-
Thông tin
-
Quiz
Ôn tập giữa kỳ - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn tập giữa kỳ - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Ôn tập giữa kỳ - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn tập giữa kỳ - Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Tại sao sự ra đời của Đảng là tất yếu?
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: a. Hoàn cảnh lịch sử: - Tình hình thế giới:
+ Đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa (bên ngoài) và tước quyền tự do (bên trong) => Ngày
1/8/1914 chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ giữa hai phe Liên minh và Hiệp ước => Chủ nghia tư
bản suy yếu, phong trào đấu tranh phát triển.
+ Chủ nghĩa Mác Leenin là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng.
+ Tác động của Cách mạng tháng 10 Nga và Quốc tế cộng sản:
Năm 1917, Cách mạng tháng 10 Nga (cách mạng vô sản đầu tiên thành công) có ý nghĩa
to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản thứ 3 ra đời lại Matxcova thúc đẩy phát triển phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế. -
Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng: + Tình hình Việt Nam:
Thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858, từng bước xâm lược Việt Nam và đến
năm 1897 Pháp hoàn toàn đàn áp nước ta.
Pháp thực hiện chính sách cai trị về các mặt chính chị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và giai cấp nông dân
với giai cấp địa chủ.=> Hai nhiệm vụ: Đánh Pháp giành độc lập và xóa bỏ chế độ phong kiến.
+ Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng: phong trào Cần Vương do vua
Hàm Ngi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng (1885 - 1896), phong trào nông dân Yên Thế, xu hướn bạo
động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh,..
b. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng: -
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của
Nguyễn Tất Thành – đây là cuộc “cách mạng đến nơi”. -
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp . -
Tháng 6/1919, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị các nước thắng trận trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất bản “Yêu sách của Nhân dân An Nam”. -
Tháng 7/1920 Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Leenin đăng trên báo Nhân đạo. -
Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng:
Về tư tưởng: Người sáng lập tờ báo Người cùng khổ, viết nhiều bài trên các báo Nhân
đạo, Đời sống công nhân,Tạp chí Cộng sản,…
Về chính trị: Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, kế thừa và phát triển quan điểm của
V.I.Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những luận điểm
quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc. Người khẳng định rằng, con đường cách
mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc
giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Đường lối chính trị
của Đảng cách mạng phải hướng tới giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho
đồng bào, hướng tới xây dựng nhà nước mang lại quyền và lợi ích cho nhân dân.
Về tổ chức: Sau khi lựa chọn con đường cứu nước-con đường cách
mạng vô sản-cho dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc thực hiện “lộ
trình” “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ,
đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Vì vậy, sau một thời gian
hoạt động ở Liên Xô để tìm hiểu, khảo sát thực tế về cách mạng vô
sản, tháng 11/1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc)-nơi có
đông người Việt Nam yêu nước hoạt động-để xúc tiến các công việc
tổ chức thành lập đảng cộng sản. Tháng 2/1925, Người lựa chọn một
số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản
đoàn. Tháng 6/1925, Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng
cốt là Cộng sản đoàn. Năm 1925, Bản án chế độ thực dân Pháp.
Năm 1927, ra đời tác phẩm Đường Cách mệnh.
c. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: -
Các tổ chức Cộng sản ra đời:
Tháng 3/1929. Lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại nhà số 5D, phố Hàm Long, Hà Nội.
17/6/1929, lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại số nhà 312 phố Khâm Thiên.
9/1929, tại Trung Kỳ, những người tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng lập ra
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
11/1929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được
thành lập ở Khánh Hội, Sài Gòn. -
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
Thời gian: Từ 6/1 – 7/2/1930.
Địa điểm: Hương Cảng, Trung Quốc.
Năm điểm lớn: Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các
nhóm cộng sản; Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; Thảo Chính cương và
Điều lệ sơ lược; Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước; Cử một Ban Trung ương lâm thời.
Văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng; Sách lược vắn tắt của Đảng;Chương trình
tóm tắt của Đảng; Điều lệ vắn tắt của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng là tất yếu vì: -
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là
sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách
mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc son chói lọi trên con
đường phát triển của dân tộc ta. -
Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự
kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội. -
Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của cách mạng Việt Nam, chứng
tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng
về vai trò lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã
thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản.
2. Chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. -
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã chấm dứt
sự khủng khoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy thập kỷ, đồng thời
chứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo
cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đi theo con
đường mới - con đường cách mạng vô sản.