Ôn tập đề cương Triết học cuối học phần - Triết học Mác -LêNin | Đại học công nghê Sài Gòn
Ôn tập đề cương Triết học cuối học phần - Triết học Mác -LêNin | Đại học công nghê Sài Gòn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lê nin(CNSG)
Trường: Đại học Công nghệ Sài Gòn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1. Triết học Mác ra đời một phần là kết quả kế thừa trực tiếp:
a. Thế giới quan duy vật của Hê-ghen và phép biện chứng của Phơ-bách
b. Thế giới quan duy vật của Phơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen
c. Thế giới quan duy vật và phép biện chứng của cả Hê-ghen và Phơ-bách
d. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 2. Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện là bước ngoặt cách mạng
trong sự phát triển của triết học. Biểu hiện vĩ đại nhất của bước ngoặt cách mạng đó là:
a. Việc thay đổi căn bản tính chất của triết học, thay đổi căn bản đối tượng của nó và
mối quan hệ của nó đối với các khoa học khác.
b. Việc gắn bó chặt chẽ giữa triết học với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản
và của quần chúng lao động.
c. Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử làm thay đổi hẳn quan niệm của
con người về xã hội.
d. Việc phát hiện ra lý luận hình thái kinh tế - xã hội
Câu 3: Bộ phận lý luận quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin là gì? a. Triết học Mác- Lênin
b. Chủ nghĩa xã hội khoa học
c. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
d. Học thuyết đấu tranh giai cấp
Câu 4: Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập năm nào? a. 1917 b. 1918 c. 1919 d. 1920
Câu 5: Chủ nghĩa Mác – Lênin là:
a. Lý thuyết về xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen
b. Hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự
phát triển của V.I.Lênin
c. Hệ thống chủ thuyết chính trị của C.Mác và V.I.Lênin
d. Học thuyết bàn về kinh tế tư bản chủ nghĩa
Câu 6: Tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác là:
a. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
b. Phong trào khai sáng Pháp, Cơ học cổ điển I.Niu – tơn; lý luận về chủ nghĩa vô chính phủ của Pru-đông
c. Thuyết tương đối (Anhxtanh); Phân tâm học (S.Phơ – rớt); Logic học của Hêghen
d. Thuyết tiến hóa (Đác – uyn); Học thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
(R.Maye); Học thuyết tế bào (Slayden và Savanno)
Câu 7: Tiền đề khoa học cho sự ra đời chủ nghĩa Mác:
a. Lý thuyết điện từ của M.Pha – ra – day; Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa
học của Men – đê – lê – ep; Di truyền học hiện đại của Menden
b. Cơ học cổ điển của Niu – tơn; Thuyết tương đối của Anhxtanh; Học thuyết về tinh vân vũ trụ của I.Kanto
c. Hình học phi Ơ – clit; mô hình nguyên tử của Tôm – xơn; thuyết tương đối của Anhxtanh.
d. Thuyết tiến hóa của S.Đác – uyn; Học thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng (R.Maye); Học thuyết tế bào (Slayden và Savanno)
Câu 8: V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất trong tác phẩm nào?
a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
b. Thế nào là người bạn dân
c. Chủ nghĩa duy vật chiến đấu
d. Nhà nước và cách mạng
Câu 9: Sự kiện xã hội nào lần đầu tiên chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa
Mác – Lênin trong lịch sử?
a. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 b. Công xã Pari
c. Cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam
d. Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Câu 10: Khi bàn về vai trò của triết học trong đời sống, C.Mác đã có một luận điểm
rất sâu sắc, cho thấy sự khác biệt về chất giữa triết học của Ông với các trào lưu
triết học trước đó, nguyên văn của phát biểu đó là gì?
a. Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp biện chứng của
Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa
b. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân
c. Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song
vấn đề là cải tạo thế giới
d. Bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội.
Câu 11: Đặc điểm chính trị của thế giới những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX? a. Toàn cầu hóa
b. CNTB chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang giai đoạn CNĐQ và thường
xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh giành thuộc địa.
c. CNTB tổ chức cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II để phân chia thị trường thế giới
d. Cả 3 đáp án đều sai.
Câu 12: Vấn đề cơ bản của triết học bao gốm những mặt nào?
a. Bản thể luận và nhân sinh quan
b. Nhận thức luận và nhân sinh quan
c .Bản thể luận và nhận thức luận
d. Nhận thức luận và thực tiễn
Câu 13: Dựa trên cơ sở nào để phân chia triết học thành duy vật, duy tâm?
a. Phương pháp nhìn nhận thế giới quan
b. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học c. Quan điểm giai cấp
d. Dựa vào nội dung học thuyết triết học cụ thể
Câu 14: Chủ nghĩa duy vật có các hình thức cơ bản nào?
a. Duy vật chất phác, duy vật biện chứng
b. Duy vật siêu hình, duy vật biện chứng, duy vật chất phác
c. Duy vật siêu hình, duy vật biện chứng
d. Duy vật cổ đại, duy vật hiện đại
Câu 15: Chủ nghĩa duy tâm có những hình thức nào?
a. Duy tâm chủ quan, duy tâm khách quan
b. Duy tâm tuyệt đối, duy tâm tương đối
c. Duy tâm cổ đại, suy tâm hiện đại
d. Duy tâm cảm tính, duy tâm lý tính
Câu 16: Bản chất của chủ nghĩa duy vật là gì?
a. Coi các yếu tố tinh thần đóng vai trò tuyệt đối
b. Phủ nhận vai trò của ý thức
c. Coi vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
d. Chỉ tin vào vai trò tuyệt đối của vật chất
Câu 17: Triết học khả tri luận là gì?
a. Trường phái phủ nhận khả năng nhận thức của con người
b. Trường phái triết học duy vật
c. Trường phái triết học thừa nhận khả năng nhận thức của con người
d. Trường phái triết học duy tâm
Câu 18: Triết học nhị nguyên luận là gì?
a. Trường phái triết học coi cả vật chất lẫn tinh thần đều là bản nguyên
b. Là trường phái triết học duy tâm
c. Là trường phái triết học duy vật
d. Là trường phái triết học hiện đại
Câu 19: Ai sáng tạo ra định nghĩa vật chất của Triết học Mác-Lênin? a. C.Mác b. Ph.Ăngghen c. V.I. Lênin d. C.Mác và Ph.Ăngghen
Câu 20: Vấn đề cơ bản của triết học là:
a. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
b. Vật chất và ý thức.
c. Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau
d. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không
Câu 21: Mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học là:
a. Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
b. Con ngời có khả năng nhận thức thế giới hay không?
c. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức.
d. Vật chất có trước, ý thức có sau
Câu 22: Mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là:
a. Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
b. Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
c. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức.
d. Ý thức có trước, vật chất có sau
Câu 23: Cơ sở để phân định các trường phái triết học:
a. Diễn tả thế giới quan bằng lý luận
b. Cách giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học.
c. Cách giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học.
d. Tính chất nhận thức của con người
Câu 24: Học thuyết triết học thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người: a. Khả tri luận b. Bất khả tri luận
c. Thuyết không thể biết d. Cả a và b đều đúng
Câu 25: Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. a. Khả tri luận b. Bất khả tri luận c. Thuyết nhị nguyên
d. Cả b và c đều đúng
Câu 26: Quan điểm của CNDV về mặt thứ hai của vấn đền cơ bản của triết học?
a. Cuộc sống con người sẽ đi về đâu?
b. Con người không có khả năng nhận thức được thế giới
c. Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới.
d. Hoài nghi về khả năng nhận thức của con người
Câu 27: Về thực chất, chủ nghĩa nhị nguyên triết học có cùng bản chất với hệ thống triết lý nào? a. Chủ nghĩa duy tâm
b. Chủ nghĩa xét lại triết học c. Chủ nghĩa hoài nghi d. Chủ nghĩa tương đối
Câu 28: Sự khẳng định: mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những cảm giác”
của cá nhân là quan điểm của trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
b. Chủ nghĩa duy lý trí
c. Chủ nghĩa duy vật duy cảm d. Cả 3 đáp án trên
Câu 29: “Thế giới như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn
ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng, giảm đơn
thuần về lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây nên”. Đây là quan niệm
của khuynh hướng triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy vật duy lý
b. Chủ nghĩa duy tâm duy cảm
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 30: Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin thì nhận thức khoa học là loại
nhận thức được tạo ra như thế nào?
a. Được hình thành từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ của đối tượng nghiên cứu.
b. Được hình thành một cách thứ tự và hệ thống từ sự phản ánh đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
c. Được hình thành một cách trực giác và liên tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất,
những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
d. Được hình thành một cách tự phát và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất,
những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
Câu 31: Khái niệm nào dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và
vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới
tự nhiên, xã hội và tư duy? a. Biện chứng b. Mối liên hệ c. Vận động d. Duy vật
Câu 32: Phép biện chứng là:
a. Học thuyết nghiên cứu, khái thế giới nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc
phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
b. Học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các
nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc
phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
c. Học thuyết nghiên cức, khái quát sự tồn tại của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học.
d. Học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng trong phạm vi cuộc sống chính trị xã
hội thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Câu 33: Phép biện chứng xem xét các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại trong trạng thái nào?
a. Có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhâu. Do đó chúng vận động, biến đổi và
phát triển không ngừng do những nguyên nhân tự thân theo những quy luật tất yếu khách quan.
b. Tồn tại cô lập, tĩnh tại, không vận động và phát triển hoặc nếu có vận động thì chỉ
là sự dịch chuyển vị trí trong không gian và thời gian do những nguyên nhân bên ngoài.
c. Kết quả sự sáng tạo của một thế lực siêu tự nhiên thần bí. Do đó, sự tồn tại và biến
đổi của chúng là do tác động của những nguyên nhân thần bí trên
d. Là những gì bí ẩn, ngẫu nhiên, hỗn độn, không tuân theo một quy luật nào, và con
người không thể nào biết được mọi sự tồn tại và phát triển của chúng.
Câu 34: Hình thức nào dưới đây được xem là đỉnh cao của phép biện chứng?
a. Phép biện chứng thời cổ đại
b. Thuật ngụy biện trong thời kỳ trung cổ
c. Phép biện chứng duy vật Mác – Lênin
d. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
Câu 35: Tư duy siêu hình phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn nào của lịch sử văn minh nhân loại? a. Thời nguyên thủy b. Thời cổ đại c. Thời cận đại d. Thời hiện đại
Câu 36: Người sáng lập tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp thời cổ đại là ai? a. Platon b. Arixtôt c. Hêraclit d. Êpiquya
Câu 37: Đặc điểm của phép biện chứng thời cổ đại?
a. Không giải thích được nguyên nhân của sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
b. Mô tả sự vận động 1 cách máy móc
c. Xem sự vận động là một quá trình ngẫu nhiên. d. Cả 3 đáp án trên
Câu 38: Sai lầm cơ bản của phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức? a.
Xem sự vận động của thế giới là kết quả của sự vận động của tinh thần. b.
Thượng đế là người điều khiển mọi quá trình vận động và phát triển c.
Phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận, biện luận và chứng minh d.
Là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của thế giới khách quan
Câu 39: Học thuyết tế bào đem lại quan niệm triết học duy vật nào?
a. Quan niệm về tính thống nhất vật chất của thế giới
b. Quan niệm về nguồn gốc của thế giới
c. Quan niệm về sự phát triển của thế giới
d. Quam niệm về tính quy luật của thế giới
Câu 40: Học thuyết tiến hóa đem lại quan niệm nào cho CNDVBC
a. Quan niệm về sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
b. Quan niệm về mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng
c. Quan niệm về tính thống nhất vật chất của thế giới
d. Quan niệm về nguồn gốc của thế giới
Câu 41: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đem lại quan niệm nào cho
phép biện chứng duy vật?
a. Quan niệm về sự phát triển
b. Quan niệm về mối liên hệ phổ biến
c. Quan niệm về chất, lượng
d. Quan niệm về sự tất nhiên, ngẫu nhiên
Câu 42: Hạn chế lớn nhất trong kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh là?
a. Chưa giải thích được hai thuộc tính của hàng hóa
b. Chưa biết đến các chức năng cơ bản của tiền tệ
c. Chưa phát hiện ra giá trị thặng dư
d. Chưa giải thích được nguồn gốc giàu có và mâu thuẫn trong chế độ TBCN
Câu 43: Hãy sắp xếp theo trình tự từ sớm đến muộn nhất các hình thức thế giới quan sau:
a. Tôn giáo – huyền thoại – triết học
b. Huyền thoại – triết học – tôn giáo
c. Huyền thoại – tôn giáo – triết học
d. Triết học – tôn giáo – huyền thoại
Câu 44: Tên gọi thời kỳ Phục Hưng ở Tây Âu có nghĩa là gì?
a. Khôi phục chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại
b. Khôi phục triết học thời kỳ cổ đại
c. Khôi phục nên văn hóa cổ đại
d. Khôi phục phép biện chứng tự phát thời kỳ cổ đại
Câu 45: Triết học ra đời từ đâu?
a. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn
b. Từ sự chỉ dẫn của một lực lượng siêu nhiên
c. Từ sự sáng tạo của nhà tư tưởng
d. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người
Câu 46: Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra nguồn
gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm tôn giáo?
a. Học thuyết tế bào
b. Học thuyết tiến hóa
c. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng d. Thuyết nguyên tử
Câu 47: Khẳng định nào sau đây là đúng?
a. Triết học Mác ra đời vào giữa thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử
b. Triết học Mác ra đời do thiên tài của Mác và Ăngghen
c. Triết học Mác ra đời hoàn toàn ngẫu nhiên
d. Triết học Mác ra đời thực hiện mục đích đã định trước
Câu 48: Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen thực hiện nội dung nào sau đây?
a. Xây dựng được quan điểm duy vật về tự nhiên
b. Xây dựng được quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội
c. Xây dựng được quan điểm biện chứng về tự nhiên
d. Phê phán triết học duy tâm của Hêghen
Câu 49: Khi bàn về vai trò của triết học trong đời sống, C.Mác đã có một luận điểm
rất sâu sắc, cho thấy sự khác biệt về chất giữa triết học của Ông với các trào lưu
triết học trước đó, nguyên văn của phát biểu đó là gì?
a. Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp biện chứng của
Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa
b. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân
c. Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn
đề là cải tạo thế giới
d. Bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội.
Câu 50: Nicolai Copecnich đã đưa ra học thuyết nào? a. Thuyết địa tâm
b. Thuyết cấu tạo nguyên tử của vật chất c. Thuyết nhật tâm
d. Thuyết ý niệm là nguồn gốc của thế giới
Câu 51: Trường phái triết học nào xem thường lý luận?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan b. Chủ nghĩa kinh viện
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
d. Chủ nghĩa kinh nghiệm
Câu 52: Trường phái triết học nào xem thường kinh nghiệm?
a. Chủ nghĩa kinh nghiệm
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa kinh viện
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 52: Theo Hêghen khởi nguyên của thế giới là gì? a. Nguyên tử b. Không khí c. Ý niệm tuyệt đối
d. Vật chất không xác định
Câu 53: Trong triết học Hêghen giữa tinh thần và tự nhiên mối quan hệ với nhau như thế nào?
a. Tinh thần là kết quả phát triển của tự nhiên
b. Tinh thần là thuộc tính của tự nhiên
c. Tự nhiên là sản phẩm của tinh thần, là một tồn tại khác của tinh thần
d. Tự nhiên là nguồn gốc của tinh thần
Câu 54: Quan điểm triết học nào tách rời vật chất với vận độn g?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 55: Quan điểm sau đây thuộc trường phái triết học nào: “Cái gì cảm giác được là vật chất”?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Câu 56: Nhà triết học nào coi “lửa” là thực thể đầu tiên của thế giới và đó là lập trường triết học nào?
a. Đêmôcrit – chủ nghĩa duy vật chất phác
b. Hêraclit – chủ nghĩa duy vật chất phác
c. Hêraclit – chủ nghĩa duy tâm khách quan
d. Anaximen – chủ nghĩa duy vật chất phác
Câu 57: Quan điểm triết học nào cho rằng thế giới thống nhất vì được con người
nghĩ về nó như một thế thống nhất?
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng d. Chủ nghĩa duy vật
Câu 58: Coi thế giới vật chất là kết quả của quá trình phát triển của ý niệm tuyệt
đối là quan điểm của trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 59: Nhà triết học nào cho “nước” là thực thể đầu tiên của thế giới và quan điểm
đó thuộc trường phái triết học nào?
a. Talet – chủ nghĩa duy vật chất phác
b. Béccơli – chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Didro – chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Platon – chủ nghĩa duy tâm khách quan
Câu 60: 5 yếu tố của triết học Ngũ hành vận hành theo quy luật nào?
a. Sinh - Khắc - Thừa - Vũ
b. Tuần hoàn lặp đi lặp lại
c. Lúc tiến lên, lúc thụt lùi d. Không theo quy luật nào
Câu 61: Ai là người có chủ trương cho rằng triết học không phải chỉ để giải thích
thế giới mà còn có mục đích cải tạo biến đổi nó? a. Các Mác b. Ph.Ănghen c. Lênin d. Hồ Chí Minh
Câu 62: Học thuyết nào được xem là đề cao giáo dục đạo đức cá nhân? a. Phật giáo b. Nho giáo c. Đạo Thiên Chúa d. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Câu 63: Học thuyết nào được Hồ Chí Minh nhấn mạnh về phương pháp làm việc biện chứng? a. Phật giáo b. Nho giáo c. Đạo Thiên Chúa
d. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Câu 64: Lý luận của chủ nghĩa Mác đạt đến mục đích:
a. Phê phán chế độ tư bản chủ nghĩa
b. Giải phóng giai cấp công nhân
c. Xây dựng Xã hội chủ nghĩa
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 65: Điểm khác biệt lớn nhất của chủ nghĩa Mác với các học thuyết khác là ở chỗ?
a. Lý luận biện chứng
b. Thiên về đấu tranh cách mạng
c. Luôn vận động, biến đổi
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 66: Tác phẩm nào của Mác đã chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản?
a. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản b. Tư bản
c. Nhà nước và Cách mạng
d. Hệ Tư tưởng Đức
Câu 67: Giai đoạn phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin là do: a. Các Mác thực hiện b. Ph.Anghen thực hiện c. V.I.Lênin thực hiện d. Hồ Chí Minh
Câu 68: Học thuyết tế bào trong sinh học đã được chủ nghĩa Mác kế thừa khi chứng minh:
a. Các sự vật, hiện tượng có sự phát triển
b. Các sự vật chuyển hóa lẫn nhau
c. Các sự vật hiện tượng có chung nguồn gốc vật chất