gỗ, nhựa, dầu, hoa quả
Giá trị gián tếp:
o Bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước. o Điều hòa khí hậu. o Phân hủy chất thải.
o Giá trị triển lãm, du lịch.
o Giá trị giáo dục và khoa học
+ Vai trò: Đa đạng sinh học có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Ở VN, đa dạng sinh học: o
Là vấn đề mang tính toàn cầu o
Là cơ sở để đảm bảo an ninh lương thực. o
Duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng o
Cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
KL: Như vậy, bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là vấn đề của một quốc gia, 1 địa phương, vùng
lãnh thổ mà là vấn đề chung của cả thế giới.
2. Quy luật về tính cấu trúc a) Khái niệm
- Thế giới tự nhiên tuy đa dạng, luôn vận động và phát triển nhưng chúng ta có thể thấy rằng mọi SV-HT
trong thế giới tự nhiên đều có cấu trúc nhất định. Quy luật tự nhiên phản ánh tính cấu trúc của thế giới tự
nhiên gọi là Quy luật cấu trúc của thế giới tự nhiên.
- Thông thường các cấu trúc đó được mô phỏng bởi các mô hình. Vì thế khi nghiên cứu về thế giới tự nhiên,
các nhà khoa học thường xây dựng nên các mô hình đại diện cho các sinh vật, hiện tượng trong tự nhiên.
b) Sự phản ánh và vai trò
+ Các mô hình được xây dựng để tạo điều kiện cho việc hiểu biết các quá trình và các cấu trúc không thể
được quan sát trực tiếp, hoặc để đưa ra dự đoán một á
c ch hợp lý và dễ dàng hơn.
+ Mô hình hành tinh của nguyên tử của Rutherford hay Mô hình nguyên tử của Bohr53 đã giúp con người
hiểu được cấu trúc của thế giới vi mô, từ đó ra đời Vật lí hạt nhân và nhiều chuyên ngành khác nữa của Vật lí học hiện đại.
+ Toán học cung cấp cho chúng ta phương tiện nhận thức cấu trúc (hình đơn lẻ hoặc hình tổ hợp) của các
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên bằng cách mô hình hóa cấu trúc của chúng về những dạng hình.
+ Cần thường xuyên cải tiến các mô hình hay xây dựng các mô hình mới dựa trên những mô hình trước đó.
c) Ví dụ: Thực thể Fractal
- Thực thể Fractal là thực thể có mức độ không đều đặn luôn không đổi ở những thang bậc, mỗi thang bậc
phản ánh một mức độ đều dặn. Với thực thể Fractal, dù vị trí quan sát gần hay xa thì những chi tiết nhỏ khi
đến gần hiện ra như những chi tiết nhìn từ xa, vật thể vẫn bấy nhiều mức không đều đặn.
- Fractal là một thuật ngữ do Mandelbrot (nhà toán học vĩ đại của thế kỷ 20) đưa ra khi ông khảo sát những
hình hoặc những hiện tượng trong thiên nhiên không cả đặc trưng về độ dài.
- Các ứng dụng của hình học Fractal:
Y học và sinh học: Các nhà khoa học đã tìm ra các mối quan hệ giữa Fractal với hình thù của tế bào,
quá trình trao đổi chất của cơ thể người, ADN, nhịp tim,...Trước đây, các nhà sinh học quan niệm lượng
chất trao đổi phụ thuộc vào khối lượng cá thể người, nghĩa là nó tỉ lệ bậc 3 khi xem xét con người là
một đối tượng 3 chiều. Nhưng với gốc nhìn từ hình học Fractal, người ta cho rằng sẽ chính xác hơn nếu
xem con người là một mặt Fractal với số chiếu xấp xỉ 2.5, như vậy tỉ lệ đó không nguyên nữa mà là một số hữu tỉ.
Vật lý: Trong vật lý, khi nghiên cứu các hệ cơ học có năng lượng tiêu hao (chẳng hạn như có lực ma
sát) người ta cũng nhận thấy trạng thái của các hệ đó khó xác định trước được và hình ảnh hình học của
chúng là các đối tượng Fractal.
Thời tiết: Hệ thống dự báo thời tiết được coi là một hệ động lực hỗn độn (chaos). Nó không có ý nghĩa
dự đoán trong một thời gian dài (một tháng, một năm) do đó quy luật biến đối của nó tuân theo quy luật Fractal.
Thiên văn học: Các nhà khoa học đã tiến hành xem xét lại các quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt
trời cũng như trong các hệ thiên hà khác. Một số kết quả cho thấy không phải các hành tinh này quay
theo một quỹ đạo Ellipse như trong hình học Eulide mà nó chuyển động theo các đường Fractal. Quỹ
đạo của nó được mô phỏng bằng những quỹ đạo trong các tập hút “lạ".
Kinh tế: Mô tả sự biến động của giá cả trên thị trường chứng khoản bằng các đô hình Fractal sẽ cho
phép chúng ta theo dõi sự biến động của giá cả. Trên cơ sở đó dự báo giá cả trên thị trường dựa thco
các luật của hình học Fractal.
Kiến trúc: hình học Fractal còn tạo nên những câu trúc vô cùng chặt chẽ và mạnh mẽ. Tháp Eiffel
(1889 ) hay kim tự tháp Sierpinski là những minh chứng về tác dụng thực tiễn xây dựng của kiến trúc
Fractal. Thay vì một cấu trúc đặc, tháp Eiffel là một cấu trúc mạng với việc khai thác sự lặp lại của các
dầm thép đan nhau theo tỉ lệ nhỏ dần từ dưới lên trên. Cũng tương tự như vậy, mô hình kim tự tháp
Sierpinski khai thác các cấu trúc cứng cáp của một tam giác ở nhiều quy mô kích thước khác nhau. Kết
quả ta có những thiết kế mạnh mẽ và hiệu quả giảm thiểu được trọng lượng của công trình.
3. Quy luật về tính hệ thống a) Khái niệm
Vật chất trong tự nhiên tồn tại và được tổ chức thành các hệ thống. Hệ thống là một tổng thể bao gồm một
nhóm các thực thể tương tác hoặc liên quan với nhau tạo thành một thể thổng nhất để thực hiện một chức
năng. Mỗi bộ phận của hệ thống thực hiện một vai trò khác nhau và tương tác qua lại với nhau, đảm bảo
việc thực hiện chức năng chung của toàn bộ hệ thống. Quy luật tự nhiên phản ánh tính hệ thống của thế
giới tự nhiên gọi là Quy luật hệ thống của thế giới tự nhiên.
Hệ thống trong tự nhiên:
- Hệ cơ quan trong cơ thể sống (hệ tiêu hóa, hệ sinh sản).
- Hệ thống Mặt Trăng -Trái Đất -Mặt Trời (chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, chu kì
chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, hiện tượng thủy triều,..).
- Sinh giới cũng đc chia theo hệ thống. Hệ thống phân chia đơn giản hay sử dụng là: Giới --Ngành-- Lớp--
Bộ-- Họ-- Giống--Loài---Phân loài.
Hệ thống nhân tạo: mạch điện, chiếc bút bi, hệ thống điện nước trong một tòa nhà,...
* Đặc điểm: Đã là hệ thống thì phải có kết cấu.
Nếu hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau thì kết cấu là tổng
thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của thể thống nhất đó. Kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp
của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn nhau của các mặt, các thuộc tính của chúng.
Những mặt và thuộc tính của các yếu tố tham gia tác động lẫn nhau càng lớn thì kết cấu của hệ thống càng
phức tạp. Cùng một số yếu tố, khi tác động lẫn nhau bằng những mặt khác nhau có thể tạo nên các hệ thống khác nhau.
b) Sự phản ánh và vai trò
Việc hiểu sâu sắc các hệ thống tự nhiên giúp con người hiểu rõ:
+ Chức năng nhất định, tính độc lập tương đối của mỗi phần tử trong hệ thống.
+ Mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các phần tử ảnh hưởng đến hệ thống
+ Nhận biết thuộc tính mới (tính trồi của hệ thống) mà từng phần tử riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể.
+ Cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và phát triển của TGTN, không chỉ "giải thích thế
giới" mà còn "cải tạo thế giới".
c) Ví dụ: Hệ thống cấu tạo bút bi
Bút bị có cấu tạo 3 phần cơ bản là vỏ, ruột và bộ phận điều chính bút.
+ Vỏ: thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bên. + Ruột: bằng
nhựa dẻo hình trụ bên trong rổng để chứa mực.
+ Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có thể có nắp. Bộ phận điều chỉnh bút chính là
phần ngòi bút. Ngồi bút được làm bằng kim loại để tránh bị gỉ sét theo thời gian. Bên trong nó là một viên
bi cũng làm bằng kim loại. Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực được ra đều hơn. Độ thanh hay đậm của
nét bút là do kích thước của viên bị này.
+ Ngoài ra còn có một số bộ phận khác giúp hoàn thiện chiếc bút hơn như đai cài, lò xo, nút bấm,...
Việc hiểu về cấu tạo bút bi giúp cho người sử dụng có thể tự mình sửa khi nó gặp trục trặc, sâu xa hơn, đó
là nguồn động lực để con người tìm ra cách khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại của bút bi và cải tiến
thành loại bút bi tốt nhất.
4. Quy luật về tính tuần hoàn a) Khái niệm
Trong Thế giới tự nhiên, cấu trúc của các hệ thống hoặc sự vận động và biến đổi của các hệ thống đều
mang tính lặp đi lặp lại. Tính chất đó của Tự nhiên được gọi là tính tuần hoàn hay sự tuần hoàn theo chu
kì. Quy luật tự nhiên phản ánh tính tuần hoàn của thế giới tự nhiên gọi là Quy luật tuần hoàn của thế giới tự nhiên.
b) Sự phản ánh và vai trò
+ Việc hiểu rõ quy luật tuần hoàn cho phép con người hiểu rõ các quy luật vận động và phát triển của Thế giới tự nhiên.
+ Giúp con người dự đoán được các sự kiện và các quá trình sẽ diễn ra trong tương lai. Từ đó giúp con
người dự báo và hạn chế được các ảnh hưởng xấu của Thế giới tự nhiên, đặc biệt là các thảm họa do thiên tai gây ra.
c) Ví dụ: Vòng tuần hoàn của nước
Vòng tuần hoàn của nước, hoặc chu kỳ thủy văn, là sự lưu thông nước của Trái Đất. Nó vận hành được nhờ
Mặt Trời. Nhiệt của Mặt Trời làm nước bốc hơi chủ yếu từ các đại dương, và cả từ sông hồ, mặt ấ đ t và các
sinh vật. Các đám mây hình thành do hơi nước gặp lạnh và ngưng tụ, rồi được gió (cũng phát sinh nhờ năng
lượng của Mặt Trời) đưa đi xa. Khi các đám mây trở nên bão hòa, nước sẽ rơi xuống thành mưa.
Các hoạt động của con người ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn của nước ở nhiều điểm. Chẳng hạn:
- Nước được khai thác phục vụ sinh hoạt và sau đó lại được thải vào vòng tuần hoàn, thông thường đã bị ô nhiễm.
- Các nhà máy điện và các nhà máy sử dụng nước làm mát máy móc và phục vụ các quá trình chế biến.
Chúng thải ra đi-ô-xít lưu huỳnh (SO2), chất khí này lại được hơi nước trong những đám mây hấp thụ và
rơi xuống thành mưa axit.
- Phân bón trong nông nghiệp thường bị ngấm qua đất trồng và trôi ra sông ngòi.
Các chất gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất là các chất không bị sinh vật phân hủy hoặc không tự phân hủy
trong các quá trình tự nhiên. Chúng có thể được thực vật và động vật "ăn" phải và được tích tụ trong các động vật ở
trên đỉnh chuỗi thức ăn.
5. Quy luật về sự vận ộ
đ ng và biến đổi
a) Khái niệm
Theo quan điểm của Triết học Marx-Lenin:
+ Vận động là một trong những phương thức tồn tại của vật chất, cùng với không gian và thời gian.
+ Vận động là một phạm trù Triết học chỉ mọi sự biến đổi nói chung từ vị trí giản đơn đến tư duy. Theo F.Engels:
+ Vận động “là thuộc tính có hữu của vật chất" và "là phương thức tồn tại của vật chất".
+ Vật chất mà không vận động thì không thể quan niệm được. Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện
và bộc lộ bản chất của mình và do đó, con người nhận thức được bản thân vật chất thông qua nhận thức
được những hình thức vận động của vật chất.
+ Vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau của bản thân sự vật.
* Các hình thức vận động (HTVĐ) (từ đơn giản dến phức tạp)
1. Cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. (bắn hòn bi thì vận động của hòn bi là vận động cơ học....)
VD: Con người chạy ngang qua cột điện là vận động cơ học (Cột diện làm mốc)
2. Vật lí: sự vận động của các phân tử, vận động điện tử, các quá trình nhiệt điện,... (Thanh sắt nóng sinh ra nhiệt,...)
VD: Các điện tích di chuyển tạo dòng điện, tỏa nhiệt của bàn ủi
3. Hóa học: biến đổi các chất trong quá trình hóa hợp và phân giải,... (Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ luôn
sinh ra nước và khí cacbonic,.)
VD: Cho Bazo vào quỳ tím thì quỳ tím chuyển xanh, cho Axit vào quỳ tím thì quỳ tím chuyển đỏ
4. Sinh học: trao đổi chất trong cụ thể và giữa cơ thể sống với môi trường (Quá trình hô hấp và quang hợp
của cây, biến dị, di truyền, ..)
VD: Thức ăn đưa vào trong miệng được tiêu hóa và biến thành những sản phẩm cuối cùng để có thể sử
dụng nhằm bổ sung, cung cấp năng lượng cho tiêu hao mà hoạt động của cơ thể con người gây ra
5. Xã hội: sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội (Công xã nguyên
thủy-- Chiếm hữu nê lệ --Phong kiến-- Chủ nghĩa tư bản-- Cộng sản chủ nghĩa).
Các HTVĐ cao xuất hiện trên cơ sở các HTVĐ thấp, bao hàm trong nó tất cả các HTVĐ thấp hơn. Nhưng
các HTVĐ thấp không có khả năng bao hàm các HTVĐ ở trình độ cao hơn.
Các HTVĐ khác nhau về chất. Mỗi vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Nhưng
bản thân sự tồn tại của sự vật đó thường đặc trưng bằng một HTVĐ cơ bản.
VD: Sự phản ứng hóa học giữa Natri hidroxit và Axit clohidric sinh ra muối natri clorua và nước. Đây là
một vận động hóa học, nó cũng bao hàm vận động vật lý là những lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử, sự
sản sinh năng lượng,... cùng với đó là vận động cơ học, nguyên tử clo thay vị trí của nhóm OH và cả sự
chuyển động của các electron.
* Ý nghĩa: Bằng sự phân loại các HTVĐ cơ bản, Engels đã góp phần đặt cơ sở cho sự phân loại các khoa
học tương ứng với đổi lượng nghiên cứu của chúng và chỉ ra cơ sở của khuynh hướng phân ngành và hợp ngành của các khoa học.
b) Ví dụ: Sự vận động và biển đổi của xã hội nguyên thủy lên xã hội cổ đại (vận động xã hội)
Xã hội nguyên thủy phát triển kế thừa lối sống xã hội bày đàn của linh trưởng tổ tiên. Ban đầu, người tối
cổ sống theo bày gồm khoảng vài chục người với cuộc sống “ăn lông, ở lỗ" kéo dài hàng triệu năm. Trải
qua thời gian, Người tối cổ dần trở thành Người tinh khôn. Người tinh khôn sống theo thị tộc, và đã biết
dùng đá để chế tạo công lao động. Tuy cuộc sống có khá hơn Người tối cổ, song chỉ đến khi tìm ra kim loại
và dùng kim loại để chế tạo công cụ, con người có thể khai phá đất hoang tăng, tăng năng suất lao động,
sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa...
Do có công cụ lao động mới, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, hoặc lợi dụng trí hay uy tín của
mình để chiếm doạt một phần của cải dự thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác
lại khổ cực thiếu thốn. Xã hội phân hóa thành người giàu-người nghèo.
Chế độ "làm chung, ăn chung, hưởng chung" ở thời kì công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dần
tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp đầu tiên - xã hội cổ đại.
6. Quy luật về sự tương tác a) Khái niệm
Tương tác là một trong những nguyên lý cơ bản chi phối mọi vật trong tự nhiên. Là quá trình các sự vật,
hiện tượng ảnh hưởng lẫn nhau, là hình thức vận động, phát triển chung nhất của mọi sự vật, hiện tượng.
Quy luật tự nhiên phản ánh tính tương tác của thế giới tự nhiên gọi là Quy luật tương tác của thế giới tự nhiên. * Biểu hiện:
- Đối với thế giới sống, sự tương tác các sinh vật sống và môi trường đc thể hiện ở các cấp độ khác nhau:
tương tác xảy ra trong cơ thể sinh vật, giữa sinh vật với sinh vật và giữa các sinh vật và môi trường.
- Tương tác trong hệ sinh thái thể hiện ở ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật; quan
hệ giữa sinh vật- môi trường; quan hệ giữa sinh vật - sinh vật trong quần thể và trong quần xã.
- Trong tự nhiên con có sự tương tác giữa các lực và của đối tượng, giữa vật chất và năng lượng. Các tương
tác này thường đi kèm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
b) Sự phản ánh và ví dụ Phản ánh
o Sự vận động, phát triển, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau từ trong sinh vật đó đến môi trường.
o Sự tồn tại và tổ chức kết cấu của mọi hệ thống vật chất.
o Sự tương tác của con người với môi trường của mình dẫn tới sự phát triển của KH&CN.
o Mối liên hệ của nó với những sự vật khác trong một hệ thống lớn hơn.
o KH&CN ảnh hưởng trở lại đến cách con người tương tác với môi trường của mình.
o Tính chất của tất cả các sự vật, các quá trình và hiện tượng.
⇨ Con người có thể đánh giá tốt hơn hậu quả của những hành động của mình và biết chịu trách nhiệm
về các hành động đó.
⇨ Quy luật tương tác cho phép con ngư i
ờ hiểu rõ hơn các quy luật vận động, phát triển, các mối liên
hệ, quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố, các dạng vật chất khác nhau. Vai trò
o QL tương tác là cơ sở để con người tuân theo nhằm cải tạo thế giới tự nhiên.
o QL tương tác giúp con người đánh giá tốt hơn hậu quả của những hành động của mình và biết chịu trách
nhiệm về các hành động đó.
o QL tương tác là cảm hứng, động lực, cơ sở giúp con người phát hiện ra những quy luật khác. (VD: Quy luật tương gen,...)
o Khi nghiên cứu về sự tương tác và trong các hệ thống giúp con người hiểu rõ hơn về môi trường và vai trò của con người. c)Ví dụ:
Sự tương tác giữa con người sinh vật và sự băng tan ở Bắc Cực.
Ở vùng Bắc Cực, lớp băng vĩnh cửu - tức là mặt đất và đất thịt đóng băng vĩnh viễn cho đến nay- đang tan
dần, bên cạnh các hóa thạch Pleistocene là lượng khí thải carbon và metan khổng lồ, thủy ngân độc hại vá
các bệnh thời xa xưa. (Lớp băng vĩnh cửu giàu hữu cơ chứa khoảng 1500 tỷ tấn Carbon).
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng băng tan chủ yếu là do hoạt động của con người: hoạt động công
nghiệp, xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi... làm biển đổi khí hậu toàn
cầu: nóng lên. (Ví dụ: Hiện tượng nhà kính, đốt nhiên liệu,...).
Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại: các con thuyền đi trên biển va phải các tảng băng trôi có kích thước lớn
có khi bằng cả một con tàu sẽ bị hư hỏng, nặng hơn có thể bị nhấn chìm.
Mực nước biển tăng lên khi băng tan. Tác động này sẽ định hình lại các lục địa một cách đáng kể và nhấn
chìm nhiều thành phố lớn trên thế giới, nước biển xâm nhập sâu vào trong nội địa gây ra hiện tượng nhiễm mặn.
Phá hoại hệ sinh thái khu vực và đe dọa đời sống sinh vật đới lạnh: Gấu Bắc Cực, chim cánh cut...khó khăn
hơn trong việc kiếm ăn và mất nơi cư trú.
Năm 1941, ở Siberia, khi một cậu bé và 2.500 con tuần lộc chết, căn bệnh này được xác dịnh là bệnh than
với nguồn gốc của bệnh là xác tuấn lộc rã đông. Tầng bằng vĩnh cửu tan chảy khiến khuẩn than ở Siberia
sống lại và thoát ra môi trường và đã xảy ra vào năm 2016.
Các bệnh như bệnh cúm Tây Ban Nha, bệnh đậu mùa hoặc bệnh dịch hạch đã bị xóa số có thể bị giữ lại
trong lớp băng vĩnh cửu. Một nghiên cứu của Pháp năm 2014 lấy một virus 30,000 năm tuổi đóng băng
trong lớp băng vĩnh cửu và làm ẩm nó trở lại trong phòng thí nghiệm. Ngay lập tức nó sống trở lại 300 thế kỷ sau.
Thủy ngân cũng đang xâm nhập vào chuỗi thức ăn, nhờ vào sự tan băng vĩnh cửu. II.
Chủ đề 2: Đạo đức khoa học (1,5 đ)
Đạo đức khoa học là đạo đức trong lĩnh vực khoa học, ở đó lĩnh vực khoa học bao gồm các lĩnh vực chuyên
biệt như thí nghiệm, xét nghiệm, giảng dạy và huấn luyện, phân tích dữ liệu, quản lí dữ liệu, chia sẻ dữ liệu,
xuất bản ấn phẩm, trình bày công trình nghiên cứu trước công chúng, và quản lí tài chính.
Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức khoa học
Trung thực và khách quan trong khoa học
Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ không dựa vào kinh nghiệm
cá nhân hay suy luận theo cảm tính. Do đó, khoa học đặt sự thật khách quan trên hết và trước hết. Nhà
khoa học phải tuyệt đối thành thật với những gì mình quan sát hay nhận xét, không được gian lận trong
nghiên cứu, không giả tạo dữ liệu, không thay đổi dữ liệu, và không lừa gạt đồng nghiệp.
Cẩn trọng trong phân tích kết quả khoa học để tránh sai sót
Nhà khoa học phải phấn đấu hết mình để tránh các nhầm lẫn và sai sót trong tất cả các hoạt động khoa
học. Do đó, nhà khoa học có nghĩa vụ phải báo cáo đầy đủ những kết quả mà họ đạt được trong quá trình
nghiên cứu. Những báo cáo này phải đầy đủ chi tiết để các nhà khoa học khác có thể thẩm định hay xác
nhận (nếu cần thiết). Bất cứ một thay đổi về số liệu, dữ liệu thu thập được đều phải được chú thích rõ ràng
(như ghi rõ ngày tháng sửa, ai là người chịu trách nhiệm, và tại sao thay đổi).
Phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập
Nhà khoa học phải phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập dựa trên dữ liệu và không dựa trên
ảnh hưởng của các nguồn bên ngoài .
Cởi mở và công khai
Nghiên cứu khoa học mang tính tương tác rất cao, và do đó thường tùy thuộc lẫn nhau. Nhà khoa học có
trách nhiệm chia sẻ dữ liệu, kết quả và phương pháp nghiên cứu, lí thuyết, thiết bị, v.v… với đồng nghiệp,
đặc biệt chia sẻ công khai phương pháp, số liệu và diễn giải thông qua việc công bố và trình bày.
Xác nhận đầy đủ kết quả và trích dẫn chuẩn xác nguồn thông tin, dữ liệu và ý tưởng
Nếu lấy tài liệu ở đâu thì phải trích dẫn, không được biến cái của người khác thành cái của mình.
Có trọng trách đạo đức đối với xã hội
Phần lớn hoạt động khoa học là do tài trợ của người dân; do đó, nhà khoa học phải có nghĩa vụ công bố
những gì mình đạt được cho công chúng biết. Hình thức công bố có thể là những ấn phẩm khoa học hay
những trao đổi trên các diễn đàn quần chúng. Tất cả các cơ sở vật chất sử dụng cho nghiên cứu, kể cả thiết
bị, hóa chất, tài chính… là tài sản chung của xã hội; do đó, chúng cần được sử dụng sao cho đem lại lợi
ích nhiều nhất cho xã hội. Trong một số khuôn khổ, nhà khoa học phải có trách nhiệm trong việc cân nhắc
các quyền của con người và động vật.
Do hoạt động khoa học mang tính xã hội nên các chuẩn mực về đạo đức khoa học phải là một “thể chế”
của bất cứ trung tâm khoa học nào, kể cả trường đại học, và phải được xem như là một mục tiêu của khoa
học. Sinh viên và các nghiên cứu sinh từ các trường đại học là những người sẽ chiếm giữ các vị trí quan
trọng trong xã hội như nhà lãnh đạo, nhà khoa học và giáo sư tương lai nên việc đảm bảo họ biết được các
tiêu chuẩn đạo đức khoa học là một biện pháp ngày càng trở nên cấp thiết hơn để đảm bảo sự ổn định của
xã hội cho các thế hệ tiếp nối .
Những nhiệm vụ của người SV trong việc đảm bảo đạo đức khoa học
+ Đầu tiên, phải ý thức trọng trách của bản thân với xã hội bởi hoạt động nghiên cứu của mình được tài trợ
bởi nhà nước – tiền của dân nên phải hoạt động nghiêm túc, minh bạch và tạo ra sản phẩm có giá trị cho xã hội.
+ Trau dồi năng lực chuyên môn, không ngừng học hỏi, sáng tạo để phát triển những cái đã có và tạo ra cái mới.
+ Rèn luyện phẩm chất, đạo đức, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, với gia đình thì phải kính
trên nhường dưới, quan tâm, tôn trọng mọi người xung quanh.
+ Học những kỹ năng mềm như tin học, giao tiếp, ngoại ngữ, tư duy phản biện,...
+ Thường xuyên cập nhật tin tức thế giới, những xu hướng, thành tựu khoa học mới trên các phương tiện
thông tin đại chúng, luôn theo dõi các tin tức trong ngành (trên các tạp chí khoa học).
III. Chủ đề 3: Bốn cuộc Cách mạng công nghiệp (1,5 đ)
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần I ( 1750 – 1870)
a) Bối cảnh ra đời
+ Sự gia tăng dân số trên quy mô toàn thế giới nên đòi hỏi nhu cầu về sản phẩm khác nhau, đặc biệt là
lương thực thực phẩm, nhà ở, quần áo, may mặc (ngày càng gia tăng) gây ra sức ép về ăn, mặc, ở, đi lại là vô cùng lớn.
+ Gia tăng di cư, dân cư từ nông thôn vào thành thị, các trung tâm đô thị lớn ngày càng lớn hơn, mọc lên
nhiều hơn trên các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Góp phần cung cấp một lực lượng lao động cho sản xuất.
+ Năng suất lao động bằng phương thức thủ công không còn đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội.
+ Quá trình giao lưu thế giới lớn lên dẫn đến nhu cầu về thương mại lớn lên. Đòi hỏi cung ứng nhiều sản
phẩm hơn, phải tạo ra những hình thức đi lại vận chuyển hơn.
Tất cả những cái đó đều không giải quyết được bằng lao động cơ bắp. Các nhà công nghiệp thời đó
buộc phải tăng hiệu quả, tăng vốn đầu tư để làm sao cải thiện và tăng năng suất. Muốn thế phải phát
triển các phương tiện, các công cụ lao động, các kỹ thuật mới.
+ Dùng năng lượng thô sơ, dùng năng lượng nước để quay bánh xe, dệt, vận chuyển gỗ, dùng cối xay gió nghiền ngũ cốc.
b) Đặc trưng cơ bản
Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí máy móc (động cơ đốt trong
chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng.
c) Những thành tựu cơ bản – Tác động xã hội Thành tựu
Trong số những thành tựu kỹ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết phải kể đến sáng chế
“thoi bay” của Giôn Kây vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn
Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ri-sác Ác-rai cải tiến công nghệ
kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước Năm 1785, Ét-mun Các-rai sáng chế máy dệt vải, tăng năng
suất dệt lên tới 40 lần. Năm 1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy
dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt.
Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện sắt từ quặng. Năm 1885, Hen-ry Bét-xen-mơ sáng chế lò
cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép đáp ứng được về yêu cầu rất lớn khối lượng và chất lượng thép
đế chế tạo máy móc thời kỳ đó. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai
sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807, Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Tác động xã hội
+ Nhiều khu công nghiệp, nhiều khu đô thị với dân số trên 1 triệu người được hình thành gây ra vấn đề xã hội cực lớn:
o Giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hình thành nhưng bị bóc lột, lao động 12-15/ngày => Cuộc đấu
tranh giai cấp sớm nổ ra
o Do sự phát triển của KHKT vào giao thông vận tải (tàu thủy) và vũ khí cho nên những nước công
nghiệp khi ấy như Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha xâm chiếm các vùng đất trên thế
giới (VN mất nước vào 1858)
=>Chủ nghĩa thực dân ra đời để lại hệ lụy vô cùng lớn (Cuộc đấu tranh giành giải phóng, độc lập
dân tộc rất phức tạp mới đạt đ ợ ư c, hy sinh rất nhiều)
o Cuộc CMCN lần thứ I nền móng của nó là tiêu thụ hóa thạch, than đá đã gây ra ô nhiễm môi trường cực lớn
d) Phát minh cụ thể
Năm 1784, James Watt đã phát minh ra máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá
trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt.
Từ khi máy hơi nước xuất hiện đã có một tác dụng to lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp. Trước khi có
máy hơi nước, mặc dù một số người dân đã biết sử dụng sức gió và sức nước nhưng động lực chủ yếu vẫn
là sức lực của con người. Từ khi có máy hơi nước thì loài người đã thoát ra khỏi sự hạn chế đó
Ngoài việc dùng làm nguồn năng lượng cho các công xưởng, máy hơi nước còn được ứng dụng trong giao
thông vận tải. Sự ứng dụng rộng rãi máy hơi nước đã ảnh hưởng đến cuộc cách mạng phương tiện giao
thông ở nước Anh. Năm 1814, kiến trúc sư người Anh George Stephenson chế tạo thành công xe lửa chạy
bằng hơi nước. Stephen đã được suy tôn là "Cha đẻ của đầu máy xe lửa"
Sự cải tiến giao thông đường thủy là đóng những chiếc tàu có thể lắp được máy hơi nước làm động lực.
Ngày 19 tháng 8 năm 1807, một nhà phát minh người Mỹ là Fulton đã thiết kế một chiếc tàu chờ khách
chạy bằng hơi nước chạy thử thành công trên sông Hudson, đồng thời đã mở ra những chuyến chạy định
kỳ từ New York đến An-ba-ni
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ II (1871 – 1914)
a) Bối cảnh ra đời
+ Máy móc bằng động cơ đốt trong, máy móc cơ khí dần dần không còn mang lại những tiến bộ năng suất.
Nó đòi hỏi một sự thay đổi lớn hơn cho công cụ sản xuất, phương tiện sản xuất. Sự ra đời của điện dẫn
đến quá trình điện khí hóa, sự ra đời của động cơ điezen dẫn đến thay thế động cơ đốt trong hơi nước thành
động cơ 4 kỳ và sử dụng xăng dầu đã tạo ra một bước ngoặt trong các phương thức sản xuất, trong các
phương tiện công cụ lao động dẫn tới sự ra đời cuộc CMCN lần II.
b) Đặc trưng cơ bản
Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là động cơ điện ra đời gắn liền với quá
trình điện khí hóa và sự áp dụng quản lý dựa trên cơ sở khoa học. (động cơ điện, điezen và dây chuyền
lắp ráp, sản xuất hàng loạt )
c) Những thành tựu cơ bản – Tác động xã hội Thành tựu
+ Thông tin liên lạc: Năm 1876, Alexander Graham Bell, đã phát minh ra một thiết bị gọi là "điện thoại".
Cho đến ngày nay, ngành công nghiệp điện thoại sống trong kỷ nguyên của điện thoại di động, một cuộc
cách mạng trong hệ thống truyền thông quốc tế.
+ Máy bay: Năm 1903, hai anh em người Mỹ, Wilbur và Orville Wright chế tạo cỗ máy bay thực sự đầu
tiên có tên là "máy bay". Phát minh này là một sự trợ giúp tuyệt vời cho mọi người và thế kỷ XX đã chứng
kiến sự tăng trưởng có ảnh hưởng nhất trong giao thông vận tải toàn cầu.
+ Bóng đèn sợi đốt: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc sử dụng năng lượng điện được đặt ra bởi nhà
khoa học và nhà thực nghiệm Michael Faraday. Năm 1881, Sir Joseph Swan người Anh đã phát minh ra
bóng đèn sợi đốt đầu tiên, nhưng chỉ hoạt động được vài phút. Phải đợi đến 1879, chiếc bóng đèn sợi đốt
hoàn chỉnh mới được hoàn thành bởi Thomas Edison (Mỹ). Đây được đánh giá là phát minh làm thay đổi diện mạo nhân loại.
+ Động cơ đốt trong: là một loại động cơ nhiệt, trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra với chất oxy
hóa (thường là không khí) trong buồng đốt, vốn là một bộ phận quan trọng của chu trình của chất lỏng làm
việc. ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cường quốc lớn, động cơ đốt trong chạy trên
khí than đá đầu tiên đã được phát triển do etienne lenoir ở pháp. năm 1860 động cơ đốt đầu tiên ra đời,
được thử nghiệm làm động lực cho ô tô sơ khai ở những năm 1870. động cơ xăng hai kỳ cũng được phát
minh trở thành nguồn năng lượng của người nghèo, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm này.
+ Máy ghi âm: Edison đã có ý tưởng tạo ra một cỗ máy có thể ghi và phát lại tin nhắn điện thoại, bằng
cách sử dụng âm thanh để rung màng loa và đẩy một cây bút tạo ra vết lõm trên một hình trụ được phủ
bằng giấy sáp được quay bằng tay quay. Vào cuối năm 1877, ông đã nhờ một thợ máy chế tạo thiết bị, sử
dụng giấy thiếc thay cho sáp Năm sau, ông được cấp bằng sáng chế cho thiết kế, bao gồm một cây kim nhẹ
hơn để tìm các lùm cây và truyền rung động đến một màng loa thứ hai, tái tạo giọng nói của con người.
+ Máy chiếu phim: Thomas Edison đã phát minh ra máy chiếu phim và tạo ra những thước phim đầu tiên
năm 1894. Edison đã đăng ký bằng sáng chế cho Kinetoscope, một chiếc máy chiếu phim khá đồ sộ và chỉ
chiếu được cho một người xem. máy làm cho một chuỗi hình ảnh chạy qua một nguồn sáng để tạo thành
ảnh động. Kinetoscope đã giới thiệu phương pháp tiếp cận cơ bản có thể trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các
chiếu phim trước khi video xuất hiện. Tác động Tích cực
+ Sự chuyển đổi về xã hội (quá trình tích tụ tư bản ngày càng nhanh và khốc liệt, ra đời những đế quốc mới hùng mạnh,…)
+ Sự tiến bộ nhanh chóng của KHTN và CN. Tạo những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền
công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
+ Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu
vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách
mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
+ Truyền thông, thông tin và báo chí bước đầu hình thành và phát triển.
+ Những bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, tạo ra những sản
phẩm mới, tiện nghi hơn, các nhu cầu tiêu dùng mới, làm cho đời sống xã hội con người được cải thiện,
từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới (Văn minh trí tuệ) và đang đặt ra những thay đổi mới
trong sự nghiệp giáo dục đào tạo ở các quốc gia.
+ Hình thành xu thế toàn cầu
+ Hầu hết các tập đoàn lớn đã áp dụng phương pháp quản lý dựa trên cơ sở khoa học nên MBA ra đời và ngày càng phát triển. Tiêu cực
+ Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến sự tàn phá không thể lường trước được như vũ khí huỷ diệt.
+ Bên cạnh đó là nạn ôi nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông, lao động…
+ Bùng nổ dân số, bốc lột lao động
+ Dẫn đến nguy cơ mất ổn định về chính trị, văn hoá-xã hội làm mất dần bản sắc văn hoá của dân tộc, làm
tăng khoảng cách giàu-nghèo ..
+ Hình thành thị trường toàn cầu, cạnh tranh khốc liệt…
d) Phát minh cụ thể
Năm 1905 thiên tài khoa học ngƣời Đức Albert Einstein (1879-1955) đã công bố một công trình mang
tính cách mạng giải thích nhiều bí ẩn của vũ trụ - Thuyết tương đối hẹp. Einstein cho rằng khối lượng và
năng lượng có thể chuyển đổi tương đương và thể hiện điều này trong công thức E=mc2 . Các bài báo ban
đầu của Einstein bắt nguồn từ việc chứng minh rằng nguyên tử tồn tại và có kích thước hữu hạn khác
không. Tại thời điểm ông viết bài báo đầu tiên năm 1902, các nhà vật lý vẫn chưa chấp nhận hoàn toàn
rằng nguyên tử tồn tại thực sự, mặc dù các nhà hóa học đã có những chứng cứ cụ thể từ các công trình của
Antoine Lavoisier trước một thế kỷ. Lý do các nhà vật lý vẫn nghi ngờ vì không có một lý thuyết nào ở
thế kỷ XIX có thể giải thích đầy đủ tính chất của vật chất từ các tính chất của nguyên tử. Ngày 30/4/1905,
Einstein hoàn thành luận án tiến sĩ ở Đại học Zurich dưới sự hướng dẫn của giáo sư vật lý thực nghiệm
Alfred Kleiner với tên đề tài “Một cách mới xác định kích thước phân tử”. Ngày nay thuyết tương đối hẹp
là lý thuyết miêu tả chính xác nhất chuyển động của vật thể ở tốc độ bất kỳ khi có thể bỏ qua ảnh hưởng của lực hấp dẫn.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (1950 – 2010)
a) Bối cảnh ra đời
Máy móc, động cơ điện, động cơ điezen rồi cũng đến một giới hạn về năng suất lao động. Ở đó vai trò của
con người, người công nhân vẫn là chính. Dù là dây chuyền sản xuất hay máy móc vẫn do con người điều khiển
Sự phát triển ồ ạt của các nền công nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu lao động. Mà đã là con người điều khiển
thì đều có giới hạn về năng s ấ
u t. Cho nên nảy sinh vấn đề là làm thế nào để máy móc hay con người trong
lao động. Từ lúc con người ta đã bắt đầu nghĩ nhiều và quyết tâm làm chuyện chấm dứt cuộc CMCN lần II
mở đầu cho cuộc CMCN lần III. Có thể nói, Cuộc CMCN lần III là kỷ nguyên của máy tính và tự động hóa
để giải quyết một mơ ước con người trong sản xuất đ ợ
ư c thay thế bằng máy móc.
Sau khi kết thúc thế chiến th
ứ II, các siêu cường lạ ibước vào cuộc đua vũ trang. Đặc biệt là Xô – Mỹ đã
khiến các cường quốc này đẩy mạnh đầu tư cho tiềm lực quân sự mạnh mẽ hơn. Do đó, họ dồn không ít
tiền của vào nghiên cứu khoa học quân sự.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cũng trở thành điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công nghệ phát triển.
b) Đặc trưng cơ bản
Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là Cách mạng kỹ thuật số, kỷ nguyên công
nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số ra đời gắn liền với sự áp dụng phổ biến MOSFET (bóng bán
dẫn MOS), chip mạch tích hợp (IC) và các công nghệ dẫn xuất của chúng, bao gồm: máy tính, bộ vi xử
lý, điện thoại di động kỹ thuật số, Internet.
c) Thành tựu – Tác động xã hội Thành tựu
Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát mình được ra đời như: vệ
tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,…
Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành
truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, tập dữ liệu lớn – Big Data được phát minh, . Các công ty, doanh
nghiệp cũng chuyển hướng kinh doanh. Xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud ) ra đời:
Social media: giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng bằng những phương tiện truyền thông.
Mobile: Công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau.
Analytics: Công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa ra mục tiêu tiếp cận.
Cloud: Điện toán đám mây.
Chuyển đổi công nghệ analog sang kỹ thuật số.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số. Mang
đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ. Tác động xã hội
+ Sự kết nối với nhau nhiều hơn, giao tiếp dễ dàng hơn và sự phơi bày thông tin mà trong quá khứ có thể
dễ dàng bị loại bỏ hơn bởi các chế độ toàn trị.
+ Tác động kinh tế của cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được mở rộng. Ví dụ, nếu không có World Wide
Web (WWW), toàn cầu hóa và gia công phần mềm sẽ không khả thi như hiện nay. Cuộc cách mạng kỹ
thuật số đã thay đổi hoàn toàn cách các cá nhân và công ty tương tác. Các công ty nhỏ trong khu vực đã bất
ngờ được tiếp cận với các thị trường lớn hơn nhiều. Các khái niệm như dịch vụ và sản xuất phần mềm theo
yêu cầu và giảm nhanh chi phí công nghệ đã tạo ra những đổi mới có thể trong tất cả các khía cạnh của
ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày.
+ Sau những lo ngại ban đầu về nghịch lý năng suất CNTT, bằng chứng cho thấy các công nghệ kỹ thuật
số đã tăng đáng kể năng suất và hiệu suất của các doanh nghiệp.
+ Các tác động tiêu cực bao gồm quá tải thông tin, các cướp bóc trên Internet, các hình thức cô lập xã hội
và bão hòa phương tiện truyền thông. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của các thành viên nổi tiếng của
các phương tiện truyền thông quốc gia, 65% cho biết Internet đang gây tổn hại cho báo chí nhiều hơn là
giúp đỡ bằng cách cho phép bất cứ ai dù nghiệp dư và không có kỹ năng trở thành nhà báo; làm cho thông
tin trở nên không đáng tin cậy.
+ Trong một số trường hợp, việc sử dụng phổ biến các thiết bị kỹ thuật số cầm tay và máy tính liên quan
đến công việc của nhân viên công ty để sử dụng email, nhắn tin tức thời, trò chơi máy tính thường làm
giảm năng suất của các công ty đó.