Ôn tập Luật Luật sư - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn
Ôn tập Luật Luật sư - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp Luật Đại Cương (1130049)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ÔN TẬP LUẬT LUẬT SƯ I. Nhận định đúng – sai
1. Thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Luật sư trong cả nước.
Nhận định này là sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổ sung
năm 2012 thì thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam ngoài các Luật sư
trong cả nước mà còn có các Đoàn Luật sư.
2. Thành viên của Đoàn Luật sư là Luật sư đang thường trú tại tỉnh hoặc thành
phố trực thuộc trung ương đó.
Nhận định này là sai.
Theo quy định gia nhập Đoàn Luật sư được quy định tại khoản 1 Điều 20
Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì người có Chứng chỉ hành nghề
Luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư,
theo đó, thành viên của Đoàn Luật sư không nhất thiết phải là những Luật sư
đang thường trú tại tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương mà có trụ sở
của Đoàn Luật sư đó, Luật sư đang thường trú ở tỉnh hoặc thành phố trực
thuộc trung ương khác cũng có thể là thành viên của Đoàn Luật sư có trụ sở
ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương khác.
3. Đoàn Luật sư có Điều lệ của Đoàn Luật sư
Nhận định này là sai.
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên Đoàn Luật sư do Điều lệ của Liên
đoàn luật sư Việt Nam quy định, do đó, Đoàn Luật sư không có Điều lệ của Đoàn Luật sư.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 60 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012
4. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có quyền ban hành Điều lệ Liên đoàn Luật sư
Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
Nhận định này là đúng.
Theo quy định tại các khoản lần lượt là 2 và 3 của các Điều lần lượt là 64 và
65 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì Liên Đoàn Luật sư Việt Nam
có quyền ban hành Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
5. Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp Luật sư Việt Nam đều phải được Bộ Tư pháp phê duyệt.
Nhận định này là sai.
Theo khoản 3 Điều 67 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì chỉ có
Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới cần được Bộ Tư pháp phê duyệt,
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp sẽ do Liên đoàn Luật sư Việt Nam
ban hành và quyết định được thông qua bởi Đại hội đại biểu Luật sư của Đoàn Luật sư.
6. Luật sư nước ngoài có thể gia nhập Đoàn Luật sư.
Nhận định này là đúng.
7. Người tập sự hành nghề luật sư có thể tập sự tại một tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài tại Việt Nam.
8. Khi tham gia vào vụ án hình sự, tất cả các Luật sư đều phải có trách nhiệm bào chữa cho bị cáo.
Nhận định này là sai.
Không chỉ có trách nhiệm bào chữa cho bị cáo mà Luật sư còn có nghĩa vụ
phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại
9. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư phải tự mình nộp hồ sơ đến Bộ Tư pháp
Nhận định này là sai.
Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư sau khi đạt yêu cầu kiểm
tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì gửi hồ sơ đề nghị cho Ban chủ nhiệm
Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ là đơn vị gửi hồ sơ đề nghị cho
Sở Tư pháp chứ người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư không cần
thiết phải tự mình nộp hồ sơ.
10. Luật sư được tự do thỏa thuận về mức thù lao đối với vụ việc.
Nhận định này là sai.
Luật sư không được tư do thỏa thuận về mức thù lao đối với vụ việc mà việc
nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư 2006 sđbs 2012
và những quy định khác có liên quan theo quy định tại Điều 54 Luật Luật sư 2006 sđbs 2012.
11. Người đã vi phạm pháp luật hình sự vẫn có thể được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Nhận định này là sai.
Theo quy định về những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề
Luật sư tại khoản 4 Điều 17 Luật Luật sư 2006 sđbs 2012 thì người đã vi
phạm pháp luật hình sự chỉ khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã
bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm được liệt kê ở điểm d điều
khoản này mới không được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư. Như vậy,
người đã vi phạm pháp luật hình sự nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hoặc đã bị kết án nhưng chưa xóa tích về những tội phạm trên thì vẫn có
thể được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư.
12. Người đã hoàn thành khóa đào tạo nghề Luật sư thì được hành nghề Luật sư.
Nhận định này là sai.
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề Luật sư thì người hoàn thành cần phải
tập sự hành nghề Luật sư và tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật
sư, sau khi đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì gửi hồ
sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư cho Ban chủ nhiệm Đoàn Luật
sư để Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi cho Sở Tư pháp, có Chứng chỉ hành
nghề Luật sư thì người đó phải gia nhập một Đoàn Luật sư như vậy mới có
thể hành nghề Luật sư theo quy định tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 sđbs 2012.
13. Luật sư không được nhận bảo vệ quyền lợi cho những khách hàng có quyền
lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc.
Nhận định này là đúng.
Tại điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư có quy định nghiêm cấm Luật sưu
cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong
cùng vụ án hình s, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc
khác theo quy định của pháp luật.
14. Luật sư trong cùng một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc
của khách hàng có quyền lợi đối lập nhau.
Nhận định này là đúng.
Theo quy tắc 15.3.7 có nêu rõ, trường hợp luật sư trong cùng một tổ chức
hành nghề không được nhận vụ việc có quyền lợi đối lập.
15. Khi bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư thì sẽ không được cấp lại.
Nhận định này là sai.
Khi bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề Luật sư thì nếu người bị thu hồi theo
quy định tại các điểm a, b, c, e và k khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 sđbs
2012 thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi đáp ứng đủ
các tiêu chuẩn luật sư và lý do bị thu hồi Chứng chỉ không còn nữa.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 19 Luật Luật sư 2006 sđbs 2012.
16. Luật sư đã hành nghề trong công ty Luật thì không được hành nghề tự do.
Nhận định này là đúng.
Luật sư hành nghề cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho
cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư, như vậy luật sư
hành nghề trong công ty luật hoàn toàn không thể được hành nghề tự do quy
định tại khoản 1 Điều 49 Luật Luật sư 2006 sđbs 2012.
17. Tất cả các Luật sư đều phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Nhận định này là sai.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không có nghĩa vụ phải mua bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trừ trường hợp hợp đồng lao động có thỏa
thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân mới phải mua theo khoản 2
Điều 49 Luật Luật sư 2006 sđbs 2012.
18. Liên đoàn Luật sư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đối với các
hoạt động của Luật sư Việt Nam. Nhận định này là sai.
Theo khoản 1 Điều 64 Luật Luật sư 2006 sđbs 2012 thì Liên đoàn Luật sư là
tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho
luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản,
hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên,
các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác, chứ không
phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đối với các hoạt động của Luật sư Việt Nam.
19. Luật sư Việt Nam được hành nghề trong tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài.
20. Luật sư nước ngoài có thể được hành nghề trong tổ chức hành nghề Luật sư
nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề Luật sư Việt Nam.
Nhận định này là đúng.
21. Luật sư nước ngoài vẫn có thể được tư vấn pháp luật Việt Nam.
Nhận định này là đúng.
22. Luật sư Việt Nam không bị giới hạn bởi những quy định đối với Luật sư
nước ngoài (được bào chữa, đại diện cho đương sự…) Nhận định này là sai.
23. Công ty Luật có thể chuyển đổi thành Văn phòng Luật sư nhưng văn phòng
Luật sư không thể chuyển đổi thành công ty Luật.
Nhận định này là sai. Điều 45
24. Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được áp dụng cho các Đoàn Luật
sư và các Luật sư Việt Nam.
25. Tên của công ty Luật và Văn phòng Luật sư không được trùng hay gây
nhầm lẫn với những tổ chức hành nghề luật sư khác trong phạm vi cả nước.
Nhận định này là đúng.
26. Công ty Luật nước ngoài chỉ được thành lập dưới hình thức công ty Luật
trách nhiệm hữu hạn 100 % vốn nước ngoài.
27. Người tập sự hành nghề Luật sư được lựa chọn tập sự tại công ty Luật, văn
phòng Luật sư hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện.
28. Người tập sự hành nghề luật sư được lựa chọn tập sự tại chi nhánh của tổ
chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, công ty Luật nước ngoài tại Việt Nam. II. Câu hỏi:
1. Luật sư Việt Nam có được làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không?
2. Luật sư nước ngoài có được làm việc trong văn phòng luật sư, công ty luật Việt Nam không?
3. Luật sư Việt Nam nếu làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
tại Việt Nam thì có được làm người bào chữa cho đương sự không?
4. Luật sư nước ngoài nếu làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam
thì có được tư vấn pháp luật Việt Nam hay không? III. Bài tập tình huống
1. A là chuyên viên làm việc tại UBND tỉnh X từ 2015. Trong thời gian này, A
học thêm bằng cử nhân Luật. Năm 2018, A có bằng cử nhân Luật. Tháng 11/
2022, A vi phạm kỷ luật bị UBND tỉnh X kỷ luật buộc thôi việc. Nên A dự
định tham gia khóa học đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp để được hành nghề Luật sư.
a. A có được miễn hay giảm thời gian khóa học này hay không?
b. A có thể được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư hay không?
2. A và B là vợ chồng chuẩn bị ly hôn, họ đến nhờ X là trưởng văn phòng luật
sư, đồng thời là bạn cũ của cả hai người để xem xét những thỏa thuận về tài
sản, nhân thân mà trước đây cả hai đã thỏa thuận, sau khi xem xong, X nhận
ra thỏa thuận giữa hai bên có sự đối lập với nhau, vì không thể giải quyết
thương lượng với nhau nên A và B quyết định ra tòa, X đã phân công Y là
luật sư của công ty mình cùng nhận vụ việc này. Theo đó, X sẽ là luật sư của
B và Y là luật sư của A.
a. Hỏi X có được làm việc như trên hay không?
b. Y tư vấn với A rằng nếu muốn được hưởng lợi nhiều hơn sau khi ly hôn
thì quay về nhà bố mẹ của A, bảo họ nói rằng căn nhà mà hai người hiện
đang sống là căn nhà mà bố mẹ của A cho họ mượn ở tạm chứ không
thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng. Hỏi Y làm như thế có được không?
3. A tham gia thành lập công ty Luật tại 393 Nguyễn Huệ, Quy Nhơn, Bình
Định, sau đó đến Tuy Hòa, Phú Yên mở một văn phòng giao dịch. Hỏi:
a. A có thể mở văn phòng giao dịch không? 4.