Ôn tập giữa kỳ 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Ôn tập giữa kỳ 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ÔN TẬP GIỮA KỲ DDKD
Doanh nghiệp và các bên liên quan
I. Hoạt động kinh doanh và xã hội : 1.Khái niệm : a. HĐKD
- Tạo ra sản phẩm - Cung cấp dịch vụ
=> Đều tạo ra lợi nhuận b. Xã hội
- Tập thể của những con người c. Doanh nghiệp
- Là 1 bộ phận của xã hội
- Bao gồm : khách hàng , chủ đầu tư/cổ đông , nhà cung cấp , người lao động , chủ
nợ , đối thủ cạnh tranh , chính phủ .
- Doanh nghiệp có sự tác động 2 chiều với các bên liên quan :
1. Doanh nghiệp tác động đến XH :
+ Khách hàng : DN mang lại sản phẩm.
+ Chủ đầu tư/ cổ đông: Chi trả lợi nhuận.
+ Nhà cung cấp: Mua nguyên vật liệu của người cung cấp.
+ Người lao động: DN cung cấp việc làm và trả lương cho người lao động.
+ Chủ nợ : đóng tiền lãi hằng tháng.
+ Đối thủ cạnh tranh : tạo sp dịch vụ cạnh tranh giá, sp, chất lượng mặt hàng.
+ Chính phủ: DN đóng thuế cho chính phủ.
2. XH tác động đến doanh nghiệp
+Khách hàng: Cân nhắc lựa chọn mua sp DN, đánh giá DN
+Chủ đầu tư/ cổ đông: quyết định nguồn vốn của họ đối với DN
+Người lao động: cung cấp sức lao động, được quyền thương lượng tiền lương và phúc lợi đối với DN
+Chủ nợ: Ngược lại có quyền quyết định cho vay bn.
+Đối thủ cạnh tranh: Và ngược lại đối thủ cạnh tranh tạo ra sản phẩm cạnh tranh với DN
+Chính phủ: Và chính phủ tạo ra chính sách, cho phép những mặt hàng nào được
kinh doanh sx, quy định đặt các vị trí nhà máy, quy định lượng hàng xuất, nhập khẩu hằng năm của DN
2. Quan điểm hệ thống :
- Tính thích nghi và tính tương tác
II. Lý thuyết về các bên liên quan của doanh nghiệp : 1. Khái niệm :
- Các bên liên quan là những con người hay là nhóm người ảnh hưởng hay
chịu sự ảnh hưởng trước các quyết định , chính sách và hoạt động của tổ chức
- Các cách phân biệt các bên liên quan ( 2 cách ) : + Cách 1 :
a. Market ( Tham gia vào giao dịch kinh tế ) :
- Gồm các cổ đông vì họ đầu tư và nhận lại được tiền lãi
- Gồm người lao động vì cung cấp sức lao động và nhận lại tiền lương - Gồm các đối tác
b. Nonmarket ( Không tham gia vào giao dịch kinh tế ) :
- Gồm các chủ nợ vì các chủ nợ bỏ tiền ra giúp DN hoạt động và thu lại lãi
- Gồm các đối thủ cạnh tranh
- Gồm các tổ chức phi chính phủ,chính phủ + Cách 2 :
a. Internal ( Các bên liên quan bên trong ) :
- Gồm người lao động và người quản lí
b. External ( Các bên liên quan bên ngoài ) :
- Gồm các cổ đông , khách hàng , chủ nợ , nhà cung cấp , các nhà bán
lẻ , đối thủ cạnh tranh
III. Phân tích các bên liên quan :
1. Các bên liên quan là ai : ( Cột 1 )
- Làm sao để xác định các bên liên quan :
+ Phân tích tình huống doanh nghiệp ( đề cho ) + Tìm ra đầu mối
+ Tìm ra bao nhiêu bên liên quan được đề cập + Vẽ xung quanh
2. Xác định lợi ích của các bên liên quan : ( Cột 2 )
- Khi doanh nghiệp đó vận hành thì các đối tác , người lao động , chính
phủ ,... nhận được gì liệt kê ra
3. Xác định quyền lực của các bên liên quan : ( Cột 3 )
- Các bên liên quan được thực hiện 5 quyền lực : quyền biểu quyết, quyền
kinh tế , quyền chính trị, quyền pháp lý , quyền thông tin
- Quyền biểu quyết : cổ đông , nhà đầu tư , người lao động có quyền biểu
quyết về chính sách của công ty sáp nhập , lương thưởng
- Quyền kinh tế : Nhà cung cấp quyết định nguyên vật liệu , khách hàng mua
giá bao nhiêu và có quyền trả lại hàng, người lao động nhận lương phúc
lợi , cổ đông được nhận lợi nhuận , chủ nợ cho vay và nhận tiền lãi
- Quyền chính trị : Chính phủ được thể hiện qua các vụ kiện,thuế,xuất-nhập khẩu
- Quyền pháp lý : Nhà cung cấp thể hiện quyền pháp lý trên hợp đồng , Khách
hàng nhận sản phẩm sai mẫu mã và chất lượng kém thì có quyền pháp lý
trả lại hàng , người lao động nhận được lương đúng thời hạn và phải được
công ty đóng bảo hiểm , cổ đông phải nhận được lợi nhuận từ công ty
- Quyền thông tin : Khách hàng được quyền đánh giá sản phẩm , nhà đầu tư
có quyền truy cập vào hệ thống xem tình hình tài chính của công ty ( minh bạch , công khai )
4. Sự liên minh ( liên đới ) giữa các bên liên quan :
- mũi tên không nối với đầu mối( doanh nghiệp ) mà riêng biệt là các bên liên đới
- mũi tên từ đầu mối đến các bên liên quan biểu hiện lợi ích , quyền
- Các bên liên quan sẽ liên minh với nhau nếu giống nhau về mặt lợi ích
=> Ví dụ : người tiêu dùng trái cây tươi và những người nông dân thu hoạch trái
cây đó trên cánh đồng có thể có lợi ích chung trong việc giảm việc sử dụng thuốc
trừ sâu vì có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với hóa chất.
IV. Phạm vi trách nhiệm của các phòng ban trong doanh nghiệp :
- Các doanh nghiệp sẽ phát triển thành các phòng ban và các phòng ban này
không chỉ quản lý nội bộ mà còn chịu trách nhiệm với các bên liên quan
V. Môi trường kinh doanh năng động của doanh nghiệp :
- Doanh nghiệp và các bên liên quan trong quá trình tương tác còn bị sự chi phối
bởi môi trường được thể hiện thông qua 6 nhóm yếu tố sau :
+ Chịu tác động của toàn cầu hóa
+ Sự bùng nổ của công nghệ mới
+ Môi trường tự nhiên luôn biến đổi
+ Sự thay đổi của kỳ vọng xã hội
+ Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong kinh doanh
+ Sự ràng buộc của chính phủ đối với các hoạt động kinh doanh
VẤN ĐỀ CÔNG CỘNG & MQH VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN I.
Vấn đề công cộng : 1. Khái niệm :
- Là các vấn đề liên quan đến mối quan tâm chung của 1 tổ chức và 1 hoặc
nhiều bên liên quan khác. - Vd:
+ Xuất hiện chất kháng sinh trong thực phẩm có ảnh hưởng đến sức
khỏe ( đối với KH, các đối tác sử dụng sản phẩm )
+ Xuất hiện nhu cầu thanh toán k dùng tiền mặt ( đối với các ngân hàng, KH cá nhân, …)
- Vấn đề công cộng phát sinh khi chúng ta có sự khác biệt giữa mong đợi
giữa các bên liên quan so với những gì DN đang thực hiện.
- Vd : KH muốn có một điện thoại rẻ mà bền, dung lượng pin nhiều,….
2. Vấn đề công cộng được thể hiện như thế nào :
- Vấn đề công cộng xuất hiện khi có sự xuất hiện giữa mong đợi của các bên
liên quan so với những gì DN đang thực hiện
- Khoảng cách giữa kì vọng/mong đợi của các bên liên quan so với những gì
DN thực hiện được vừa là cơ hội vừa là đối với DN rủi ro
- Cơ hội : khi DN nắm được mong đợi của những bên liên quan => sẽ dành
được lợi thế cạnh tranh
- Rủi ro : nếu ko nắm được mong đợi của các bên liên quan => DN sẽ mất thị phần khách hàng
II. Phân tích môi trường :
- Là việc thu thập thông tin liên quan đến các vấn đề bên ngoài và xu thế của
chúng từ đó giúp cho DN xây dựng các chiến lược giảm thiểu những rủi ro
và tận dụng những cơ hội mới
- Bao gồm 2 môi trường chính : Bên trong DN và Bên ngoài DN
+ Bên trong DN : vận hành DN , sản xuất , Marketing , nhân lực , tài chính
+Bên ngoài DN : vi mô + vĩ mô
- Bao gồm 8 môi trường trong phân tích :
● Môi trường khách hàng : thuộc vi mô ( nhân khẩu học , sở thích mua hàng,...)
● Môi trường của đối thủ cạnh tranh :thuộc vi mô xác định về số lượng
và sức mạnh của họ ( 4P,7P)
● Môi trường kinh tế : thuộc vĩ mô ( phân tích về chi phí đầu vào , giá
cả sản phẩm trên thị trường , xuất - nhập khẩu ,...)
● Môi trường công nghệ : thuộc vĩ mô công nghệ hiện tại đang được sử
dụng cho sản phẩm , sự phát triển của công nghệ mới như thế nào ,
ảnh hưởng của tổ chức
● Môi trường xã hội : thuộc vĩ mô phân tích phương diện về văn hóa ,
các vấn đề về nhân quyền , xu hướng ,...
● Môi trường chính trị : thuộc vĩ mô cơ chế quản lý của địa phương ,
hoạt động về ưu đãi khuyến khích kinh doanh sản xuất
● Môi trường pháp lý : thuộc vĩ mô bằng sáng chế , bản quyền , nhãn
hiệu, vấn đề sở hữu trí tuệ
● Môi trường địa vật lý : thuộc vĩ mô ( cơ sở vật chất , trụ sở chính , các
văn phòng trung tâm phân phối )
III. Quy trình quản trị vấn đề : - Bao gồm 5 bước :
● Bước 1 : Nhận diện vấn đề : xác định các vấn đề khẩn cấp
● Bước 2 : Phân tích vấn đề : đánh giá sự phát triển của nó và nhận
diện sự ảnh hưởng của nó như thế nào đến với tổ chức
● Bước 3 : Xây dựng các phương án hành động
● Bước 4 : Lựa chọn phương án phù hợp và thực hiện nó
● Bước 5 : Đánh giá kết quả
- Đánh giá kết quả đã thực hiện được và có điều chỉnh nếu cần
IV. Các cấp độ/giai đoạn giữa mối quan hệ của DN và các bên liên quan :
- Cấp độ 1 : Không hoạt động : Các DN sẽ bỏ qua kì vọng của các bên liên quan
- Cấp độ 2 : Phản ứng : Các DN chỉ hành động khi bị áp lực từ các bên liên quan
- Cấp độ 3 : Chủ động : các DN luôn dự đoán mối quan tâm của các bên liên quan
- Cấp độ 4 : Tương tác : các DN tích cực tham gia và trao đổi với các bên liên
quan để tìm hướng giải quyết trên phương diện tôn trọng , cởi mở và tin tưởng
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
I. Quyền lực và trách nhiệm của doanh nghiệp :
- Là khả năng ảnh hưởng hay chi phối của doanh nghiệp đến chính phủ , nền
kinh tế và xã hội dựa trên những nguồn lực sẵn có
- Nguồn lực của 1 doanh nghiệp bao gồm :
+ Tài chính : quy mô vốn , doanh thu , lợi nhuận , tài sản của doanh nghiệp,...
+ Nhân sự : quy mô lao động , trình độ của lao động,...
+ Sản xuất : hệ thống xưởng , công nghệ của máy móc thiết bị,...
- Nguồn lực của 1 doanh nghiệp ảnh hưởng đến chính phủ thông qua thuế
- Nguồn lực của 1 doanh nghiệp ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua khía cạnh cạnh tranh
- Nguồn lực của 1 doanh nghiệp ảnh hưởng đến xã hội thông qua khía cạnh
lao động ( giải quyết tình trạng việc làm )
- Nguồn lực doanh nghiệp thể hiện : ● Mặt tích cực :
- Qua việc doanh nghiệp có nguồn lực càng cao sản xuất với chi phí thấp , lập
được kế hoạch và dự đoán tốt biến động trong kinh doanh
- Mang lại được những sản phẩm , công nghệ , cơ hội phát triển cho quốc gia ● Mặt tiêu cực :
- Gây ảnh hưởng không cân đối xứng đến chính trị , định hình thị hiếu và chi
phối dư luận công chúng
- Việc di chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây ảnh
hưởng đến các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư
- Doanh nghiệp ấn định giá cả , phân chia thị trường ngăn chặn sự cạnh tranh
, ảnh hưởng tiêu cực đến lựa chọn của người tiêu dùng cơ hội việc làm hoặc
tạo ra hoạt động kinh doanh mới
II. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp :
- Là những cam kết của doanh nghiệp về những hoạt động của mình đối với
con người , cộng đồng và môi trường xung quanh
- Mỗi doanh nghiệp cần có sự cân bằng giữa trách nhiệm kinh tế , pháp lý và xã hội
● Trách nhiệm về kinh tế :
+ đối với người lao động : tạo công ăn việc làm với mức thù lao
xứng đáng và cơ hội việc làm như nhau , môi trường nghề
nghiệp công bằng , chính trực và đảm bảo môi trường làm việc
an toàn , vệ sinh , đảm bảo quyền riêng tư an toàn ở nơi làm việc
+ đối với người tiêu dùng : cung cấp các hàng hóa dịch vụ , thực
hiện trách nhiệm về an toàn sản phẩm , thông tin sản phẩm , chất lượng sản phẩm
● Trách nhiệm về pháp lý : Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ về quyền
pháp lý đối với các bên liên quan , đảm bảo sản phẩm đáp ứng những
quy định về an toàn cũng như các nguyên liệu sản xuất phù hợp do
cơ quan quản lý quy định
● Trách nhiệm về xã hội : các hoạt động từ thiện giúp xã hội cải thiện
hơn , giải quyết công ăn việc làm
III. Lập luận về trách nhiệm xã hội :
- Nếu các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thì :
+ Cân bằng quyền lực doanh nghiệp với trách nhiệm doanh nghiệp
+ Giảm sự điều tiết của chính phủ
+ Thúc đẩy duy trì lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp
+ Cải thiện tốt mối quan vệ với các bên liên quan
+ Nâng cao uy tín doanh nghiệp
- Các lập luận phản đối trách nhiệm xã hội :
+ Hiệu quả kinh tế lợi nhuận không cao
+ Chi phí không đồng đều giữa các đối thủ cạnh tranh
+ Các chi phí phát sinh cho các bên liên quan
+ Kỹ năng kinh doanh còn hạn chế
+ Đặt trách nhiệm lên doanh nghiệp nhiều hơn trách nhiệm cá nhân.
ĐẠO ĐỨC VÀ LẬP LUẬN ĐẠO ĐỨC I.
Đạo đức và nguồn gốc :
- Đạo đức trong kinh doanh là những nguyên tắc và chuẩn mực giúp định
hướng hành vi trong mối quan hệ kinh doanh,chúng được các bên liên quan
( người đầu tư , khách hàng , người quản lý , người lao động , đại diện cơ
quan pháp lý , cộng đồng dân cư , đối tác , đối thủ …) . Đạo đức trong kinh
doanh được các bên liên quan sử dụng để đánh giá 1 hành động là đúng
hay sai , có đạo đức hay trái đạo đức.
- 5 nguồn gốc của đạo đức : + Tín ngưỡng tôn giáo + Hoàn cảnh gia đình + Giáo dục + Cộng đồng/khu dân cư
+ Sự ảnh hưởng của truyền thông II.
Tại sao các vấn đề đạo đức lại xảy ra trong kinh doanh
1. Vai trò của đạo đức đối với doanh nghiệp :
- Đạo đức giúp điều chỉnh mối quan hệ của DN với các bên liên quan và ngược lại
+ Đối với người lao động : tăng thưởng lương , chấm công , bảo hiểm , đãi ngộ
- Đạo đức góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN
- DN tuân thủ các quy định pháp lý có thể nhận được những hướng dẫn ,
những mô hình kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn
- DN có thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tổn hại bởi các nhân viên hoặc là
đối thủ cạnh tranh phi đạo đức