-
Thông tin
-
Quiz
Ôn tập giữa kỳ Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn tập giữa kỳ Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Ôn tập giữa kỳ Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn tập giữa kỳ Lịch sử Đảng | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch Sử Đảng (BLAW) 72 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như thế nào? Tại sao sự ra đời
của Đảng là tất yếu?
Từ hoàn cảnh lịch sử thế giới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh
tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chính bước chuyển này đã làm
cho mâu thuẫn trong thế giới TBCN ngày càng trở nên gay gắt. Mâu thuẫn
này tạo ra tính tất yếu của cách mạng vô sản, phạm trù cách mạng thế
giới chuyển sang phạm trù cách mạng vô sản, cách mạng XHCN. Cùng với
mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi nước tư bản thì thời điểm này cũng
xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau do tranh giành thuộc
địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân trực
tiếp dẫn tới cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918). Đặc biệt là
sự thống trị tàn bạo của CNĐQ làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc
địa với CNĐQ thực dân ngày càng trở nên gay gắt và trở thành một vấn đề mang tính thời đại.
Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác- Lênin đã xây dựng nên học thuyết lý
luận cách mạng không ngừng, với nội dung cơ bản: Giai cấp công nhân,
sau khi đã trưởng thành về trình độ giác ngộ, trình độ tổ chức, có đủ khả
năng và điều kiện lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản trên cơ sở liên
minh với giai cấp nông dân đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong
kiến. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân trở thành lực lượng chủ yếu đánh đổ chế
độ chuyên chế phong kiến, thành lập nhà nước chuyên chính cách mạng
của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Trong lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là khi được trang bị bởi một học thuyết cách mạng và khoa
học, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra và giành thắng lợi tại Nga năm
1917. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng mười đã cổ vũ phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, đặc biệt
là nhân dân các nước thuộc địa.
Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới
sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản. Tình hình đó đòi hỏi phải có
một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo, tập trung sức mạnh của phong trào
ở tất cả các quốc gia, dân tộc (Quốc tế II đã không còn vai trò tiên phong
kể từ sau khi Ăngghen qua đời năm 1895). Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng
sản được thành lập, với khẩu hiệu "Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp
bức đoàn kết lại" đã đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế. "Lần đầu tiên trong lịch sử, quốc tế Cộng sản đã chỉ
rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các
dân tộc thuộc địa đang rên xiết dưới ách thống trị thực dân".
Đến yêu cầu lãnh đạo phong trào đấu tranh trong nước và sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước,
nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì
ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái
Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng
mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã
phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội
nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc
cũng như ở các nước thuộc địa.
+Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
+Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới
là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây.
+Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
+Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu
tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia
thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của
Việt Nam. Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái
Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ
nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con
đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
=>Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản
quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch
phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam,
chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người
nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân
chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa
học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội
nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra
các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền
của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cách
mệnh” (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính
trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường
lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định,
muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững,
cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và
cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ
chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ
đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục
quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng
chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.
+Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức
cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một
Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng
sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị
hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7/2/1930.
Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản
Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành
Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn
kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và
Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng
sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước
nhân dịp thành lập Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội
thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3
tháng 2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước Tư Bản Chủ Nghĩa tự sản sinh ra những
mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp trong nước và giữa các nước Tư Bản
với nhau do tranh giành thuộc địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng. Những
mâu thuẫn này là ngọn nguồn của tính tất yếu của cách mạng vô sản, là nguyên nhân
của sự biến chuyển cách mạng thế giới đến cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt là
ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bè lũ các nước theo Chủ Nghĩa Đế Quốc khiến cho
mâu thuẫn giữa các thuộc địa với các nước Đế Quốc thực dân ngày càng gay gắt và
dần dần tạo nên một vấn đề mang tính thời đại.
Khi phông trào đấu tranh vô sản của cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là khi đã có một học thuyết cách mạng và khoa học như là một kim
chỉ nam dẫn đường, cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên tại Nga năm 1917 và giành thắng
lợi vang dội, giải phóng giai cấp công nhân tại Nga và đồng thời là phát súng đầu tiên
tạo ra phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân trên thế giới, đặc biệt là
nhân dân các nước thuộc địa
=>Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước Tư Bản Chủ Nghĩa tự sản sinh ra những
mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa các tầng lớp trong nước và giữa các nước Tư Bản
với nhau do tranh giành thuộc địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng. Những
mâu thuẫn này là ngọn nguồn của tính tất yếu của cách mạng vô sản, là nguyên nhân
của sự biến chuyển cách mạng thế giới đến cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt là
ách thống trị và bóc lột tàn bạo của bè lũ các nước theo Chủ Nghĩa Đế Quốc khiến cho
mâu thuẫn giữa các thuộc địa với các nước Đế Quốc thực dân ngày càng gay gắt và
dần dần tạo nên một vấn đề mang tính thời đại.
Khi phong trào đấu tranh vô sản của cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là khi đã có một học thuyết cách mạng và khoa học như là một kim
chỉ nam dẫn đường, cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên tại Nga năm 1917 và giành thắng
lợi vang dội, giải phóng giai cấp công nhân tại Nga và đồng thời là phát súng đầu tiên
tạo ra phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân trên thế giới, đặc biệt là
nhân dân các nước thuộc địa
=>Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh
dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai
cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt
Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc son chói
lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
=>Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và
của cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò
lãnh đạo và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách
mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân
mà đội tiên phong là Đảng cộng sản.
2. Chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong
quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi,
đưa cuộc đấu tranh của dân tộc vào thời kỳ phát triển mới.. Đó là bài học
lớn cho cách mạng Việt Nam. Để có được sự lãnh đạo đúng đắn, Đảng phải
chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm
quyền, sức chiến đấu của Đảng và giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra.
Thứ nhất, Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, trung
thành và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+Từ những ngày đầu chuẩn bị thành lập Đảng (1925-1927), Nguyễn Ái
Quốc đã chú trọng trang bị lý luận Mác-Lênin và những quan điểm, tư
tưởng của Người cho cán bộ. Thực tế, Đảng đã không ngừng nâng cao
trình độ lý luận trong Đảng, trước hết là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Nắm vững lý luận không phải là thuộc lòng câu chữ mà là hiểu rõ bản chất
cách mạng, khoa học của các nguyên lý, lý luận, nắm rõ phương pháp,
trong đó có phương pháp biện chứng để hiểu được quy luật khách quan,
vận dụng phù hợp vào thực tiễn Việt Nam.
+Trong quá trình lãnh đạo, Đảng coi trọng tổng kết thực tiễn để làm rõ
những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam; lý luận cách mạng giải
phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lý luận chiến tranh
cách mạng và cả lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Khi
quyết định đổi mới (1986), Đảng đã chú trọng đổi mới tư duy lý luận để
nhận thức đúng các quy luật, đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Cần khắc phục tư duy nóng vội, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, cần
phải tôn trọng quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động
theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
+Trong công cuộc đổi mới, Đảng đẩy mạnh nghiên cứu lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với tổng kết thực tiễn. Vì vậy, nhận
thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn. Sáng tỏ về mục tiêu, mô hình của chủ
nghĩa xã hội. Sáng tỏ hơn về những vấn đề của chủ nghĩa xã hội (chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội…), sáng tỏ hơn về khả năng bỏ qua chủ nghĩa tư
bản, sáng tỏ hơn những vấn đề mới phát triển trong thời đại hiện nay.
Thứ hai, Đảng đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, không ngừng bổ
sung, phát triển, bảo đảm tính hiện thực của đường lối
+ Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, vì vậy sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng đòi hỏi phải có cương lĩnh, đường lối đúng đắn. Trong lịch sử
lãnh đạo cách mạng, Đảng đã có những cương lĩnh:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930);
Luận cương chính trị (10-1930)
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951)
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (1991) và bổ sung, phát triển (2011).
Cương lĩnh đề ra những vấn đề chiến lược của cách mạng và chỉ đạo
một chặng đường dài, thậm chí xuyên suốt quá trình cách mạng,
như Cương lĩnh đầu tiên khi thành lập Đảng (1930).
+Căn cứ vào Cương lĩnh, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn cụ thể, Đảng đề ra
những đường lối, chính sách chủ trương lớn để lãnh đạo, chỉ đạo cách
mạng. Đường lối giải phóng dân tộc, đường lối kháng chiến chống thực
dân Pháp, đường lối cách mạng miền Nam và chống Mỹ cứu nước, đường
lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa trên cả nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đường lối đổi mới.
+Để bảo đảm tính đúng đắn trong hiện thực của cương lĩnh, đường lối,
Đảng không ngừng nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ, nắm vững quy luật
khách quan; luôn luôn xuất phát từ thực tế, coi trọng tổng kết thực tiễn
của đất nước; phát huy trí tuệ, sáng kiến của nhân dân, lắng nghe ý kiến,
nguyện vọng của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân; học tập kinh nghiệm
của bên ngoài có chọn lọc và phải có tư duy, tầm nhìn chiến lược, nâng cao năng lực dự báo.
+Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự chỉ dẫn quan trọng: “Chúng ta phải nâng cao
sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm,
phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của
Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có
như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của
cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi
cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.”
Thứ ba, có hệ thống tổ chức Đảng vững mạnh, đội ngũ cán bộ giỏi, có
năng lực tổ chức thực hiện đường lối
+Đảng hoạt động theo những nguyên tắc được quy định:
Nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình
Đoàn kết, thống nhất trong Đảng;
Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân.
+Trong các nguyên tắc “Đảng lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ
bản”. Nguyên tắc đó đòi hỏi tập trung, thống nhất ý chí, hành động trong
toàn Đảng. Cá nhân phải phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, cấp
dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương. Trên cơ sở thực
hành và phát huy dân chủ rộng rãi trong Đảng, mọi cán bộ, đảng viên nêu
cao vai trò, trách nhiệm, trí tuệ để xây dựng đường lối, công việc chung
của Đảng, từ đó đi đến quyết định tập trung. Sự lãnh đạo đúng đắn, thành
công của Đảng phụ thuộc rất lớn vào vai trò, trình độ, năng lực của cán
bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí minh xác định: Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. “Công việc thành
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy
cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu.”
+Đại hội XIII của Đảng (1-2021) khẳng định, trong công cuộc đổi mới,
Đảng coi nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng
Đảng là then chốt. Trong xây dựng Đảng đã lấy công tác cán bộ là then
chốt. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất, năng lực ngang
tầm nhiệm vụ. Động viên, khuyến khích những cán bộ dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, dám vượt qua khó khăn, thách thức, dám đổi mới,
sáng tạo. Với đội ngũ cán bộ như thế là sự bảo đảm nâng cao năng lực
lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, đương đầu vượt qua khó
khăn, thách thức, phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Thứ tư, Đảng nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương
của cán bộ, đảng viên, tăng cường xây dựng Đảng về đạo đức
+Cương lĩnh của Đảng đã nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”
+Như vậy có nghĩa là, Đảng phải tiên phong về lý luận, về trí tuệ, về
đường lối chính trị và về hành động. Lãnh đạo là dẫn đường, Đảng luôn
luôn đi đầu trong sự nghiệp cách mạng ở mọi thời kỳ, cán bộ, đảng viên
đứng ở tuyến đầu của sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hy sinh, kể cả tính
mạng vì lý tưởng cách mạng, vì nước vì dân. Quần chúng nhân dân luôn
luôn nhìn vào hành động của cán bộ, đảng viên để noi theo. “Đảng viên đi
trước, làng nước theo sau”. Hồ Chí Minh coi phương châm đó là lời khen
chân thành của nhân dân nhưng cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên. Trong công cuộc đổi mới, Đảng nêu cao trách nhiệm nêu gương cán
bộ, đảng viên, nêu thành quy định trong Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII
và nhiều văn kiện quan trọng khác. Người có vai trò, chức vụ càng cao
càng phải đề cao trách nhiệm nêu gương. Nêu gương trong thực hiện
trách nhiệm được giao, nêu gương về sự phấn đấu hy sinh vì nước, vì dân,
nêu gương về không ngừng học tập, nâng cao trình độ, nêu gương về đạo đức lối sống
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao đạo đức cách mạng, là gốc của người
cách mạng. “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. “Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
+Bởi vậy, Đại hội XIII đã nhấn mạnh, phải tăng cường xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Phải tăng cường giáo dục
trong Đảng và xã hội những chuẩn mực đạo đức cách mạng và mỗi cán
cán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện theo những chuẩn mực đó. Đảng
đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực như
mong muốn và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cán bộ, đảng
viên cần phải coi danh dự là điều thiêng liêng nhất biết giữ “thanh danh
của Đảng” và “danh giá của mình”. Tấm gương về đạo đức, lối sống của
cán bộ, đảng viên có sức động viên, lan tỏa lớn lao, nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
=>Dưới sự lãnh đạo của một chính đảng cầm quyền đầy bản lĩnh, độc lập,
sáng tạo - một đảng vì dân- Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam
đang tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, viết
tiếp những bản anh hùng ca thực hiện khát vọng tự cường dân tộc, xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”