Ôn tập Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ôn tập Lý Luận Nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
20 24 25 1 26
A. PHẦN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
Câu 1: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
TRẢ LỜI
Định Nghĩa Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật:
Lý luận Nhà Nước Và Pháp Luật là khoa học pháp lí cơ sở, có vai trò là
phương pháp luận đối với tất cả các nghành pháp lí
Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật
Là các quy luật cơ bản, bao quát nhất của đời sống Nhà nước và pháp luật
như: bản chất, vai trò, giá trị, hình thức, chức năng, bộ máy nhà nước; bản
chất, giá trị, hình thức, chức năng, hệ thống pháp luật; xây dựng và thực hiện
pháp luật; hành vi pháp luật, ý thức pháp luật, văn hoá pháp luật; pháp chế;
mối quan hệ của Nhà Nước và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; các
trường phái pháp luật, nhà nước; hệ thống các khái niệm cơ bản về Nhà
nước và pháp luật làm cơ sở cho các ngành khoa học pháp lí
Đối tượng nghiên cứu chia thành các nhóm vấn đề cơ bản sau: (12)
+ Các quy luật chung về sự hình thành, tồn tại và phát triển của Nhà nước và
pháp luật, sự thay thế các kiểu lịch sử của Nhà nước và pháp luật
+ Bản chất, vai trò, giá trị, xã hcội của Nhà nước và pháp luật
+ Pháp luật và các loại quy tắc xã hội, thiết chế xã hội
+ Hình thức, chức năng của Nhà nước và Pháp luật, nguồn Pháp luật
+ Tổ chức bộ máy Nhà nước, mối quan hệ Nhà nước Và cá nhân, trách
nhiệm Nhà nước về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
+ Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự
+ Hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
+ Hành vi pháp luật, trách nhiệm pháp luật
+ Ý thức pháp luật, văn hoá pháp luật và giáo dục pháp luật
+ Bản chất đặc trưng của hoạt động xây dựng và thưc hiện pháp luật
+ Pháp chế dân chủ và trật tự pháp luật
+ Sự tồn tại và phát triển của các lý thuyết luật học
Đặc trưng Đối tượng nghiên cứu ( k hiểu lắm ) => Nghiên cứu sách
Ngoài ra, trước đây, đói tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật
được nhận thức 1 cách hạn hẹp, chỉ giới hạn trong việc giải thích những vấn
đề về quy luật ra đời, thay thế kiểu nhà nước, kiểu pháp luật, về bản chất, vai
trò, chức năng của Nhà nước theo tư duy nhà nước cai trị, pháp luật được
nhìn nhận thuần tuý là công cụ cai trị, quản lý của Nhà nướcv.v…
Tuy nhiên, Biện chứng của Nhà nước, pháp luật là sự vận động, phát triển
không ngừng
Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của lý luận Nhà nước và pháp luật
không nhất thành bất biến mà thường xuyên được bổ sung, phát triển theo sự
hoàn thiện, phát triển của xã hội
Nay cần bổ sung, làm rõ hơn phương diện xã hội, nhân loại, tiếp cận
quyền con người và văn hoá pháp luật. Trong xã hội hiện đại, Nhà nước
và pháp luật ngày càng thể hiện rõ nét tính tất yếu về vai trò xã hội, nhân
loại trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá
Đổi mới quan niệm về đối tượng nghiên cứu, về vai trò và chức năng của
khoa học, môn học lý luận Nhà nước và pháp luật không chỉ dừng lại ở
việc bổ sung những vấn đề mới mà còn đưa ra cách tiếp cận mới với các
vấn đề, phạm trù, khái niệm cũ của nhà nước và pháp luật
Ví dụ: Một nghiên cứu có thể tập trung vào cách 1 hệ thống pháp luật cụ
thể ảnh hưởng đến quyền lực chính trị và bảo vệ quyền lợi của công dân
Câu 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Của Lý luận Nhà nước
và pháp luật
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1. Khái niệm
Phương pháp của khoa học là tổng thể của cách thức, phương tiện, nguyên
tắc, quy tắc để nhận thức đối tượng nghiên cứu của khoa học đó. Phương
pháp luận là lý luận, học thuyết về các phương pháp nhận thức, là hệ thống
các phương pháp, cách thức được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu của
Khoa học. Thuật ngữ “ Phương pháp luận” (methodology)
Phương pháp luận của luật học có thể coi là lĩnh vực độc lập của luật học
Theo nghĩa hẹp: phương pháp luận của khoa học là học thuyết, lý luận vè
các nguyên tắc, cách thức nhận thức khoa học đối tượng nghiên cuuws của
khoa học
Theo nghĩa rộng: phương pháp luận của khoa học là tổng hợp các nguyên
tắc khoa học, các cách thức, thế giới quan của nhà nghiên cứu, là hệ thống
các phương pháp nhận thức, là tổng hợp các khái niệm, phạm trù có vai trò
là phương tiện nhận thức đối tượng nghiên cứu của khoa học
Phương pháp luận của lý luận Nhà nước và pháp luật được thể hiện trên 3
nghĩa cụ thể:
T1, Là khoa học về các phương pháp nghiên cứu, nhận thức Nhà nước và
pháp luật
T2, Là hệ thống các nguyên tắc chung nhất, các phương pháp tiếp cận cơ
bản và các phương pháp tạo thành cơ sở của khoa học lý luận Nhà nước và
pháp luật
T3, Là tổng hợp các phương tiện kĩ thuật được sử dụng trong nghiên cứu các
vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật
Trong luật học, phương pháp luận được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau,
song về cơ bản là thống nhất
Một khoa học chỉ có thể là khoa học chân chính, đích thực khi nó không
những là hệ thống các tri thức về thế giới khách quan mà còn chứa đựng các
cách thức, phương pháp tiếp nhận khoa học và làm giàu thêm các tri thức.
Tất cả các khoa học pháp lí đều có phương pháp nghiên cứu chung, cơ bản
là lý luận biện chứng. Theo Ph. Ăngghen: “ Biện chứng là khoa học về các
quy luật chung nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư
duy”
Nội dung phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật:
Trên bình diện phổ quát, các nguyên tắc, quan điểm xuất phát điểm trong
việc tiếp cận các vấn đề nhà nước và pháp luật bao gồm: các nguyên lý,
nguyên tắc cơ bản của triết học duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và các
quan điểm triết học xã hội, chính trị, văn hoá khác, khách quan, toàn diện, cụ
thể, đa dạng hoá. Trong bối cảnh nhà nước pháp quyền, toàn cầu hoá, cần bổ
sung thêm các nguyên tắc khác thuộc nọi dung phương pháp luận của lý luận
Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là nguyên tắc tiếp cận quyền, tự do và phát
triển của con người trong các vấn đề nhà nước và pháp luật
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận lý luận Nhà nước và pháp
luật
a. Tính đa dạng và phát triển
- Đối tượng của khoa học không đứng yên, nên phương pháp luận và
các phương pháp nghiên cứu cụ thể của nó cũng phải đổi thay theo
cho phù hợp: “ phải chăng phương pháp – cách thức nghiên cứu
không hể thay đổi cùng với nó là đối tượng nghiên cứu?”.
- Vấn đề phương pháp luận phải tiếp cận từ góc độ của nhiều trường
phái triết học, chính trị, pháp lý khác nhau của nhân loại
VD: Trong việc nghiên cứu Nhà nước, bản chất, vai trò, trách nhiệm, chức
năng của Nhà nước, cần tiếp cận từ nhiều nguồn quan điểm, trường phái
khác nhau và xu thế phát triển của Nhà nước, pháp luật trong xã hội hiện đại
- Cơ sở phương pháp luận của khoa học pháp lý nói chung, lý luận
nhà nước và pháp luật nói riêng là phương pháp của triết học duy
vật gồm CNDVBC và DVLS, các quan điểm tiến bộ, nhân văn của
các học thuyết triết học, chính trị, văn hóa, pháp lý khác của nhân loại
+ Cơ sở phương pháp luận của lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam
là tư tưởng HCM, quan điểm, đường lối, chính sách của ĐCSVN, học
thuyết MLN: các học thuyết, quan điểm chính trị - pháp lý tiến bộ, nhân văn
của nhân loại
- Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội vô cùng đa dạng,
phức tạp, chỉ có thee nhận thức chúng 1 cách khách quan, toàn diện,
có hệ thống khi tiếp cận chúng từ nhiều phương diện, nhiều cách thức,
phương pháp, hk thuyết khác nhau. Ngày nay cần vận dụng các
phương pháp tiếp cận mới, có kế thừa cách tiếp cận truyền thống.
Nghĩa là đi từ phương pháp luận chỉ thấy yếu tố “ cai trị”, “ quản lý”
của Nhà nước đến phương pháp luận có yếu tố con người không chỉ là
“ đối tượng, khách thể bị quản lý” mà chính con người, mức độ bảo
vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người là thước đo mọi chính
sách, pháp luật và hoạt động thực tiễn của các Nhà nước
b. Yêu cầu của phương pháp luận triết học duy vật biện chứng, DVLS
đối với nghiên cứu Nhà nước và pháp luật
- Trên quan điểm DVBC, cần xem xét các hiện tượng Nhà nước và
pháp luật trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Quan điểm DVBC còn đặt ra yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng
Nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Thực
tiễn là thước đo chân lí , là công cụ kiểm nghiệm các nhận thức khoa
học, các “đơn đặt hàng” cho các nghiên cứu lý luận Nhà nước và pháp
luật
- Trên quan điểm DVLS, các vấn đề Nhà nước và pháp luật cần được
đặ ra trong hoàn cảnh , điều kiện lịch sử khách quan của xã hội, quốc
gia, dân tộc và thời đại
Đây là điều kiện cần thiết để hiểu đúng, khách quan về hiện tượng
pháp lý. Bởi vì bộ máy nhà nước, từng chế định hay quy phạm
pháp luật đều xuất phát từ bối cảnh lịch sử cụ thể của Đất nước và
bối cảnh quốc tế
- Trên quan điểm khách quan,toàn diện và hội nhập trong nghiên cứu
đánh giá các hiện tượng Nhà nước, pháp luật
Hiểu rằng, nguyên tắc khách quan ở đây là đánh giá hiện tượng
nhà nước, pháp luật đúng vời thực tế cuộc sống và tiến trình lịch
sử. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần tiếp thu chọn lọc văn hoá
nhân loại trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, phát
triển khoa học pháp lý nước nhà là 1 trong những nhiệm vụ của
giới luật học. Riêng lý luận Nhà nước và pháp luật cần phải khắc
phục sự đánh giá thiếu công bằng, chủ quan, phiến diện từ trước
cho đến nay
- Trên quan điểm Nhà nước pháp quyền, quyền con người để nghiên
cứu, đánh giá các hiện tượng nhà nước và pháp luật
Ngày nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền có trách nhiệm chính
trị, đạo đức, pháp lý hiến định trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo
đẩm các quyền con người, quyền công dân. Chính vì vậy, trong bối
cảnh hiện nay, lý luận nhà nước và pháp luật phải sử dụng cách
tiếp cận quyền con người, nhà nước pháp quyền để nghiên cứu, lý
giải các vấn đề Nhà nước, pháp luật. Như vậy, cần làm rõ vai trò,
chức năng, giá trị xã hội cơ bản, tiêu biểu của pháp luật trong Nhà
nước pháp quyền là ghi nhận và bảo vệ, bảo đẩm thực hiện các
quyền, tự do của con người và vì sự phát triển bền vững của xã hội.
- Trên cơ sở tư tưởng HCM về Nhà nước pháp quyền, pháp luật và đoạ
đức để nghiên cứu các hiện tượng Nhà nước và pháp luật.
Do các quan điểm cơ bản trong tư tưởng của Chủ tịch HCM đã thể
hiện rõ nét những đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp
quyền, quyền con người, mối quan hệ của đạo đức và pháp luật, 1
nền pháp luật nhân bản; cơ sở hiến pháp của nhà nước pháp quyền
- Tiếp cận các vấn đề cơ bản vè nhà nước và pháp luật trên quan điểm
văn hoá đạo đức dân tộc vì 1 VN hội nhập và phát triển
Bên cạnh các yếu tố phổ quát như nhà nước, pháp luật, nhà nước
pháp quyền hay quyền con người thì lý luận nhà nước và pháp luật
còn có các yếu tố đặc thù, thể hiện bản sắc văn hoá, đạo đức dân
tộc. Chính vì vậy cũng cần nghiên cứu, đánh giá qua các yếu tố đó
thì lý luận Nhà nước và pháp luật mới thực sự đưa ra những lý giải,
kết luận, tri thức đúng đắn, phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển
của đất nước VN, con người VN. Yêu cầu này đặc biệt thể hiện rõ
nét trong phạm trù như văn hoá pháp luật, mối quan hệ giữa pháp
luật và tập quán, pháp luật và đạo đức
Câu 3: Sự hình thành các Nhà nước trong lịch sử: các quan điểm khác nhau
về sự hình thành nhà nước, các phương thức hình thành Nhà nước trong lịch
sử
Trong lịch sử nhân loại, ngay từ thời kỳ cổ đại đã có nhiều học thuyết, trường phái
khác nhau về nguồn gốc nhà nước với những cách giải thích khác nhau về sự xuất
hiện nhà nước. Những học thuyết chủ yếu về nguồn gốc nhà nước bao gồm:
1. Học Thuyết Thần Quyền
- Là 1 trong những học thuyết đầu tiên về nguồn gốc Nhà nước, đại
diện cho tư tưởng tôn giáo ở phương đông cổ đại và 1 số nhà tư tưởng
thời trung cổ châu Âu (tiêu biểu Ph. Avinxki), các nhà tư tưởng đạo
Hồi và 1 số nhà tư tưởng Thiên chúa giáo hiện đại
- Học thuyết thần quyền giải thích nhà nước bắt nguồn từ sự sáng tạo
của thượng đế, thượng đế trao cho Nhà nước quyền lực vô hạn, siêu
nhiên để bảo vệ trật tự chung
+ cho rằng: Thượng đế trao quyền thống trị cho 1 ông Phái quân chủ
vua và dân chúng phải tuyệt đối phục tùng nhà vua – người đại diện
hco quyền lực vĩnh hằng của thượng đế. Đại diện tiêu biểu: Martin
Luther (1483 – 1546), Robert Filmer (1588 – 1653)
+ Trên phương diện bảo vệ quyền lợi của giáo hội, phái Giáo quyền
lý giải rằng thượng đế giao quyền cho giáo hội và đến lượt mình, giáo
hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thống trị thể
xác thì trao cho vua để vua cai quản xã hội, vậy nên vua phải phụ
thuộc vào giáo hội
+ thừa nhận vai trò nhất định của nhân dân trong tổ Phái Dân quyền
chức quyền lục nhà nước nhưng lập luận là nhà nước bắt nguồn từ
thuọng đế. Nhân dân nhận quyền lực của thượng đế rồi uỷ thác cho 1
ông vua. Nhân dân chỉ phục tùng khi vua công bằng, không hành
động trái với lợi ích của nhân dân. Nếu ngược lại, nhân dân có quyền
phản kháng, lật đổ những vị vua chống lại nhân dân.
2. Học Thuyết Gia Trưởng
- Theo học thuyết gia trưởng, Nhà nước giống như là 1 gia tộc mở rộng
và quyền lực nhà nước là quyền lực gia trưởng mở rộng, Nhà nước là
kết quả phát triển của gia đình. Vậy nên, phục tùng quyền lực của
người gia trưởng và phục tùng quyền lực nhà nước, nhà vua là lẽ
đương nhiên. Học thuyết này xuất hiện từ thời cổ đại, đại diện tiểu iểu
Arixtot, Khổng Tử.
3. Học thuyết khế ước xã hội
- Vào khoảng thế kỉ 16, trên thế giới xuất hiện quan niệm mới về nguồn
gốc Nhà nước. Tiêu biểu trong số đó là học thuyết khế ước xã hội với
những đại diện tiêu biểu như: các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin
( 1530 – 1596 ), Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 -
1704),….
- Thuyết khế ước xã hội ra đời trong bối cảnh nền chuyên chế phong
kiến đang giai đoạn suy tàn, tình thế trực tiếp của các cuộc cách mạng
tư sản đang xuât hiện. Đa số các học giả tư sản đều lấy lý thuyết về
quyền tự nhiên làm tiền đề tư tưởng để luận giải về sự ra đời của Nhà
nước. Lập luận của học thuyết khế ước xã hội là nhà nước ra đời trên
cơ sở khế ước xã hội dựa trên việc mỗi người tự nguyện nhường một
phần trong số quyền tự nhiên vốn có của mình giao cho 1 tổ chức đặc
biệt là nhà nước bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng; nhà nước phải
phục tùng xã hội, phục vụ lợi ích của tất cả các thành viên trong xã
hội. Nếu nhà nước không làm được bổn phận đó thì thành viên khế
ước sẽ tự thoả thuận huỷ bỏ khế ước đó và thiết lập khế ước mới với
nhà nước mới. Điđơrô, Spinoza, Rousseau đều cho rằng, trong trường
hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình, sử dụng quyền lực 1
cách không công minh khiến cho các quyền tự nhiên bị xâm phạm thì
khế ước sẽ mất hiệu nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước
mới.
4. Học Thuyết Bạo Lực
- Xuất hiện vào thế kỉ XIX ở Đức, theo học thuýet bạo lực Nhà nước ra
đời do việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác mà kết
quả là thị tộc chiến thắng thiết lập nên 1 hệ thống cơ quan đặc biệt
(nhà nước) để nô dịch thị tộc chiến bại. Do vậy, Nhà nước là công cụ
của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu. Đại diện cho học thuyết là Gumplovich,
E. Đuyrich, đặc biệt là Hume đã từng nhấn mạnh: vũ lực là cơ sở của
sự thống trị, là nguyên nhân sản sinh Nhà nước
5. Học Thuyết Tâm Lý
- Đại diện tiêu biểu cho học thuyết là L. Petozazitki, Phoreder…. Học
thuyết lý giải rằng tâm lý con người là yếu tố quyết định sự phát triển
của xã hội, trong đó có nhà nước, pháp luật, đạo đức. Điều này bắt
nguồn từ nhu cầu tâm lý của người nguyên thuỷ muốn phụ thuộc vào
các thủ lĩnh, giáo sĩ. Do đó, nhà nước là các tổ chức của những siêu
nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.
- Cùng với học thuyết là quan niệm “ Nhà nước siêu trái đất”, cho rằng
Nhà nước là lực lượng ở bên ngoài du nhập vào trái đất, là sự thử
nghiệm của nền văn minh ngoài trái đất. Có thể nói, học thuyết tâm lý
là 1 biến dạng đặc biệt của chủ nghĩa duy tâm siêu hình. Khách quan
mà nói học thuyết cũng có điểm hợp lí, trên thực tế, các yếu tố tâm lý,
ý thức con người cũng có vai trò to lớn trong việc tổ chức và hoạt
động của nhà nước. Tuy vậy, điểm hạn chế lớn nhất là sự cường điệu
hoá vai trò yếu tố tâm lí mà bỏ qua những yếu tố về kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội.
6. Học Thuyết Thuỷ Lợi
- Đại diện tiêu biểu: Nhà bác học người Đức K.A.Vittphogel. Theo đó
sự xuất hiện Nhà nước gắn với nhu cầu xây dựng các công trình thuỷ
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở các nước phương
đông. Xuất phát từ đặc thù phương thức sản xuất châu Á, cần phải
thiết lập bộ máy nhà nước dể quản lý, xây dựng và sử dụng công trình
thuỷ lợi đồ sộ
7. Học Thuyết MLN
- Học thuyết MLN giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở phương
pháp luận DVBC và DVLS, từ cơ sở kinh tế và giai cấp. Quan điểm
của Các Mác, Ph. Ăngghen, Lenin được kế thừa, phát triển trên cơ sở
tiếp thu có chọn lọc học thuyết xã hội của triết học cổ điển Đức, xã
hội học và dân tộc học của L.H.Morgan, Ferguson và Adam Smith
- Nội dung cơ bản của Học thuyết MLN về nguồn gốc nhà nước là
phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Các
nhà kinh điển của chủ nghĩa MLN khẳng định Nhà nước chỉ xuất hiện
khi đời sống có nhu cầu cần đến nhà nước, trong thực tiễn lịch sử,
điều kiện cần và đủ đó chính là sự phát triển của sản xuất xã hội đến
trình độ tạo ra được sản phẩm dư thừa làm nảy sinh chế độ tư hữu
(Tiền đề kinh tế) và phân hoá xã hội thành các giai cấp (tiền đề xã
hội). Mâu thuẫn giữa các giai cấp trở nên đối kháng và nhà nước là
sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp không thể điều hoà
được. Đồng thời các nhà kinh điển của chủ nghĩa MLN cũng khẳng
định, trong thực tiễn không phải tất cả các nhà nước đầu tiên ra đời
trên thế giới đều xuất phát trực tiếp từ 2 nguyên nhân kinh tế và giai
cấp mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
- Sự hình thành các Nhà nước đầu tiên trên thế giới ở các khu vực địa lý
khác nhau trên thực tế diễn ra rất phức tạp, đa dạng, lâu dài. Về cơ bản
có thể phân định thành 2 con đường, 2 phương thức hình thành các
nhà nước đầu tiên trên thế giới: con đường hình thành các nhà nước
đầu tiên trên thế giới ở phương tây và phương đông
- Khi nghiên cứu quá trình xuất hiện Nhà nước trong lịch sử, Ph.
Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu
và của nhà nước” đã nhận định, do sự khác nhau về trình độ phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các khu vực trên thế giới cho nên nguyên
nhân, điều kiện ra đời của các nhà nước đâu tiên trên thế giới cũng
không hoàn toàn giống nhau. Đồng thời Ph.Ăngghen cũng chỉ ra 3
hình thức Nhà nước điển hình ở châu Âu. Đó là:
+ Nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại là hình thức nhà nước thuần tuý và
cổ điển nhất, được ra đời chủ yếu và trực tiếp từ các nguyên nhân kinh
tế và xã hội như đã đề cập ở trên
+ Nhà nước Giecmanh là hình thức Nhà nước được hình thành trên sự
chiến thằng của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại – ra đời
chủ yếu dưới sự ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu cầu phải
thực hiện sự cai trị trên đất La Mã, mặc dù khi thiết lập chế độ cai trị
của mình, xã hội của người Giecmanh đã bước vào gia doạn có sự
phân hoá với những biểu hiện còn mờ nhạt
+ Nhà nước Roma hình thành dưới tác động của cuộc đấu tranh của
những người bình dân (Plebei) sống ngoài các thị tộc Roma chống lại
giới quý tộc của thị tộc Roma (Patrisep)
- Sự ra đời nhà nước ở các quốc gia phương Đông cổ đại có những đặc
trưng riêng. Đó là các nhà nước được hình thành sớm hơn về thời
gian, về mức độ sâu sắc của các điều kiện kinh tế, xã hội, tức là sự
hình thành chế độ tư hữu chưa rõ nét, vấn đề giai cấp và mức độ mâu
thuẫn sâu sắc như ở nhiều nước châu Âu. Các Nhà nước phương đông
cổ đại đã hình thành từ rất sớm, hơn 3000 năm trước công nguyên như
nhà nước Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập cổ đại,…
Trong tác phẩm “chống Đuyrinh”, Ăngghen đã đề cập đến sự xuât
hiện của các nhà nước phương Đông gắn liền với nhu cầu quản lý về
trị thuỷ, xây dựng các công trình thuỷ lợi và chống giặc ngoại xâm.
Đây được coi là chiếc chìa khoá để tìm hiểu đặc thù hình thành, vai
trò của Nhà nước ở phương đông cổ đại
Riêng ở Việt Nam, do những nhu cầu thường trực về tự vệ, bảo vệ lợi
ích chung của cộng đồng, Nhà nước xuất hiện vào khoảng thế kỉ VII
đến thế kỉ VI trước Công nguyên. Đó là nhà nước Văn Lang của vua
Hùng, thuộc loại nhà nước ra đời sớm cả về mức độ chín muồi của các
điều kiện kinh tế, xã hội. Sự hình thành và phân hoá giai cấp diễn ra
chậm chạp và không sâu sắc. Ngoài ra còn có tác động của người Việt
cổ như yêu cầu thuỷ lợi, chống xâm lược cũng thúc đẩy nhanh quá
trình hình thành nhà nước. Nhà nước sơ khai là nhà nước Âu Lạc dười
thời An Dương Vương (khoảng từ 208 – 179 TCN). Nhà nước lúc này
vẫn mang tàn dư của công xã thị tộc, thực hiện chức năng xã hội như
trị thuỷ và thuỷ lợi; mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân không có
khoản cách quá lớn đồng thời cũng thực thi chức năng là công cụ
thống trị.
Câu 4: Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước, định nghĩa Nhà nước
Định nghĩa Nhà nước
- Nhà nước hay còn gọi là chính quyền với những đặc trưng, sức mạnh
và trách nhiệm như: ban hành pháp luât, định ra và thu thuế; định ra
và giải quyết các vấn đề, các xung đột, tranh chấp trong đời sống; bảo
vệ quyền con người v.v… Vậy nên cần 1 định nghĩa chung về Nhà
nước để các quốc gia có thể hợp tác, bàn luận, giải quyết các vấn đề
chung mang tính toàn cầu đang được đặt ra hay công việc hợp tác
cùng có lợi
- Định nghĩa đó chính là: “ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị,
quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ quyền, thực hiện việc
quản lí các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi
ích chung với bộ máy nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách
nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền , tự do của con người , vì sự phát
triển bền vững của xã hội”
Đặc trưng cơ bản của Nhà nước
- Đặc trưng cơ bản của Nhà nước là những thuộc tính riêng để phân biệt
với các tổ chức xã hội khác và với tổ chức xã hội nguyên thuỷ xa xưa.
Trên quan điểm của luật học và chính trị học, Nhà nước có năm đặc
trưng cơ bản, gồm: quyền lực công cộng đặc biệt; lãnh thổ - dân cư,
chủ quyền Nhà nước; pháp luật; quy định và thu thuế dưới hình thức
bắt buộc
A. Quyền lực chính trị công cộng đặc biệt
- Nhà nước là tổ chức quyền lục chính trị công đặc biệt với bộ máy thực
hiện cưỡng chế và quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ khi xuất
hiện trong lịch sử, Nhà nước đã thiết lập quyền lực chính trị đặc biệt.
Nhà nước có bộ máy cưỡng chế gắn liền với những lực lượng vũ
trang, nhà tù, trại tập trung và những cơ quan cưỡng chế khác. Bộ máy
cưỡng chế như vậy không tồn tại trong chế độ thị tộc nguyên thuỷ và
cũng không có trong các tổ chức phi nhà nước.
So sánh quyền lực nhà nước với quyền lực của tổ chức thị tộc nguyên
thuỷ:
Quyền lực Nhà nước Quyền lực của tổ
chức thị tộc nguyên
thuỷ
Thuộc về Thiểu số giai cấp
thống trị
Hoà nhập vào xã hội
Thực hiện bởi Bộ máy với một lớp
người
Sự tự nguyện của các
thành viên xã hội
Chức năng Cưỡng chế và quản
lý xã hội theo đường
lối của giai cấp thống
trị xã hội
Thể hiện ý chí, lợi
ích của toàn xã hội
So sánh quyền lực nhà nước với quyền lực của các tổ chức khác trong
xã hội
- Quyền lực nhà nước có đặc trưng tiêu biểu là tính chất đại diện, tính
chính đáng và tính hợp pháp. Theo 1 số quan điểm hiện đại, quyền lực
nhà nước có đặc trưng quan trọng đó chính là độc quyền sử dụng sức
mạnh bạo lực
- Quyền lực Nhà nước là 1 dạng đặc biệt của quyền lực xã hội, của
quyền lực chính trị và là trung tâm của quyền lực chính trị. Bên cạnh
quyền lực nhà nước, còn có các dạng khác của quyền lực chính trị như
quyền lực chính trị của các đảng phái chính trị, của tổ chức công đoàn
và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
+ Quyền lực nhà nước bao gồm ba nhánh cơ bản: quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp
+ Quyền lực nhà nước áp dụng phổ biến đối với toàn xã hội, mang
tính chất chính trị - công cộng, có sứ mệnh thực hiện các chức năng
chung của xã hội để đáp ứng các loại lợi ích khác nhau trong xã hội
+ Được thực hiện bởi 1 bộ máy chuyên trách có thẩm quyền quản lý,
cưỡng chế theo pháp luật
+ Có thẩm quyền quy định hệ thống thuế, tổ chức dân cư theo các đơn
vị hành chính lãnh thổ
+ Có tính hợp pháp và tính chính đáng ( tính chính danh)
Ngoài ra còn có thể đề cập cụ thể hơn về các dấu hiệu đặc trưng của
quyền lực nhà nước, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, phạm vi, mục đích,
yêu cầu của việc nghiên cứu, vận dụng các quyền lực chính trị, quyền
lực xã hội
B. Về lãnh thổ dân cư
- Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành quốc gia, một trong những
cơ sở căn bản để công nhận tư cách quốc gia. Quyền lực của nhà nước
được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Nhà nước thực hiện sự
quản lý dân cư theo lãnh thổ - theo các đơn vị hành chính, không phụ
thuộc vào chính kiến, giới tính, huyết thống, nghề nghiệp. Sự phân
chia này đảm bảo cho sự quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước.
Lãnh thổ chính là cơ sở không gian của nhà nước.
- Người dân sống trên lãnh thổ của nhà nước có mối quan hệ với nhà
nước, bằng chế định quốc tịch, quy chế pháp lý công dân xác lập sự
phụ thuộc của công dân vào một nhà nước nhất định. Tương ứng, nhà
nước có trách nhiệm chính trị - pháp lý đối với các công dân của
mình. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của
con người, của công dân trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Giới hạn
lãnh thổ của quyền lực nhà nước còn có hiệu lực cả đối với người
nước ngoài, tuy rằng quy chế pháp lý của họ hạn chế và khác với công
dân nước sở tại.
C. Chủ quyền quốc gia
- Khái niệm “quốc gia” và “ đất nước” có những tương đồng nhất định.
Tuy nhiên cũng có sự khác nhau nhất định, khái niệm nhà nước hẹp
hơn khái niệm quốc gia. Thuật ngữ “quốc gia” là khái niệm địa lý –
chính trị - pháp lý để chỉ 1 lãnh thổ có chủ quyền, một nhà nước – tổ
chức quyền lực công, và dân tộc, dân cư trên lãnh thổ quốc gia
- Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc
lập về đối ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của
đất nước sở tại đều phải tuân thủ luật pháp của nhà nước. Nhà nước là
người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về
đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia thể hiện tính độc lập và
không phụ thuộc của nhà nước trong việc giải quyết các công việc đối
nội và đối ngoại của mình. Tôn trọng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, bình
đẳng cùng có lợi là nguyên tắc, là phương châm hành động của nhà
nước Việt Nam hiện nay trong các quan hệ quốc tế. Chủ quyền là sự
độc lập, không phụ thuộc của nhà nước trong việc thực hiện các hoạt
động chính trị, kinh tế, xã hội của mình trong phạm vi lãnh thổ cũng
như trong các quan hệ quốc tế.
D. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm
bảo sự thực hiện pháp luật
- Nhà nước, khác với tổ chức xã hội khác ở quyền thực hiện hoạt động
xây dựng, ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật. Một
mặt Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật, mặt khác, pháp luật quy
định phạm vi, giới hạn hoạt động nhà nước. Các quy định pháp luật do
Nhà nước ban hành có hiệu lực bắt buộc đối với bản thân Nhà nước,
các cơ quan, cá nhân Nhà nước ( Còn được gọi là cơ quan công
quyền, các nhân công quyền)
E. Nhà nước có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức
bắt buộc
- Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt
buộc. Thuế được sử dụng để nuôi sống bộ máy Nhà nước, thực hiện
các chức năng nhà nước, các hoạt động chung của xã hội. Người dân
đóng thuế theo luật định và có quyền tương ứng trong việc giám sát,
kiểm tra hoạt động của nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng
của mình, vì sự phát triển của cộng đồng, xã hội.
Câu 5: Hình thức chính thể
- Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ
quan cao nhất của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan
này với nhau và với nhân dân
- Hình thức chính thể chủ yếu phân thành 2 loại cơ bản: chính thể quân
chủ và chính thể cộng hoà. Trong mỗi loại hình thức cũng có những
biến dạng
+ Chính thể quân chủ có biến dạng: chính thể quân chủ tuyệt đối,
quân chủ lập hiến (quân chủ hạn chế); chính thể quân chủ lập hiến bao
gồm: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị
+ Chính thể quân chủ lập hiến có biến dạng: chính thể cộng hoà tổng
thống, chính thể cộng hoà đại nghị, cộng hoà lưỡng tính (cộng hoà
hỗn hợp)
1. Hình thức chính thể quân chủ
- Là hình thức chính thể, trong đó quyền lực tối cao tập trung toàn bộ
hay một phần vào tay người đứng đầu nhà nước được chuyển giao
theo nguyên tắc “cha truyền con nối” là vua (còn được gọi là hoàng
đế, quốc vương hay quân vương)
- Chính thể quân chủ được hình thành từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ
và là hình thức chính thể trong xã hội phong kiến và còn tồn tại trong
xã hội tư sản. Do xã hội đã trải qua nhiều biến cố nên hình thức quân
chủ trong các nhà nước tư sản, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đã
có nhiều thay đổi để thích nghi. Tuy nhiên, chính thể này cũng có
những có những đặc trưng riêng như Lenin đã viết: quân chủ nói
chung không phải là đơn điệu và cố hữu, bất biến mà là 1 hiện tượng
rất nhạy cảm, có khả năng đáp ứng phù hợp với những quan hệ giai
cấp khác nhau, các thiết chế, xã hội khác nhau
- Đặc trưng cơ bản:
+ Một là, quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay 1
phần trong tay người đứng đầu Nhà nước
+ Hai là, quyền lực tối cao được chuyển giao = con đường thừa kế và
về nguyên tắc là suốt đời
+ Ba là, về phương diện pháp lý, vua – Người đứng đầu Nhà nước là
nguồn gốc của quyền lực nhà nước tối cao cả về lập pháp, hành pháp
và tư pháp
+ Đặc biệt trong chính thể quân chủ tuyệt đối, ý vua là pháp luật, chỉ
có vua mới có thể đặt ra giới hạn quyền lực
Chính thể quân chủ tuyệt đối ( Nhà nước chủ nô và
nhà nước phong kiến)
- Chính thể quân chủ tuyệt đối trong đó người đúng đầu nhà nước – vua
nắm trọn quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực tối cao lập pháp,
hành pháp, tư pháp đều nằm trong tay nhà vua. Xét về lịch sử, chính
thể này thiếu vắng cơ quan đại diện nhân dân
VD: Brunei, Qatar, Oman,…
Chính thể quân chủ hạn chế
- Chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến), là chính thể trong đó
quyền lực của nguyên thủ quốc gia bị hạn chế bởi các thiết chế nhà
nước khác. Các cơ quan này thường là nghị viện, chính phủ
VD: Anh, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển…
- Trong chính thể quân chủ hạn chế, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
bởi một cơ quan bầu cử đó là nghị viện hoặc bởi một văn bản pháp
luật đặc biệt là hiến pháp. Trong phần lớn các chính thể quân chủ hạn
chế, có sự kết hợp hai hình thức hạn chế quyền lực nhà vua - hiến
pháp và nghị viện. Như ở Anh quốc, có nghị viện và không có hiến
pháp thành văn theo đúng nghĩa truyền thống, nghĩa là không ở dạng
một văn bản thành văn thống nhất. Chính thể quân chủ ở những nước
mà quyền lực của vua bị giới hạn bằng hiến pháp, nghị viện được gọi
là quân chủ đại nghị. Chính thể quân chủ đại nghị còn được gọi là
chính thể quân chủ lập hiến. Đây cũng là cách gọi phổ biến hiện nay
trên thế giới khi nói về chính thể của các quốc gia theo mô hình quân
chủ hạn chế.
- Sự bảo lưu các hình thức chính thể quân chủ ở những nước này được
giải thích bởi lý do truyền thống, do nhà vua chỉ là tượng trưng, chỉ
thực hiện những chức năng đại diện, còn quyền lực nhà nước nằm
trong tay nghị viện do bầu cử. Mặt khác, việc bảo lưu chính thể quân
chủ ở những nước này còn tượng trưng cho sự trường tồn của dân tộc,
sự tôn kính của nhân dân đối với quá khứ lịch sử và sự phát triển của
nhà nước. Vai trò là biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh của dân tộc
của nhà vua trong chính thể quân chủ lập hiến không những được thừa
nhận trên thực tế mà còn được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp
Nhật Bản quy định tại điều 1: “Hoàng đế là biểu tượng hiện thân của
quốc gia, là biểu tượng thống nhất của toàn thể nhân dân Nhật Bản,
đại diện cho ý chí của toàn bộ nhân dân, giữ quyền trị quyết của đất
nước”. Điều 56 của Hiến pháp Tây Ban Nha cũng có quy định tương
tự: “Nhà vua là người đứng đầu nhà nước, tượng trưng cho sự thống
nhất và vững cửu của quốc gia”. Như vậy, trong chính thể quân chủ
hạn chế, quân chủ lập hiến, vừa có vua vừa có hiến pháp - "ông vua
lập hiến”, không có thực quyền trong cơ cấu quyền lực nhà nước
- Chính thể quân chủ lập hiến có hai loại: quân chủ nhị nguyên và quân
chủ đại nghị:
+ Quân chủ nhị nguyên là hình thức mà ở đó, quyền lực nhà nước
được chia đều cho vua, nghị viện, ở thời kỳ đầu của cách mạng tư sản,
bước quá độ từ phong kiến sang tư sản, các bộ trưởng do vua bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm trước nhà vua và trước nghị viện. Quân chủ
nhị nguyên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ở thời kỳ đầu của cách
mạng tư sản, trong giai đoạn của cuộc đấu tranh giữa giai cấp phong
kiến và giai cấp tư sản. Các bộ trưởng do nhà vua bổ nhiệm, vừa chịu
trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Hiện nay hình thức chính thể này không còn tồn tại ở các nước tư sản.
Nước Đức, theo Hiến pháp 1871 là chính thể quân chủ nhị hợp. Nhật
Bản trước đây, theo Hiến pháp năm 1889, có chế độ quân chủ nhị
nguyên, quyền lực nhà vua chỉ bị hạn chế ở lĩnh vực lập pháp, vẫn còn
khá rộng ở lĩnh vực quyền hành pháp.
+ Quân chủ đại nghị là hình thức quân chủ phổ biến hiện nay ở các
nước tư sản như Anh, Nhật, Tây Ban Nha, v.v... Vua không có thực
quyền, quyền lực nhà nước chủ yếu năm trong tay bộ máy hành pháp
và người đứng đầu hành pháp. Vua chỉ có một số quyền có tính hình
thức như: công bố, bổ nhiệm các chức vụ cao cấp của nhà nước, tham
gia các nghi lễ nhà nước. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu được
thành lập theo phái đa số trong quốc hội hoặc liên minh các đảng phải
trong quốc hội, chỉ chịu trách nhiệm trước quốc hội, không chịu trách
nhiệm trước nguyên thủ quốc gia. Vai trò của nhà vua không lớn trong
hoạt động nhà nước, vậy nên mới có câu ngạn ngữ: “nhà vua trị vì
nhưng không cai trị”.)
Như vậy, trong thế giới hiện đại, chính thể quân chủ còn tồn tại ở một
số nước trên thế giới (trong gần một phần ba các nước trên thế giới)
chủ yếu là thuộc dạng chính thể quân chủ lập hiến (quân chủ đại
nghị). Hình thức chính thể quân chủ lập hiến hiện đại có một số điểm
tương đồng với chính thể cộng hòa đại nghị.
2. Hình thức chính thể cộng hoà
- Thuật ngữ cộng hoà trong gốc tiếng Lainh là “res publica” có nghĩa là
công việc Nhà nước, công việc xã hội. Chính thể cộng hoà xuất hiện
từ thời Hy Lạp – La Mã cổ đại, chính thể cộng hoà là hình thức chính
thể, trong đó quyền lực tối cao Nhà nước thuộc về một cơ quan được
bầu ra trong 1 thời hạn – nhiệm kì nhất định
- Chính thể cộng hòa có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản là:
+ Quyền lực tối cao được thiết lập bằng con đường bầu cử
+ Sự giới hạn về thẩm quyền của các cơ quan quyền lực tối cao theo
một thời hạn nhất định gọi là nhiệm kỳ; nhân dân có quyền tham gia
bầu cử để thiết lập các cơ quan quyền lực tối cao. Quyền lực tối cao
của nhà nước phụ thuộc vào nhân dân, vào các cử tri.
- Các chính thể cộng hòa được phân thành cộng hòa quý tộc và cộng
hòa dân chủ.
+ Nếu quyền bầu cử và ứng cử các cơ quan quyền lực cao nhất chỉ
thuộc về tầng lớp quý tộc => hình thức chính thể cộng hòa quý tộc.
Chính thể cộng hoà quý tộc ở Nhà nước chủ nô và phong kiến,tồn tại
trong đó người dân không được tham gia bầu cử cơ quan quyền lực tối
cao kể cả trên hình thức pháp lý
VD: Nhà nước Spac cổ đại từ thế kỷ VII -> IV TCN
Cộng hoà quý tộc chủ nô ở La Mã
Trong lịch sử phong kiến trên thế giới cũng đã từng tồn tại một số
nhà nước cộng hòa ở một số thành phố hay còn gọi đầy đủ là “nhà
nước cộng hòa - thành phố phong kiến” như Giônnơ, Phơlôrenxo ở
Italia, Nóngôrớt và Psocốp ở Nga
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước cao nhất thuộc
về nhân dân. => Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ. Chính thể
cộng hòa dân chủ cho thời kỳ chủ nghĩa tư bản, về phương đặc trưng
diện pháp lý, nhân dân được tham gia bầu cử các cơ quan quyền lực
tối cao.
Trong thời hiện đại, chính thể cộng hoà được phân thành cộng hoà
nghị viện, cộng hoà tổng thống và cộng hoà hỗn hợp (cộng hoà lưỡng
tính). Cách phân chia này phụ thuộc vào nhiều tiêu chí, đặc biệt là
các tiêu chí cơ bản như: cách thức thành lập chính phủ, chế độ chịu
trách nhiệm của chính phủ,…
2.1. Chính thể cộng hoà tổng thống
- Chính thể cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước mà
trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng
đầu chính phủ, có quyền lực to lớn, do nhân dân trực tiếp (hoặc gián
tiếp, do đại cử trí) bầu ra.
- Chính phủ do tổng thống lập ra, không có chức danh Thủ tướng, độc
lập với quốc hội. Mọi thành viên của chính phủ do tổng thống bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống chứ không phải trước quốc
hội (nghị viện).
Đây là mô hình chính phủ một đầu, không phải là chính phủ lưỡng đầu
như ở loại hình chính thể cộng hòa đại nghị, bên cạnh nguyên thủ quốc
gia còn có thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành pháp.
VD: Chính thể cộng hòa tổng thống tồn tại ở các nước như Hoa Kỳ,
Arhentina, Venezuela, Braxin...
- Nghị viện ở cộng hòa tổng thống không có quyền lật đổ chính phủ
Còn trong chính thể cộng hòa nghị viện, nếu chính phủ bị mất tín
nhiệm thì hoặc là chính phủ phải từ chức tập thể, hoặc là nghị viện bị
giải thể và tiến hành bầu cử nghị viện mới. Trong chính thể cộng hòa
tổng thống, tổng thống - nguyên thủ quốc gia cũng không có quyền
giải tán nghị viện trước thời hạn.
- Đặc điểm quan trọng của chính thể cộng hòa tổng thống là việc áp
dụng tuyệt đối nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Ngành lập
pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không có cơ quan
nào lợi dụng quyền lực. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, không
chỉ mình cơ quan lập pháp tối cao của quyền lực nhà nước được bầu
mà cả người đứng đầu nhà nước tức tổng thống cũng được bầu. Tổng
thống ở các chính thể cộng hòa tổng thống có một khối lượng thẩm
quyền rất lớn, có tính độc lập cao hơn, và không phụ thuộc vào nghị
viện như ở chính thể cộng hòa đại nghị. Hoa Kỳ là quốc gia điển hình
của chính thể cộng hòa tổng thống điển hình cho việc áp dụng một
cách chính thể công tác phân quyền
Theo Hiến pháp 1787, quyền lực nhà nước được phân chia thành các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc cân bằng, kiểm
soát quyền lực, kìm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực nhà
nước
2.2 Chính thể cộng hoà đại nghị
- Chính thể cộng hòa đại nghị là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia
do nghị viện bầu ra, không do nhân dân trực tiếp bầu, chính phủ do
thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc
gia, mà chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Điều 54 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định:
“Tổng thống liên bang do Hội nghị liên bang bầu trực
tiếp”.
Theo Hiến pháp Italia năm 1947 Điều 83 quy định “Tổng
thống được bầu bởi Nghị viện trong phiên họp toàn thể
của hai viện. Trong phiên họp này ngoài các đại biểu của
Thượng viện và Hạ viện còn có các đại biểu đại diện cho
các Hội đồng mỗi vùng, mỗi vùng 3 đại biểu”.
- Một trong những đặc trưng tiêu biểu của chính thể cộng hòa đại nghị
là nguyên tắc trách nhiệm chính trị của chính phủ trước nghị viện.
Chính phủ được hình thành trên cơ sở nghị viện phụ thuộc vào kết quả
bầu cử các đảng phái chính trị. Đảng nào chiếm đa số ghế sau mỗi lần
bầu cử Hạ viện thì được quyền đứng ra thành lập Chính phủ. Hiện
nay, các nước có chỉnh thể đại nghị chiếm khoảng 1/15 các quốc gia
trên thế giới', ví dụ như các nước: Đức, Italia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,
Hungary, v.v... Chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội. Trong
cộng hòa đại nghị, nghị viện có quyền lật đổ chính phủ, người đứng
đầu chính phủ có quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị
viện. Trong chính thể cộng hòa đại nghị có sự áp dụng nguyên tắc
phân quyền một cách mềm dẻo. Nguyên thủ quốc gia không có vai trò
chi phối trong cơ cấu quyền lực nhà nước, thường chỉ là nhân vật
tượng trưng cho nhà nước. Về điểm này, tổng thống ở các chính thể
cộng hòa đại nghị không có thực quyền cũng tương tự như nhà vua
trong các chính thể quân chủ lập hiến “trị vì nhưng không cai trị”. Địa
vị của tổng thống trong các chính thể cộng hòa đại nghị có phần giống
như địa vị của nhà vua ở chính thể quân chủ đại nghị, các chức năng
của tổng thống chủ yếu mang tính tượng trưng, hình thức, quyền lực
thực tế thuộc về tay thủ tướng chính phủ
- Trong chính thể cộng hoà đại nghị, về mặt pháp lý nghị viện được coi
là cơ quan lập pháp cao nhất của quyền lực nhà nước. Nghị Viện cơ
quan đại diện quyền lực tối cao do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ
nhất định. Lần đầu tiên cơ quan này xuất hiện ở Anh quốc, do vậy sau
này tất cả các nước theo kiểu này đều gọi là đại nghị
2.3. Chính thể cộng hoà lưỡng tính (cộng hoà hỗn hợp)
- Cộng hòa lưỡng tính là hình thức chính thể có sự kết hợp những đặc
trưng cơ bản của cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị, và cả
những đặc điểm mới, không có ở cả hai hình thức cộng hòa đó, Chính
thể cộng hòa hỗn hợp đang có ở các nước như Pháp, Phần Lan, Ba La
Bungari, Áo, Nga, v.v...
- Đặc trưng chủ yếu của hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính được
thể hiện ở những điểm sau đây:
+ Tổng thống do nhân dân bầu, là người đứng đầu nhà nước. nguyên
thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ. Thủ tướng đứng đầu chìm phủ. Đây
là những đặc trưng cơ bản của cả hai loại hình chính thể cộng hòa
tổng thống và cộng hòa đại nghị.
+ Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện chỉ có thể bỏ
phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng chứ không phải đối với tập tà chính
phủ
+ Hiến pháp quy định về khả năng giải tán nghị viện hoặc hạ viện
theo sáng kiến của tổng thống trong trường hợp có bất đồng không
quyết được giữa cơ quan hành pháp với nghị viện cùng cấp, chẳng hạn
theo hiến pháp Liên bang Nga và Cộng hòa Pháp.
+ Đặc trưng cơ bản của hình thức chính thể lưỡng tính ( một nửa tổng
thống, một nửa đại nghị) là chế độ trách nhiệm của chính phủ trước
nghị viện, trước tổng thống. Trong những quốc gia này, Tổng thống và
nghị viện được nhân dân bầu trực tiếp. Nghị viện có thẩm quyền kiểm
soát chính phủ bằng nhiều cách như: phê duyệt ngân sách hàng năm
hoặc bằng quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ
Câu 6: Hình thức cấu trúc Nhà nước
- Hình thức cấu trúc Nhà nước trong khoa học pháp lí được xác định
bởi các dấu hiệu đặc trưng về cấu trúc lãnh thổ, các lãnh thổ hợp
thành nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương
với các cơ quan Nhà nước địa phương.
+ Yếu tố “ lãnh thổ” cần được hiểu là lãnh thổ nhà nước: hành chính
lãnh thổ hay lãnh thổ dân tộc
+ Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà
nước địa phương tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức nhà nước, quan niệm
về nhà nước và pháp luật, áp dụng pháp luật, quản lí xã hội và các yếu
tố khác như các nguyên tắc phân quyền, tản quyền, tập quyền, mức độ
kết hợp giữa các nguyên tắc
- Hình thức cấu trúc Nhà nước bao gồm 2 loại: Hình thức cấu trúc nhà
nước đơn nhất và nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất X Nhà nước liên bang
Dấu hiệu đặc
trưng cơ bản
Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang
Lãnh thổ - Hình thành trên lãnh thổ duy nhất, các
bộ phận hợp thành Nhà nước (các đơn vị
hành chính, lãnh thổ trực thuộc) không có
chủ quyền riêng, độc lập
- Nhà nước liên bang có chủ quyền
chung, mỗi nhà nước thành viên có chủ
quyền riêng theo các nguyên tắc hiến
định của Nhà nước
Hệ thống Nhà
nước
- Một hệ thống pháp luật thống nhất, một
hiến pháp duy nhất
- Có 2 hệ thống các cơ quan nhà nước –
một hệ thống cơ quan nhà nước của nhà
nước liên bang, một hệ thống cơ quan nhà
nước của mỗi nhà nước thành viên
- Cũng đồng thời có hai hệ thống pháp
luật – một của nhà nước liên bang và một
của các nhà nước thành viên
Quốc tịch - Công dân có 1 quốc tịch - Công dân có 2 quốc tịch
VD Việt Nam, Lào, CPC, Ba Lan,… Mỹ, Mehico, Ấn Độ,…
- Riêng Nhà nước liên bang, không phải các nhà nước liên bang đều có
quy chế về hiến pháp riêng của mỗi nước thành viên (VD: Ấn Độ,
Canada). Nhưng trái lại với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hệ thống pháp
luật khác nhau, có các bản hiến pháp khác nhau của 50 tiểu bang
ngoài pháp luật và hiến pháp chung của liên bang
Cần phân biệt
+ Thẩm quyền Nhà nước liên bang và các nhà nước thành viên – các
chủ thể liên bang
Nhiều quốc gia phương Tây không có quy chế pháp lý đầy đủ của
Nhà nước theo đúng nghĩa của khái niệm Nhà nước. Biểu hiện ở
việc các thành viên thuộc nhà nước liên bang không có đầy đủ
quyền về đối nội, đặc biệt là về đối ngoại
VD: Hiến pháp liên bang nghiêm cấm các nước thành viên ký kết
hợp tác với nước ngoài về những vấn đề chính trị ( Nguyễn Đăng
Dung – Giáo trình Luật Hiến pháp VN)
+ Yếu tố tự trị, tự trị về chính trị và tự trị về hành chính (Nguyễn
Minh Đoan – Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật)
Liên minh các nhà nước
- Trong quan niệm truyền thống và kể cả cho đến ngày nay trong một
số ấn phẩm khoa học, liên minh Nhà nước “là sự liên kết tạm thời của
các Nhà nước với nhau để thực hiện những mục đích nhất định, nhà
nước liên minh tự giải tán hoặc có thể chuyển thành Nhà nước liên
bang”
VD: 1. Từ 1776 -> 1787, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là Nhà nước liên
minh, sau đó phát triển thành nhà nước liên bang
2, Liên minh về Nhà nước Ai Cập, Syri ( Cộng Hoà Ai Cập thống
nhất) thành lập năm 1958 đã giải tán năm 1961
- Tuy vậy để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và
quốc tế, xu thế vận động, phát triển các liên minh nhà nước đương đại,
theo chúng tôi cần có sự thay đổi ít nhiều về khái niệm liên minh các
nhà nước nói chung, về nhận thức 1 số liên minh nhà nước nói riêng.
Đây cũng là điều hợp lí, bởi lẽ mọi khái niệm khoa học, mọi nhận
thức về sự vật, hiện tượng đều mang tính tương đối và sẽ duy thay
đổi, bổ sung cho hợp thời.
- Có thể nói, “liên minh nhà nước” như trong các quan niệm truyền
thống nêu trên cũng như trong thực tế lịch sử trước đây đặt trong thế
giới hiện nay đã có rất nhiều thay đổi, qua các liên minh các quốc gia
như: Liên minh châu Âu (EU), Cộng đồng các quốc gia độc lập có chỉ
quyền SNG, Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Liên
minh châu Âu có thể nói là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống
chính trị, kinh tế, pháp lý của thế giới đương đại phản ánh xu thế hội
nhập sâu rộng của một châu Âu đương đại. Liên minh châu Âu là một
hình mẫu đặc biệt của liên minh nhà nước đương đại, có một số yếu tố
của nhà nước liên bang, nhưng xét về bản chất thì không thuộc phạm
trù nhà nước liên bang.
- Đời sống quốc tế ngày càng đa dạng, phức tạp, những sự kiện chính
trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa của mấy thập kỷ gần đây trên thế giới đã
góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chính trị pháp lý
đương đại và đồng thời cũng đặt thêm nhiều vấn đề cần có sự nghiên
cứu, bổ sung hoặc tư duy lại. Đó cũng là điều hợp quy luật trong một
thế giới đang chuyển đổi
Câu 7: Bản chất, hình thức, đặc điểm cơ bản của nhà nước CHXHCN
VN
Bản chất Nhà nước CHXHCN VN
- Bản chất pháp quyền, dân chủ của nhà nước được thể hiện trong chính
sách, pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước. Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bản chất nhà nước đã
được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện sự kế thừa, phát
triển các bản hiến pháp trước với nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về
một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 của
Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. 1. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 3. Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".
Hình thức Nhà nước CHXHCN VN
a. Hình thức chính thể
- Chính thể của nhà nước Việt Nam hiện nay là chính thể cộng hòa theo
bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có những đặc điểm
cơ bản như sau:
+ Tất cả các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền lực nhân dân đều
do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân
(Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) theo các nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân
bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc
của nhà nước pháp quyền Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, quản lý
xã hội bằng hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ.
+ Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tham gia vào
xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, nhà nước
có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức
phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ
với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng
thành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật vì lợi ích nhân dân, các
quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Hình thức cấu trúc
- Về hình thức cấu trúc, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước đơn nhất. Điều 1, Hiến pháp năm 2013 khăng định:
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo,
vùng biển và vùng trời.
- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có một lãnh thổ duy
nhất, một chủ quyền quốc gia thống nhất trên toàn lãnh thổ. Lãnh thổ
quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Các đơn
vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được
phân định như sau:
NƯỚC
TỈNH
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW
Trong đó Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã
Thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã
Quận chia thành phường
- Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân
dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định
- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước đơn
nhất, có một hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, một hệ thống pháp luật trong đó Hiến pháp là đạo luật cơ
bản, công dân có một quốc tịch.
Chế độ chính trị
- Chế độ chính trị ở Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước sử
dụng các hình thức, phương pháp quản lý xã hội đảm bảo thực hiện
chủ quyền nhân dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước.
- Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, cơ chế giám sát, kiểm tra để bảo
đảm thực hiện quyền lực nhân dân bằng các hình thức dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực
tiếp như thực hiện quyền bầu cử để lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp, trực tiếp tham gia vào việc góp ý xây
dựng, thực hiện các chính sách, pháp luật
Câu 8: Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các yếu tố quy định, tác
động đến việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước, nêu ví dụ
- : Là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện bản Khái niệm
chất, vai trò xã hội, mục tiêu và các nhiệm vụ của nhà nước; được thực hiện bằng
những hình thức và phương pháp nhất định.
=> Ý chính: Chức năng nhà nước là những hoạt động chủ yếu của nhà nước
- : Phân loại
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của các nhà nước, các chức năng nhà nước
được phân thành các chức năng:
+) Đối nội: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất
nước
VD: + Đảm bảo trậi tự xã hội
+ Trấn áp các phần tử chống đối
+ Bảo vệ chế độ chính trị - xã hội
+) Đối ngoại: những phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong
quan hệ quốc tế
VD: Phòng thủ đất nước, Chống sự xâm nhập từ bên ngoài, Thiết lập mối
quan hệ với các quốc gia khác
Chức năng đối nội và đối ngoại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ,
tác động lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính
quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối
ngoại phải xuất phát từ chức năng đối nội và nhằm mục đích phục vụ
chức năng đối nội.
Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, có thể phân loại:
+) Chức năng lập pháp
+) Chức năng hành pháp là thi hành
+) Chức năng tư pháp là thực hiện việc bảo vệ pháp luật bằng hình thức xét
xử
Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động xã hội
+) Chức năng kinh tế
+) Chức năng xã hội, văn hóa
+) Chức năng bảo vệ quyền con người, công dân
+) Chức năng hợp tác quốc tế …
- Các yếu tố quy định, tác động đến việc xác định và thực hiện chức năng nhà
nước, nêu ví dụ:
+ Yếu tố chính trị
+ Truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc
+ Tương quan lực lượng
+ Xu thế thời đại
Ví dụ:
Câu 9: Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước, liên hệ vào
các chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Để thực hiện chức năng nhà nước, nhà nước phải lập ra bộ máy cơ quan nhà nước
gồm nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Mỗi một cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ
của cơ quan ấy, đồng thời tất cả cơ quan ấy phải phục vụ chung cho nhiệm vụ của
nhà nước.
- Các hình thức pháp lý thực hiện chức năng nhà nước:
Xây dựng chính sách, pháp luật;
Tổ chức thực hiện pháp luật;
Bảo vệ pháp luật.
Ba hình thức pháp lý nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề, điều
kiện của nhau, cùng tác động qua lại trong quá trình thực hiện các chức năng nhà
nước.
Hình thức phi pháp lý
- Các phương pháp thực hiện chức năng nhà nước: là những cách thức thông qua
đó các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng của mình
Giáo dục;
Thuyết phục;
Cưỡng chế;
Hướng dẫn và khen thưởng;
Các phương pháp khác: PP kinh tế, hành chính…
- Liên hệ vào các chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước XHCNVN đã biến đổi lớn về nội
dung, hình thức, phương pháp thực hiện làm nhà nước thích ứng được với tình
hình mới và phát triển năng động, sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trước đây chức năng tổ
chức và quản lý kinh tế của Nhà nước ta là tập trung quan liêu, bao cấp thì hiện
nay cũng với chức năng ấy, Nhà nước đang điều hành có hiệu quả nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN
+ Chức năng đối ngoại: NN cũng thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương
hóa với các nước trên thế giới.
Câu 10: Chức năng kinh tế của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
- CNKT là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong lĩnh vực KT
- CNKT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chức năng nhà
nước, là điều kiện để thực hiện các chức năng xã hội khác.
- Nội dung cơ bản về CNKT:
+) Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN
+) Tổ chức thực hiện
+) Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật
+) Thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
+) Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng kinh tế
VD: Đại án tham nhũng kinh tế Đinh La Thăng
Câu 11: Các chức năng xã hội của nhà nước CHXHCNVN
- CNXH là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong lĩnh vực xã
hội bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội như lao động, việc làm, an sinh xã
hội, y tế, dân số, xây dựng hạ tầng cơ sở, bảo đảm trật tự, ATXH…
- Vị trí vai trò của CNXH: có vị trí vai trò quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển
bền vững
- Nhiệm vụ:
XHCN mà chúng ta đang xây dựng là “xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh”. Để xây dựng thành công một xã hội như vậy, Nhà nước phải
tổ chức, quản lý sự nghiệp giáo dục, văn hoá, phát triển khoa học và công nghệ -
đó được coi là “quốc sách hàng đầu” để phát huy nhân tố con người.
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con
người mới, nền khoa học và công nghệ hiện đại - đó cũng chính là những động lực
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
- Nội dung:
* Xây dựng chính sách pháp luật trong các lĩnh vực XH: văn hóa, giáo dục, y tế...
- Về hoạt động văn hóa:
+ Bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn XH khác
VD: Khoản 1 Điều 320, Bộ luật Hình sự năm 2015: “Người nào dùng bói toán,
đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ 10tr đồng đến 100tr đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
+ Chống lại mọi biểu hiện của các loại văn hóa ngoại lai không lành mạnh
VD: Chỉ thị số 46-CT/TW khóa X: “quảng bá nhiều tác phẩm có giá trị về tư
tưởng, nghệ thuật để định hướng thẩm mĩ trong nhân dân, phê phán các hành vi
tiêu cực sử dụng và truyền bá sản phẩm văn hóa độc hại”.
- Về hoạt động giáo dục, đào tạo:
+ Dành phần ngân sách đầu tư thỏa đáng cho giáo dục, đào tạo
VD: Theo Luật giáo dục 2019, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước cần dành
tối thiểu 20% tổng chi cho giáo dục, đào tạo.
+ Không ngừng hiện đại hóa nội dung, chương trình; gắn đào tạo với nhu cầu
của xã hội, coi trọng đào tạo nghề.
VD: Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi
mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đã xác định mục tiêu:
“chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ
và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
- Về hoạt động khoa học, công nghệ:
+ Xây dựng và phát triển chính sách khoa học, công nghệ quốc gia;
đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho khoa học, công
nghệ phát triển.
VD: Khoản 1 Điều 6 Luật Khoa học và công nghệ: “Ưu tiên và tập trung
mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng
đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò
then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân”.
- Về hoạt động y tế, môi trường, phòng chống thiên tai:
+ Nhà nước cần mở rộng mạng lưới y tế, chú trọng đào tạo đội ngũ
thầy thuốc; hiện đại hoá các cơ sở khám, chữa bệnh, kết hợp y học
hiện đại với y học cổ truyền; bảo vệ môi trường sống.
VD: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số
13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
đối với cây trồng, vật nuôi và thủy sản sinh và an toàn thực phẩm; phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai, biến đổi khí hậu, hỗ trợ khi xảy ra
những thiệt hại cho nhân dân.
* Tổ chức thực hiện
- Về hoạt động văn hóa:
+ Thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần của người dân
VD: Sáng ngày 23/1, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng,
cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các gia đình chính sách, hộ nghèo,
đoàn viên công đoàn, công nhân, lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19, nạn nhân chất độc màu da cam.
- Về hoạt động giáo dục, đào tạo:
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo; tôn vinh nghề dạy học, chú
trọng chất lượng nhà giáo.
VD: Chiều 21/9, tại Hoa Kỳ, Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa
Kỳ đã được tổ chức. Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong
khuôn khổ chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn
công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam tới Hoa Kỳ.
- Về hoạt động khoa học, công nghệ:
+ Chú trọng đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, có chính sách ưu đãi
trọng dụng nhân tài; gắn khoa học, công nghệ với giáo dục, đào
tạo, gắn nghiên cứu khoa học với ứng dụng trong thực tiễn.
VD: Ngày 9/12, tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết và trao
giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở
giáo dục đại học năm 2022. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chúc mừng
các em sinh viên đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu
khoa học và được xét chọn để trao giải.
+ Thực hiện tốt việc hợp tác với các nước khác để tiếp thu những tiến
bộ của khoa học, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, ứng dụng
nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào việc phát triển đất
nước.
VD: Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm
việc với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển
đổi số; tiếp Ngài Kitaoka Shinichi, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA).
* Thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
VD: vụ ô nghiễm môi trường của công ty Fomusa
Câu 12: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN: khái niệm, phân loại các cơ quan
trong bộ máy nhà nước, kể tên các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước CHXHCNVN
Khái niệm: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ
thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và
hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định nhằm đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước.
Ý chính: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN là hệ thống các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương
Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước:
Căn cứ vào vị trí, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, bộ máy
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấu thành từ bốn hệ
thống các cơ quan nhà nước và một chức danh nguyên thủ quốc gia là Chủ
tịch nước, cụ thể là:
- Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc Hội và Hội đồng
nhân dân các cấp, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương;
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các cấp;
- Hệ thống các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án
khác do luật định;
- Hệ thống các cơ quan công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp: Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát khác do luật định;
- Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia.
Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
- Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân tổ
chức bộ máy nhà nước và tham gia quản lý nhà nước;
- Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân;
- Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với Nhà nước và
xã hội;
- Nguyên tắc tôn trọng, tuân thủ hiến pháp và pháp luật;
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
còn áp dụng các nguyên tắc khác nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước nói chung và của mỗi loại cơ quan nhà nước nói riêng.
Câu 13: Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền. Liên hệ
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về sự thể hiện các đặc điểm cơ bản của nhà nước
pháp quyền
- : Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo quyền con người bằng Khái niệm
kiểm soát quyền lực nhà nước (lập pháp – hành pháp – tư pháp)
Tư pháp là bảo vệ pháp luật thông qua hình thức xét xử
- Các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền:
+ Nhóm các đặc trưng về nhà nước:
Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng thừa nhận, bảo
vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và công dân
Sự giới hạn quyền lực nhà nước bởi pháp luật, bởi các quyền, tự
do con người và công dân
Phân chia, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các ngành lập
pháp, hành pháp và tư pháp được xác định rõ ràng bằng Hiến
pháp và luật
Mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và cá nhân, bình đẳng về
quyền, nghĩa vụ và về trách nhiệm theo pháp luật
Là nhà nước dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống nhà nước và
xã hội, xã hội dân sự phát triển lành mạnh
+ Nhóm các đặc trưng về pháp luật:
Thượng tôn hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội, đời
sống nhà nước
Tính tối cao của Hiến pháp, luật trong hệ thống văn bản pháp
luật
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm các yêu cầu
về công bằng, nhân đạo, bình đẳng, bảo vệ quyền, tự do, lợi ích
của con người, hài hòa các loại lợi ích: cá nhân, nhà nước, cộng
đồng, xã hội
Sự tương thích của pháp luật quốc gia với các nguyên tắc, quy
định của pháp luật quốc tế
- Liên hệ HP 2013 về sự thể hiện các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền:
Phân tích điều 2, 14 của HP 2013
Điều 2:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 3:
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Điều 8:
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 12:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác
tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội trên thế giới.
Điều 14:
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Câu 14: Hệ thống chính trị Việt Nam: khái niệm, các bộ phận cấu thành, vị
trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam
- : Hệ thống chính trị Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất bao gồm cácKhái niệm
bộ phận cấu thành là các thiết chế chính trị có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có
mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tham gia thực hiện quyền lực chính
trị của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
=> Ý chính: Hệ thống chính trị Việt Nam là các thiết chế chính trị tham gia thực
hiện quyền lực chính trị của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
- Các bộ phận cấu thành:
+ Đảng CSVN
+ Nhà nước
+ Mặt trận và các thành viên:
Đoàn thanh niên
Công đoàn
Hội phụ nữ
Hội nông dân
Hội cựu chiến binh
- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam:
Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, điều kiện vật chất cho các thiết chế chính
trị trong hệ thống chính trị VN
Nhà nước sẽ thực hiện đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt
Nam
VD: Luật thanh niên 2020
B. PHẦN LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
Câu 15: Sự hình thành của pháp luật trong lịch sử
Quan niệm chung về nguồn gốc của pháp luật
- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các
quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức,
phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo. Khi trong xã hội xuất hiện sở hữu tư
nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột,
đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng.
=> đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được bảo đảm
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ
chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử
sự đó được thực hiện.
Như vậy, những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
- Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu sau:
+ nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình
và nâng lên thành pháp luật.
+ Con đường tập quán tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp;
nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã
hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lí và duy trì trật tự xã hội.
+ Bằng con đường án lệ, hình thức pháp luật thứ ba ra đời, đó là các văn bản quy
phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.
2. Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin ?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của
nhà nước. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là
những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước nên cũng chưa có pháp luật.
Để hướng dẫn cách xử sự cho con người, xã hội nguyên thủy sử dụng phong tục
tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo... Các quy tắc ứng xử này hình thành một cách
tự phát trong cộng đồng trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể lúc
bấy giờ.
Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội
mới, tương đối đa dạng, phức tạp mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán...
không điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thể điều chỉnh
được. Trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện, để tổ chức, quản lí đời sống xã hội
phức tạp đó, nhà nước từng bước làm xuất hiện một loại quy tắc ứng xử mới, đó
chính là pháp luật. Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con
đường, một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng
phù họp với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước
thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế, sử dụng làm khuôn mẫu
để giải quyết các vụ việc khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc
xử sự mới.
Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên
của đời sống xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp
luật, nhà nước chỉ có vai trò như người “bà đỡ”, nhà nước chỉ làm cho pháp luật
“hiện diện” trong đời sống với những hình thức xác định.
Câu 16: Bản chất, các thuộc tính cơ bản của pháp luật.
1. Bản chất của pháp luật.
* Cách tiếp cận BCPL.
- BCPL là một trong những vấn đề cơ bản và thực tuễn của pháp luật.
- BCPL là những đặc tính bên trong của pháp luật, mang tính ổn định tương đối,
thể hiện bản tính đích thực và vai trò xã hội của pháp luật, mục đích, lí do tồn tại
pháp luật trong đời sống của con người.
* Nội dung.
- BCPL là một thể thống nhất bao gồm cấc phương diện, các loại tính chất cơ bản
là: tính giai cấp, tính xã hội, tính dân tộc, tính nhân loại, bảo vệ, bảo đảm quyền
con người.Các tính chất, các phương diện cơ bản này có mối quan hệ mật thiết,
phụ thuộc, tác động lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh pháp luật, thực hiện vai
trò, giá trị của pháp luật.
2. Các thuộc tính của pháp luật
* Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
- Là nét đặc trưng tiêu biểu về tính quy phạm của pháp luật.
- Được áp dụng cho mọi cá nhân, mọi tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh cỉa các
văn bản pháp luật tương ứng.
- Xuất phát từ tính quyền lực của Nhà nước, từ mối liên hệ giữa Nhà nước và pháp
luật.
* Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Là thuộc tính cơ bản thể hiện rõ bản sắc của pháp luật trong hệ thống quy tắc
* Tính được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
* Ngoài ra còn có tính hệ thống, tính ổn định, tính dự báo,..
Câu 17: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị. Liên hệ
điều kiện VN hiện nay.
1. Mqh giữa pháp luật và kinh tế.
* Cái nhìn chung
- Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: Pháp luật do quốc hội lập ra là những quan điểm
chính trị , pháp quyền đạo đức chính là biểu hiện của kiến trúc thượng tầng cho
nên pháp luật được coi là bộ phận của kiến trúc thượng tầng tuy nhiên chế độ kinh
tế là cơ sở của pháp luật ở mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau thì nội
dung pháp luật cũng khác nhau.
VD: Luật đầu tư VN khác luật đầu tư ở TQ và khác luật đầu tư ở mỹ >
do nền kinh tế ở các quốc gia khác nhau
=> Chính vì vậy pháp luật phụ thuộc vào kinh tế
- Pháp luật lại tác động mạnh trở lại kinh tế: Có thể tích cực hoặc tiêu cực đối vs
phát triển kinh tế phụ thuộc vào sự tiến bộ hay lạc hậu của pháp luật.
=> Như vậy 1 mặt pháp phụ thuộc vào kinh tế , mặt khác pháp luật có tác động
mạnh trở lại đối với kinh tế.
- Cơ chế kinh tế cũng có tác động đến hoạt động thực thi pháp luật. Cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra một tâm lý thụ động, ỷ lại bản thân. Do
đó, nhận thức pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật thường mang tính phiến
diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh và chấp hành mệnh lệnh.
- Các hoạt động kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những
mặt tích cực, tạo ra một tư duy sáng tạo, năng động, uy tín, hiệu quả của hoạt động
kinh tế, chất lượng. Từ đó sẽ tác động tích cực đến ý thức pháp luật và hành vi
thực hiện pháp luật của các cá nhân trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, sinh
hoạt và tiêu dùng.
- Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng sẽ tạo ra tâm lý đặt đồng tiền lên trên,
coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật. Đồng thời sẽ tạo ra những
suy nghĩ hành vi sai lệch trong việc thực hiện pháp luật, lấy đồng tiền làm thước đo
để đánh giá các mối quan hệ giữa người với người. Đây lại là nguyên nhân gây ra
các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho các loại tội phạm lộng hành và phát
triển.
*Sự tác động ngược của pháp luật đối với kinh tế
- Tác động tích cực:
+ Pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội ->>tác động
tích cực đến cơ cấu kinh tế, sự phát triển của quá trình kinh tế
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian qua có nội
dung đã phản ánh được những điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp cận và
phản ánh những giá trị tiến bộ được thừa nhận chung của nhân loại, tuân thủ những
quy luật khách quan trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, tạo lập hành
lang pháp lý an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo kỷ cương xã
hội, lợi ích cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội
+ Pháp luật quy định và bảo vệ, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể
pháp luật trừ những ngành nghề bị pháp luật cấm.
+ Hạn chế những mặt trái tiêu cực của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh
tranh không lành mạnh
- Tác động tiêu cực:
+ Khi pháp luật được ban hành không phù hợp với cơ chế phát triển kinh tế - xã
hội -> Kìm hãm toàn bộ nền kinh tế, nền kinh tế thị trường khó vận hành, không
hiệu quả, hoạt động kinh tế trở nên hỗn loạn, không thể kiểm soát
Thứ nhất, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ở trung ương ban hành vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh các
quan hệ xã hội
+ Thứ hai, hình thức văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chưa thực hiện nghiêm túc
Vẫn có tình trạng cơ quan nhà nước ban hành văn bản không phải là VBQPPL
nhưng thực tế áp dụng lại có hiệu lực như VBQPPL.
* Thực tiễn vai trò của pháp luật lên nền kinh tế Việt Nam
- Pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế, mục
tiêu kinh tế.
Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một
cách thống nhất, nhanh chóng và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất. Nhờ vào
pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình. Điều 26 Hiến pháp
1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định ’’Nhà nước thống nhất quản lý nền
kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và
phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân,
của tập thể với lợi ích của Nhà nước.”
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế định hướng xã
hội chủ nghĩa.
- Pháp luật xác định rõ cơ chế quản lý kinh tế, chính sách tài chính, tiền tệ, thuế,
đầu tư…
- Thông qua pháp luật, Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, trật tự hóa các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định hướng cho các
quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích mong muốn.
- Pháp luật góp phần tích cực vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác động
đến sự tăng trưởng và sự ổn định, cân đối của nền kinh tế
- Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi
phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu
xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền
- Đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, pháp luật cũng đã có
những điều chỉnh mang tính định hướng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước.
Chẳng hạn, việc quy định về các hình thức sở hữu trong xã hội được thể chế trong
chương II Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Việc thừa nhận kinh tế
tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài
dưới nhiều hình thức, bên cạnh việc củng cố, khẳng định vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể thông qua pháp luật là một bước đi phù hợp với nền
kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi mới.
- Pháp luật điều chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục giải quyết
các tranh chấp kinh tế
- Thông qua các quy định đó, việc tổ chức và quản lý nền kinh tế của Nhà nước
mới có hiệu quả, giúp cho kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định, cân đối. Nó biến
các nhu cầu sản xuất, kinh doanh thành quyền pháp định và thậm chí cao hơn là
quyền Hiến định. Nhu cầu kinh doanh cũng như sản xuất trong nền kinh tế là nhu
cầu mang tính xã hội, vì vậy, việc biến những nhu cầu xã hội này thành quyền
Hiến định hay pháp định là tiền đề để thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Bên cạnh những mặt tích cực là tạo ra cơ chế năng động, sáng tạo và hiệu quả thì
cũng tồn tại những mặt tiêu cực như chạy theo lợi nhuận mà quên đi mục tiêu xã
hội, phân hóa giàu nghèo… thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách
mà nhà nước ta có thể điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực đó như độc quyền, cạnh
tranh không lành mạnh, thất nghiệp, vi phạm pháp luật, ô nhiễm môi trường, vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng.
2. Pháp luật với chính trị
* Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà
nước
- Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm
nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp nhiều
bộ phận. Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ
chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập
thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những
quy định của pháp luật.
- Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp
và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì
dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
- Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống
pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
*Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
- Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật thể hiện tập trung nhất trong quan hệ với
đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Pháp luật
thể chế hóa đường lối chính sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của
đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng có
vai trò chỉ đạo nô §i dung và phương hướng phát triển của pháp luâ §t. Sự thay đổi
trong đường lối chính sách của Đảng cầm quyền sớm hay muô §n cũng dẫn đến sự
thay đổi trong pháp luâ §t.
Câu 18: Mqh giữa pháp luật và nhà nước. Liên hệ điều kiện Việt Nam hiện
nay.
1. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật:
- Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ đặc biệt trong lý luận và cả thực tiễn
được thể hiện ở sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật.
*Sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật:
- Pháp luật và nhà nước luôn có quan hệ khăng khít, không thể tách rời, có chung
nguồn gốc cùng phát sinh và phát triển.Vì là hai hiện tượng xã hội luôn gắn liền
với nhau do đó nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm
xuất hiện pháp luật. Nhà nước và pháp luật đều là những hiện tượng xã hội mang
tính lịch sử, đây đều là sản phẩm của xã hội, xuất phát từ xã hội, từ sự phân hóa
giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp.Chỉ khi có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp,
Nhà nước và pháp luật mới thực sự tồn tại.Như vậy Nhà nước và pháp luật thống
nhất với nhau.
* Sự khác biệt giữa nhà nước và pháp luật:
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt biệt của quyền lực công, là phương thức hình thức
tồn tại xã hội có giai cấp thì pháp luật là hệ thống các quy phạm nhà nước ban hành
và đảm bảo thực hiện điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người. Nhà
nước đại diện cho sức mạnh còn pháp luật đại diện cho ý chí. Khi nói đến nhà
nước là nói đến yếu tố con người cùng cơ chế bộ máy, nói pháp luật là nói đến các
quy tắc hành vi.
*Sự tác động qua lại của nhà nước và pháp luật:
- Nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện đối với
pháp luật, bảo vệ pháp luật khỏi sự sai phạm, đảm bảo pháp luật được đưa đến gần
hơn với người dân và xã hội. Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan
hệ xã hội khác bởi hoạt động Nhà nước mang tính pháp lý.
- Pháp luật là mục đích tồn tại của nhà nước, kiểm soát hoạt động Nhà nước. Nhà
nước thông qua pháp luật thực hiện các chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại
của mình, xác định chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, quy chế pháp lý đối với các
chủ thể là những cá nhân, tổ chức.Nhà nước tồn tại song song pháp luật , sự tiến bộ
của một Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào pháp luật, pháp luật trì trệ thì Nhà nước
cũng trì trệ và ngược lại.
- Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng vừa phụ
thuộc vừa có sự độc lập tương đối thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước và trong xây dựng, thực thi pháp luật.
- Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp luật cần
bộ máy nhà nước để được đảm bảo và thực thi trên thực tế.
2.Thực tiễn tại Việt Nam:
Việt Nam có toà án là đại diện cho cơ quan Tư pháp để xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp.
Câu 19: Mqh giữa pháp luật và tập quán. Liên hệ thực tiễn VN hiện nay.
1. Mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
- Pháp luật có tác động mạnh mẽ đến tập quán, phong tục, luật tục, các quy phạm
xã hội.
- Pháp luật có vai trò hướng dẫn, định hướng phong tục, tập quán, làm cho phong
tục, tập quán ngày càng tuến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị
tiến bộ, tích cực của tập quán, phong tục; loại bỏ những tập tục, tư tưởng lạc hậu,
phản tiến bộ.
- Pháp luật có những quy định ngăn cấm để hạn chế, xóa bỏ dần những phong tục,
tập quán phản tiến bộ
- Sự tác động của pháp luật đối với phong tục, tập quán được thể hiện trong thực
hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, hoạt động hòa giải ở cơ sở, trong phổ biến, giáo
dục, thông tin pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, giữ gìn, phát huy giá trị văn
hóa truyền thống.
- Tập quán, phong tục, luật tục là sự bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật, góp phần quan
trọng trong việc thực hiện pháp luật, đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống.
2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
- Việc áp dụng các phong tục, tập quán sẽ đảm bảo cho các điều khoản của bộ luật
phù hợp, sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện. Các bộ luật cổ của Việt
Nam cũng ghi nhận việc áp dụng tập quán trong các quan hệ xã hội.
- Phong tục Giỗ tổ Hùng Vương được nhà nước thừa nhận và được đảm bảo trên
toàn quốc.
- Phong tục bảo vệ rừng thiêng của người H mông.
Câu 20: Mqh giữa pháp luật và đạo đức. Liên hệ thực tiễn Việt Nam .
1. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
- Mối quan hệ này trước hết là tương quan giữa pháp luật và đạo đức trong từng
thời kỳ khác nhau. Không phải bất cứ lúc nào sự tương quan giữa pháp luật và đạo
đức cũng giống nhau mà ở mỗi thời kỳ tùy thuộc tình hình xã hội lúc bấy giờ tương
quan giữa chúng có sự thay đổi.
- Xét về bản chất, giữa pháp luật và đạo đức có những đặc điểm thống nhất với
nhau song cũng có những đặc điểm khác biệt.
- Sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở chỗ: đạo đức và pháp luật đều
có chung mục đích trong quản lý đời sống xã hội nhằm giáo dục nhân cách, phẩm
chất đạo đức cho con người trong xã hội.
- Pháp luật và đạo đức đều là công cụ để đảm bảo lợi ích của con người, có tác
dụng điều chỉnh quan hệ xã hội, giáo dục con người hướng đến việc thiết lập
những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
- Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên sự
điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người.
- Pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi của con người, hướng dẫn,
kiếm tra, đánh giá các hành vi đó theo những tiêu chí nhất định.
- Ngoài ra, các phạm trù đạo đức như: nghĩa vụ đạo đức, lương tâm, nhân đạo,
công bằng,... cũng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng và áp dụng
pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chẳng hạn như trong quy định pháp luật về phẩm chất của cán bộ trong ngành Tư
pháp luôn nêu lên nguyên tắc: thực hiện nhiệm vụ theo đúng pháp luật và phải có
phẩm chất đạo đức tốt. Pháp luật và đạo đức cũng là tiêu chuẩn đánh giá hành vi
của con người. Ví dụ việc những người vi phạm pháp luật có hành vi tự thú khi
chưa bị phát hiện về hành vi vi phạm pháp luật đó luôn được sự khoan hồng từ
phía Nhà nước và được sự đánh giá cao của pháp luật và đạo đức.
2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Có thể nêu ví dụ ngay ở xã hội Việt Nam qua các thời kỳ. Trong xã hội phong
kiến, do tư duy của con người lúc này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho
giáo, do vậy các quan hệ xã hội lúc bấy giờ vẫn do đạo đức và chiếm ưu thế hơn so
với pháp luật. Mặc dù trong xã hội phong kiến vẫn có những quy phạm pháp luật
nhưng suy cho cùng nó vẫn chủ yếu dựa vào các quy phạm đạo đức của xã hội,
những tư tưởng về đạo đức được luật hóa rất nhiều và đạo đức hầu như ngự trị
trong luật pháp.
Bước sang thời kỳ chiến tranh, pháp luật cũng được bổ sung và điều chỉnh nhiều
mối quan hệ xã hội hơn, phát triển hơn so với thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, vì
hoàn cảnh chiến tranh có nhiều vấn đề phát sinh trong thời chiến không thể dùng
pháp luật để áp đặt được nên quy phạm đạo đức vẫn chiếm ưu thế hơn. Sang thời
bao cấp, do tư duy và đường lối chính sách chưa phù hợp nên pháp luật vẫn chưa
có sự phát triển cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đời sống đạo đức và pháp luật
có những chuyển biến thể hiện khát vọng và nhu cầu tự do của con người. Hiện
nay, khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, vấn đề giải quyết mối
tương quan giữa pháp luật và đạo đức được đặt ra là hết sức cần thiết. Bởi vì, đạo
đức tuy là vấn đề mang tính trìu tượng nhưng việc đưa đạo đức vào thực thi và áp
dụng pháp luật sẽ làm quy định của pháp luật mang tính thực tiễn cao, thể hiện
được tinh thần nhân đạo và phù hợp với ý chí của nhân dân.
Chẳng hạn như trong quy định pháp luật về phẩm chất của cán bộ trong ngành Tư
pháp luôn nêu lên nguyên tắc: thực hiện nhiệm vụ theo đúng pháp luật và phải có
phẩm chất đạo đức tốt. Pháp luật và đạo đức cũng là tiêu chuẩn đánh giá hành vi
của con người.
Ví dụ việc những người vi phạm pháp luật có hành vi tự thú khi chưa bị phát hiện
về hành vi vi phạm pháp luật đó luôn được sự khoan hồng từ phía Nhà nước và
được sự đánh giá cao của pháp luật và đạo đức. Trong Bộ luật Hình sự có quy định
về tình tiết giảm nhẹ, có thể miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp
cũng đã thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta nhằm tạo cơ hội cho
những người có hành vi vi phạm pháp luật có cơ hội để hoàn lương.
Câu 21: Hình thức pháp luật: khái niệm, nguồn pháp luật, các loại nguồn
pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt Nam.
1. Hình thức pháp luật.
Hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước hay cách thức mà nhà
nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật. Pháp luật có hình thức bên
trong và bên ngoài: – Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối
liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật.
* Nguồn của pháp luật
• Khái niệm
Khái niệm nguồn pháp luật rộng hơn khái niệm hình thức pháp luật về cả phương
diện nội dung vật chất và hình thức biểu hiện.Theo nghĩa rộng, nguồn pháp luật
được thể hiện trên ba phương diện:
- Nguồn pháp luật theo nghĩa vật chất, nội dung: là những cơ sở, xuất xứ tạo nên
các quy phạm pháp luật.
- Nguồn pháp luật theo nghĩa tư tưởng: là các học thuyết pháp lí, các trường phái
pháp luật, ý thức pháp luật,..
- Nguồn pháp luật theo nghĩa pháp lí hình thức: là các hình thức của pháp luật.
Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau về nguồn pháp luật, nhưng qua thực
tiễn pháp luật và từ phương diện lí luận có thể nêu khái niệm chung về nguồn pháp
luật như sau:
Nguồn pháp luật là những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc
chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp luật để áp dụng vào việc giải quyết
các vụ việc trong thực tiễn pháp luật, là những cơ sở được sửdụng trong xây dựng,
ban hành pháp luật, cơ sở hình thành nên nội dung pháp luật.
* các loại nguồn pháp luật
- Xét về lịch sử và hiện tại trên phạm vi toàn thế giới, trong thực tiễn pháp luật của
các quốc gia đã và đang có những loại nguồn pháp luật như: văn bản quy phạm
pháp luật, các nguyên tắc chung của pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, hợp
đồng pháp luật, các học thuyết pháp luật, các quy phạm tôn giáo, nguyên tắc công
bằng, và nhiều loại nguồn pháp luật khác.
- Xét từ phương diện các hệ thống- các truyền thống pháp luật khác nhau trên thế
giới,, khái niệm nguồn pháp luật là một thuật ngữpháp lí phức tạp có nhiều câch
hiểu, cách sử dụng khác nhau nhất định bên cạnh những nét tương đồng. Trong hệ
thống Common Law, hệ thống luật dân sự Civil Law, nguồn pháp luật còn bao
gồm:
luật hợp lí, luật lẽ phải, luật công bình, các học thuyết và trường phái pháp lí.
- Ở Việt Nam hiện nay, có ba loại nguồn luật cơ bản: văn bản quy phạm pháp luật,
tập quán pháp và tiền lệ pháp.
2.Thực tiễn về nguồn của pháp luật tại Việt Nam.
1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật
Việt
Nam hiện nay. Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tương
đối
phức tạp, với khá nhiều loại văn bản, do khá nhiều chủ thể có thẩm quyền ban
hành.
Ngoài hiến pháp là luật cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
thường
có tên gọi là luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư... Theo quy định của pháp luật
hiện hành (Xem: Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).
2. Tập quán pháp
Việt Nam đã chính thức thừa nhận tập quán pháp là một loại nguồn của pháp luật
từ năm 1995 khi nhà nước ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên. Từ đó đến nay, tập
quán pháp càng được coi trọng sử dụng, trình tự, thủ tục, cách thức áp dụng tập
quán pháp cũng ngày càng hoàn thiện.
Ở Việt Nam hiện nay, có hai con đường dẫn đến sự tồn tại của tập quán pháp.
Một là, những tập quán được dẫn chiếu trong các điều, khoản của văn bản quy
phạm pháp luật, nhất là các văn bản trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình,
thương mại... . Hiện nay, nhà nước đã có kế hoạch xây dựng danh mục các tập
quán
về hôn nhân và gia đình để áp dụng (Xem các điều 26, 29, 121,175, 211,
231,404,471,477, 603, 658, 666... Bộ luật dân sự năm 2015 và Xem: Nghị định số
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Hai là, những tập quán được áp dụng để giải quyết những vụ việc cụ thể. Trường
họp này pháp luật chỉ đưa ra nguyên tắc để áp dụng tập quán, khi một tập quán
được áp dụng nó sẽ trở thành tập quán pháp. Theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp pháp luật không có
quy định và các bên không có thoả thuận thì áp dụng tập quán nhưng tập quán áp
dụng không được trái với những nguyên tắc cơ bản và không vi phạm điều cấm đã
được quy định trong các văn bản đó.
3. Án lệ
Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 đã chính thừa thừa nhận vai trò của án lệ.
Thực hiện nhiệm vụ này, Toà án nhân dân tối cao từng bước xuất bản các tập án lệ.
Cũng như ở các nước theo truyền thống pháp luật thành văn, án lệ ở Việt Nam
được
hình thành trước hết trong nước.
4. Điều ước quốc tế
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều ước quốc tế là một loại
nguồn pháp luật quan trọng. Nó có thể được nội luật hoá thành các quy định trong
các văn bản quy phạm pháp luật nước ta, cũng có thể nó được áp dụng một cách
trực tiếp. Pháp luật Việt Nam có các quy định cụ thể về áp dụng trực tiếp điều ước
quốc tế.Theo
đó, nếu về cùng một vấn đề mà giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có
quy định khác nhau thì thứ tự ưu tiên áp dụng lần lượt là Hiến pháp, điều ước quốc
tế, các văn bản luật, các văn bản dưới luật.
5. Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội
Các quan niệm đạo đức xã hội nhiều trường hợp được pháp luật dẫn chiếu làm căn
cứ pháp lí để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Trong nhiều trường họp, pháp
luật quy định, các chủ thể thực hiện hành vi không được trái với những quan niệm
đạo đức xã hội (Xem: Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015). Nhiều quan niệm, chuẩn mực đạo đức còn được dẫn chiếu cụ thể như trung
thành, tận tụy, thiện chí, trung thực, công bằng. Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân
sự hiện hành có quy định, trong trường hợp pháp luật không có quy định, các bên
không có thoả thuận, đồng thời cũng không có tập quán hay quy định điều chỉnh
vụviệc tương tự thì có thể áp dụng những quan niệm về lẽ công bằng trong xã hội.
6. Hợp đồng
Pháp luật tôn trọng thoả thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự,
thương mại..., tất nhiên nội dung thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật
cũng như không trái đạo đức xã hội. Khi đó, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ
hợp đồng là căn cứ pháp lí để các bên thực hiện hành vi của mình, đồng thời đó
cũng là căn cứ quan trọng để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
nếu có. Thậm chí, trong lĩnh vực dân sự, trong nhiều quy định của pháp luật hiện
hành, thoả thuận của các bên được nhà làm luật đề cập trước, sau đó mới đến sự
quy định của pháp luật, tập quán... ( Xem: các điều 5, 6 Bộ luật dân sự năm 2015).
7. Pháp luật nước ngoài
Trong điều kiện hiện nay, pháp luật nước ngoài được coi là một nguồn của pháp
luật
Việt Nam. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân theo những điều kiện cũng
như thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.
Câu 22: Ý thức pháp luật: khái niệm, cơ cấu (các cấp độ) của ý thức pháp
luật.
1. Khái niệm: Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan
điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về hiến pháp, pháp luật,
về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp, pháp luật, về tính công bằng
hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp
luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về
tính hợp pháp hay không hợp pháp trong các quyết định, hành vi của các cá
nhân, tổ chức nhà nước và xã hội; về quyền, nghĩa vụ con người, về công
bằng, bình đẳng; về trách nhiệm nhà nước đối với con người và xã hội.
2. Cơ cấu của ý thức pháp luật bao gồm: Tâm lý pháp luật và Tư tưởng pháp
luật:
Tâm lý pháp luật:
- Khái niệm: Là bộ phận cấu thành của Ý thức pháp luật - là tâm trạng,
cảm xúc, tình cảm, bức xúc đối với pháp luật, hành vi pháp luật hay
các hiện tượng pháp luật cụ thể
- Đặc điểm:
Cấp thấp của YTPL, hình thành trên cơ sở nhận thức cảm tính
của con người biểu hiện tâm trạng, cảm xúc đối với pháp luật
Có tính chủ quan cao nên bị chi phối bởi đặc điểm cá nhân của
chủ thể (tính cách, tư duy, kiến thức…)
Có cả tích cực và tiêu cực
Mặc dù tâm lý pháp luật có tính ổn định cao song cũng có thể
thay đổi theo môi trường, văn hóa, điều kiện sống...
Tư tưởng pháp luật:
- Khái niệm: Là các quan điểm khoa học, học thuyết, tư tưởng mà qua
đó phản ánh thái độ của chủ thể về pháp luật, hành vi pháp luật hoặc
hiện tượng pháp luật khác
- Đặc điểm:
Có tính lý luận, tư duy khoa học cao: học thuyết, trường phái…
Có tính khái quát, hệ thống cao: liên quan đến nhiều lĩnh vực
như triết học, tâm lý học
Tính logic cao: mối liên hệ chặt chẽ, vấn đề này là tiền đề làm
sáng tỏ cái kia
Khả năng nhận thức của chủ thể ở cấp độ cao hiểu biết về pháp
luật của họ là sâu rộng
3. Lưu ý
- Tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật chỉ là hai bộ phận cấu thành cơ bản, ngoài
ra vẫn còn một số bộ phận khác của YTPL
Kiến thức PL của cá nhân
Giá trị bản thân của cá nhân (các kỹ năng, kinh nghiệm bản thân hoặc
các chuẩn mực mà dựa vào đó cá nhân đánh giá các hiện tượng PL)
Ý chí chủ quan của cá nhân (khả năng cá nhân đó trên nền tảng kiến
thức và tình cảm của mình có thể xác định được hành vi là hợp pháp
hay không hợp pháp)
Câu 23: Những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật.
YTPL bị quy định bởi tồn tại xã hội
Tính dân tộc, giai cấp: XH tồn tại YTPL của các giai cấp khác nhau (công
nhân, nông dân…)
Tính kế thừa: tích cực, tiêu cực
Tính lạc hậu so với thực tiễn, thực tại pháp luật
Tính vượt trước: tư tưởng HCM về nhà nước pháp quyền
Tính thời đại: phản ánh xu thế thời đại
Tính dân tộc: ảnh hưởng nền văn hóa truyền thống, nếp nghĩ của người
dân…
Tính nhân loại: Xích lại gần nhau của các nước trên thế giới
Câu 24: Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
- Tác động của YTPL lên PL:
Thông qua ý thức pháp luật người ta biết luật nên đi theo hướng nào,
cái gì chưa hoàn thiện để luật cần làm cái gì?
Trình độ dân trí đến đâu, YTPL ở mức nào nên đưa ra luật nào cho
phù hợp, hoạt động lập pháp phải diễn ra như thế nào, phải làm gì?
Đối với hoạt động xây dựng pháp luật: YTPL là tiền đề trực tiếp cho
việc xây dựng luật. Chất lượng của các công đoạn trong quá trình xây
dựng PL phụ thuộc vào YTPL, trước hết của những nhà làm luật và
của tất cả những người tham gia hoạt động này.
Tác động lên thực hiện PL, thực tiễn pháp lý: Việc thực hiện pháp luật
phụ thuộc vào trình độ nhận thức, sự hiểu biết PL, thái độ, tâm lý, tình
cảm PL của con người. Các quy phạm pháp luật có đi vào cuộc sống
hay không phụ thuộc rất nhiều vào YTPL của con người.
- Tác động của PL lên YTPL:
Pháp luật tốt, hoàn thiện, phù hợp sẽ nâng cao YTPL
Qua PL người ta truyền tải tư tưởng PL tiến bộ lên nhận thức của
nhân dân
Các quyết định, hành vi đúng đắn trong quá trình thi hành luật sẽ tác
động tích cực lên YTPL của nhân dân
Tư tưởng PL chủ đạo là công bằng dân chủ - tác động lên YTPL
Câu 25: Quy phạm pháp luật: khái niệm, cơ cấu (cấu trúc) của quy phạm
pháp luật, các phương thức diễn đạt quy phạm pháp luật.
- Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự (quy tắc hành vi) do nhà nước
xây dựng, ban hành hoặc thừa nhận, có tính phổ biến, bắt buộc chung, tính được
xác định chặt chẽ về hình thức, thể hiện ý chí nhân dân, được nhà nước đảm bảo
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Cơ cấu của quy phạm pháp luật:
Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật có một số quan niệm khác
nhau về cơ cấu của quy phạm pháp luật. Theo đó, có các quan điểm cơ bản
là: quan điểm “cơ cấu quy phạm pháp luật hai bộ phận” và quan điểm “cơ
cấu quy phạm pháp luật ba bộ phận”.
Theo quan điểm thứ nhất, trong một quy phạm pháp luật chỉ có hai bộ phận
là quy định và chế tài. Theo quan điểm thứ hai, một quy phạm pháp luật có
ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
Quan điểm thứ hai là quan điểm phổ biến được thừa nhận chung, cơ cấu của
quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định và
chế tài.
Xét về phương diện chức năng của quy phạm pháp luật, chỉ khi nào có ba bộ
phận trong sự thống nhất - thì mới thiết lập đầy đủ một quy phạm hành vi.
Thiếu giả định - quy phạm không có ý nghĩa, thiếu quy định - không tồn tại,
thiếu chế tài - không có sức mạnh hiệu lực.
Như vậy, cơ cấu của quy phạm pháp luật như là một mối liên hệ logic của
giả định, quy định, chế tài:
“Giả định” thể hiện năng lực và kỹ năng dự liệu các tình huống có thể xảy ra
trong đời sống và đưa vào quy phạm pháp luật.
“Quy định” thể hiện sự cụ thể hóa chính sách pháp luật vào từng trường hợp
- tình huống dữ liệu đó nhưng dưới dạng các điều cấm, bắt buộc thực hiện
hay cho phép, kể cả những phương án lựa chọn hành vi.
“Chế tài” thể hiện tính răn đe, chính sách xử lý chủ thể vi phạm quy phạm
pháp luật dưới dạng các biện pháp cưỡng chế cụ thể. Chế tài phải đủ độ răn
đe, đủ độ nghiêm khắc và khả năng phòng ngừa giáo dục chung và riêng.
- Các phương thức diễn đạt quy phạm pháp luật:
Trong lý luận pháp luật, có nêu lên một số phương thức thể hiện quy phạm
pháp luật như: trực tiếp, viện dẫn, mẫu.
Phương thức thể hiện trực tiếp: là tất cả các bộ phận cấu thành của quy phạm
pháp luật đều được thể hiện đầy đủ.
Phương thức thể hiện viện dẫn: là phương thức không trình bày đầy đủ các
bộ phận cấu thành trong một quy phạm pháp luật, mà viện dẫn (chỉ ra) ở các
điều luật khác trong cùng một văn bản pháp luật. Ví dụ, chế tài thường chỉ
được quy định ở một hay một số điều luật chung cho toàn bộ một văn bản
quy phạm pháp luật. Rất nhiều văn bản pháp luật chỉ có một điều quy định
về xử lý vi phạm, chỉ dẫn việc áp dụng các chế tài theo quy định pháp luật
hiện hành.
Phương pháp thể hiện mẫu: Phương pháp này không viện dẫn điều luật cụ
thể nào trong văn bản pháp luật mà chỉ nêu sự cần thiết phải tham khảo ở
một hay nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan. Thông thường, ở
phương thức này, nhà làm luật hay sử dụng cụm từ “theo pháp luật hiện
hành” hay “theo luật định”.
Câu 26: Văn bản quy phạm pháp luật: khái niệm, so sánh văn bản quy phạm
pháp luật với văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (văn bản pháp luật cá
biệt).
- Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định
pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự
và hình thức nhất định, có chứa đựng các quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự
chung) nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần
trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật không làm
chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
- So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
(văn bản pháp luật cá biệt)
- Khái niệm VBPL cá biệt: Là hình thức thể hiện các quyết định pháp
luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự,
thủ tục và hình thức nhất định căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp
luật để giải quyết những trường hợp, vụ việc cụ thể.
- Ví dụ: Các quyết định hành chính về bổ nhiệm, điều động, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ; quyết định về giải quyết khiếu nại; bản án của
tòa án…
- So sánh:
Giống nhau: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Khác nhau:
VBQPPL VBADPL
- Áp dụng nhiều lần
- Chứa quy tắc xử sự chung
- Áp dụng cho mọi chủ thể
- Hình thức: Luật, VB dưới
luật
- Áp dụng một lần
- Chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể
- Áp dụng cho một chủ thể xác định
- Ban hành trên cơ sở VBQPPL: Bản án, quyết
định…
Câu 27: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
1. Khái niệm: Là giới hạn về thời gian, không gian (theo lãnh thổ), về đối
tượng thi hành mà văn bản quy phạm pháp luật đó tác động tới. Những giới
hạn này được xác định bằng cách nêu trực tiếp trong văn bản quy phạm pháp
luật tương ứng hoặc bằng những quy định chung về hiệu lực thời gian,
không gian, đối tượng thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
2. Hiệu lực về thời gian: Là khoảng thời gian có hiệu lực của VBQPPL, là thời
điểm bắt đầu và chấm dứt hiệu lực của VBQPPL
- Cách xác định thời điểm bắt đầu:
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực được ghi trong văn bản quy phạm pháp
luật (thường là ở cuối văn bản)
VBQPPL bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm công bố
Sau thời điểm công bố một thời gian xác định (thường là được ghi
trong VBQPPL đó)
- Thời điểm hết hiệu lực của VBQPPL: Theo nguyên tắc chung, thời điểm hết hiệu
lực được tính từ thời điểm có một văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực
thay thế, bị hủy bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, hoặc đã hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản quy
phạm pháp luật đó.
Điều 154, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy
định:VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau
đây:
Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản
Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ
quan nhà nước đã ban hành văn bản đó
Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành, văn bản
đó cũng đồng thời hết hiệu lực
- Ngưng hiệu lực VBQPPL:
VBQPPL ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau
(theo Điều 153, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015):
Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đình chỉ
việc thi hành do có dấu hiệu trái hiến pháp, luật, hoặc trái với văn bản
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật (các điều 164, 165, 166 và 167)
Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết
định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh
3. Hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước) của VBQPPL
Hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của VBQPPL. Về nguyên tắc chung,
pháp luật không có hiệu lực hồi tố, có nghĩa là các quy định pháp luật, văn
bản quy phạm pháp luật chỉ áp dụng đối với những quan hệ xã hội xuất hiện
sau khi văn bản đó có hiệu lực về thời gian. Lý luận pháp luật còn gọi đây là
tính không quay trở lại của pháp luật. Không thể áp dụng quy định pháp luật
đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm quy định pháp luật đó có hiệu
lực.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn xã hội, trong một số ít trường hợp, các quy
định pháp luật có hiệu lực hồi tố. Vấn đề hiệu lực hồi tố phải được quy định
rõ ràng trong các văn bản pháp luật tương ứng. Thể hiện nguyên tắc này,
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định tại Điều
152 về Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật với nội dung
như sau: “1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung
của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định
trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước; 2. Không được
quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: a) Quy định
trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi
đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; b) Quy định trách nhiệm
pháp lý nặng hơn; 3. VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không
được quy định hiệu lực trở về trước.”
Nguyên tắc chung là việc áp dụng hiệu lực hồi tố phải theo hướng có lợi cho
các cá nhân và phù hợp với thực tiễn xã hội, đạo đức xã hội. Điều 7, Bộ luật
Hình sự quy định hiệu lực về thời gian của bộ luật, theo đó, điều luật được
áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành
tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. Không được áp dụng hồi
tố điều luật không có lợi cho người phạm tội như có hình phạt nặng hơn,
một tình tiết tăng nặng mới v.v... Ngược lại, hiệu lực hồi tố sẽ được áp dụng
trong trường hợp có lợi cho người phạm tội như đối với những điều luật xóa
bỏ một tội phạm, một hình phạt, quy định một hình phạt nhẹ hơn, v.v...
4. Hiệu lực về không gian của VBQPPL
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn phạm
vi về hành chính - lãnh thổ mà văn bản đó có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có
hiệu lực trong phạm vi các địa phương tương ứng.
Vấn đề hiệu lực về không gian đã được quy định cụ thể ở Điều 155 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật: “1. Văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nước Trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước, và được
áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước
quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác; 2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ờ đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính
đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó”.
5. Hiệu lực theo đối tượng áp dụng của VBQPPL
Nguyên tắc chung, các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực áp dụng đối
với tất cả các cá nhân, công dân, tổ chức Việt Nam, các cá nhân, tổ chức
nước ngoài trừ trường hợp có quy định khác theo pháp luật Việt Nam hoặc
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia. Tuy nhiên, phải hiểu là các
cá nhân, tổ chức chỉ chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật
khi họ thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
(Điều 156), việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời
điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn
bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định
đó.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban
hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của
văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách
nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi
xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở
việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và
điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
Câu 28: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Điều 4), hệ thống
VBQPPL của Nhà nước ta bao gồm:
1. Hiến pháp
2. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng
Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
11. VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
Câu 29: Thực hiện pháp luật: Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật, cho ví
dụ
Khái niệm
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy
định pháp luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của
các chủ thể pháp luật.
Các hình thức thực hiện pháp luật
- Có nhiều tiêu chí để phân định các hình thức pháp luật như căn cứ vào
tiêu chí chủ thể, lĩnh vực hoạt động xã hội hay chức năng, nhiệm vụ, hoạt
động đặc thù của các cơ quan nhà nước. Riêng theo lý thuyết truyền
thống về thực hiện pháp luật trong lý luận nhà nước và pháp luật, một
trong những tiêu chí cơ bản để xác định các hình thức thực hiện pháp luật
là căn cứ vào cách thức thực hiện khác nhau đối với các loại quy phạm
pháp luật vốn rất đa dạng: quy phạm ngăn cấm, quy phạm nghĩa vụ - bắt
buộc, quy phạm cho phép. Đây cũng là tiếu chí về các cách thức cơ bản
của điều chỉnh pháp luật: cấm, bắt buộc thực hiện nghĩa vụ, cho phép.
Theo đó xuất hiện 4 hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật,
chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Dù vậy
cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trên thực tế giữa các hình thức thực
hiện pháp luật luôn có mối liên hệ mật thiết, đan xen, tác động qua lại lẫn
nhau.
- Thực hiện pháp luật liên quan đến cả quá trình thủ tục và nội dung vật
chất liên quan đến quyền, nghĩa vụ, biện pháp trách nhiệm pháp lý. Chính
vì thế, quy trình thực hiện pháp luật có thể giản đơn nhưng cũng có thể
phức tạp. Bốn hình thức phổ biến của thực hiện pháp luật gồm:
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn
cấm
Ví dụ: Không tàng trữ ma tuý
Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích
cực. Bên cạnh đó cũng như tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi pháp luật
là nghĩa vụ đối với mỗi các nhân, tổ chức. Riêng với cán bộ Nhà nước đó
không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ.
Ví dụ: Tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm
Sử dụng pháp luật là hình thức thục hiện pháp luật trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành vi mà
pháp luật cho phép. Mặc dù, sử dụng pháp luật không phải là hình thức
pháp luật bắt buộc song trong nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhà nước
có trach nhiệm đảm bảo những điều kiện cần thiết để các cá nhân sử dụng
pháp luật một cách đúng pháp luật, góp phần bảo vệ, bảo đảm các quyền
con người, quyền công dân, phát hiện, ngăn ngừa vi phạm pháp luật từ
phía các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và của các cá nhân.
Ví dụ: Sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ người tiêu dùng
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho
các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình
căn cứ vào các quy định của pháp luật ban hành các quyết định làm phát
sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Đối với các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng
pháp luật, mọi chủ thể pháp luật đều có thể tham gia thực hiện. Còn trong
hình thức áp dụng pháp luật, bắt buộc phải có sự tham gia của nhà nước
thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Điều này thể
hiện quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Các phiên toà xét xử theo quy định của hệ thống pháp luật
Câu 30: Áp dụng pháp luật: khái niệm, đặc điểm, các trường hợp cần tiến hành áp
dụng pháp luật, các giai đoạn cơ bản của áp dụng pháp luật
Khái niệm
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà
nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ
chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy
phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ
thể.
Đặc điểm
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có tính quyền lực nhà
nước
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay nhà
chức trách có thẩm quyền tiến hành. Các chủ thể áp dụng pháp luật đại
diện cho quyền lực nhà nước trong việc xem xét, giải quyết, đưa ra các
quyết định pháp lý cụ thể, có hiệu lực bắt buộc thi hành.
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính chất thủ tục
pháp lý chặt chẽ theo quy định pháp luật
Tuân thủ thủ tục pháp luật chuẩn đó là 1 trong những nguyên tắc, yêu cầu
cơ bản của nhà nước pháp quyền nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, sự công
bằng, minh bạch trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, bảo
vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của mọi cá nhân, công dân.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các
trường hợp, chủ thể cụ thể nhất định
Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những trường hợp, vụ việc
cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Bằng hoạt động áp dụng
pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hoá trong
các trường hợp cụ thể của đời sống. Mỗi một hoạt động áp dụng pháp
luật của các chủ thể có thẩm quyền phải được thể hiện ở một quyết định
áp dụng pháp luật đối với các cá nhân, chủ thể có liên quan.
Hình thức thực hiện các quyết định áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng
pháp luật (văn bản pháp luật cá biệt), tên gọi cụ thể là bản án, quyết định.
Quyết định áp dụng pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với những
các nhân, chủ thể có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, quyết
định áp dụng pháp luật phải được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế
Nhà nước.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo (trong phạm vi các
quy định, nguyên tắc pháp luật)
Thực tiễn cuộc sống diễn ra vô cùng đa dạng, phong phú mà quy định
pháp luật thì ngắn gọn, cô động, như là một công thức chung để áp dụng
vào “1001” tình huống khác nhau trong thực tiễn. Do đó, áp dụng pháp
luật cần phải có tính sáng tạo trong giới hạn của các nguyên tắc pháp luật
nhằm đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn, hợp lý nhất xét
trên phương diện hài hoà, cân bằng các loại lợi ích, không trái pháp luật
và đạo đức của xã hội.
Các trường hợp cần tiến hành áp dụng pháp luật
- Trường hợp cần truy cứu trách nhiệm pháp lý, áp dụng các chế tài pháp
luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hoặc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước theo quy định pháp luật
- Khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật không mặc
nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bằng việc áp dụng các quy định pháp luật
tương ứng. Nghĩa là, cần đến hoạt động áp dụng của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được thể hiện ở quyết định áp dụng pháp luật đối
với các trường hợp cụ thể.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên
tham gia quan hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được.
- Trong một số quan hệ pháp luật cần đến sự tham gia của các cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước để kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cá
nhân, tổ chức theo quy định pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay
không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Chẳng hạn, việc kiểm tra
của chi cục quản lý thị trường tỉnh đối với các hộ kinh doanh, việc chứng
thực di chúc, chứng thực thế chấp, công chứng các loại giấy tờ theo quy
định pháp luật, v.v….
Các giai đoạn cơ bản của áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp được cấu thành từ nhiều giai
đoạn kế tiếp nhau theo trình tự logic nhất định
Xác định, phân tích, đánh giá các tình tiết của sự việc thực tế, tình trạng
pháp lý của các sự kiện pháp lý đã xảy ra cần áp dụng pháp luật
- Đây là giai đoạn khởi đầu của cả quá trình áp dụng pháp luật nên có tầm
quan trọng đặc biệt, được thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền áp
dụng pháp luật phải xác định bản chất pháp lý, phân tích, đánh giá các
tình tiết của sự việc thực tế đã diễn ra. Việc xác định bản chất pháp lý của
sự việc nếu không chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến tính đúng đắn, hợp
pháp, hợp lý của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật.
- Các nguyên tắc cơ bản của giai đoạn thứ nhất là:
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ
các tình tiết của sự việc thực tế đã xảy ra;
+ Xác định các đặc trưng pháp lý của sự việc thực tế đã xảy ra
+ Tuân thủ các quy định về thủ tục pháp lý liên quan.
Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, phân tích làm rõ nội dung, ý
nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng pháp
luật
- Cần phải lựa chọn các quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với
nội dung sự việc pháp lý cần giải quyết
- Trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng để áp dụng cần phải
tuân thủ đúng trật tự thứ bậc về hiệu lực, giá trị pháp lý của văn bản pháp
luật, đảm bảo nguyên tắc tính tối cao của hiến pháp và luật trong hệ
thống các văn bản pháp luật. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp
luật có quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố), thì áp dụng theo
quy định đó. Bên cạnh đó việc lựa chọn quy phạm pháp luật tuỳ vào tính
chất, đặc điểm của từng vụ việc và còn phải liên quan đến nhiều quy
phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật thuộc những lĩnh vực khác
- Công việc tiếp theo là cần làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm
pháp luật được lựa chọn để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của áp dụng
đúng pháp luật trong thực tiễn
Ban hành quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc
- Trên cơ sở kết quả của các giai đoạn nêu trên, các chủ thể có thẩm quyền
áp dụng pháp luật sẽ đưa ra quyết định giải quyết vụ việc cụ thể dưới
hình thức ban hành các quyết định áp dụng pháp luật được hể hiện trong
các văn bản áp dụng pháp luật. Trong quyết định áp dụng pháp luật thể
hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc những biện pháp trách
nhiệm pháp lý nhất định đối với cá nhân, tổ chức có liên quan. Chính vì
vậy, quyết định áp dụng pháp luật cũng cần có những yêu cầu nhất định:
- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành hợp pháp, nghĩa là phải
do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, đúng tên gọi, đúng trình tự và
thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật
phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, chứa đựng tất cả những thông tin cần
thiết như tên cơ quan ban hành, số và ký hiệu văn bản, địa điểm, thời gian
ban hành, chữ ký, con dấu hay quốc hiệu, quốc huy, tên chủ thể bị áp
dụng, nội dung sự việc, căn cứ pháp lý...
- Xác định rõ cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật, trong văn bản
phải chỉ rõ là căn cứ vào quy định nào, trong văn bản pháp luật nào mà
cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với trường hợp cụ
thể. Trong trường hợp có việc áp dụng pháp luật tương tự thì phải có sự
lý giải đầy đủ về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng pháp luật tương
tự, đồng thời cần ghi rõ việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật nào
hoặc nguyên tắc pháp luật nào.
- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành trên cơ sở thực tế đã được
xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan trong giai đoạn thứ nhất
của quy trình áp dụng pháp luật tương ứng.
- Đảm bảo tính khả thi của văn bản áp dụng pháp luật, nghĩa là, văn bản áp
dụng pháp luật phải có khả năng thực hiện được trong thực tế, về nguyên
tắc cần xác định rõ các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện văn bản áp
dụng pháp luật.
Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
- Theo quan điểm được thừa nhận chung, tổ chức thực hiện các văn bần áp
dụng pháp luật có hiệu lực thi hành là giai đoạn cuối cùng của một quy
trình áp dụng pháp luật. Tổ chức thực hiện các quyết định áp dụng pháp
luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện kết quả của mỗi hoạt động
áp dụng pháp luật vào những trường hợp, vụ việc xác định cụ thể, đồng
thời cũng thể hiện ý nghĩa, giá trị xã hội của các quy định pháp luật trong
cuộc sống.
- Để đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các quyết định áp dụng pháp luật,
cần đảm bảo các điều kiện thiết yếu để các chủ thể thực hiện quyền,
nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý gồm của
họ như, bao gồm các điều kiện về kỹ thuật, pháp lý, tổ chức, xã hội và
tâm lý, v.v... Đồng thời cần thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát
việc thực thi các quyết định áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có liên
quan.
Câu 31: Quan hệ pháp luật: khái niệm, đặc điểm cơ bản của quan hệ pháp luật; chủ
thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật; năng lực pháp luật, năng lực hành vi
Khái niệm
- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện
trên cơ sở sự điểu chỉnh của các quy phạm pháp luật và các sự kiện pháp
lý tương ứng, trong đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp
lý nhất định được nhà nước đảm bảo và bảo vệ
- Ngoài ra bất kỳ một mối quan hệ pháp luật cũng là quan hệ xã hội, dù
vậy không phải bất kỳ mối quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ xã hội.
Đặc điểm
Quy phạm pháp luật là cơ sở của quan hệ pháp luật
- Giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật tồn tại mối quan hệ mật
thiết. Không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật
- Quy phạm pháp luật xác định những hoàn cảnh, tình huống thực tế xảy ra
sẽ làm phát sinh (hoặc thay đổi, chấm dứt) quan hệ pháp luật, các quyền,
nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật. Đây là đặc
điểm đầu tiên làm nên sắc thái riêng của quan hệ pháp luật trong sự khác
biệt với các loại quan hệ xã hội khác. Các quan hệ xã hội khác không do
các quy phạm pháp luật điều chỉnh, đương nhiên không có đặc điểm này.
Quan hệ giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật có thể xem là mối
quan hệ giữa “cái cần”(cái có thể, cái khả năng) với cái có thực, cái hiện
thực. Pháp luật sẽ chẳng là gì nếu các quy định của nó không trở thành
hiện thực trong các hoạt động của con người và các tổ chức của họ, cụ
thể hơn là trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, các t cách thức thực
hiện pháp luật nói chung, cũng có những loại quy phạm pháp luật được
thực hiện ngoài các quan hệ pháp luật cụ thể.
Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
- Sở dĩ quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí là vì: Thứ nhất, quy
phạm pháp luật là cơ sở của quan hệ pháp luật tương ứng thể hiện ý chí
nhà nước. Thứ hai, trong quan hệ pháp luật còn có ý chí của các bên tham
gia quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật trước khi thiết lập phải đi qua ý
thức và ý chí của con người.
Ví dụ: Những loai quan hệ pháp luật về hợp đồng mua bán, cho thuê, cho
vay,…
- Ngoài ra còn có những loại quan hệ pháp luật khác được hình thành trên
cơ sở ý chí của nhà nước như quan hệ pháp luật hình sự, tức là hình thành
trên cơ sở ý chí của người phạm tội
Như vậy, tính ý chí của quan hệ pháp luật được thể hiện ở ý chí nhà
nước (được thể hiện trong quy phạm pháp luật) và ý chí của bản hân
các chủ thể pháp luật.
Tính chất thượng tầng của quan hệ pháp luật
- Quan hệ pháp luật là quan hệ thuộc về kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy
định, tác động của quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hội khác và đồng
thời cũng có tác động mạnh mẽ trở lại
- Các Mác đã từng viết: “ Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp
quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển
chung của tinh thần con người để giải quyết các quan hệ và hình thái đó,
mà trái lại phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ
trong sinh hoạt vật chất.”
- Trên quan điểm toàn diện, khách quan, cần nhận thức rằng ngoài tính bị
quy định bởi các quan hệ kinh tế, quan hệ pháp luật còn chịu sự tác động
mạnh mẽ của các quan hệ phi kinh tế như quan hệ đạo đức, chính trị, tôn
giáo; văn hoá, truyền thống, tinh thần, tôn giáo. Các nhân tố kinh tế và
phi kinh tế luôn có sự thống nhất và mối tương tác lẫn nhau. Khó có thể
tìm ra hoạt động nào của xã hội, nội dung của các quy phạm pháp luật,
một hành vi pháp luật nào đấy mà chỉ mang ý nghĩa thuần tuý nhân tố
kinh tế và phi kinh tế.
Các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp
lý nhất định
- Mối liên hệ của các chủ thể quan hệ pháp luật chính là ở các quyền và
nghĩa vụ pháp lý. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng chính là nội dung
của các quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật luôn là mối liên hệ 2 chiều.
Nghĩa vụ của chủ thể này luôn tương ứng với quyền của chủ thể kia trong
quan hệ pháp luật
- Ví dụ: Quan hệ hợp đồng mua bán thể hiện rõ tính chất hai chiều này
giữa người bán và người mua
Trong quan hệ pháp luật lao động có mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ
pháp lý giữa 2 chủ thể người lao động và người sử dụng lao động
Quan hệ pháp luật có tính xác định cụ thể
Mối liên hệ giữa các chủ thể quan hệ pháp luật không phải là mối liên hệ
trừu tượng mà luôn là cụ thể, xác định. Quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện
(thay đổi, chấm dứt) trên cơ sở quy phạm pháp luật, khi có những sự kiện
pháp lý nhất định xảy ra như phần giả định của quy phạm đã dự liệu, có
những chủ thể nhất định tham gia – những cá nhân, tổ chức cụ thể
Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm và bảo vệ
- Cũng như chính bản thân pháp luật, quan hệ pháp luật hình thành trên cơ
sở tác động của các quy phạm pháp luật đương nhiên được nhà nước bảo
đảm và bảo vệ. Các hình thức, biện pháp bảo đảm thực hiện, bảo vệ của
nhà nước cũng khác nhau tuỳ thuộc tính chất của các loại quan hệ pháp
luật và những điều kiện khách quan khác. Quan hệ pháp luật được đảm
bảo thực hiện bằng nhà nước và bằng cả sự tự giác thực hiện của các bên
tham gia quan hệ pháp luật, bằng dư luận xã hội.
- Trong điều kiện dân chủ hoá, mọi quan hệ pháp luật còn đặt dưới sự kiểm
soát của dư luận xã hội bên cạnh sự kiểm soát của nhà nước thông qua cơ
chế pháp lý nhất định. Bên cạnh công tác giáo dục truyền thông, các tiến
bộ của công nghệ thông tin đã góp phần to lớn, hiệu quả vào sự minh
bạch, công khai, lành mạnh hoá của quan hệ pháp luật
Chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật
Trong lý luận thường đề cập đến hai khái niệm: chủ thể pháp luật và chủ
thể quan hệ pháp luật
- Chủ thể pháp luật là các cá nhân hay tổ chức. Muốn trở thành chủ thể của
quan hệ pháp luật, chủ thể pháp luật phải có điều kiện pháp lý đó chính là
năng lực chủ thể.
- Chủ thể quan hệ pháp luật là những bên tham gia quan hệ pháp luật, có
các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định pháp luật. Chủ thể
quan hệ pháp luật là các cá nhân, các tổ chức có năng lực chủ thể theo
quy định của pháp luật để tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.
Trong chủ thể quan hệ pháp luật còn chia ra các loại chủ thể gồm các các
nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật:
+ bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không có quốc Cá nhân
tịch.
Cá nhân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật. Năng lực
chủ thể của cá nhân xuất hiện từ lúc sinh ra, vì từ thời điểm đó, họ được
công nhận là chủ thể pháp luật. Còn năng lực hành vi thì muộn hơn, chỉ
khi nào công dân đã đạt được một độ tuổi nhất định theo quy định pháp
luật. Đối với người không có năng lực hành vi, việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của họ được thực hiện bởi người đại diện theo quy định của
pháp luật.
Về nguyên tắc chung, căn cứ xác định mức độ năng lực hành vi của cả
nhân bao gồm: độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, khả
năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi. Tuỳ
thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực quan hệ pháp luật, điều kiện cụ thể
của năng lực hành vi công dân còn có thể là sức khỏe, trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn nghề nghiệp v... Ví dụ nhưng người mắc bệnh
truyền nhiễm thì không thể được tuyển làm cô giáo nuôi, dạy trẻ em.
Trong một số lĩnh vực quan hệ xã hội, pháp luật quy định năng lực pháp
luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện cùng một thời điểm. Đây
là trong những quan hệ pháp luật đòi hỏi các chủ thể có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi tự mình, bằng chính hành vi của mình chứ không
được thông qua người đại diện thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý.
Chẳng hạn, trong quan hệ pháp luật hiến pháp về bầu cử, quan hệ pháp
luật lao động; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật
học tập, thi cử...
Người nước ngoài và người không có quốc tịch có thể trở thành các chủ
thể của nhiều quan hệ pháp luật như: quan hệ pháp luật lao động, dân sự,
tố tụng v.v... Nhưng họ không thể là chủ thể của một số quan hệ pháp luật
như bầu cử, thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc bị hạn chế ở một số lĩnh
vực quan hệ pháp luật khác. Pháp luật có những quy định cụ thể về một
số ngành nghề mà người nước ngoài và người không có quốc tịch không
được phép hoạt động. Năng lực chủ thể của các đối tượng này không bất
di bất dịch mà có sự thay đổi theo từng thời gian cho phù hợp với điều
kiện quốc gia và quốc tế nhất là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá
như hiện nay.
+ Các tổ chức
Các tổ chức cũng là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật. Các tổ chức
bao gồm các tổ chức nhà nước và các tổ chức phi nhà nước. Cụ thể là:
các cơ quan nhà nước, nhà nước nói chung, các tổ chức xã hội, tổ chức
kinh tế.
Nhà nước nói chung cũng là một tổ chức, là chủ thể quan hệ pháp luật.
Các cơ quan nhà nước với tư cách là các pháp nhân công quyền, thay mặt
nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật theo quy định của pháp
luật. Năng lực chủ thể của các cơ quan nhà nước thể hiện trong thâm
quyển của chúng được quy định trong các văn bản pháp luật tương ứng.
Các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có thể trở thành chủ thể
quan hệ pháp luật.
+ Pháp nhân
Trong nhiều loại quan hệ pháp luật như kinh tế, dân sự, thương mại... tổ
chức có tư cách pháp nhân mới có khả năng trở thành chủ thể. Pháp nhân
là một tổ chức, theo pháp luật Việt Nam có các điều kiện cơ bản sau đây:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng
ký hoặc công nhận;
b) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;
d) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, các loại pháp nhân bao
gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã - quỹ từ thiện và các tổ chức khác theo
quy định pháp luật (tham khảo các điều 100, 84 Bộ luật Dân sự).
Câu 32: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật có thể xuất hiện, thay đổi, chấm dứt chỉ trong những
điều kiện (căn cứ) nhất định. Những điều kiện đó là: quy phạm pháp luật,
chủ thể có năng lực chủ thể, sự kiện pháp lý.
Quy phạm pháp luật và chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
- Quy phạm pháp luật là cơ sở cho sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các
quan hệ pháp luật tương ứng. Quan hệ pháp luật là hình thức thực hiện
quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi và các quan
hệ xã hội của con người. Quy phạm pháp luật xác định cho cá nhân
những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
| 1/77

Preview text:

ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 20 24 25 1 26
A. PHẦN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
Câu 1: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật TRẢ LỜI
 Định Nghĩa Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật:
Lý luận Nhà Nước Và Pháp Luật là khoa học pháp lí cơ sở, có vai trò là
phương pháp luận đối với tất cả các nghành pháp lí
 Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật
Là các quy luật cơ bản, bao quát nhất của đời sống Nhà nước và pháp luật
như: bản chất, vai trò, giá trị, hình thức, chức năng, bộ máy nhà nước; bản
chất, giá trị, hình thức, chức năng, hệ thống pháp luật; xây dựng và thực hiện
pháp luật; hành vi pháp luật, ý thức pháp luật, văn hoá pháp luật; pháp chế;
mối quan hệ của Nhà Nước và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; các
trường phái pháp luật, nhà nước; hệ thống các khái niệm cơ bản về Nhà
nước và pháp luật làm cơ sở cho các ngành khoa học pháp lí
 Đối tượng nghiên cứu chia thành các nhóm vấn đề cơ bản sau: (12)
+ Các quy luật chung về sự hình thành, tồn tại và phát triển của Nhà nước và
pháp luật, sự thay thế các kiểu lịch sử của Nhà nước và pháp luật
+ Bản chất, vai trò, giá trị, xã hcội của Nhà nước và pháp luật
+ Pháp luật và các loại quy tắc xã hội, thiết chế xã hội
+ Hình thức, chức năng của Nhà nước và Pháp luật, nguồn Pháp luật
+ Tổ chức bộ máy Nhà nước, mối quan hệ Nhà nước Và cá nhân, trách
nhiệm Nhà nước về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
+ Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự
+ Hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật
+ Hành vi pháp luật, trách nhiệm pháp luật
+ Ý thức pháp luật, văn hoá pháp luật và giáo dục pháp luật
+ Bản chất đặc trưng của hoạt động xây dựng và thưc hiện pháp luật
+ Pháp chế dân chủ và trật tự pháp luật
+ Sự tồn tại và phát triển của các lý thuyết luật học
 Đặc trưng Đối tượng nghiên cứu ( k hiểu lắm ) => Nghiên cứu sách
 Ngoài ra, trước đây, đói tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật
được nhận thức 1 cách hạn hẹp, chỉ giới hạn trong việc giải thích những vấn
đề về quy luật ra đời, thay thế kiểu nhà nước, kiểu pháp luật, về bản chất, vai
trò, chức năng của Nhà nước theo tư duy nhà nước cai trị, pháp luật được
nhìn nhận thuần tuý là công cụ cai trị, quản lý của Nhà nướcv.v…
Tuy nhiên, Biện chứng của Nhà nước, pháp luật là sự vận động, phát triển không ngừng
Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của lý luận Nhà nước và pháp luật
không nhất thành bất biến mà thường xuyên được bổ sung, phát triển theo sự
hoàn thiện, phát triển của xã hội
Nay cần bổ sung, làm rõ hơn phương diện xã hội, nhân loại, tiếp cận
quyền con người và văn hoá pháp luật. Trong xã hội hiện đại, Nhà nước
và pháp luật ngày càng thể hiện rõ nét tính tất yếu về vai trò xã hội, nhân
loại trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá

Đổi mới quan niệm về đối tượng nghiên cứu, về vai trò và chức năng của
khoa học, môn học lý luận Nhà nước và pháp luật không chỉ dừng lại ở
việc bổ sung những vấn đề mới mà còn đưa ra cách tiếp cận mới với các
vấn đề, phạm trù, khái niệm cũ của nhà nước và pháp luật
Ví dụ: Một nghiên cứu có thể tập trung vào cách 1 hệ thống pháp luật cụ
thể ảnh hưởng đến quyền lực chính trị và bảo vệ quyền lợi của công dân
Câu 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Của Lý luận Nhà nước và pháp luật  PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1. Khái niệm
 Phương pháp của khoa học là tổng thể của cách thức, phương tiện, nguyên
tắc, quy tắc để nhận thức đối tượng nghiên cứu của khoa học đó. Phương
pháp luận là lý luận, học thuyết về các phương pháp nhận thức, là hệ thống
các phương pháp, cách thức được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu của
Khoa học. Thuật ngữ “ Phương pháp luận” (methodology)
 Phương pháp luận của luật học có thể coi là lĩnh vực độc lập của luật học
 Theo nghĩa hẹp: phương pháp luận của khoa học là học thuyết, lý luận vè
các nguyên tắc, cách thức nhận thức khoa học đối tượng nghiên cuuws của khoa học
Theo nghĩa rộng: phương pháp luận của khoa học là tổng hợp các nguyên
tắc khoa học, các cách thức, thế giới quan của nhà nghiên cứu, là hệ thống
các phương pháp nhận thức, là tổng hợp các khái niệm, phạm trù có vai trò
là phương tiện nhận thức đối tượng nghiên cứu của khoa học
 Phương pháp luận của lý luận Nhà nước và pháp luật được thể hiện trên 3 nghĩa cụ thể:
T1, Là khoa học về các phương pháp nghiên cứu, nhận thức Nhà nước và pháp luật
T2, Là hệ thống các nguyên tắc chung nhất, các phương pháp tiếp cận cơ
bản và các phương pháp tạo thành cơ sở của khoa học lý luận Nhà nước và pháp luật
T3, Là tổng hợp các phương tiện kĩ thuật được sử dụng trong nghiên cứu các
vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật
 Trong luật học, phương pháp luận được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau,
song về cơ bản là thống nhất
 Một khoa học chỉ có thể là khoa học chân chính, đích thực khi nó không
những là hệ thống các tri thức về thế giới khách quan mà còn chứa đựng các
cách thức, phương pháp tiếp nhận khoa học và làm giàu thêm các tri thức.
Tất cả các khoa học pháp lí đều có phương pháp nghiên cứu chung, cơ bản
là lý luận biện chứng. Theo Ph. Ăngghen: “ Biện chứng là khoa học về các
quy luật chung nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy”
 Nội dung phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật:
Trên bình diện phổ quát, các nguyên tắc, quan điểm xuất phát điểm trong
việc tiếp cận các vấn đề nhà nước và pháp luật bao gồm: các nguyên lý,
nguyên tắc cơ bản của triết học duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và các
quan điểm triết học xã hội, chính trị, văn hoá khác, khách quan, toàn diện, cụ
thể, đa dạng hoá. Trong bối cảnh nhà nước pháp quyền, toàn cầu hoá, cần bổ
sung thêm các nguyên tắc khác thuộc nọi dung phương pháp luận của lý luận
Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là nguyên tắc tiếp cận quyền, tự do và phát
triển của con người trong các vấn đề nhà nước và pháp luật
 Nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận lý luận Nhà nước và pháp luật
a. Tính đa dạng và phát triển
- Đối tượng của khoa học không đứng yên, nên phương pháp luận và
các phương pháp nghiên cứu cụ thể của nó cũng phải đổi thay theo
cho phù hợp: “ phải chăng phương pháp – cách thức nghiên cứu
không hể thay đổi cùng với nó là đối tượng nghiên cứu?”.
- Vấn đề phương pháp luận phải tiếp cận từ góc độ của nhiều trường
phái triết học, chính trị, pháp lý khác nhau của nhân loại
VD: Trong việc nghiên cứu Nhà nước, bản chất, vai trò, trách nhiệm, chức
năng của Nhà nước, cần tiếp cận từ nhiều nguồn quan điểm, trường phái
khác nhau và xu thế phát triển của Nhà nước, pháp luật trong xã hội hiện đại
- Cơ sở phương pháp luận của khoa học pháp lý nói chung, lý luận
nhà nước và pháp luật nói riêng là phương pháp của triết học duy
vật gồm CNDVBC và DVLS, các quan điểm tiến bộ, nhân văn của
các học thuyết triết học, chính trị, văn hóa, pháp lý khác của nhân loại
+ Cơ sở phương pháp luận của lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam
là tư tưởng HCM
, quan điểm, đường lối, chính sách của ĐCSVN, học
thuyết MLN: các học thuyết, quan điểm chính trị - pháp lý tiến bộ, nhân văn của nhân loại
- Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội vô cùng đa dạng,
phức tạp, chỉ có thee nhận thức chúng 1 cách khách quan, toàn diện,
có hệ thống khi tiếp cận chúng từ nhiều phương diện, nhiều cách thức,
phương pháp, hk thuyết khác nhau. Ngày nay cần vận dụng các
phương pháp tiếp cận mới, có kế thừa cách tiếp cận truyền thống.
Nghĩa là đi từ phương pháp luận chỉ thấy yếu tố “ cai trị”, “ quản lý”
của Nhà nước đến phương pháp luận có yếu tố con người không chỉ là
“ đối tượng, khách thể bị quản lý” mà chính con người, mức độ bảo
vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người là thước đo mọi chính
sách, pháp luật và hoạt động thực tiễn của các Nhà nước
b. Yêu cầu của phương pháp luận triết học duy vật biện chứng, DVLS
đối với nghiên cứu Nhà nước và pháp luật
- Trên quan điểm DVBC, cần xem xét các hiện tượng Nhà nước và
pháp luật trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Quan điểm DVBC còn đặt ra yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng
Nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Thực
tiễn là thước đo chân lí , là công cụ kiểm nghiệm các nhận thức khoa
học, các “đơn đặt hàng” cho các nghiên cứu lý luận Nhà nước và pháp luật
- Trên quan điểm DVLS, các vấn đề Nhà nước và pháp luật cần được
đặ ra trong hoàn cảnh , điều kiện lịch sử khách quan của xã hội, quốc
gia, dân tộc và thời đại
 Đây là điều kiện cần thiết để hiểu đúng, khách quan về hiện tượng
pháp lý. Bởi vì bộ máy nhà nước, từng chế định hay quy phạm
pháp luật đều xuất phát từ bối cảnh lịch sử cụ thể của Đất nước và bối cảnh quốc tế
- Trên quan điểm khách quan,toàn diện và hội nhập trong nghiên cứu
đánh giá các hiện tượng Nhà nước, pháp luật
 Hiểu rằng, nguyên tắc khách quan ở đây là đánh giá hiện tượng
nhà nước, pháp luật đúng vời thực tế cuộc sống và tiến trình lịch
sử. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần tiếp thu chọn lọc văn hoá
nhân loại trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, phát
triển khoa học pháp lý nước nhà là 1 trong những nhiệm vụ của
giới luật học. Riêng lý luận Nhà nước và pháp luật cần phải khắc
phục sự đánh giá thiếu công bằng, chủ quan, phiến diện từ trước cho đến nay
- Trên quan điểm Nhà nước pháp quyền, quyền con người để nghiên
cứu, đánh giá các hiện tượng nhà nước và pháp luật
 Ngày nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền có trách nhiệm chính
trị, đạo đức, pháp lý hiến định trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo
đẩm các quyền con người, quyền công dân. Chính vì vậy, trong bối
cảnh hiện nay, lý luận nhà nước và pháp luật phải sử dụng cách
tiếp cận quyền con người, nhà nước pháp quyền để nghiên cứu, lý
giải các vấn đề Nhà nước, pháp luật. Như vậy, cần làm rõ vai trò,
chức năng, giá trị xã hội cơ bản, tiêu biểu của pháp luật trong Nhà
nước pháp quyền là ghi nhận và bảo vệ, bảo đẩm thực hiện các
quyền, tự do của con người và vì sự phát triển bền vững của xã hội.
- Trên cơ sở tư tưởng HCM về Nhà nước pháp quyền, pháp luật và đoạ
đức để nghiên cứu các hiện tượng Nhà nước và pháp luật.
 Do các quan điểm cơ bản trong tư tưởng của Chủ tịch HCM đã thể
hiện rõ nét những đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp
quyền, quyền con người, mối quan hệ của đạo đức và pháp luật, 1
nền pháp luật nhân bản; cơ sở hiến pháp của nhà nước pháp quyền
- Tiếp cận các vấn đề cơ bản vè nhà nước và pháp luật trên quan điểm
văn hoá đạo đức dân tộc vì 1 VN hội nhập và phát triển
 Bên cạnh các yếu tố phổ quát như nhà nước, pháp luật, nhà nước
pháp quyền hay quyền con người thì lý luận nhà nước và pháp luật
còn có các yếu tố đặc thù, thể hiện bản sắc văn hoá, đạo đức dân
tộc. Chính vì vậy cũng cần nghiên cứu, đánh giá qua các yếu tố đó
thì lý luận Nhà nước và pháp luật mới thực sự đưa ra những lý giải,
kết luận, tri thức đúng đắn, phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển
của đất nước VN, con người VN. Yêu cầu này đặc biệt thể hiện rõ
nét trong phạm trù như văn hoá pháp luật, mối quan hệ giữa pháp
luật và tập quán, pháp luật và đạo đức
Câu 3: Sự hình thành các Nhà nước trong lịch sử: các quan điểm khác nhau
về sự hình thành nhà nước, các phương thức hình thành Nhà nước trong lịch sử

Trong lịch sử nhân loại, ngay từ thời kỳ cổ đại đã có nhiều học thuyết, trường phái
khác nhau về nguồn gốc nhà nước với những cách giải thích khác nhau về sự xuất
hiện nhà nước. Những học thuyết chủ yếu về nguồn gốc nhà nước bao gồm:
1. Học Thuyết Thần Quyền
- Là 1 trong những học thuyết đầu tiên về nguồn gốc Nhà nước, đại
diện cho tư tưởng tôn giáo ở phương đông cổ đại và 1 số nhà tư tưởng
thời trung cổ châu Âu (tiêu biểu Ph. Avinxki), các nhà tư tưởng đạo
Hồi và 1 số nhà tư tưởng Thiên chúa giáo hiện đại
- Học thuyết thần quyền giải thích nhà nước bắt nguồn từ sự sáng tạo
của thượng đế, thượng đế trao cho Nhà nước quyền lực vô hạn, siêu
nhiên để bảo vệ trật tự chung
+ Phái quân chủ cho rằng: Thượng đế trao quyền thống trị cho 1 ông
vua và dân chúng phải tuyệt đối phục tùng nhà vua – người đại diện
hco quyền lực vĩnh hằng của thượng đế. Đại diện tiêu biểu: Martin
Luther (1483 – 1546), Robert Filmer (1588 – 1653)
+ Trên phương diện bảo vệ quyền lợi của giáo hội, phái Giáo quyền
lý giải rằng thượng đế giao quyền cho giáo hội và đến lượt mình, giáo
hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thống trị thể
xác thì trao cho vua để vua cai quản xã hội, vậy nên vua phải phụ thuộc vào giáo hội
+ Phái Dân quyền thừa nhận vai trò nhất định của nhân dân trong tổ
chức quyền lục nhà nước nhưng lập luận là nhà nước bắt nguồn từ
thuọng đế. Nhân dân nhận quyền lực của thượng đế rồi uỷ thác cho 1
ông vua. Nhân dân chỉ phục tùng khi vua công bằng, không hành
động trái với lợi ích của nhân dân. Nếu ngược lại, nhân dân có quyền
phản kháng, lật đổ những vị vua chống lại nhân dân.
2. Học Thuyết Gia Trưởng
- Theo học thuyết gia trưởng, Nhà nước giống như là 1 gia tộc mở rộng
và quyền lực nhà nước là quyền lực gia trưởng mở rộng, Nhà nước là
kết quả phát triển của gia đình. Vậy nên, phục tùng quyền lực của
người gia trưởng và phục tùng quyền lực nhà nước, nhà vua là lẽ
đương nhiên. Học thuyết này xuất hiện từ thời cổ đại, đại diện tiểu iểu là Arixtot, Khổng Tử.
3. Học thuyết khế ước xã hội
- Vào khoảng thế kỉ 16, trên thế giới xuất hiện quan niệm mới về nguồn
gốc Nhà nước. Tiêu biểu trong số đó là học thuyết khế ước xã hội với
những đại diện tiêu biểu như: các nhà tư tưởng tư sản như Jean Bodin
( 1530 – 1596 ), Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 - 1704),….
- Thuyết khế ước xã hội ra đời trong bối cảnh nền chuyên chế phong
kiến đang giai đoạn suy tàn, tình thế trực tiếp của các cuộc cách mạng
tư sản đang xuât hiện. Đa số các học giả tư sản đều lấy lý thuyết về
quyền tự nhiên làm tiền đề tư tưởng để luận giải về sự ra đời của Nhà
nước. Lập luận của học thuyết khế ước xã hội là nhà nước ra đời trên
cơ sở khế ước xã hội dựa trên việc mỗi người tự nguyện nhường một
phần trong số quyền tự nhiên vốn có của mình giao cho 1 tổ chức đặc
biệt là nhà nước bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng; nhà nước phải
phục tùng xã hội, phục vụ lợi ích của tất cả các thành viên trong xã
hội. Nếu nhà nước không làm được bổn phận đó thì thành viên khế
ước sẽ tự thoả thuận huỷ bỏ khế ước đó và thiết lập khế ước mới với
nhà nước mới. Điđơrô, Spinoza, Rousseau đều cho rằng, trong trường
hợp Nhà nước không giữ được vai trò của mình, sử dụng quyền lực 1
cách không công minh khiến cho các quyền tự nhiên bị xâm phạm thì
khế ước sẽ mất hiệu nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước mới. 4. Học Thuyết Bạo Lực
- Xuất hiện vào thế kỉ XIX ở Đức, theo học thuýet bạo lực Nhà nước ra
đời do việc sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác mà kết
quả là thị tộc chiến thắng thiết lập nên 1 hệ thống cơ quan đặc biệt
(nhà nước) để nô dịch thị tộc chiến bại. Do vậy, Nhà nước là công cụ
của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu. Đại diện cho học thuyết là Gumplovich,
E. Đuyrich, đặc biệt là Hume đã từng nhấn mạnh: vũ lực là cơ sở của
sự thống trị, là nguyên nhân sản sinh Nhà nước 5. Học Thuyết Tâm Lý
- Đại diện tiêu biểu cho học thuyết là L. Petozazitki, Phoreder…. Học
thuyết lý giải rằng tâm lý con người là yếu tố quyết định sự phát triển
của xã hội, trong đó có nhà nước, pháp luật, đạo đức. Điều này bắt
nguồn từ nhu cầu tâm lý của người nguyên thuỷ muốn phụ thuộc vào
các thủ lĩnh, giáo sĩ. Do đó, nhà nước là các tổ chức của những siêu
nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội.
- Cùng với học thuyết là quan niệm “ Nhà nước siêu trái đất”, cho rằng
Nhà nước là lực lượng ở bên ngoài du nhập vào trái đất, là sự thử
nghiệm của nền văn minh ngoài trái đất. Có thể nói, học thuyết tâm lý
là 1 biến dạng đặc biệt của chủ nghĩa duy tâm siêu hình. Khách quan
mà nói học thuyết cũng có điểm hợp lí, trên thực tế, các yếu tố tâm lý,
ý thức con người cũng có vai trò to lớn trong việc tổ chức và hoạt
động của nhà nước. Tuy vậy, điểm hạn chế lớn nhất là sự cường điệu
hoá vai trò yếu tố tâm lí mà bỏ qua những yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. 6. Học Thuyết Thuỷ Lợi
- Đại diện tiêu biểu: Nhà bác học người Đức K.A.Vittphogel. Theo đó
sự xuất hiện Nhà nước gắn với nhu cầu xây dựng các công trình thuỷ
lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở các nước phương
đông. Xuất phát từ đặc thù phương thức sản xuất châu Á, cần phải
thiết lập bộ máy nhà nước dể quản lý, xây dựng và sử dụng công trình thuỷ lợi đồ sộ 7. Học Thuyết MLN
- Học thuyết MLN giải thích nguồn gốc Nhà nước trên cơ sở phương
pháp luận DVBC và DVLS, từ cơ sở kinh tế và giai cấp. Quan điểm
của Các Mác, Ph. Ăngghen, Lenin được kế thừa, phát triển trên cơ sở
tiếp thu có chọn lọc học thuyết xã hội của triết học cổ điển Đức, xã
hội học và dân tộc học của L.H.Morgan, Ferguson và Adam Smith
- Nội dung cơ bản của Học thuyết MLN về nguồn gốc nhà nước là
phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Các
nhà kinh điển của chủ nghĩa MLN khẳng định Nhà nước chỉ xuất hiện
khi đời sống có nhu cầu cần đến nhà nước, trong thực tiễn lịch sử,
điều kiện cần và đủ đó chính là sự phát triển của sản xuất xã hội đến
trình độ tạo ra được sản phẩm dư thừa làm nảy sinh chế độ tư hữu
(Tiền đề kinh tế) và phân hoá xã hội thành các giai cấp (tiền đề xã
hội). Mâu thuẫn giữa các giai cấp trở nên đối kháng và nhà nước là
sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp không thể điều hoà
được. Đồng thời các nhà kinh điển của chủ nghĩa MLN cũng khẳng
định, trong thực tiễn không phải tất cả các nhà nước đầu tiên ra đời
trên thế giới đều xuất phát trực tiếp từ 2 nguyên nhân kinh tế và giai
cấp mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
- Sự hình thành các Nhà nước đầu tiên trên thế giới ở các khu vực địa lý
khác nhau trên thực tế diễn ra rất phức tạp, đa dạng, lâu dài. Về cơ bản
có thể phân định thành 2 con đường, 2 phương thức hình thành các
nhà nước đầu tiên trên thế giới: con đường hình thành các nhà nước
đầu tiên trên thế giới ở phương tây và phương đông
- Khi nghiên cứu quá trình xuất hiện Nhà nước trong lịch sử, Ph.
Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu
và của nhà nước” đã nhận định, do sự khác nhau về trình độ phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các khu vực trên thế giới cho nên nguyên
nhân, điều kiện ra đời của các nhà nước đâu tiên trên thế giới cũng
không hoàn toàn giống nhau. Đồng thời Ph.Ăngghen cũng chỉ ra 3
hình thức Nhà nước điển hình ở châu Âu. Đó là:
+ Nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại là hình thức nhà nước thuần tuý và
cổ điển nhất, được ra đời chủ yếu và trực tiếp từ các nguyên nhân kinh
tế và xã hội như đã đề cập ở trên
+ Nhà nước Giecmanh là hình thức Nhà nước được hình thành trên sự
chiến thằng của người Giecmanh đối với đế chế La Mã cổ đại – ra đời
chủ yếu dưới sự ảnh hưởng của văn minh La Mã và do nhu cầu phải
thực hiện sự cai trị trên đất La Mã, mặc dù khi thiết lập chế độ cai trị
của mình, xã hội của người Giecmanh đã bước vào gia doạn có sự
phân hoá với những biểu hiện còn mờ nhạt
+ Nhà nước Roma hình thành dưới tác động của cuộc đấu tranh của
những người bình dân (Plebei) sống ngoài các thị tộc Roma chống lại
giới quý tộc của thị tộc Roma (Patrisep)
- Sự ra đời nhà nước ở các quốc gia phương Đông cổ đại có những đặc
trưng riêng. Đó là các nhà nước được hình thành sớm hơn về thời
gian, về mức độ sâu sắc của các điều kiện kinh tế, xã hội, tức là sự
hình thành chế độ tư hữu chưa rõ nét, vấn đề giai cấp và mức độ mâu
thuẫn sâu sắc như ở nhiều nước châu Âu. Các Nhà nước phương đông
cổ đại đã hình thành từ rất sớm, hơn 3000 năm trước công nguyên như
nhà nước Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập cổ đại,…
Trong tác phẩm “chống Đuyrinh”, Ăngghen đã đề cập đến sự xuât
hiện của các nhà nước phương Đông gắn liền với nhu cầu quản lý về
trị thuỷ, xây dựng các công trình thuỷ lợi và chống giặc ngoại xâm.
Đây được coi là chiếc chìa khoá để tìm hiểu đặc thù hình thành, vai
trò của Nhà nước ở phương đông cổ đại
Riêng ở Việt Nam, do những nhu cầu thường trực về tự vệ, bảo vệ lợi
ích chung của cộng đồng, Nhà nước xuất hiện vào khoảng thế kỉ VII
đến thế kỉ VI trước Công nguyên. Đó là nhà nước Văn Lang của vua
Hùng, thuộc loại nhà nước ra đời sớm cả về mức độ chín muồi của các
điều kiện kinh tế, xã hội. Sự hình thành và phân hoá giai cấp diễn ra
chậm chạp và không sâu sắc. Ngoài ra còn có tác động của người Việt
cổ như yêu cầu thuỷ lợi, chống xâm lược cũng thúc đẩy nhanh quá
trình hình thành nhà nước. Nhà nước sơ khai là nhà nước Âu Lạc dười
thời An Dương Vương (khoảng từ 208 – 179 TCN). Nhà nước lúc này
vẫn mang tàn dư của công xã thị tộc, thực hiện chức năng xã hội như
trị thuỷ và thuỷ lợi; mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân không có
khoản cách quá lớn đồng thời cũng thực thi chức năng là công cụ thống trị.
Câu 4: Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước, định nghĩa Nhà nước
 Định nghĩa Nhà nước
- Nhà nước hay còn gọi là chính quyền với những đặc trưng, sức mạnh
và trách nhiệm như: ban hành pháp luât, định ra và thu thuế; định ra
và giải quyết các vấn đề, các xung đột, tranh chấp trong đời sống; bảo
vệ quyền con người v.v… Vậy nên cần 1 định nghĩa chung về Nhà
nước để các quốc gia có thể hợp tác, bàn luận, giải quyết các vấn đề
chung mang tính toàn cầu đang được đặt ra hay công việc hợp tác cùng có lợi
- Định nghĩa đó chính là: “ Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị,
quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ quyền, thực hiện việc
quản lí các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi
ích chung với bộ máy nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách
nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền , tự do của con người , vì sự phát
triển bền vững của xã hội”
 Đặc trưng cơ bản của Nhà nước
- Đặc trưng cơ bản của Nhà nước là những thuộc tính riêng để phân biệt
với các tổ chức xã hội khác và với tổ chức xã hội nguyên thuỷ xa xưa.
Trên quan điểm của luật học và chính trị học, Nhà nước có năm đặc
trưng cơ bản, gồm: quyền lực công cộng đặc biệt; lãnh thổ - dân cư,
chủ quyền Nhà nước; pháp luật; quy định và thu thuế dưới hình thức bắt buộc
A. Quyền lực chính trị công cộng đặc biệt
- Nhà nước là tổ chức quyền lục chính trị công đặc biệt với bộ máy thực
hiện cưỡng chế và quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ khi xuất
hiện trong lịch sử, Nhà nước đã thiết lập quyền lực chính trị đặc biệt.
Nhà nước có bộ máy cưỡng chế gắn liền với những lực lượng vũ
trang, nhà tù, trại tập trung và những cơ quan cưỡng chế khác. Bộ máy
cưỡng chế như vậy không tồn tại trong chế độ thị tộc nguyên thuỷ và
cũng không có trong các tổ chức phi nhà nước.
So sánh quyền lực nhà nước với quyền lực của tổ chức thị tộc nguyên thuỷ: Quyền lực Nhà nước Quyền lực của tổ chức thị tộc nguyên thuỷ Thuộc về Thiểu số giai cấp Hoà nhập vào xã hội thống trị Thực hiện bởi Bộ máy với một lớp Sự tự nguyện của các người thành viên xã hội Chức năng Cưỡng chế và quản Thể hiện ý chí, lợi
lý xã hội theo đường ích của toàn xã hội lối của giai cấp thống trị xã hội
So sánh quyền lực nhà nước với quyền lực của các tổ chức khác trong xã hội
- Quyền lực nhà nước có đặc trưng tiêu biểu là tính chất đại diện, tính
chính đáng và tính hợp pháp. Theo 1 số quan điểm hiện đại, quyền lực
nhà nước có đặc trưng quan trọng đó chính là độc quyền sử dụng sức mạnh bạo lực
- Quyền lực Nhà nước là 1 dạng đặc biệt của quyền lực xã hội, của
quyền lực chính trị và là trung tâm của quyền lực chính trị. Bên cạnh
quyền lực nhà nước, còn có các dạng khác của quyền lực chính trị như
quyền lực chính trị của các đảng phái chính trị, của tổ chức công đoàn
và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
+ Quyền lực nhà nước bao gồm ba nhánh cơ bản: quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp
+ Quyền lực nhà nước áp dụng phổ biến đối với toàn xã hội, mang
tính chất chính trị - công cộng, có sứ mệnh thực hiện các chức năng
chung của xã hội để đáp ứng các loại lợi ích khác nhau trong xã hội
+ Được thực hiện bởi 1 bộ máy chuyên trách có thẩm quyền quản lý,
cưỡng chế theo pháp luật
+ Có thẩm quyền quy định hệ thống thuế, tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
+ Có tính hợp pháp và tính chính đáng ( tính chính danh)
Ngoài ra còn có thể đề cập cụ thể hơn về các dấu hiệu đặc trưng của
quyền lực nhà nước, tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, phạm vi, mục đích,
yêu cầu của việc nghiên cứu, vận dụng các quyền lực chính trị, quyền lực xã hội B. Về lãnh thổ dân cư
- Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành quốc gia, một trong những
cơ sở căn bản để công nhận tư cách quốc gia. Quyền lực của nhà nước
được thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Nhà nước thực hiện sự
quản lý dân cư theo lãnh thổ - theo các đơn vị hành chính, không phụ
thuộc vào chính kiến, giới tính, huyết thống, nghề nghiệp. Sự phân
chia này đảm bảo cho sự quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước.
Lãnh thổ chính là cơ sở không gian của nhà nước.
- Người dân sống trên lãnh thổ của nhà nước có mối quan hệ với nhà
nước, bằng chế định quốc tịch, quy chế pháp lý công dân xác lập sự
phụ thuộc của công dân vào một nhà nước nhất định. Tương ứng, nhà
nước có trách nhiệm chính trị - pháp lý đối với các công dân của
mình. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của
con người, của công dân trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Giới hạn
lãnh thổ của quyền lực nhà nước còn có hiệu lực cả đối với người
nước ngoài, tuy rằng quy chế pháp lý của họ hạn chế và khác với công dân nước sở tại. C. Chủ quyền quốc gia
- Khái niệm “quốc gia” và “ đất nước” có những tương đồng nhất định.
Tuy nhiên cũng có sự khác nhau nhất định, khái niệm nhà nước hẹp
hơn khái niệm quốc gia. Thuật ngữ “quốc gia” là khái niệm địa lý –
chính trị - pháp lý để chỉ 1 lãnh thổ có chủ quyền, một nhà nước – tổ
chức quyền lực công, và dân tộc, dân cư trên lãnh thổ quốc gia
- Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc
lập về đối ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của
đất nước sở tại đều phải tuân thủ luật pháp của nhà nước. Nhà nước là
người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về
đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia thể hiện tính độc lập và
không phụ thuộc của nhà nước trong việc giải quyết các công việc đối
nội và đối ngoại của mình. Tôn trọng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, bình
đẳng cùng có lợi là nguyên tắc, là phương châm hành động của nhà
nước Việt Nam hiện nay trong các quan hệ quốc tế. Chủ quyền là sự
độc lập, không phụ thuộc của nhà nước trong việc thực hiện các hoạt
động chính trị, kinh tế, xã hội của mình trong phạm vi lãnh thổ cũng
như trong các quan hệ quốc tế.
D. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm
bảo sự thực hiện pháp luật
- Nhà nước, khác với tổ chức xã hội khác ở quyền thực hiện hoạt động
xây dựng, ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật. Một
mặt Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật, mặt khác, pháp luật quy
định phạm vi, giới hạn hoạt động nhà nước. Các quy định pháp luật do
Nhà nước ban hành có hiệu lực bắt buộc đối với bản thân Nhà nước,
các cơ quan, cá nhân Nhà nước ( Còn được gọi là cơ quan công
quyền, các nhân công quyền)
E. Nhà nước có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
- Nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt
buộc. Thuế được sử dụng để nuôi sống bộ máy Nhà nước, thực hiện
các chức năng nhà nước, các hoạt động chung của xã hội. Người dân
đóng thuế theo luật định và có quyền tương ứng trong việc giám sát,
kiểm tra hoạt động của nhà nước, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng
của mình, vì sự phát triển của cộng đồng, xã hội.
Câu 5: Hình thức chính thể
- Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ
quan cao nhất của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan
này với nhau và với nhân dân
- Hình thức chính thể chủ yếu phân thành 2 loại cơ bản: chính thể quân
chủ và chính thể cộng hoà. Trong mỗi loại hình thức cũng có những biến dạng
+ Chính thể quân chủ có biến dạng: chính thể quân chủ tuyệt đối,
quân chủ lập hiến (quân chủ hạn chế); chính thể quân chủ lập hiến bao
gồm: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị
+ Chính thể quân chủ lập hiến có biến dạng: chính thể cộng hoà tổng
thống, chính thể cộng hoà đại nghị, cộng hoà lưỡng tính (cộng hoà hỗn hợp)
1. Hình thức chính thể quân chủ
- Là hình thức chính thể, trong đó quyền lực tối cao tập trung toàn bộ
hay một phần vào tay người đứng đầu nhà nước được chuyển giao
theo nguyên tắc “cha truyền con nối” là vua (còn được gọi là hoàng
đế, quốc vương hay quân vương)
- Chính thể quân chủ được hình thành từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ
và là hình thức chính thể trong xã hội phong kiến và còn tồn tại trong
xã hội tư sản. Do xã hội đã trải qua nhiều biến cố nên hình thức quân
chủ trong các nhà nước tư sản, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đã
có nhiều thay đổi để thích nghi. Tuy nhiên, chính thể này cũng có
những có những đặc trưng riêng như Lenin đã viết: quân chủ nói
chung không phải là đơn điệu và cố hữu, bất biến mà là 1 hiện tượng
rất nhạy cảm, có khả năng đáp ứng phù hợp với những quan hệ giai
cấp khác nhau, các thiết chế, xã hội khác nhau - Đặc trưng cơ bản:
+ Một là, quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay 1
phần trong tay người đứng đầu Nhà nước
+ Hai là, quyền lực tối cao được chuyển giao = con đường thừa kế và
về nguyên tắc là suốt đời
+ Ba là, về phương diện pháp lý, vua – Người đứng đầu Nhà nước là
nguồn gốc của quyền lực nhà nước tối cao cả về lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Đặc biệt trong chính thể quân chủ tuyệt đối, ý vua là pháp luật, chỉ
có vua mới có thể đặt ra giới hạn quyền lực
 Chính thể quân chủ tuyệt đối ( Nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến)
- Chính thể quân chủ tuyệt đối trong đó người đúng đầu nhà nước – vua
nắm trọn quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực tối cao lập pháp,
hành pháp, tư pháp đều nằm trong tay nhà vua. Xét về lịch sử, chính
thể này thiếu vắng cơ quan đại diện nhân dân VD: Brunei, Qatar, Oman,…
 Chính thể quân chủ hạn chế
- Chính thể quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến), là chính thể trong đó
quyền lực của nguyên thủ quốc gia bị hạn chế bởi các thiết chế nhà
nước khác. Các cơ quan này thường là nghị viện, chính phủ
VD: Anh, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển…
- Trong chính thể quân chủ hạn chế, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
bởi một cơ quan bầu cử đó là nghị viện hoặc bởi một văn bản pháp
luật đặc biệt là hiến pháp. Trong phần lớn các chính thể quân chủ hạn
chế, có sự kết hợp hai hình thức hạn chế quyền lực nhà vua - hiến
pháp và nghị viện. Như ở Anh quốc, có nghị viện và không có hiến
pháp thành văn theo đúng nghĩa truyền thống, nghĩa là không ở dạng
một văn bản thành văn thống nhất. Chính thể quân chủ ở những nước
mà quyền lực của vua bị giới hạn bằng hiến pháp, nghị viện được gọi
là quân chủ đại nghị. Chính thể quân chủ đại nghị còn được gọi là
chính thể quân chủ lập hiến. Đây cũng là cách gọi phổ biến hiện nay
trên thế giới khi nói về chính thể của các quốc gia theo mô hình quân chủ hạn chế.
- Sự bảo lưu các hình thức chính thể quân chủ ở những nước này được
giải thích bởi lý do truyền thống, do nhà vua chỉ là tượng trưng, chỉ
thực hiện những chức năng đại diện, còn quyền lực nhà nước nằm
trong tay nghị viện do bầu cử. Mặt khác, việc bảo lưu chính thể quân
chủ ở những nước này còn tượng trưng cho sự trường tồn của dân tộc,
sự tôn kính của nhân dân đối với quá khứ lịch sử và sự phát triển của
nhà nước. Vai trò là biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh của dân tộc
của nhà vua trong chính thể quân chủ lập hiến không những được thừa
nhận trên thực tế mà còn được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp
Nhật Bản quy định tại điều 1: “Hoàng đế là biểu tượng hiện thân của
quốc gia, là biểu tượng thống nhất của toàn thể nhân dân Nhật Bản,
đại diện cho ý chí của toàn bộ nhân dân, giữ quyền trị quyết của đất
nước”. Điều 56 của Hiến pháp Tây Ban Nha cũng có quy định tương
tự: “Nhà vua là người đứng đầu nhà nước, tượng trưng cho sự thống
nhất và vững cửu của quốc gia”. Như vậy, trong chính thể quân chủ
hạn chế, quân chủ lập hiến, vừa có vua vừa có hiến pháp - "ông vua
lập hiến”, không có thực quyền trong cơ cấu quyền lực nhà nước
- Chính thể quân chủ lập hiến có hai loại: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị:
+ Quân chủ nhị nguyên là hình thức mà ở đó, quyền lực nhà nước
được chia đều cho vua, nghị viện, ở thời kỳ đầu của cách mạng tư sản,
bước quá độ từ phong kiến sang tư sản, các bộ trưởng do vua bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm trước nhà vua và trước nghị viện. Quân chủ
nhị nguyên chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ở thời kỳ đầu của cách
mạng tư sản, trong giai đoạn của cuộc đấu tranh giữa giai cấp phong
kiến và giai cấp tư sản. Các bộ trưởng do nhà vua bổ nhiệm, vừa chịu
trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện.
Hiện nay hình thức chính thể này không còn tồn tại ở các nước tư sản.
Nước Đức, theo Hiến pháp 1871 là chính thể quân chủ nhị hợp. Nhật
Bản trước đây, theo Hiến pháp năm 1889, có chế độ quân chủ nhị
nguyên, quyền lực nhà vua chỉ bị hạn chế ở lĩnh vực lập pháp, vẫn còn
khá rộng ở lĩnh vực quyền hành pháp.
+ Quân chủ đại nghị là hình thức quân chủ phổ biến hiện nay ở các
nước tư sản như Anh, Nhật, Tây Ban Nha, v.v... Vua không có thực
quyền, quyền lực nhà nước chủ yếu năm trong tay bộ máy hành pháp
và người đứng đầu hành pháp. Vua chỉ có một số quyền có tính hình
thức như: công bố, bổ nhiệm các chức vụ cao cấp của nhà nước, tham
gia các nghi lễ nhà nước. Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu được
thành lập theo phái đa số trong quốc hội hoặc liên minh các đảng phải
trong quốc hội, chỉ chịu trách nhiệm trước quốc hội, không chịu trách
nhiệm trước nguyên thủ quốc gia. Vai trò của nhà vua không lớn trong
hoạt động nhà nước, vậy nên mới có câu ngạn ngữ: “nhà vua trị vì nhưng không cai trị”.)
Như vậy, trong thế giới hiện đại, chính thể quân chủ còn tồn tại ở một
số nước trên thế giới (trong gần một phần ba các nước trên thế giới)
chủ yếu là thuộc dạng chính thể quân chủ lập hiến (quân chủ đại
nghị). Hình thức chính thể quân chủ lập hiến hiện đại có một số điểm
tương đồng với chính thể cộng hòa đại nghị.
2. Hình thức chính thể cộng hoà
- Thuật ngữ cộng hoà trong gốc tiếng Lainh là “res publica” có nghĩa là
công việc Nhà nước, công việc xã hội. Chính thể cộng hoà xuất hiện
từ thời Hy Lạp – La Mã cổ đại, chính thể cộng hoà là hình thức chính
thể, trong đó quyền lực tối cao Nhà nước thuộc về một cơ quan được
bầu ra trong 1 thời hạn – nhiệm kì nhất định
- Chính thể cộng hòa có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản là:
+ Quyền lực tối cao được thiết lập bằng con đường bầu cử
+ Sự giới hạn về thẩm quyền của các cơ quan quyền lực tối cao theo
một thời hạn nhất định gọi là nhiệm kỳ; nhân dân có quyền tham gia
bầu cử để thiết lập các cơ quan quyền lực tối cao. Quyền lực tối cao
của nhà nước phụ thuộc vào nhân dân, vào các cử tri.
- Các chính thể cộng hòa được phân thành cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ.
+ Nếu quyền bầu cử và ứng cử các cơ quan quyền lực cao nhất chỉ
thuộc về tầng lớp quý tộc => hình thức chính thể cộng hòa quý tộc.
Chính thể cộng hoà quý tộc tồn tại ở Nhà nước chủ nô và phong kiến,
trong đó người dân không được tham gia bầu cử cơ quan quyền lực tối
cao kể cả trên hình thức pháp lý
VD: Nhà nước Spac cổ đại từ thế kỷ VII -> IV TCN
Cộng hoà quý tộc chủ nô ở La Mã
Trong lịch sử phong kiến trên thế giới cũng đã từng tồn tại một số
nhà nước cộng hòa ở một số thành phố hay còn gọi đầy đủ là “nhà
nước cộng hòa - thành phố phong kiến” như Giônnơ, Phơlôrenxo ở
Italia, Nóngôrớt và Psocốp ở Nga
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước cao nhất thuộc
về nhân dân. => Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ. Chính thể
cộng hòa dân chủ đặc trưng cho thời kỳ chủ nghĩa tư bản, về phương
diện pháp lý, nhân dân được tham gia bầu cử các cơ quan quyền lực tối cao.
Trong thời hiện đại, chính thể cộng hoà được phân thành cộng hoà
nghị viện, cộng hoà tổng thống và cộng hoà hỗn hợp (cộng hoà lưỡng
tính). Cách phân chia này phụ thuộc vào nhiều tiêu chí, đặc biệt là
các tiêu chí cơ bản như: cách thức thành lập chính phủ, chế độ chịu
trách nhiệm của chính phủ,…
2.1. Chính thể cộng hoà tổng thống
- Chính thể cộng hòa tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước mà
trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng
đầu chính phủ, có quyền lực to lớn, do nhân dân trực tiếp (hoặc gián
tiếp, do đại cử trí) bầu ra.
- Chính phủ do tổng thống lập ra, không có chức danh Thủ tướng, độc
lập với quốc hội. Mọi thành viên của chính phủ do tổng thống bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống chứ không phải trước quốc hội (nghị viện).
 Đây là mô hình chính phủ một đầu, không phải là chính phủ lưỡng đầu
như ở loại hình chính thể cộng hòa đại nghị, bên cạnh nguyên thủ quốc
gia còn có thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành pháp.
VD: Chính thể cộng hòa tổng thống tồn tại ở các nước như Hoa Kỳ,
Arhentina, Venezuela, Braxin...
- Nghị viện ở cộng hòa tổng thống không có quyền lật đổ chính phủ
Còn trong chính thể cộng hòa nghị viện, nếu chính phủ bị mất tín
nhiệm thì hoặc là chính phủ phải từ chức tập thể, hoặc là nghị viện bị
giải thể và tiến hành bầu cử nghị viện mới. Trong chính thể cộng hòa
tổng thống, tổng thống - nguyên thủ quốc gia cũng không có quyền
giải tán nghị viện trước thời hạn.
- Đặc điểm quan trọng của chính thể cộng hòa tổng thống là việc áp
dụng tuyệt đối nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Ngành lập
pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không có cơ quan
nào lợi dụng quyền lực. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, không
chỉ mình cơ quan lập pháp tối cao của quyền lực nhà nước được bầu
mà cả người đứng đầu nhà nước tức tổng thống cũng được bầu. Tổng
thống ở các chính thể cộng hòa tổng thống có một khối lượng thẩm
quyền rất lớn, có tính độc lập cao hơn, và không phụ thuộc vào nghị
viện như ở chính thể cộng hòa đại nghị. Hoa Kỳ là quốc gia điển hình
của chính thể cộng hòa tổng thống điển hình cho việc áp dụng một
cách chính thể công tác phân quyền
Theo Hiến pháp 1787, quyền lực nhà nước được phân chia thành các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc cân bằng, kiểm
soát quyền lực, kìm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực nhà nước
2.2 Chính thể cộng hoà đại nghị
- Chính thể cộng hòa đại nghị là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia
do nghị viện bầu ra, không do nhân dân trực tiếp bầu, chính phủ do
thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc
gia, mà chịu trách nhiệm trước nghị viện.
 Điều 54 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định:
“Tổng thống liên bang do Hội nghị liên bang bầu trực tiếp”.
 Theo Hiến pháp Italia năm 1947 Điều 83 quy định “Tổng
thống được bầu bởi Nghị viện trong phiên họp toàn thể
của hai viện. Trong phiên họp này ngoài các đại biểu của
Thượng viện và Hạ viện còn có các đại biểu đại diện cho
các Hội đồng mỗi vùng, mỗi vùng 3 đại biểu”.
- Một trong những đặc trưng tiêu biểu của chính thể cộng hòa đại nghị
là nguyên tắc trách nhiệm chính trị của chính phủ trước nghị viện.
Chính phủ được hình thành trên cơ sở nghị viện phụ thuộc vào kết quả
bầu cử các đảng phái chính trị. Đảng nào chiếm đa số ghế sau mỗi lần
bầu cử Hạ viện thì được quyền đứng ra thành lập Chính phủ. Hiện
nay, các nước có chỉnh thể đại nghị chiếm khoảng 1/15 các quốc gia
trên thế giới', ví dụ như các nước: Đức, Italia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,
Hungary, v.v... Chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội. Trong
cộng hòa đại nghị, nghị viện có quyền lật đổ chính phủ, người đứng
đầu chính phủ có quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị
viện. Trong chính thể cộng hòa đại nghị có sự áp dụng nguyên tắc
phân quyền một cách mềm dẻo. Nguyên thủ quốc gia không có vai trò
chi phối trong cơ cấu quyền lực nhà nước, thường chỉ là nhân vật
tượng trưng cho nhà nước. Về điểm này, tổng thống ở các chính thể
cộng hòa đại nghị không có thực quyền cũng tương tự như nhà vua
trong các chính thể quân chủ lập hiến “trị vì nhưng không cai trị”. Địa
vị của tổng thống trong các chính thể cộng hòa đại nghị có phần giống
như địa vị của nhà vua ở chính thể quân chủ đại nghị, các chức năng
của tổng thống chủ yếu mang tính tượng trưng, hình thức, quyền lực
thực tế thuộc về tay thủ tướng chính phủ
- Trong chính thể cộng hoà đại nghị, về mặt pháp lý nghị viện được coi
là cơ quan lập pháp cao nhất của quyền lực nhà nước. Nghị Viện cơ
quan đại diện quyền lực tối cao do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ
nhất định. Lần đầu tiên cơ quan này xuất hiện ở Anh quốc, do vậy sau
này tất cả các nước theo kiểu này đều gọi là đại nghị
2.3. Chính thể cộng hoà lưỡng tính (cộng hoà hỗn hợp)
- Cộng hòa lưỡng tính là hình thức chính thể có sự kết hợp những đặc
trưng cơ bản của cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị, và cả
những đặc điểm mới, không có ở cả hai hình thức cộng hòa đó, Chính
thể cộng hòa hỗn hợp đang có ở các nước như Pháp, Phần Lan, Ba La Bungari, Áo, Nga, v.v...
- Đặc trưng chủ yếu của hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính được
thể hiện ở những điểm sau đây:
+ Tổng thống do nhân dân bầu, là người đứng đầu nhà nước. nguyên
thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ. Thủ tướng đứng đầu chìm phủ. Đây
là những đặc trưng cơ bản của cả hai loại hình chính thể cộng hòa
tổng thống và cộng hòa đại nghị.
+ Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện chỉ có thể bỏ
phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng chứ không phải đối với tập tà chính phủ
+ Hiến pháp quy định về khả năng giải tán nghị viện hoặc hạ viện
theo sáng kiến của tổng thống trong trường hợp có bất đồng không
quyết được giữa cơ quan hành pháp với nghị viện cùng cấp, chẳng hạn
theo hiến pháp Liên bang Nga và Cộng hòa Pháp.
+ Đặc trưng cơ bản của hình thức chính thể lưỡng tính ( một nửa tổng
thống, một nửa đại nghị) là chế độ trách nhiệm của chính phủ trước
nghị viện, trước tổng thống. Trong những quốc gia này, Tổng thống và
nghị viện được nhân dân bầu trực tiếp. Nghị viện có thẩm quyền kiểm
soát chính phủ bằng nhiều cách như: phê duyệt ngân sách hàng năm
hoặc bằng quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ
Câu 6: Hình thức cấu trúc Nhà nước
- Hình thức cấu trúc Nhà nước trong khoa học pháp lí được xác định
bởi các dấu hiệu đặc trưng về cấu trúc lãnh thổ, các lãnh thổ hợp
thành nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương
với các cơ quan Nhà nước địa phương.
+ Yếu tố “ lãnh thổ” cần được hiểu là lãnh thổ nhà nước: hành chính
lãnh thổ hay lãnh thổ dân tộc
+ Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà
nước địa phương tuỳ thuộc vào mô hình tổ chức nhà nước, quan niệm
về nhà nước và pháp luật, áp dụng pháp luật, quản lí xã hội và các yếu
tố khác như các nguyên tắc phân quyền, tản quyền, tập quyền, mức độ
kết hợp giữa các nguyên tắc
- Hình thức cấu trúc Nhà nước bao gồm 2 loại: Hình thức cấu trúc nhà
nước đơn nhất và nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất X Nhà nước liên bang Dấu hiệu đặc Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang trưng cơ bản Lãnh thổ
- Hình thành trên lãnh thổ duy nhất, các
- Nhà nước liên bang có chủ quyền
bộ phận hợp thành Nhà nước (các đơn vị
chung, mỗi nhà nước thành viên có chủ
hành chính, lãnh thổ trực thuộc) không có quyền riêng theo các nguyên tắc hiến
chủ quyền riêng, độc lập định của Nhà nước Hệ thống Nhà
- Một hệ thống pháp luật thống nhất, một - Có 2 hệ thống các cơ quan nhà nước – nước hiến pháp duy nhất
một hệ thống cơ quan nhà nước của nhà
nước liên bang, một hệ thống cơ quan nhà
nước của mỗi nhà nước thành viên
- Cũng đồng thời có hai hệ thống pháp
luật – một của nhà nước liên bang và một
của các nhà nước thành viên Quốc tịch
- Công dân có 1 quốc tịch
- Công dân có 2 quốc tịch VD
Việt Nam, Lào, CPC, Ba Lan,… Mỹ, Mehico, Ấn Độ,…
- Riêng Nhà nước liên bang, không phải các nhà nước liên bang đều có
quy chế về hiến pháp riêng của mỗi nước thành viên (VD: Ấn Độ,
Canada). Nhưng trái lại với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hệ thống pháp
luật khác nhau, có các bản hiến pháp khác nhau của 50 tiểu bang
ngoài pháp luật và hiến pháp chung của liên bang Cần phân biệt
+ Thẩm quyền Nhà nước liên bang và các nhà nước thành viên – các chủ thể liên bang
 Nhiều quốc gia phương Tây không có quy chế pháp lý đầy đủ của
Nhà nước theo đúng nghĩa của khái niệm Nhà nước. Biểu hiện ở
việc các thành viên thuộc nhà nước liên bang không có đầy đủ
quyền về đối nội, đặc biệt là về đối ngoại
VD: Hiến pháp liên bang nghiêm cấm các nước thành viên ký kết
hợp tác với nước ngoài về những vấn đề chính trị ( Nguyễn Đăng
Dung – Giáo trình Luật Hiến pháp VN)
+ Yếu tố tự trị, tự trị về chính trị và tự trị về hành chính (Nguyễn
Minh Đoan – Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật)
 Liên minh các nhà nước
- Trong quan niệm truyền thống và kể cả cho đến ngày nay trong một
số ấn phẩm khoa học, liên minh Nhà nước “là sự liên kết tạm thời của
các Nhà nước với nhau để thực hiện những mục đích nhất định, nhà
nước liên minh tự giải tán hoặc có thể chuyển thành Nhà nước liên bang”
VD: 1. Từ 1776 -> 1787, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là Nhà nước liên
minh, sau đó phát triển thành nhà nước liên bang
2, Liên minh về Nhà nước Ai Cập, Syri ( Cộng Hoà Ai Cập thống
nhất) thành lập năm 1958 đã giải tán năm 1961
- Tuy vậy để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và
quốc tế, xu thế vận động, phát triển các liên minh nhà nước đương đại,
theo chúng tôi cần có sự thay đổi ít nhiều về khái niệm liên minh các
nhà nước nói chung, về nhận thức 1 số liên minh nhà nước nói riêng.
Đây cũng là điều hợp lí, bởi lẽ mọi khái niệm khoa học, mọi nhận
thức về sự vật, hiện tượng đều mang tính tương đối và sẽ duy thay
đổi, bổ sung cho hợp thời.
- Có thể nói, “liên minh nhà nước” như trong các quan niệm truyền
thống nêu trên cũng như trong thực tế lịch sử trước đây đặt trong thế
giới hiện nay đã có rất nhiều thay đổi, qua các liên minh các quốc gia
như: Liên minh châu Âu (EU), Cộng đồng các quốc gia độc lập có chỉ
quyền SNG, Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Liên
minh châu Âu có thể nói là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống
chính trị, kinh tế, pháp lý của thế giới đương đại phản ánh xu thế hội
nhập sâu rộng của một châu Âu đương đại. Liên minh châu Âu là một
hình mẫu đặc biệt của liên minh nhà nước đương đại, có một số yếu tố
của nhà nước liên bang, nhưng xét về bản chất thì không thuộc phạm trù nhà nước liên bang.
- Đời sống quốc tế ngày càng đa dạng, phức tạp, những sự kiện chính
trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa của mấy thập kỷ gần đây trên thế giới đã
góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chính trị pháp lý
đương đại và đồng thời cũng đặt thêm nhiều vấn đề cần có sự nghiên
cứu, bổ sung hoặc tư duy lại. Đó cũng là điều hợp quy luật trong một
thế giới đang chuyển đổi
Câu 7: Bản chất, hình thức, đặc điểm cơ bản của nhà nước CHXHCN VN
 Bản chất Nhà nước CHXHCN VN
- Bản chất pháp quyền, dân chủ của nhà nước được thể hiện trong chính
sách, pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước. Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bản chất nhà nước đã
được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện sự kế thừa, phát
triển các bản hiến pháp trước với nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về
một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 của
Hiến pháp năm 2013 xác định: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. 1. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức. 3. Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".
 Hình thức Nhà nước CHXHCN VN a. Hình thức chính thể
- Chính thể của nhà nước Việt Nam hiện nay là chính thể cộng hòa theo
bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Tất cả các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền lực nhân dân đều
do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân
(Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) theo các nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân
bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc
của nhà nước pháp quyền Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, quản lý
xã hội bằng hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tham gia vào
xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, nhà nước
có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người,
quyền công dân. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức
phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ
với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng
thành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật vì lợi ích nhân dân, các
quyền con người, quyền công dân vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.  Hình thức cấu trúc
- Về hình thức cấu trúc, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước đơn nhất. Điều 1, Hiến pháp năm 2013 khăng định:
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có một lãnh thổ duy
nhất, một chủ quyền quốc gia thống nhất trên toàn lãnh thổ. Lãnh thổ
quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Các đơn
vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: NƯỚC TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW
Trong đó Huyện chia thành xã, thị trấn, thị xã
Thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã Quận chia thành phường
- Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập, giải thể,
nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân
dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định
- Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước đơn
nhất, có một hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, một hệ thống pháp luật trong đó Hiến pháp là đạo luật cơ
bản, công dân có một quốc tịch.  Chế độ chính trị
- Chế độ chính trị ở Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước sử
dụng các hình thức, phương pháp quản lý xã hội đảm bảo thực hiện
chủ quyền nhân dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước.
- Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, cơ chế giám sát, kiểm tra để bảo
đảm thực hiện quyền lực nhân dân bằng các hình thức dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực
tiếp như thực hiện quyền bầu cử để lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp, trực tiếp tham gia vào việc góp ý xây
dựng, thực hiện các chính sách, pháp luật
Câu 8: Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các yếu tố quy định, tác
động đến việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước, nêu ví dụ

- Khái niệm: Là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện bản
chất, vai trò xã hội, mục tiêu và các nhiệm vụ của nhà nước; được thực hiện bằng
những hình thức và phương pháp nhất định.
=> Ý chính: Chức năng nhà nước là những hoạt động chủ yếu của nhà nước - Phân loại: 
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của các nhà nước, các chức năng nhà nước
được phân thành các chức năng:
+) Đối nội: những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước
VD: + Đảm bảo trậi tự xã hội
+ Trấn áp các phần tử chống đối
+ Bảo vệ chế độ chính trị - xã hội
+) Đối ngoại: những phương hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong quan hệ quốc tế
VD: Phòng thủ đất nước, Chống sự xâm nhập từ bên ngoài, Thiết lập mối
quan hệ với các quốc gia khác
 Chức năng đối nội và đối ngoại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ,
tác động lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính
quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc thực hiện chức năng đối
ngoại phải xuất phát từ chức năng đối nội và nhằm mục đích phục vụ chức năng đối nội. 
Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, có thể phân loại: +) Chức năng lập pháp
+) Chức năng hành pháp là thi hành
+) Chức năng tư pháp là thực hiện việc bảo vệ pháp luật bằng hình thức xét xử 
Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động xã hội +) Chức năng kinh tế
+) Chức năng xã hội, văn hóa
+) Chức năng bảo vệ quyền con người, công dân
+) Chức năng hợp tác quốc tế …
- Các yếu tố quy định, tác động đến việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước, nêu ví dụ: + Yếu tố chính trị
+ Truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc + Tương quan lực lượng + Xu thế thời đại Ví dụ:
Câu 9: Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước, liên hệ vào
các chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Để thực hiện chức năng nhà nước, nhà nước phải lập ra bộ máy cơ quan nhà nước
gồm nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Mỗi một cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ
của cơ quan ấy, đồng thời tất cả cơ quan ấy phải phục vụ chung cho nhiệm vụ của nhà nước.
- Các hình thức pháp lý thực hiện chức năng nhà nước: 
Xây dựng chính sách, pháp luật; 
Tổ chức thực hiện pháp luật;  Bảo vệ pháp luật.
Ba hình thức pháp lý nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề, điều
kiện của nhau, cùng tác động qua lại trong quá trình thực hiện các chức năng nhà nước.  Hình thức phi pháp lý
- Các phương pháp thực hiện chức năng nhà nước: là những cách thức thông qua
đó các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng của mình  Giáo dục;  Thuyết phục;  Cưỡng chế; 
Hướng dẫn và khen thưởng; 
Các phương pháp khác: PP kinh tế, hành chính…
- Liên hệ vào các chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước XHCNVN đã biến đổi lớn về nội
dung, hình thức, phương pháp thực hiện làm nhà nước thích ứng được với tình
hình mới và phát triển năng động, sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trước đây chức năng tổ
chức và quản lý kinh tế của Nhà nước ta là tập trung quan liêu, bao cấp thì hiện
nay cũng với chức năng ấy, Nhà nước đang điều hành có hiệu quả nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN
+ Chức năng đối ngoại: NN cũng thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương
hóa với các nước trên thế giới.
Câu 10: Chức năng kinh tế của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- CNKT là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong lĩnh vực KT
- CNKT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chức năng nhà
nước, là điều kiện để thực hiện các chức năng xã hội khác.
- Nội dung cơ bản về CNKT:
+) Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật nền kinh tế thị trường định hướng XHCN +) Tổ chức thực hiện
+) Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật
+) Thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
+) Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện chức năng kinh tế
VD: Đại án tham nhũng kinh tế Đinh La Thăng
Câu 11: Các chức năng xã hội của nhà nước CHXHCNVN
- CNXH là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong lĩnh vực xã
hội bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội như lao động, việc làm, an sinh xã
hội, y tế, dân số, xây dựng hạ tầng cơ sở, bảo đảm trật tự, ATXH…
- Vị trí vai trò của CNXH: có vị trí vai trò quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững - Nhiệm vụ:
XHCN mà chúng ta đang xây dựng là “xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh”. Để xây dựng thành công một xã hội như vậy, Nhà nước phải
tổ chức, quản lý sự nghiệp giáo dục, văn hoá, phát triển khoa học và công nghệ -
đó được coi là “quốc sách hàng đầu” để phát huy nhân tố con người.
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần phải xây dựng và phát triển nền văn hoá mới, con
người mới, nền khoa học và công nghệ hiện đại - đó cũng chính là những động lực
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. - Nội dung:
* Xây dựng chính sách pháp luật trong các lĩnh vực XH: văn hóa, giáo dục, y tế...
- Về hoạt động văn hóa:
+ Bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn XH khác
VD: Khoản 1 Điều 320, Bộ luật Hình sự năm 2015: “Người nào dùng bói toán,
đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt tiền từ 10tr đồng đến 100tr đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
+ Chống lại mọi biểu hiện của các loại văn hóa ngoại lai không lành mạnh
VD: Chỉ thị số 46-CT/TW khóa X: “quảng bá nhiều tác phẩm có giá trị về tư
tưởng, nghệ thuật để định hướng thẩm mĩ trong nhân dân, phê phán các hành vi
tiêu cực sử dụng và truyền bá sản phẩm văn hóa độc hại”.
- Về hoạt động giáo dục, đào tạo:
+ Dành phần ngân sách đầu tư thỏa đáng cho giáo dục, đào tạo
VD: Theo Luật giáo dục 2019, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước cần dành
tối thiểu 20% tổng chi cho giáo dục, đào tạo.
+ Không ngừng hiện đại hóa nội dung, chương trình; gắn đào tạo với nhu cầu
của xã hội, coi trọng đào tạo nghề.
VD: Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi
mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, đã xác định mục tiêu:
“chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ
và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
- Về hoạt động khoa học, công nghệ:
+ Xây dựng và phát triển chính sách khoa học, công nghệ quốc gia;
đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho khoa học, công nghệ phát triển.
VD: Khoản 1 Điều 6 Luật Khoa học và công nghệ: “Ưu tiên và tập trung
mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng
đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò
then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân”.
- Về hoạt động y tế, môi trường, phòng chống thiên tai:
+ Nhà nước cần mở rộng mạng lưới y tế, chú trọng đào tạo đội ngũ
thầy thuốc; hiện đại hoá các cơ sở khám, chữa bệnh, kết hợp y học
hiện đại với y học cổ truyền; bảo vệ môi trường sống.
VD: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số
13/2022/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
đối với cây trồng, vật nuôi và thủy sản sinh và an toàn thực phẩm; phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai, biến đổi khí hậu, hỗ trợ khi xảy ra
những thiệt hại cho nhân dân. * Tổ chức thực hiện
- Về hoạt động văn hóa:
+ Thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần của người dân
VD: Sáng ngày 23/1, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng,
cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các gia đình chính sách, hộ nghèo,
đoàn viên công đoàn, công nhân, lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19, nạn nhân chất độc màu da cam.
- Về hoạt động giáo dục, đào tạo:
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo; tôn vinh nghề dạy học, chú
trọng chất lượng nhà giáo.
VD: Chiều 21/9, tại Hoa Kỳ, Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa
Kỳ đã được tổ chức. Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong
khuôn khổ chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn
công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam tới Hoa Kỳ.
- Về hoạt động khoa học, công nghệ:
+ Chú trọng đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, có chính sách ưu đãi
trọng dụng nhân tài; gắn khoa học, công nghệ với giáo dục, đào
tạo, gắn nghiên cứu khoa học với ứng dụng trong thực tiễn.
VD: Ngày 9/12, tại Trường Đại học Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết và trao
giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở
giáo dục đại học năm 2022. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chúc mừng
các em sinh viên đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu
khoa học và được xét chọn để trao giải.
+ Thực hiện tốt việc hợp tác với các nước khác để tiếp thu những tiến
bộ của khoa học, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, ứng dụng
nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ vào việc phát triển đất nước.
VD: Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm
việc với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển
đổi số; tiếp Ngài Kitaoka Shinichi, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
* Thanh kiểm tra và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
VD: vụ ô nghiễm môi trường của công ty Fomusa
Câu 12: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN: khái niệm, phân loại các cơ quan
trong bộ máy nhà nước, kể tên các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước CHXHCNVN

Khái niệm: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ
thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và
hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định nhằm đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ và các chức năng của nhà nước.
 Ý chính: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN là hệ thống các cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương 
Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước:
Căn cứ vào vị trí, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, bộ máy
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấu thành từ bốn hệ
thống các cơ quan nhà nước và một chức danh nguyên thủ quốc gia là Chủ
tịch nước, cụ thể là:
- Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc Hội và Hội đồng
nhân dân các cấp, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương;
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp;
- Hệ thống các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định;
- Hệ thống các cơ quan công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp: Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát khác do luật định;
- Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia. 
Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
- Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân tổ
chức bộ máy nhà nước và tham gia quản lý nhà nước;
- Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội;
- Nguyên tắc tôn trọng, tuân thủ hiến pháp và pháp luật;
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
còn áp dụng các nguyên tắc khác nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước nói chung và của mỗi loại cơ quan nhà nước nói riêng.
Câu 13: Khái niệm, các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền. Liên hệ
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về sự thể hiện các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền

- Khái niệm: Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo quyền con người bằng
kiểm soát quyền lực nhà nước (lập pháp – hành pháp – tư pháp)
Tư pháp là bảo vệ pháp luật thông qua hình thức xét xử
- Các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền:
+ Nhóm các đặc trưng về nhà nước: 
Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng thừa nhận, bảo
vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người và công dân 
Sự giới hạn quyền lực nhà nước bởi pháp luật, bởi các quyền, tự
do con người và công dân 
Phân chia, kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các ngành lập
pháp, hành pháp và tư pháp được xác định rõ ràng bằng Hiến pháp và luật 
Mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và cá nhân, bình đẳng về
quyền, nghĩa vụ và về trách nhiệm theo pháp luật 
Là nhà nước dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống nhà nước và
xã hội, xã hội dân sự phát triển lành mạnh
+ Nhóm các đặc trưng về pháp luật: 
Thượng tôn hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội, đời sống nhà nước 
Tính tối cao của Hiến pháp, luật trong hệ thống văn bản pháp luật 
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm các yêu cầu
về công bằng, nhân đạo, bình đẳng, bảo vệ quyền, tự do, lợi ích
của con người, hài hòa các loại lợi ích: cá nhân, nhà nước, cộng đồng, xã hội 
Sự tương thích của pháp luật quốc gia với các nguyên tắc, quy
định của pháp luật quốc tế
- Liên hệ HP 2013 về sự thể hiện các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền:
Phân tích điều 2, 14 của HP 2013
Điều 2:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều 3:
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Điều 8:
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều 12:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác
tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Điều 14:
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Câu 14: Hệ thống chính trị Việt Nam: khái niệm, các bộ phận cấu thành, vị
trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam

- Khái niệm: Hệ thống chính trị Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các
bộ phận cấu thành là các thiết chế chính trị có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có
mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tham gia thực hiện quyền lực chính
trị của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
=> Ý chính: Hệ thống chính trị Việt Nam là các thiết chế chính trị tham gia thực
hiện quyền lực chính trị của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
- Các bộ phận cấu thành: + Đảng CSVN + Nhà nước
+ Mặt trận và các thành viên:  Đoàn thanh niên  Công đoàn  Hội phụ nữ  Hội nông dân  Hội cựu chiến binh
- Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam:
Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, điều kiện vật chất cho các thiết chế chính
trị trong hệ thống chính trị VN 
Nhà nước sẽ thực hiện đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam VD: Luật thanh niên 2020
B. PHẦN LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
Câu 15: Sự hình thành của pháp luật trong lịch sử
Quan niệm chung về nguồn gốc của pháp luật
- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các
quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức,
phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo. Khi trong xã hội xuất hiện sở hữu tư
nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột,
đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng.
=> đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được bảo đảm
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ
chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử
sự đó được thực hiện.
Như vậy, những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
- Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu sau:
+ nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình
và nâng lên thành pháp luật.
+ Con đường tập quán tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp;
nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã
hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lí và duy trì trật tự xã hội.
+ Bằng con đường án lệ, hình thức pháp luật thứ ba ra đời, đó là các văn bản quy
phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.
2. Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin ?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của
nhà nước. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là
những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước nên cũng chưa có pháp luật.
Để hướng dẫn cách xử sự cho con người, xã hội nguyên thủy sử dụng phong tục
tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo... Các quy tắc ứng xử này hình thành một cách
tự phát trong cộng đồng trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể lúc bấy giờ.
Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội
mới, tương đối đa dạng, phức tạp mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán...
không điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thể điều chỉnh
được. Trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện, để tổ chức, quản lí đời sống xã hội
phức tạp đó, nhà nước từng bước làm xuất hiện một loại quy tắc ứng xử mới, đó
chính là pháp luật. Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con
đường, một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng
phù họp với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước
thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế, sử dụng làm khuôn mẫu
để giải quyết các vụ việc khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới.
Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên
của đời sống xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp
luật, nhà nước chỉ có vai trò như người “bà đỡ”, nhà nước chỉ làm cho pháp luật
“hiện diện” trong đời sống với những hình thức xác định.
Câu 16: Bản chất, các thuộc tính cơ bản của pháp luật.
1. Bản chất của pháp luật. * Cách tiếp cận BCPL.
- BCPL là một trong những vấn đề cơ bản và thực tuễn của pháp luật.
- BCPL là những đặc tính bên trong của pháp luật, mang tính ổn định tương đối,
thể hiện bản tính đích thực và vai trò xã hội của pháp luật, mục đích, lí do tồn tại
pháp luật trong đời sống của con người. * Nội dung.
- BCPL là một thể thống nhất bao gồm cấc phương diện, các loại tính chất cơ bản
là: tính giai cấp, tính xã hội, tính dân tộc, tính nhân loại, bảo vệ, bảo đảm quyền
con người.Các tính chất, các phương diện cơ bản này có mối quan hệ mật thiết,
phụ thuộc, tác động lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh pháp luật, thực hiện vai
trò, giá trị của pháp luật.
2. Các thuộc tính của pháp luật
* Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
- Là nét đặc trưng tiêu biểu về tính quy phạm của pháp luật.
- Được áp dụng cho mọi cá nhân, mọi tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh cỉa các
văn bản pháp luật tương ứng.
- Xuất phát từ tính quyền lực của Nhà nước, từ mối liên hệ giữa Nhà nước và pháp luật.
* Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Là thuộc tính cơ bản thể hiện rõ bản sắc của pháp luật trong hệ thống quy tắc
* Tính được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
* Ngoài ra còn có tính hệ thống, tính ổn định, tính dự báo,..
Câu 17: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị. Liên hệ
điều kiện VN hiện nay.
1. Mqh giữa pháp luật và kinh tế. * Cái nhìn chung
- Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: Pháp luật do quốc hội lập ra là những quan điểm
chính trị , pháp quyền đạo đức chính là biểu hiện của kiến trúc thượng tầng cho
nên pháp luật được coi là bộ phận của kiến trúc thượng tầng tuy nhiên chế độ kinh
tế là cơ sở của pháp luật ở mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau thì nội
dung pháp luật cũng khác nhau.
VD: Luật đầu tư VN khác luật đầu tư ở TQ và khác luật đầu tư ở mỹ >
do nền kinh tế ở các quốc gia khác nhau
=> Chính vì vậy pháp luật phụ thuộc vào kinh tế
- Pháp luật lại tác động mạnh trở lại kinh tế: Có thể tích cực hoặc tiêu cực đối vs
phát triển kinh tế phụ thuộc vào sự tiến bộ hay lạc hậu của pháp luật.
=> Như vậy 1 mặt pháp phụ thuộc vào kinh tế , mặt khác pháp luật có tác động
mạnh trở lại đối với kinh tế.
- Cơ chế kinh tế cũng có tác động đến hoạt động thực thi pháp luật. Cơ chế tập
trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra một tâm lý thụ động, ỷ lại bản thân. Do
đó, nhận thức pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật thường mang tính phiến
diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh và chấp hành mệnh lệnh.
- Các hoạt động kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những
mặt tích cực, tạo ra một tư duy sáng tạo, năng động, uy tín, hiệu quả của hoạt động
kinh tế, chất lượng. Từ đó sẽ tác động tích cực đến ý thức pháp luật và hành vi
thực hiện pháp luật của các cá nhân trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng.
- Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng sẽ tạo ra tâm lý đặt đồng tiền lên trên,
coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật. Đồng thời sẽ tạo ra những
suy nghĩ hành vi sai lệch trong việc thực hiện pháp luật, lấy đồng tiền làm thước đo
để đánh giá các mối quan hệ giữa người với người. Đây lại là nguyên nhân gây ra
các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho các loại tội phạm lộng hành và phát triển.
*Sự tác động ngược của pháp luật đối với kinh tế - Tác động tích cực:
+ Pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội ->>tác động
tích cực đến cơ cấu kinh tế, sự phát triển của quá trình kinh tế
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian qua có nội
dung đã phản ánh được những điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp cận và
phản ánh những giá trị tiến bộ được thừa nhận chung của nhân loại, tuân thủ những
quy luật khách quan trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, tạo lập hành
lang pháp lý an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo kỷ cương xã
hội, lợi ích cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội
+ Pháp luật quy định và bảo vệ, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể
pháp luật trừ những ngành nghề bị pháp luật cấm.
+ Hạn chế những mặt trái tiêu cực của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh - Tác động tiêu cực:
+ Khi pháp luật được ban hành không phù hợp với cơ chế phát triển kinh tế - xã
hội -> Kìm hãm toàn bộ nền kinh tế, nền kinh tế thị trường khó vận hành, không
hiệu quả, hoạt động kinh tế trở nên hỗn loạn, không thể kiểm soát
Thứ nhất, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ở trung ương ban hành vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội
+ Thứ hai, hình thức văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chưa thực hiện nghiêm túc
Vẫn có tình trạng cơ quan nhà nước ban hành văn bản không phải là VBQPPL
nhưng thực tế áp dụng lại có hiệu lực như VBQPPL.
* Thực tiễn vai trò của pháp luật lên nền kinh tế Việt Nam
- Pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế, mục tiêu kinh tế.
Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một
cách thống nhất, nhanh chóng và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất. Nhờ vào
pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình. Điều 26 Hiến pháp
1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định ’’Nhà nước thống nhất quản lý nền
kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và
phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân,
của tập thể với lợi ích của Nhà nước.”
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Pháp luật xác định rõ cơ chế quản lý kinh tế, chính sách tài chính, tiền tệ, thuế, đầu tư…
- Thông qua pháp luật, Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, trật tự hóa các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định hướng cho các
quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích mong muốn.
- Pháp luật góp phần tích cực vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác động
đến sự tăng trưởng và sự ổn định, cân đối của nền kinh tế
- Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi
phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu
xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền
- Đối với nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay, pháp luật cũng đã có
những điều chỉnh mang tính định hướng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế đất nước.
Chẳng hạn, việc quy định về các hình thức sở hữu trong xã hội được thể chế trong
chương II Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Việc thừa nhận kinh tế
tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài
dưới nhiều hình thức, bên cạnh việc củng cố, khẳng định vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể thông qua pháp luật là một bước đi phù hợp với nền
kinh tế nước ta trong giai đoạn đổi mới.
- Pháp luật điều chỉnh các hợp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế
- Thông qua các quy định đó, việc tổ chức và quản lý nền kinh tế của Nhà nước
mới có hiệu quả, giúp cho kinh tế tăng trưởng trong sự ổn định, cân đối. Nó biến
các nhu cầu sản xuất, kinh doanh thành quyền pháp định và thậm chí cao hơn là
quyền Hiến định. Nhu cầu kinh doanh cũng như sản xuất trong nền kinh tế là nhu
cầu mang tính xã hội, vì vậy, việc biến những nhu cầu xã hội này thành quyền
Hiến định hay pháp định là tiền đề để thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Bên cạnh những mặt tích cực là tạo ra cơ chế năng động, sáng tạo và hiệu quả thì
cũng tồn tại những mặt tiêu cực như chạy theo lợi nhuận mà quên đi mục tiêu xã
hội, phân hóa giàu nghèo… thông qua hệ thống pháp luật, hệ thống các chính sách
mà nhà nước ta có thể điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực đó như độc quyền, cạnh
tranh không lành mạnh, thất nghiệp, vi phạm pháp luật, ô nhiễm môi trường, vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng.
2. Pháp luật với chính trị
* Mối quan hệ của pháp luật và chính trị trong việc hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước
- Bộ máy nhà nước là toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương bao gồm
nhiều loại cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…là một thiết chế phức tạp nhiều
bộ phận. Để xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và phương pháp tổ
chức hoạt động phù hợp để thực hiện một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập
thực hiện quyền lực nhà nước cần phải thực hiện trên cơ sở vững chắc của những
quy định của pháp luật.
- Khi một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức chưa đầy đủ, đồng bộ, phù hợp
và chính xác để làm cơ sở cho việc xác lập và hoạt động của bộ máy nhà nước thì
dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng của
các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong bộ máy nhà nước.
- Ngược lại, bộ máy nhà nước cũng tác động đến pháp luật. Một bộ máy nhà nước
hoàn chỉnh đại diện cho giai cấp tiến bộ trong xã hội sẽ đưa ra được một hệ thống
pháp luật phù hợp với đất nước, thể hiện đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội.
*Pháp luật với đường lối chính sách của giai cấp thống trị:
- Mối liên hệ giữa chính trị và pháp luật thể hiện tập trung nhất trong quan hệ với
đường lối chính sách của đảng cầm quyền với pháp luật của nhà nước. Pháp luật
thể chế hóa đường lối chính sách của đảng cầm quyền tức là làm cho ý chí của
đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đường lối chính sách của Đảng có
vai trò chỉ đạo nô §i dung và phương hướng phát triển của pháp luâ §t. Sự thay đổi
trong đường lối chính sách của Đảng cầm quyền sớm hay muô §n cũng dẫn đến sự
thay đổi trong pháp luâ §t.
Câu 18: Mqh giữa pháp luật và nhà nước. Liên hệ điều kiện Việt Nam hiện nay.
1. Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật:
- Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ đặc biệt trong lý luận và cả thực tiễn
được thể hiện ở sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật.
*Sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật:
- Pháp luật và nhà nước luôn có quan hệ khăng khít, không thể tách rời, có chung
nguồn gốc cùng phát sinh và phát triển.Vì là hai hiện tượng xã hội luôn gắn liền
với nhau do đó nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm
xuất hiện pháp luật. Nhà nước và pháp luật đều là những hiện tượng xã hội mang
tính lịch sử, đây đều là sản phẩm của xã hội, xuất phát từ xã hội, từ sự phân hóa
giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp.Chỉ khi có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp,
Nhà nước và pháp luật mới thực sự tồn tại.Như vậy Nhà nước và pháp luật thống nhất với nhau.
* Sự khác biệt giữa nhà nước và pháp luật:
- Nhà nước là tổ chức đặc biệt biệt của quyền lực công, là phương thức hình thức
tồn tại xã hội có giai cấp thì pháp luật là hệ thống các quy phạm nhà nước ban hành
và đảm bảo thực hiện điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người. Nhà
nước đại diện cho sức mạnh còn pháp luật đại diện cho ý chí. Khi nói đến nhà
nước là nói đến yếu tố con người cùng cơ chế bộ máy, nói pháp luật là nói đến các quy tắc hành vi.
*Sự tác động qua lại của nhà nước và pháp luật:
- Nhà nước là cơ quan thực hiện ban hành, thay đổi, hủy bỏ, hoàn thiện đối với
pháp luật, bảo vệ pháp luật khỏi sự sai phạm, đảm bảo pháp luật được đưa đến gần
hơn với người dân và xã hội. Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhà nước và các quan
hệ xã hội khác bởi hoạt động Nhà nước mang tính pháp lý.
- Pháp luật là mục đích tồn tại của nhà nước, kiểm soát hoạt động Nhà nước. Nhà
nước thông qua pháp luật thực hiện các chức năng, chính sách đối nội và đối ngoại
của mình, xác định chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, quy chế pháp lý đối với các
chủ thể là những cá nhân, tổ chức.Nhà nước tồn tại song song pháp luật , sự tiến bộ
của một Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào pháp luật, pháp luật trì trệ thì Nhà nước
cũng trì trệ và ngược lại.
- Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng vừa phụ
thuộc vừa có sự độc lập tương đối thể hiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước và trong xây dựng, thực thi pháp luật.
- Nhà nước sử dụng pháp luật là công cụ đắc lực để quản lý xã hội, pháp luật cần
bộ máy nhà nước để được đảm bảo và thực thi trên thực tế.
2.Thực tiễn tại Việt Nam:
Việt Nam có toà án là đại diện cho cơ quan Tư pháp để xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp.
Câu 19: Mqh giữa pháp luật và tập quán. Liên hệ thực tiễn VN hiện nay.
1. Mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
- Pháp luật có tác động mạnh mẽ đến tập quán, phong tục, luật tục, các quy phạm xã hội.
- Pháp luật có vai trò hướng dẫn, định hướng phong tục, tập quán, làm cho phong
tục, tập quán ngày càng tuến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị
tiến bộ, tích cực của tập quán, phong tục; loại bỏ những tập tục, tư tưởng lạc hậu, phản tiến bộ.
- Pháp luật có những quy định ngăn cấm để hạn chế, xóa bỏ dần những phong tục, tập quán phản tiến bộ
- Sự tác động của pháp luật đối với phong tục, tập quán được thể hiện trong thực
hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, hoạt động hòa giải ở cơ sở, trong phổ biến, giáo
dục, thông tin pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
- Tập quán, phong tục, luật tục là sự bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật, góp phần quan
trọng trong việc thực hiện pháp luật, đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống.
2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
- Việc áp dụng các phong tục, tập quán sẽ đảm bảo cho các điều khoản của bộ luật
phù hợp, sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện. Các bộ luật cổ của Việt
Nam cũng ghi nhận việc áp dụng tập quán trong các quan hệ xã hội.
- Phong tục Giỗ tổ Hùng Vương được nhà nước thừa nhận và được đảm bảo trên toàn quốc.
- Phong tục bảo vệ rừng thiêng của người H mông.
Câu 20: Mqh giữa pháp luật và đạo đức. Liên hệ thực tiễn Việt Nam .
1. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
- Mối quan hệ này trước hết là tương quan giữa pháp luật và đạo đức trong từng
thời kỳ khác nhau. Không phải bất cứ lúc nào sự tương quan giữa pháp luật và đạo
đức cũng giống nhau mà ở mỗi thời kỳ tùy thuộc tình hình xã hội lúc bấy giờ tương
quan giữa chúng có sự thay đổi.
- Xét về bản chất, giữa pháp luật và đạo đức có những đặc điểm thống nhất với
nhau song cũng có những đặc điểm khác biệt.
- Sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở chỗ: đạo đức và pháp luật đều
có chung mục đích trong quản lý đời sống xã hội nhằm giáo dục nhân cách, phẩm
chất đạo đức cho con người trong xã hội.
- Pháp luật và đạo đức đều là công cụ để đảm bảo lợi ích của con người, có tác
dụng điều chỉnh quan hệ xã hội, giáo dục con người hướng đến việc thiết lập
những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
- Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên sự
điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người.
- Pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi của con người, hướng dẫn,
kiếm tra, đánh giá các hành vi đó theo những tiêu chí nhất định.
- Ngoài ra, các phạm trù đạo đức như: nghĩa vụ đạo đức, lương tâm, nhân đạo,
công bằng,... cũng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng và áp dụng
pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chẳng hạn như trong quy định pháp luật về phẩm chất của cán bộ trong ngành Tư
pháp luôn nêu lên nguyên tắc: thực hiện nhiệm vụ theo đúng pháp luật và phải có
phẩm chất đạo đức tốt. Pháp luật và đạo đức cũng là tiêu chuẩn đánh giá hành vi
của con người. Ví dụ việc những người vi phạm pháp luật có hành vi tự thú khi
chưa bị phát hiện về hành vi vi phạm pháp luật đó luôn được sự khoan hồng từ
phía Nhà nước và được sự đánh giá cao của pháp luật và đạo đức.
2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Có thể nêu ví dụ ngay ở xã hội Việt Nam qua các thời kỳ. Trong xã hội phong
kiến, do tư duy của con người lúc này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho
giáo, do vậy các quan hệ xã hội lúc bấy giờ vẫn do đạo đức và chiếm ưu thế hơn so
với pháp luật. Mặc dù trong xã hội phong kiến vẫn có những quy phạm pháp luật
nhưng suy cho cùng nó vẫn chủ yếu dựa vào các quy phạm đạo đức của xã hội,
những tư tưởng về đạo đức được luật hóa rất nhiều và đạo đức hầu như ngự trị trong luật pháp.
Bước sang thời kỳ chiến tranh, pháp luật cũng được bổ sung và điều chỉnh nhiều
mối quan hệ xã hội hơn, phát triển hơn so với thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, vì
hoàn cảnh chiến tranh có nhiều vấn đề phát sinh trong thời chiến không thể dùng
pháp luật để áp đặt được nên quy phạm đạo đức vẫn chiếm ưu thế hơn. Sang thời
bao cấp, do tư duy và đường lối chính sách chưa phù hợp nên pháp luật vẫn chưa
có sự phát triển cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đời sống đạo đức và pháp luật
có những chuyển biến thể hiện khát vọng và nhu cầu tự do của con người. Hiện
nay, khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, vấn đề giải quyết mối
tương quan giữa pháp luật và đạo đức được đặt ra là hết sức cần thiết. Bởi vì, đạo
đức tuy là vấn đề mang tính trìu tượng nhưng việc đưa đạo đức vào thực thi và áp
dụng pháp luật sẽ làm quy định của pháp luật mang tính thực tiễn cao, thể hiện
được tinh thần nhân đạo và phù hợp với ý chí của nhân dân.
Chẳng hạn như trong quy định pháp luật về phẩm chất của cán bộ trong ngành Tư
pháp luôn nêu lên nguyên tắc: thực hiện nhiệm vụ theo đúng pháp luật và phải có
phẩm chất đạo đức tốt. Pháp luật và đạo đức cũng là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người.
Ví dụ việc những người vi phạm pháp luật có hành vi tự thú khi chưa bị phát hiện
về hành vi vi phạm pháp luật đó luôn được sự khoan hồng từ phía Nhà nước và
được sự đánh giá cao của pháp luật và đạo đức. Trong Bộ luật Hình sự có quy định
về tình tiết giảm nhẹ, có thể miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp
cũng đã thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta nhằm tạo cơ hội cho
những người có hành vi vi phạm pháp luật có cơ hội để hoàn lương.
Câu 21: Hình thức pháp luật: khái niệm, nguồn pháp luật, các loại nguồ n
pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt Nam.
1. Hình thức pháp luật.
Hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước hay cách thức mà nhà
nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật. Pháp luật có hình thức bên
trong và bên ngoài: – Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối
liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. * Nguồn của pháp luật • Khái niệm
Khái niệm nguồn pháp luật rộng hơn khái niệm hình thức pháp luật về cả phương
diện nội dung vật chất và hình thức biểu hiện.Theo nghĩa rộng, nguồn pháp luật
được thể hiện trên ba phương diện:
- Nguồn pháp luật theo nghĩa vật chất, nội dung: là những cơ sở, xuất xứ tạo nên các quy phạm pháp luật.
- Nguồn pháp luật theo nghĩa tư tưởng: là các học thuyết pháp lí, các trường phái
pháp luật, ý thức pháp luật,..
- Nguồn pháp luật theo nghĩa pháp lí hình thức: là các hình thức của pháp luật.
Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau về nguồn pháp luật, nhưng qua thực
tiễn pháp luật và từ phương diện lí luận có thể nêu khái niệm chung về nguồn pháp luật như sau:
Nguồn pháp luật là những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc
chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp luật để áp dụng vào việc giải quyết
các vụ việc trong thực tiễn pháp luật, là những cơ sở được sửdụng trong xây dựng,
ban hành pháp luật, cơ sở hình thành nên nội dung pháp luật.
* các loại nguồn pháp luật
- Xét về lịch sử và hiện tại trên phạm vi toàn thế giới, trong thực tiễn pháp luật của
các quốc gia đã và đang có những loại nguồn pháp luật như: văn bản quy phạm
pháp luật, các nguyên tắc chung của pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, hợp
đồng pháp luật, các học thuyết pháp luật, các quy phạm tôn giáo, nguyên tắc công
bằng, và nhiều loại nguồn pháp luật khác.
- Xét từ phương diện các hệ thống- các truyền thống pháp luật khác nhau trên thế
giới,, khái niệm nguồn pháp luật là một thuật ngữpháp lí phức tạp có nhiều câch
hiểu, cách sử dụng khác nhau nhất định bên cạnh những nét tương đồng. Trong hệ
thống Common Law, hệ thống luật dân sự Civil Law, nguồn pháp luật còn bao gồm:
luật hợp lí, luật lẽ phải, luật công bình, các học thuyết và trường phái pháp lí.
- Ở Việt Nam hiện nay, có ba loại nguồn luật cơ bản: văn bản quy phạm pháp luật,
tập quán pháp và tiền lệ pháp.
2.Thực tiễn về nguồn của pháp luật tại Việt Nam.
1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật Việt
Nam hiện nay. Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tương đối
phức tạp, với khá nhiều loại văn bản, do khá nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành.
Ngoài hiến pháp là luật cơ bản, các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam thường
có tên gọi là luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư... Theo quy định của pháp luật
hiện hành (Xem: Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015). 2. Tập quán pháp
Việt Nam đã chính thức thừa nhận tập quán pháp là một loại nguồn của pháp luật
từ năm 1995 khi nhà nước ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên. Từ đó đến nay, tập
quán pháp càng được coi trọng sử dụng, trình tự, thủ tục, cách thức áp dụng tập
quán pháp cũng ngày càng hoàn thiện.
Ở Việt Nam hiện nay, có hai con đường dẫn đến sự tồn tại của tập quán pháp.
Một là, những tập quán được dẫn chiếu trong các điều, khoản của văn bản quy
phạm pháp luật, nhất là các văn bản trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình,
thương mại... . Hiện nay, nhà nước đã có kế hoạch xây dựng danh mục các tập quán
về hôn nhân và gia đình để áp dụng (Xem các điều 26, 29, 121,175, 211,
231,404,471,477, 603, 658, 666... Bộ luật dân sự năm 2015 và Xem: Nghị định số
126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Hai là, những tập quán được áp dụng để giải quyết những vụ việc cụ thể. Trường
họp này pháp luật chỉ đưa ra nguyên tắc để áp dụng tập quán, khi một tập quán
được áp dụng nó sẽ trở thành tập quán pháp. Theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp pháp luật không có
quy định và các bên không có thoả thuận thì áp dụng tập quán nhưng tập quán áp
dụng không được trái với những nguyên tắc cơ bản và không vi phạm điều cấm đã
được quy định trong các văn bản đó. 3. Án lệ
Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 đã chính thừa thừa nhận vai trò của án lệ.
Thực hiện nhiệm vụ này, Toà án nhân dân tối cao từng bước xuất bản các tập án lệ.
Cũng như ở các nước theo truyền thống pháp luật thành văn, án lệ ở Việt Nam được
hình thành trước hết trong nước. 4. Điều ước quốc tế
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều ước quốc tế là một loại
nguồn pháp luật quan trọng. Nó có thể được nội luật hoá thành các quy định trong
các văn bản quy phạm pháp luật nước ta, cũng có thể nó được áp dụng một cách
trực tiếp. Pháp luật Việt Nam có các quy định cụ thể về áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế.Theo
đó, nếu về cùng một vấn đề mà giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có
quy định khác nhau thì thứ tự ưu tiên áp dụng lần lượt là Hiến pháp, điều ước quốc
tế, các văn bản luật, các văn bản dưới luật.
5. Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội
Các quan niệm đạo đức xã hội nhiều trường hợp được pháp luật dẫn chiếu làm căn
cứ pháp lí để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Trong nhiều trường họp, pháp
luật quy định, các chủ thể thực hiện hành vi không được trái với những quan niệm
đạo đức xã hội (Xem: Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015). Nhiều quan niệm, chuẩn mực đạo đức còn được dẫn chiếu cụ thể như trung
thành, tận tụy, thiện chí, trung thực, công bằng. Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân
sự hiện hành có quy định, trong trường hợp pháp luật không có quy định, các bên
không có thoả thuận, đồng thời cũng không có tập quán hay quy định điều chỉnh
vụviệc tương tự thì có thể áp dụng những quan niệm về lẽ công bằng trong xã hội. 6. Hợp đồng
Pháp luật tôn trọng thoả thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự,
thương mại..., tất nhiên nội dung thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật
cũng như không trái đạo đức xã hội. Khi đó, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ
hợp đồng là căn cứ pháp lí để các bên thực hiện hành vi của mình, đồng thời đó
cũng là căn cứ quan trọng để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
nếu có. Thậm chí, trong lĩnh vực dân sự, trong nhiều quy định của pháp luật hiện
hành, thoả thuận của các bên được nhà làm luật đề cập trước, sau đó mới đến sự
quy định của pháp luật, tập quán... ( Xem: các điều 5, 6 Bộ luật dân sự năm 2015). 7. Pháp luật nước ngoài
Trong điều kiện hiện nay, pháp luật nước ngoài được coi là một nguồn của pháp luật
Việt Nam. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân theo những điều kiện cũng
như thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.
Câu 22: Ý thức pháp luật: khái niệm, cơ cấu (các cấp độ) của ý thức pháp luật.
1. Khái niệm: Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan
điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về hiến pháp, pháp luật,
về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp, pháp luật, về tính công bằng
hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp
luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có, về
tính hợp pháp hay không hợp pháp trong các quyết định, hành vi của các cá
nhân, tổ chức nhà nước và xã hội; về quyền, nghĩa vụ con người, về công
bằng, bình đẳng; về trách nhiệm nhà nước đối với con người và xã hội.
2. Cơ cấu của ý thức pháp luật bao gồm: Tâm lý pháp luật và Tư tưởng pháp luật:  Tâm lý pháp luật:
- Khái niệm: Là bộ phận cấu thành của Ý thức pháp luật - là tâm trạng,
cảm xúc, tình cảm, bức xúc đối với pháp luật, hành vi pháp luật hay
các hiện tượng pháp luật cụ thể - Đặc điểm: 
Cấp thấp của YTPL, hình thành trên cơ sở nhận thức cảm tính
của con người biểu hiện tâm trạng, cảm xúc đối với pháp luật 
Có tính chủ quan cao nên bị chi phối bởi đặc điểm cá nhân của
chủ thể (tính cách, tư duy, kiến thức…) 
Có cả tích cực và tiêu cực 
Mặc dù tâm lý pháp luật có tính ổn định cao song cũng có thể
thay đổi theo môi trường, văn hóa, điều kiện sống...  Tư tưởng pháp luật:
- Khái niệm: Là các quan điểm khoa học, học thuyết, tư tưởng mà qua
đó phản ánh thái độ của chủ thể về pháp luật, hành vi pháp luật hoặc
hiện tượng pháp luật khác - Đặc điểm: 
Có tính lý luận, tư duy khoa học cao: học thuyết, trường phái… 
Có tính khái quát, hệ thống cao: liên quan đến nhiều lĩnh vực
như triết học, tâm lý học 
Tính logic cao: mối liên hệ chặt chẽ, vấn đề này là tiền đề làm sáng tỏ cái kia 
Khả năng nhận thức của chủ thể ở cấp độ cao hiểu biết về pháp
luật của họ là sâu rộng 3. Lưu ý
- Tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật chỉ là hai bộ phận cấu thành cơ bản, ngoài
ra vẫn còn một số bộ phận khác của YTPL 
Kiến thức PL của cá nhân 
Giá trị bản thân của cá nhân (các kỹ năng, kinh nghiệm bản thân hoặc
các chuẩn mực mà dựa vào đó cá nhân đánh giá các hiện tượng PL) 
Ý chí chủ quan của cá nhân (khả năng cá nhân đó trên nền tảng kiến
thức và tình cảm của mình có thể xác định được hành vi là hợp pháp hay không hợp pháp)
Câu 23: Những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật.
YTPL bị quy định bởi tồn tại xã hội 
Tính dân tộc, giai cấp: XH tồn tại YTPL của các giai cấp khác nhau (công nhân, nông dân…) 
Tính kế thừa: tích cực, tiêu cực 
Tính lạc hậu so với thực tiễn, thực tại pháp luật 
Tính vượt trước: tư tưởng HCM về nhà nước pháp quyền 
Tính thời đại: phản ánh xu thế thời đại 
Tính dân tộc: ảnh hưởng nền văn hóa truyền thống, nếp nghĩ của người dân… 
Tính nhân loại: Xích lại gần nhau của các nước trên thế giới
Câu 24: Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật.
- Tác động của YTPL lên PL: 
Thông qua ý thức pháp luật người ta biết luật nên đi theo hướng nào,
cái gì chưa hoàn thiện để luật cần làm cái gì? 
Trình độ dân trí đến đâu, YTPL ở mức nào nên đưa ra luật nào cho
phù hợp, hoạt động lập pháp phải diễn ra như thế nào, phải làm gì? 
Đối với hoạt động xây dựng pháp luật: YTPL là tiền đề trực tiếp cho
việc xây dựng luật. Chất lượng của các công đoạn trong quá trình xây
dựng PL phụ thuộc vào YTPL, trước hết của những nhà làm luật và
của tất cả những người tham gia hoạt động này. 
Tác động lên thực hiện PL, thực tiễn pháp lý: Việc thực hiện pháp luật
phụ thuộc vào trình độ nhận thức, sự hiểu biết PL, thái độ, tâm lý, tình
cảm PL của con người. Các quy phạm pháp luật có đi vào cuộc sống
hay không phụ thuộc rất nhiều vào YTPL của con người.
- Tác động của PL lên YTPL: 
Pháp luật tốt, hoàn thiện, phù hợp sẽ nâng cao YTPL 
Qua PL người ta truyền tải tư tưởng PL tiến bộ lên nhận thức của nhân dân 
Các quyết định, hành vi đúng đắn trong quá trình thi hành luật sẽ tác
động tích cực lên YTPL của nhân dân 
Tư tưởng PL chủ đạo là công bằng dân chủ - tác động lên YTPL
Câu 25: Quy phạm pháp luật: khái niệm, cơ cấu (cấu trúc) của quy phạm
pháp luật, các phương thức diễn đạt quy phạm pháp luật.

- Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự (quy tắc hành vi) do nhà nước
xây dựng, ban hành hoặc thừa nhận, có tính phổ biến, bắt buộc chung, tính được
xác định chặt chẽ về hình thức, thể hiện ý chí nhân dân, được nhà nước đảm bảo
thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Cơ cấu của quy phạm pháp luật:
Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật có một số quan niệm khác
nhau về cơ cấu của quy phạm pháp luật. Theo đó, có các quan điểm cơ bản
là: quan điểm “cơ cấu quy phạm pháp luật hai bộ phận” và quan điểm “cơ
cấu quy phạm pháp luật ba bộ phận”.
Theo quan điểm thứ nhất, trong một quy phạm pháp luật chỉ có hai bộ phận
là quy định và chế tài. Theo quan điểm thứ hai, một quy phạm pháp luật có
ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài.
Quan điểm thứ hai là quan điểm phổ biến được thừa nhận chung, cơ cấu của
quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận cấu thành: giả định, quy định và chế tài.
Xét về phương diện chức năng của quy phạm pháp luật, chỉ khi nào có ba bộ
phận trong sự thống nhất - thì mới thiết lập đầy đủ một quy phạm hành vi.
Thiếu giả định - quy phạm không có ý nghĩa, thiếu quy định - không tồn tại,
thiếu chế tài - không có sức mạnh hiệu lực.
Như vậy, cơ cấu của quy phạm pháp luật như là một mối liên hệ logic của
giả định, quy định, chế tài:
“Giả định” thể hiện năng lực và kỹ năng dự liệu các
tình huống có thể xảy ra
trong đời sống và đưa vào quy phạm pháp luật.
“Quy định” thể hiện sự cụ thể hóa chính sách pháp luật vào từng trường hợp
- tình huống dữ liệu đó nhưng dưới dạng các điều cấm, bắt buộc thực hiện
hay cho phép, kể cả những phương án lựa chọn hành vi.
“Chế tài” thể hiện tính răn đe, chính sách xử lý chủ thể vi phạm quy phạm
pháp luật dưới dạng các biện pháp cưỡng chế cụ thể. Chế tài phải đủ độ răn
đe, đủ độ nghiêm khắc và khả năng phòng ngừa giáo dục chung và riêng.
- Các phương thức diễn đạt quy phạm pháp luật:
Trong lý luận pháp luật, có nêu lên một số phương thức thể hiện quy phạm
pháp luật như: trực tiếp, viện dẫn, mẫu.
Phương thức thể hiện trực tiếp: là tất cả các bộ phận cấu thành của quy phạm
pháp luật đều được thể hiện đầy đủ.
Phương thức thể hiện viện dẫn: là phương thức không trình bày đầy đủ các
bộ phận cấu thành trong một quy phạm pháp luật, mà viện dẫn (chỉ ra) ở các
điều luật khác trong cùng một văn bản pháp luật. Ví dụ, chế tài thường chỉ
được quy định ở một hay một số điều luật chung cho toàn bộ một văn bản
quy phạm pháp luật. Rất nhiều văn bản pháp luật chỉ có một điều quy định
về xử lý vi phạm, chỉ dẫn việc áp dụng các chế tài theo quy định pháp luật hiện hành.
Phương pháp thể hiện mẫu: Phương pháp này không viện dẫn điều luật cụ
thể nào trong văn bản pháp luật mà chỉ nêu sự cần thiết phải tham khảo ở
một hay nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan. Thông thường, ở
phương thức này, nhà làm luật hay sử dụng cụm từ “theo pháp luật hiện
hành” hay “theo luật định”.
Câu 26: Văn bản quy phạm pháp luật: khái niệm, so sánh văn bản quy phạm
pháp luật với văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (văn bản pháp luật cá biệt).

- Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện các quyết định
pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự
và hình thức nhất định, có chứa đựng các quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự
chung) nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần
trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật không làm
chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
- So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
(văn bản pháp luật cá biệt)

- Khái niệm VBPL cá biệt: Là hình thức thể hiện các quyết định pháp
luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự,
thủ tục và hình thức nhất định căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp
luật để giải quyết những trường hợp, vụ việc cụ thể.
- Ví dụ: Các quyết định hành chính về bổ nhiệm, điều động, khen
thưởng, kỷ luật cán bộ; quyết định về giải quyết khiếu nại; bản án của tòa án… - So sánh: 
Giống nhau: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội  Khác nhau: VBQPPL VBADPL - Áp dụng nhiều lần - Áp dụng một lần
- Chứa quy tắc xử sự chung
- Chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể
- Áp dụng cho mọi chủ thể
- Áp dụng cho một chủ thể xác định
- Hình thức: Luật, VB dưới
- Ban hành trên cơ sở VBQPPL: Bản án, quyết luật định…
Câu 27: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
1. Khái niệm: Là giới hạn về thời gian, không gian (theo lãnh thổ), về đối
tượng thi hành mà văn bản quy phạm pháp luật đó tác động tới. Những giới
hạn này được xác định bằng cách nêu trực tiếp trong văn bản quy phạm pháp
luật tương ứng hoặc bằng những quy định chung về hiệu lực thời gian,
không gian, đối tượng thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
2. Hiệu lực về thời gian: Là khoảng thời gian có hiệu lực của VBQPPL, là thời
điểm bắt đầu và chấm dứt hiệu lực của VBQPPL
- Cách xác định thời điểm bắt đầu: 
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực được ghi trong văn bản quy phạm pháp
luật (thường là ở cuối văn bản) 
VBQPPL bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm công bố 
Sau thời điểm công bố một thời gian xác định (thường là được ghi trong VBQPPL đó)
- Thời điểm hết hiệu lực của VBQPPL: Theo nguyên tắc chung, thời điểm hết hiệu
lực được tính từ thời điểm có một văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực
thay thế, bị hủy bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, hoặc đã hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.
Điều 154, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy
định:VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 
Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản 
Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ
quan nhà nước đã ban hành văn bản đó 
Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành, văn bản
đó cũng đồng thời hết hiệu lực - Ngưng hiệu lực VBQPPL:
VBQPPL ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau
(theo Điều 153, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015): 
Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đình chỉ
việc thi hành do có dấu hiệu trái hiến pháp, luật, hoặc trái với văn bản
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật (các điều 164, 165, 166 và 167) 
Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết
định ngưng hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh
3. Hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước) của VBQPPL
Hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của VBQPPL. Về nguyên tắc chung,
pháp luật không có hiệu lực hồi tố, có nghĩa là các quy định pháp luật, văn
bản quy phạm pháp luật chỉ áp dụng đối với những quan hệ xã hội xuất hiện
sau khi văn bản đó có hiệu lực về thời gian. Lý luận pháp luật còn gọi đây là
tính không quay trở lại của pháp luật. Không thể áp dụng quy định pháp luật
đối với những hành vi xảy ra trước thời điểm quy định pháp luật đó có hiệu lực.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn xã hội, trong một số ít trường hợp, các quy
định pháp luật có hiệu lực hồi tố. Vấn đề hiệu lực hồi tố phải được quy định
rõ ràng trong các văn bản pháp luật tương ứng. Thể hiện nguyên tắc này,
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định tại Điều
152 về Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật với nội dung
như sau: “1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung
của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định
trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước; 2. Không được
quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: a) Quy định
trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi
đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; b) Quy định trách nhiệm
pháp lý nặng hơn; 3. VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không
được quy định hiệu lực trở về trước.”
Nguyên tắc chung là việc áp dụng hiệu lực hồi tố phải theo hướng có lợi cho
các cá nhân và phù hợp với thực tiễn xã hội, đạo đức xã hội. Điều 7, Bộ luật
Hình sự quy định hiệu lực về thời gian của bộ luật, theo đó, điều luật được
áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành
tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. Không được áp dụng hồi
tố điều luật không có lợi cho người phạm tội như có hình phạt nặng hơn,
một tình tiết tăng nặng mới v.v... Ngược lại, hiệu lực hồi tố sẽ được áp dụng
trong trường hợp có lợi cho người phạm tội như đối với những điều luật xóa
bỏ một tội phạm, một hình phạt, quy định một hình phạt nhẹ hơn, v.v...
4. Hiệu lực về không gian của VBQPPL
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn phạm
vi về hành chính - lãnh thổ mà văn bản đó có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có
hiệu lực trong phạm vi các địa phương tương ứng.
Vấn đề hiệu lực về không gian đã được quy định cụ thể ở Điều 155 Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật: “1. Văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan nhà nước Trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước, và được
áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước
quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định
khác; 2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ờ đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính
đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó”.
5. Hiệu lực theo đối tượng áp dụng của VBQPPL
Nguyên tắc chung, các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực áp dụng đối
với tất cả các cá nhân, công dân, tổ chức Việt Nam, các cá nhân, tổ chức
nước ngoài trừ trường hợp có quy định khác theo pháp luật Việt Nam hoặc
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia. Tuy nhiên, phải hiểu là các
cá nhân, tổ chức chỉ chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật
khi họ thuộc đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
(Điều 156), việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời
điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn
bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban
hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của
văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách
nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi
xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở
việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và
điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
Câu 28: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Điều 4), hệ thống
VBQPPL của Nhà nước ta bao gồm: 1. Hiến pháp
2. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch
giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
11. VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
Câu 29: Thực hiện pháp luật: Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật, cho ví dụ  Khái niệm
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy
định pháp luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Các hình thức thực hiện pháp luật
- Có nhiều tiêu chí để phân định các hình thức pháp luật như căn cứ vào
tiêu chí chủ thể, lĩnh vực hoạt động xã hội hay chức năng, nhiệm vụ, hoạt
động đặc thù của các cơ quan nhà nước. Riêng theo lý thuyết truyền
thống về thực hiện pháp luật trong lý luận nhà nước và pháp luật, một
trong những tiêu chí cơ bản để xác định các hình thức thực hiện pháp luật
là căn cứ vào cách thức thực hiện khác nhau đối với các loại quy phạm
pháp luật vốn rất đa dạng: quy phạm ngăn cấm, quy phạm nghĩa vụ - bắt
buộc, quy phạm cho phép. Đây cũng là tiếu chí về các cách thức cơ bản
của điều chỉnh pháp luật: cấm, bắt buộc thực hiện nghĩa vụ, cho phép.
Theo đó xuất hiện 4 hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật,
chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Dù vậy
cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trên thực tế giữa các hình thức thực
hiện pháp luật luôn có mối liên hệ mật thiết, đan xen, tác động qua lại lẫn nhau.
- Thực hiện pháp luật liên quan đến cả quá trình thủ tục và nội dung vật
chất liên quan đến quyền, nghĩa vụ, biện pháp trách nhiệm pháp lý. Chính
vì thế, quy trình thực hiện pháp luật có thể giản đơn nhưng cũng có thể
phức tạp. Bốn hình thức phổ biến của thực hiện pháp luật gồm:
Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm
Ví dụ: Không tàng trữ ma tuý
Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích
cực. Bên cạnh đó cũng như tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi pháp luật
là nghĩa vụ đối với mỗi các nhân, tổ chức. Riêng với cán bộ Nhà nước đó
không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ.
Ví dụ: Tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm
Sử dụng pháp luật là hình thức thục hiện pháp luật trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành vi mà
pháp luật cho phép. Mặc dù, sử dụng pháp luật không phải là hình thức
pháp luật bắt buộc song trong nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhà nước
có trach nhiệm đảm bảo những điều kiện cần thiết để các cá nhân sử dụng
pháp luật một cách đúng pháp luật, góp phần bảo vệ, bảo đảm các quyền
con người, quyền công dân, phát hiện, ngăn ngừa vi phạm pháp luật từ
phía các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và của các cá nhân.
Ví dụ: Sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho
các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình
căn cứ vào các quy định của pháp luật ban hành các quyết định làm phát
sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.
Đối với các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng
pháp luật, mọi chủ thể pháp luật đều có thể tham gia thực hiện. Còn trong
hình thức áp dụng pháp luật, bắt buộc phải có sự tham gia của nhà nước
thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền. Điều này thể
hiện quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Các phiên toà xét xử theo quy định của hệ thống pháp luật
Câu 30: Áp dụng pháp luật: khái niệm, đặc điểm, các trường hợp cần tiến hành áp
dụng pháp luật, các giai đoạn cơ bản của áp dụng pháp luật  Khái niệm
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà
nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ
chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá những quy
phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.  Đặc điểm
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có tính quyền lực nhà nước
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay nhà
chức trách có thẩm quyền tiến hành. Các chủ thể áp dụng pháp luật đại
diện cho quyền lực nhà nước trong việc xem xét, giải quyết, đưa ra các
quyết định pháp lý cụ thể, có hiệu lực bắt buộc thi hành.
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính chất thủ tục
pháp lý chặt chẽ theo quy định pháp luật
Tuân thủ thủ tục pháp luật chuẩn đó là 1 trong những nguyên tắc, yêu cầu
cơ bản của nhà nước pháp quyền nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, sự công
bằng, minh bạch trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, bảo
vệ, bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của mọi cá nhân, công dân.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các
trường hợp, chủ thể cụ thể nhất định
Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những trường hợp, vụ việc
cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật. Bằng hoạt động áp dụng
pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hoá trong
các trường hợp cụ thể của đời sống. Mỗi một hoạt động áp dụng pháp
luật của các chủ thể có thẩm quyền phải được thể hiện ở một quyết định
áp dụng pháp luật đối với các cá nhân, chủ thể có liên quan.
Hình thức thực hiện các quyết định áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng
pháp luật (văn bản pháp luật cá biệt), tên gọi cụ thể là bản án, quyết định.
Quyết định áp dụng pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với những
các nhân, chủ thể có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, quyết
định áp dụng pháp luật phải được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo (trong phạm vi các
quy định, nguyên tắc pháp luật)
Thực tiễn cuộc sống diễn ra vô cùng đa dạng, phong phú mà quy định
pháp luật thì ngắn gọn, cô động, như là một công thức chung để áp dụng
vào “1001” tình huống khác nhau trong thực tiễn. Do đó, áp dụng pháp
luật cần phải có tính sáng tạo trong giới hạn của các nguyên tắc pháp luật
nhằm đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn, hợp lý nhất xét
trên phương diện hài hoà, cân bằng các loại lợi ích, không trái pháp luật
và đạo đức của xã hội.
 Các trường hợp cần tiến hành áp dụng pháp luật
- Trường hợp cần truy cứu trách nhiệm pháp lý, áp dụng các chế tài pháp
luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hoặc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước theo quy định pháp luật
- Khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật không mặc
nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bằng việc áp dụng các quy định pháp luật
tương ứng. Nghĩa là, cần đến hoạt động áp dụng của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được thể hiện ở quyết định áp dụng pháp luật đối
với các trường hợp cụ thể.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên
tham gia quan hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được.
- Trong một số quan hệ pháp luật cần đến sự tham gia của các cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước để kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cá
nhân, tổ chức theo quy định pháp luật hoặc để xác nhận sự tồn tại hay
không tồn tại một số sự việc, sự kiện thực tế. Chẳng hạn, việc kiểm tra
của chi cục quản lý thị trường tỉnh đối với các hộ kinh doanh, việc chứng
thực di chúc, chứng thực thế chấp, công chứng các loại giấy tờ theo quy định pháp luật, v.v….
 Các giai đoạn cơ bản của áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp được cấu thành từ nhiều giai
đoạn kế tiếp nhau theo trình tự logic nhất định
Xác định, phân tích, đánh giá các tình tiết của sự việc thực tế, tình trạng
pháp lý của các sự kiện pháp lý đã xảy ra cần áp dụng pháp luật
- Đây là giai đoạn khởi đầu của cả quá trình áp dụng pháp luật nên có tầm
quan trọng đặc biệt, được thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền áp
dụng pháp luật phải xác định bản chất pháp lý, phân tích, đánh giá các
tình tiết của sự việc thực tế đã diễn ra. Việc xác định bản chất pháp lý của
sự việc nếu không chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến tính đúng đắn, hợp
pháp, hợp lý của toàn bộ quá trình áp dụng pháp luật.
- Các nguyên tắc cơ bản của giai đoạn thứ nhất là:
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ
các tình tiết của sự việc thực tế đã xảy ra;
+ Xác định các đặc trưng pháp lý của sự việc thực tế đã xảy ra
+ Tuân thủ các quy định về thủ tục pháp lý liên quan.
Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, phân tích làm rõ nội dung, ý
nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng pháp luật
- Cần phải lựa chọn các quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với
nội dung sự việc pháp lý cần giải quyết
- Trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng để áp dụng cần phải
tuân thủ đúng trật tự thứ bậc về hiệu lực, giá trị pháp lý của văn bản pháp
luật, đảm bảo nguyên tắc tính tối cao của hiến pháp và luật trong hệ
thống các văn bản pháp luật. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp
luật có quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố), thì áp dụng theo
quy định đó. Bên cạnh đó việc lựa chọn quy phạm pháp luật tuỳ vào tính
chất, đặc điểm của từng vụ việc và còn phải liên quan đến nhiều quy
phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật thuộc những lĩnh vực khác
- Công việc tiếp theo là cần làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm
pháp luật được lựa chọn để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của áp dụng
đúng pháp luật trong thực tiễn
Ban hành quyết định áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc
- Trên cơ sở kết quả của các giai đoạn nêu trên, các chủ thể có thẩm quyền
áp dụng pháp luật sẽ đưa ra quyết định giải quyết vụ việc cụ thể dưới
hình thức ban hành các quyết định áp dụng pháp luật được hể hiện trong
các văn bản áp dụng pháp luật. Trong quyết định áp dụng pháp luật thể
hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc những biện pháp trách
nhiệm pháp lý nhất định đối với cá nhân, tổ chức có liên quan. Chính vì
vậy, quyết định áp dụng pháp luật cũng cần có những yêu cầu nhất định:
- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành hợp pháp, nghĩa là phải
do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, đúng tên gọi, đúng trình tự và
thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật
phải rõ ràng, chính xác, đầy đủ, chứa đựng tất cả những thông tin cần
thiết như tên cơ quan ban hành, số và ký hiệu văn bản, địa điểm, thời gian
ban hành, chữ ký, con dấu hay quốc hiệu, quốc huy, tên chủ thể bị áp
dụng, nội dung sự việc, căn cứ pháp lý...
- Xác định rõ cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật, trong văn bản
phải chỉ rõ là căn cứ vào quy định nào, trong văn bản pháp luật nào mà
cơ quan hay nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với trường hợp cụ
thể. Trong trường hợp có việc áp dụng pháp luật tương tự thì phải có sự
lý giải đầy đủ về tính hợp pháp, hợp lý của việc áp dụng pháp luật tương
tự, đồng thời cần ghi rõ việc áp dụng tương tự quy phạm pháp luật nào
hoặc nguyên tắc pháp luật nào.
- Văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành trên cơ sở thực tế đã được
xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan trong giai đoạn thứ nhất
của quy trình áp dụng pháp luật tương ứng.
- Đảm bảo tính khả thi của văn bản áp dụng pháp luật, nghĩa là, văn bản áp
dụng pháp luật phải có khả năng thực hiện được trong thực tế, về nguyên
tắc cần xác định rõ các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.
Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
- Theo quan điểm được thừa nhận chung, tổ chức thực hiện các văn bần áp
dụng pháp luật có hiệu lực thi hành là giai đoạn cuối cùng của một quy
trình áp dụng pháp luật. Tổ chức thực hiện các quyết định áp dụng pháp
luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện kết quả của mỗi hoạt động
áp dụng pháp luật vào những trường hợp, vụ việc xác định cụ thể, đồng
thời cũng thể hiện ý nghĩa, giá trị xã hội của các quy định pháp luật trong cuộc sống.
- Để đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các quyết định áp dụng pháp luật,
cần đảm bảo các điều kiện thiết yếu để các chủ thể thực hiện quyền,
nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý gồm của
họ như, bao gồm các điều kiện về kỹ thuật, pháp lý, tổ chức, xã hội và
tâm lý, v.v... Đồng thời cần thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát
việc thực thi các quyết định áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có liên quan.
Câu 31: Quan hệ pháp luật: khái niệm, đặc điểm cơ bản của quan hệ pháp luật; chủ
thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật; năng lực pháp luật, năng lực hành vi  Khái niệm
- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện
trên cơ sở sự điểu chỉnh của các quy phạm pháp luật và các sự kiện pháp
lý tương ứng, trong đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp
lý nhất định được nhà nước đảm bảo và bảo vệ
- Ngoài ra bất kỳ một mối quan hệ pháp luật cũng là quan hệ xã hội, dù
vậy không phải bất kỳ mối quan hệ xã hội nào cũng là quan hệ xã hội.  Đặc điểm
Quy phạm pháp luật là cơ sở của quan hệ pháp luật
- Giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật tồn tại mối quan hệ mật
thiết. Không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật
- Quy phạm pháp luật xác định những hoàn cảnh, tình huống thực tế xảy ra
sẽ làm phát sinh (hoặc thay đổi, chấm dứt) quan hệ pháp luật, các quyền,
nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật. Đây là đặc
điểm đầu tiên làm nên sắc thái riêng của quan hệ pháp luật trong sự khác
biệt với các loại quan hệ xã hội khác. Các quan hệ xã hội khác không do
các quy phạm pháp luật điều chỉnh, đương nhiên không có đặc điểm này.
Quan hệ giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật có thể xem là mối
quan hệ giữa “cái cần”(cái có thể, cái khả năng) với cái có thực, cái hiện
thực. Pháp luật sẽ chẳng là gì nếu các quy định của nó không trở thành
hiện thực trong các hoạt động của con người và các tổ chức của họ, cụ
thể hơn là trong các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, các t cách thức thực
hiện pháp luật nói chung, cũng có những loại quy phạm pháp luật được
thực hiện ngoài các quan hệ pháp luật cụ thể.
Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
- Sở dĩ quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí là vì: Thứ nhất, quy
phạm pháp luật là cơ sở của quan hệ pháp luật tương ứng thể hiện ý chí
nhà nước. Thứ hai, trong quan hệ pháp luật còn có ý chí của các bên tham
gia quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật trước khi thiết lập phải đi qua ý
thức và ý chí của con người.
Ví dụ: Những loai quan hệ pháp luật về hợp đồng mua bán, cho thuê, cho vay,…
- Ngoài ra còn có những loại quan hệ pháp luật khác được hình thành trên
cơ sở ý chí của nhà nước như quan hệ pháp luật hình sự, tức là hình thành
trên cơ sở ý chí của người phạm tội
 Như vậy, tính ý chí của quan hệ pháp luật được thể hiện ở ý chí nhà
nước (được thể hiện trong quy phạm pháp luật) và ý chí của bản hân các chủ thể pháp luật.
Tính chất thượng tầng của quan hệ pháp luật
- Quan hệ pháp luật là quan hệ thuộc về kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy
định, tác động của quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hội khác và đồng
thời cũng có tác động mạnh mẽ trở lại
- Các Mác đã từng viết: “ Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp
quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển
chung của tinh thần con người để giải quyết các quan hệ và hình thái đó,
mà trái lại phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ
trong sinh hoạt vật chất.”
- Trên quan điểm toàn diện, khách quan, cần nhận thức rằng ngoài tính bị
quy định bởi các quan hệ kinh tế, quan hệ pháp luật còn chịu sự tác động
mạnh mẽ của các quan hệ phi kinh tế như quan hệ đạo đức, chính trị, tôn
giáo; văn hoá, truyền thống, tinh thần, tôn giáo. Các nhân tố kinh tế và
phi kinh tế luôn có sự thống nhất và mối tương tác lẫn nhau. Khó có thể
tìm ra hoạt động nào của xã hội, nội dung của các quy phạm pháp luật,
một hành vi pháp luật nào đấy mà chỉ mang ý nghĩa thuần tuý nhân tố kinh tế và phi kinh tế.
Các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định
- Mối liên hệ của các chủ thể quan hệ pháp luật chính là ở các quyền và
nghĩa vụ pháp lý. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng chính là nội dung
của các quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật luôn là mối liên hệ 2 chiều.
Nghĩa vụ của chủ thể này luôn tương ứng với quyền của chủ thể kia trong quan hệ pháp luật
- Ví dụ: Quan hệ hợp đồng mua bán thể hiện rõ tính chất hai chiều này
giữa người bán và người mua
Trong quan hệ pháp luật lao động có mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ
pháp lý giữa 2 chủ thể người lao động và người sử dụng lao động
Quan hệ pháp luật có tính xác định cụ thể
Mối liên hệ giữa các chủ thể quan hệ pháp luật không phải là mối liên hệ
trừu tượng mà luôn là cụ thể, xác định. Quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện
(thay đổi, chấm dứt) trên cơ sở quy phạm pháp luật, khi có những sự kiện
pháp lý nhất định xảy ra như phần giả định của quy phạm đã dự liệu, có
những chủ thể nhất định tham gia – những cá nhân, tổ chức cụ thể
Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm và bảo vệ
- Cũng như chính bản thân pháp luật, quan hệ pháp luật hình thành trên cơ
sở tác động của các quy phạm pháp luật đương nhiên được nhà nước bảo
đảm và bảo vệ. Các hình thức, biện pháp bảo đảm thực hiện, bảo vệ của
nhà nước cũng khác nhau tuỳ thuộc tính chất của các loại quan hệ pháp
luật và những điều kiện khách quan khác. Quan hệ pháp luật được đảm
bảo thực hiện bằng nhà nước và bằng cả sự tự giác thực hiện của các bên
tham gia quan hệ pháp luật, bằng dư luận xã hội.
- Trong điều kiện dân chủ hoá, mọi quan hệ pháp luật còn đặt dưới sự kiểm
soát của dư luận xã hội bên cạnh sự kiểm soát của nhà nước thông qua cơ
chế pháp lý nhất định. Bên cạnh công tác giáo dục truyền thông, các tiến
bộ của công nghệ thông tin đã góp phần to lớn, hiệu quả vào sự minh
bạch, công khai, lành mạnh hoá của quan hệ pháp luật
 Chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật
Trong lý luận thường đề cập đến hai khái niệm: chủ thể pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật
- Chủ thể pháp luật là các cá nhân hay tổ chức. Muốn trở thành chủ thể của
quan hệ pháp luật, chủ thể pháp luật phải có điều kiện pháp lý đó chính là năng lực chủ thể.
- Chủ thể quan hệ pháp luật là những bên tham gia quan hệ pháp luật, có
các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định pháp luật. Chủ thể
quan hệ pháp luật là các cá nhân, các tổ chức có năng lực chủ thể theo
quy định của pháp luật để tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.
Trong chủ thể quan hệ pháp luật còn chia ra các loại chủ thể gồm các các
nhân, tổ chức có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật:
+ Cá nhân bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch.
Cá nhân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật. Năng lực
chủ thể của cá nhân xuất hiện từ lúc sinh ra, vì từ thời điểm đó, họ được
công nhận là chủ thể pháp luật. Còn năng lực hành vi thì muộn hơn, chỉ
khi nào công dân đã đạt được một độ tuổi nhất định theo quy định pháp
luật. Đối với người không có năng lực hành vi, việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của họ được thực hiện bởi người đại diện theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc chung, căn cứ xác định mức độ năng lực hành vi của cả
nhân bao gồm: độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, khả
năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi. Tuỳ
thuộc vào đặc điểm của từng lĩnh vực quan hệ pháp luật, điều kiện cụ thể
của năng lực hành vi công dân còn có thể là sức khỏe, trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn nghề nghiệp v... Ví dụ nhưng người mắc bệnh
truyền nhiễm thì không thể được tuyển làm cô giáo nuôi, dạy trẻ em.
Trong một số lĩnh vực quan hệ xã hội, pháp luật quy định năng lực pháp
luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện cùng một thời điểm. Đây
là trong những quan hệ pháp luật đòi hỏi các chủ thể có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi tự mình, bằng chính hành vi của mình chứ không
được thông qua người đại diện thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý.
Chẳng hạn, trong quan hệ pháp luật hiến pháp về bầu cử, quan hệ pháp
luật lao động; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật học tập, thi cử...
Người nước ngoài và người không có quốc tịch có thể trở thành các chủ
thể của nhiều quan hệ pháp luật như: quan hệ pháp luật lao động, dân sự,
tố tụng v.v... Nhưng họ không thể là chủ thể của một số quan hệ pháp luật
như bầu cử, thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc bị hạn chế ở một số lĩnh
vực quan hệ pháp luật khác. Pháp luật có những quy định cụ thể về một
số ngành nghề mà người nước ngoài và người không có quốc tịch không
được phép hoạt động. Năng lực chủ thể của các đối tượng này không bất
di bất dịch mà có sự thay đổi theo từng thời gian cho phù hợp với điều
kiện quốc gia và quốc tế nhất là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay. + Các tổ chức
Các tổ chức cũng là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật. Các tổ chức
bao gồm các tổ chức nhà nước và các tổ chức phi nhà nước. Cụ thể là:
các cơ quan nhà nước, nhà nước nói chung, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
Nhà nước nói chung cũng là một tổ chức, là chủ thể quan hệ pháp luật.
Các cơ quan nhà nước với tư cách là các pháp nhân công quyền, thay mặt
nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật theo quy định của pháp
luật. Năng lực chủ thể của các cơ quan nhà nước thể hiện trong thâm
quyển của chúng được quy định trong các văn bản pháp luật tương ứng.
Các tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật. + Pháp nhân
Trong nhiều loại quan hệ pháp luật như kinh tế, dân sự, thương mại... tổ
chức có tư cách pháp nhân mới có khả năng trở thành chủ thể. Pháp nhân
là một tổ chức, theo pháp luật Việt Nam có các điều kiện cơ bản sau đây:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
b) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
d) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, các loại pháp nhân bao
gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã - quỹ từ thiện và các tổ chức khác theo
quy định pháp luật (tham khảo các điều 100, 84 Bộ luật Dân sự).
Câu 32: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật có thể xuất hiện, thay đổi, chấm dứt chỉ trong những
điều kiện (căn cứ) nhất định. Những điều kiện đó là: quy phạm pháp luật,
chủ thể có năng lực chủ thể, sự kiện pháp lý.
Quy phạm pháp luật và chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
- Quy phạm pháp luật là cơ sở cho sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các
quan hệ pháp luật tương ứng. Quan hệ pháp luật là hình thức thực hiện
quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi và các quan
hệ xã hội của con người. Quy phạm pháp luật xác định cho cá nhân
những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.