Ôn tập môn lịch sử đảng/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Từ đầu mùa khô 1973 – 1974 đến đầu mùa khô 1974 – 1975, miền Bắc đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46351761
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 6, năm 2023
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Câu 1:.................................................................................................................................1
1.1 Giai đoạn 1954 – 1960: Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa......................1
1.2 Giai đoạn 1961-1965: Thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất..........................1
1.3 Giai đoạn 1965-1968: Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam......................................................2
1.4 Giai đoạn 1969-1975: Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc và tăng cường lực
lượng cho miền Nam......................................................................................................2
Câu 2:.................................................................................................................................3
2.1. Phân tích vai trò của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)..................................................3
2.2 Bài học kinh nghiệm cho bản thân.......................................................................5
Kết Luận
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu:
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập rèn luyện làđội tiên phong cách
mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thể dân tộc,
người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, hiện thân cho trí tuệ, danh dự
của dân tộc. Lịch sử vẻ vang của Đảng trong 80 năm qua là lịch sử đấu tranh kiên cường vì lợi
ích tối cao của dân tộc hạnh phúc của nhân dân. Những thành tựu đại nhân dân ta đã
giành được trong tám thập kỷ qua những minh chứng hùng hồn khẳng định vai trò lãnh đạo
duy nhất của Đảngđối với tiến trình cách mạng Việt Nam.
Trải qua hơn 20 năm vừa đẩy mạnh kháng chiến miền Namvừa tăng cường củng cố hậu
phương miền Bắc, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, vừa đánh vừa vót nhọn nghthuật quân
sự, từ đánh nhỏ lên đánh lớn, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh trang, đánh địch ở cả ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công,
tiến lên cục diện vừa đánh vừa đàm, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược, các
nấc thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, với cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975,
đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta,
đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta nmột trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch
sử thế giới như một chiến công đại của thế kỷ XX, một sự kiện tầm quan trọng quốc tế to
lớn và có tính thời đại sâu sắc".
lOMoARcPSD| 46351761
1
Câu 1:
1.1 Giai đoạn 1954 – 1960: Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa
Sau tháng 7/1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường hội chủ
nghĩa (XHCN), ở miền Nam Mỹ dựng lên chính quyền tay sai, biến nơi đây thành thuộc địa kiểu
mới của đế quốc Mỹ. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn này có những thuận lợi khó khăn.
Thuận lợi là miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước. Khó
khăn là: đất nước chia làm hai miền, chế độ chính trị khác nhau, miền Nam do đế quốc, tay
sai kiểm soát. Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Từ thuận lợi khó khăn trên, Đảng đề ra
chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên CNXH mà trọng tâm là khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN.
Tháng 9-1954 Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc hàn gắn vết thương
chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhận kinh tế miền Bắc bản nông nghiệp, Đảng đã chỉ đạo lấy khôi phục phát triển
sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm kết hợp với cải cách ruộng đất chăm lo xây dựng sở
vật chất cho nông nghiệp. Cùng với khôi phục sản xuất nông nghiệp, việc khôi phục công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải cũng hoàn thành.
Tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra kế hoạch ba
năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo XHCN (1958-1960). Mục tiêu trước mắt làxây dựng,
củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Kết quả của
ba năm phát triển kinh tế-văn hóa cải tạo hội chnghĩa(1958-1960) đã tạo nên những
chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố,
từng ớc đi lên CNXH trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng Việt Nam.
1.2 Giai đoạn 1961-1965: Thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã thông qua báo cáo về Kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn
phát triển bản chủ nghĩa. Công nghiệp hóa XHCN được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kỳ quá độ nước ta. Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kquá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc nước ta là:Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần
của nhân dân ta đoàn kết với các nước XHCN, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến vững chắc
lên CNXH và củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước
nhà.
Đại hội thứ III của Đảng đã đề ra chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (19611965)
với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN; xây dựng một bước sở vật chất
của CNXH;cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm an ninh quốc phòng, làm hậu thuẫn cho cuộc
đấu tranh thống nhất nước nhà.
lOMoARcPSD| 46351761
2
Trong quá trình thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965), nhiều phong trào thi đua
được triển khai sôi nổi khắp. Đặc biệt, phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp
lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Miền Bắc đã tăng cường chi viện cho miền Nam với
đường Trường Sơn đưa chiến sĩ cùng vũ khí đạn dược bí mật đi “B”, đường vận tải trên biển với
những chuyến “tàu không số” chở hàng chục tấn vũ khí từ miền Bắc vào tận các căn cứ ven biển
Phú Yên, Rịa, Mau...góp phần vào chiến thắng của quân dân miền Nam đánh bại các chiến
lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo y dựng chế đmới, miền Bắc ớc ta đã tiến những
bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới. Miền Bắc
đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt, với lực
lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.
1.3 Giai đoạn 1965-1968: Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam.
Ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” nhằm lấy cớ, đế quốc Mỹ đã ng không
quân hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Với ý đồ đưa miền Bắctrở về thời kỳ đồ đá;
phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc
đối với miền Nam; đè bẹp ý chí quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của cả dân tộc Việt Nam, buộc
Việt nam phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện do Mỹ đặt ra.
Trước tình hình đó, BCH Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương:Một là, kịp thời
chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại; Hai là, tăng
cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; Ba là, ra
sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch chiến trường chính miền Nam;
Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới.
Thực hiện chủ trương của Đảng, quân dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ, cứu nước,
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, với các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tay cày tay
súng”, “Tay búa, tay súng”, trong chiến đấu phong trào “Nhắm thẳng quân thù mà bắn”, trong
chi viện tiền tuyến phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,
trong bảo đảm giao thông vận tải có phong trào “Xe chưa qua, nhà không tiếc”.
1.4 Giai đoạn 1969-1975:Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc và tăng cường lực lượng
cho miền Nam.
Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam -Bắc, ngày 1-11-1968Mỹ buộc phải chấm dứt không
điều kiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Từ hoàn cảnh trên Đảng đã lãnh đạo
nhân dân miền Bắc thực hiện các kế hoạch ngắn hạnnhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp
tục cuộc xây dựng miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam.
Sau ba năm1969-1972 tình hình khôi phục kinh tế tiếp tục xây dựng chủ nghĩa hội
nhiều chuyển biến tốt đẹp trên nhiều mặt. Những kết quả đạt được đã làm cho tiềm lực mọi mặt
lOMoARcPSD| 46351761
3
của hậu phương lớn miền Bắc được tăng cường, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần quyết
định tạo nên chiến thắng to lớn trên chiến trường miền Nam.
Từ tháng 4-1972,đế quốc Mỹ đã cho máy bay, tàu chiến tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ hai hết sức ác liệt, rải thảm bom 12 ngày đêm bằng pháo đài bay B.52 tại
Nội, Hải Phòngmột số địa phương khác. Quân dân miền Bắc đã bình tĩnh, sáng tạo vừa sản
xuất vừa chiến đấu, trong 12 (từ 18 đến 30-12-1972) lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không”,
đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Ngày 15-1-1973,Chính phủ Mỹ phải
tuyên bố ngừng mọi hoạt động phoại miền Bắc nước ta. Thắng lợi của quân dân cả nước đã
buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris (27-1- 1973), công nhận độc
lập chủ quyền, thống nhất của nước Việt Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 2:
2.1. Phân tích vai trò của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Sau Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, do âm mưu những hành động phoại Hiệp
định Geneve của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đất nước ta tạm thời bị chia cắt
thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương.
Cụ thể là:
- Nhiệm vụ chung: “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình,
đẩymạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân
chủ ở miềnNam, thực hiện thống nhất nước nhà”.
- Mối quan hệ của cách mạng hai miền: “Hai nhiệm vụ chiến ợc ấy quan hệ mật thiết vớinhau
tác dụng thúc đẩy lẫn nhau”. Cách mạng hội chủ nghĩa miền Bắc giữ vai trò quyết
định nhấtđối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam đối với sự nghiệp thốngnhất
nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp
đốivới sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà,hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình
Nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau, Đảng Lao động
Việt Nam đã đề ra cho mỗi miền những chiến lược cách mạng khác nhau, phù hợp với từng miền :
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh; tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa hội, làm cho miền Bắc vững mạnh,
trở thành hậu phương vững chắc cho miền Namvà là căn cứ địa cách mạng của cả nước.
- Miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đổ ách thống trị của Mĩ và
tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
lOMoARcPSD| 46351761
4
Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960)xác định cách mạng xã hội
chủ nghĩa miền Bắc vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả ớc.
Vai trò này được thể hiện ở các nội dung sau:
- Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam:
+ Miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang
tên Hồ Chí Minh trên bộ trên biển bắt đầu được khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn km.
+ Khẩu hiệu của miền Bắc “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc xâm lược”,
“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người…
+ Trong 5 năm (1961 – 1965),một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men… được chuyển
vào chiến trường. Ngày càng nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự và cán bộ các ngành được
đưa vào miền Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng. Sự chi
viện của miền Bắc trong thời gian này nhân tố quyết định đến thắng lợi của nhân dân miền
Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
+ Trong 4 năm (1965 – 1968),miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, chiến tham
gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu y dựng vùng giải phóng cùng hàng chục vạn tấn khí,
đạn dược, lương thực, thuốc men… Tính chung, trong 4 năm, sức người, sức của từ miền Bắc
chuyển vào chiến trường miền Nam tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.
+ Trong thời gian ngừng ném bom sau chiến tranhphá hoại lần thứ nhất cả trong chiến
tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc đã khắc phục kịp thời hậu quả của những trận đánh phá
khốc liệt, vượt qua những cuộc bao vây phong toả gắt gao của địch, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng
viện trợ từ bên ngoài tiếp tục chi viện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam, cũng n
làm nghĩa vụ quốc tế đối với chiến trường Lào và Campuchia.
+ Trong 3 năm (1969 – 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập ngũ, trong số
đó có 60% lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia.
+ Năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực ợng vũ trang, đưa
vào chiến trường 3 nước Đông Dương nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện, trang bị đầy đủ
+ Trong hai năm 1973 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia gần
20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Từ đầu
mùa khô 1973 1974 đến đầu mùa khô 1974 1975, miền Bắc đưa vào chiến trường hơn 26
vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.
Nguồn chi viện cùng với thắng lợi trong chiến đấu sản xuất của quân dân miền Bắc đã
góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu đánh bại các
chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ và giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Miền Bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối vớich mạng Lào Campuchia, thường xuyên
chi viện sức người, sức của cho chiến trường hai ớc bạn; góp phần củng cố tăng ờng khối
đoàn kết ba dân tộc Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Khối liên minh
lOMoARcPSD| 46351761
5
chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chungđã tạo ra một
nhân tố quan trọng để đưa đến thắng lợi của mỗi nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Không chỉ làhậu phương, miền Bắc còn chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Quân dân
miền Bắc đã đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ, đặc
biệt làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của
Mĩ vào Nội, Hải Phòng cuối năm 1972.Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, góp phần đập tan ý chí xâm lược của Mĩ, buộc họ
phải ngồi o bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hbình Việt
Nam.
→ Sức mạnh của miền Bắc chi viện sức người sức của đối với miền Namlà sức mạnh của khát
vọng độc lập, dân tộc thống nhất Tổ quốc. Đó khát vọng thiêng liêng của mọi người Việt
Nam, trực tiếp chiến đấu miền Nam hay vừa sản xuất vừa chiến đấu xây dựng bảo vệ
miền Bắc. Cùng với nhân dân miền Nam, nhân dân miền Bắc ghi nhớ quyết tâm thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ CMinh: nước Việt Nam một, dân tộc Việt Nam một, không
quý hơn độc lập, tự do. Vì thế mọi người dân miền Bắc đều ý thức đầy đủ trách nhiệm đối với
tiền tuyến lớn miền Nam. Khẩu hiệu hành động là tất cả vì miền Nam ruột thịt, sẵn sàng chi viện
và chia lửa với miền Nam. 2.2 Bài học kinh nghiệm cho bản thân
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ là một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam, trong đó
MiềnBắc hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam - sức mạnh của khát vọng độc
lập, dân tộc thống nhất Tổ quốc. Từ cuộc kháng chiến này, nhiều bài học quan trọng
tôi có thể rút ra về bản thân và cuộc sống:
+ Sự quyết tâm và kiên nhẫn: Trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ người dân Việt Nam
đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, họ không bao giờ từ bỏ và tiếp tục
đấu tranh cho độc lập và tự do của mình. Vì vậy sự quyết tâm và kiên nhẫn là chìa khóa để vượt
qua khó khăn trong cuộc sống. Khi chúng ta đặt mục tiêu cam kết với chúng, chúng ta cần
kiên nhẫn không bỏ cuộc ngay khi gặp phải khó khăn. Điển nh với tôi đó chính khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn quyết tâm với những mục tiêu đã đặt ra luôn kiên nhẫn,
chinh phục những mục tiêu đó, ngoài ra tôi không ngừng trau dồi thêm kiến thức, học hỏi kinh
nghiệm từ thầy cô, bạn bè để chuẩn bị hành trang vững vàng cho sự nghiệp sau này.
+ Sự đoàn kết và tương trợ: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự đoàn kết giữa người dân Miền
Bắc Miền Nam đã đóng một vai trò quan trọng. Mọi người đã hiểu rằng chỉ thông qua việc
hợp tác và tương trợ lẫn nhau, họ mới có thể đối phó và đánh bại kẻ thù mạnh mẽ. Chúng ta nên
xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt và hỗ trợ nhau trong cuộc sống hàng ngày. Là môt sinh
viên, thì tinh thần đoàn kết trong học tp, trong các hoạt độ ng đoàn thể rất cần thiết. Tinh
thần đoàn kết giúp mọi người gắn kết được với nhau, hoàn thành bài tâp mộ t cách nhan chóng
và hiêu quả. Các bạn có tinh thần đoàn kết sẽ làm bài tậ p nhanh hơn, cùng nhau cố gắng
trong học tâp, các hoạt độ ng thể thao, tăng thành tích học tậ p, gắn kết tình cảm giữa mọi ngườị
trong lớp.
lOMoARcPSD| 46351761
6
+ Tình yêu và lòng trung thành đối với quê hương: Người dân Việt Nam đã chiến đấu không chỉ
vì bản thân mình mà còn vì sự tự do và độc lập của đất nước. Bài học quan trọng ở đây là chúng
ta nên có lòng trung thành và đam với quê hương của mình, luôn tin tưởng theo sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam. khi mang trong mình 1 lòng tình yêu trung thành đối với
quê hương sẽ giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội, thúc đẩy
sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
+ Trách nhiệm nhân: Mỗi người dân Việt Nam đều trách nhiệm của mình trong việc bảo
vệ phát triển quê hương. Bài học quan trọng từ đó chúng ta nên nhận thức thực hiện
trách nhiệm cá nhân của mình đối với gia đình, cộng đồng và đất nước. Mỗi hành động nhỏ của
chúng ta đều có thể góp phần vào xây dựng một cộng đồng và một tương lai tốt hơn.
lOMoARcPSD| 46351761
Kết Luận:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã trải qua những thời kỳ, giai đoạn
lịch sử quan trọng, ghi những dấu mốc lịch sử của Đảng, của cách mạng dân tộc Việt Nam.
Đảng đãlãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành
sự nghiệp đấu tranh cách mạng lâu dài đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để được cơ đồ
và vị thế như ngày nay. Thành tựu của cách mạng vô cùng phong phú, toàn diện và vẻ vang phản
ánh quy luật vận động, phát triểncủa cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.
Tài Liệu Tham Khảo:
[1]: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Khoa Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam. (2022). Tài liệu hướng dẫn ôn tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, u hành nội
bộ, Tp. Hồ Chí Minh.
[2] (2023, January 5). - YouTube. Retrieved June 2, 2023, from
http://ninhthuan.edu.vn/thptchuyenlequydon/1199/29171/52719/90810/Mon-Lich-
su/VAI-TRO-CUA-HAU-PHUONG-MIEN-BAC-TRONG-CUOC-KHANG-CHIEN-
CHONG-MI--CUU-NUOC--1954---1975-.aspx?fbclid=IwAR0Wziz_DVZ_-
EmIfQqHElTJLwfjlAlQaMFtvpFcLGZWQD576AmeK_SLnEI
[3] LỜI GIỚI THIỆU Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và
rèn luyện .(2018, June 3). Tư liệu - Văn kiện. Retrieved June 2, 2023, from
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2018/6/3/13/DANG80NAM.pdf
| 1/9

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46351761
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 6, năm 2023 MỤC LỤC Lời mở đầu
Câu 1:.................................................................................................................................1
1.1 Giai đoạn 1954 – 1960: Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa......................1
1.2 Giai đoạn 1961-1965: Thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất..........................1
1.3 Giai đoạn 1965-1968: Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam......................................................2
1.4 Giai đoạn 1969-1975: Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc và tăng cường lực
lượng cho miền Nam......................................................................................................2
Câu 2:.................................................................................................................................3
2.1. Phân tích vai trò của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)..................................................3
2.2 Bài học kinh nghiệm cho bản thân.......................................................................5 Kết Luận Tài liệu tham khảo Lời mở đầu:
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là“đội tiên phong cách
mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc,
người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, hiện thân cho trí tuệ, danh dự
của dân tộc”. Lịch sử vẻ vang của Đảng trong 80 năm qua là lịch sử đấu tranh kiên cường vì lợi
ích tối cao của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Những thành tựu vĩ đại mà nhân dân ta đã
giành được trong tám thập kỷ qua là“những minh chứng hùng hồn khẳng định vai trò lãnh đạo
duy nhất của Đảng”đối với tiến trình cách mạng Việt Nam.
Trải qua hơn 20 năm vừa đẩy mạnh kháng chiến ở miền Nam“vừa tăng cường củng cố hậu
phương miền Bắc, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, vừa đánh vừa vót nhọn nghệ thuật quân
sự, từ đánh nhỏ lên đánh lớn, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu
tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đánh địch ở cả ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công,
tiến lên cục diện vừa đánh vừa đàm”, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược, các
nấc thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975,
đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta,
đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,
một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch
sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to
lớn và có tính thời đại sâu sắc". lOMoAR cPSD| 46351761 Câu 1:
1.1 Giai đoạn 1954 – 1960: Khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa
Sau tháng 7/1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa (XHCN), ở miền Nam Mỹ dựng lên chính quyền tay sai, biến nơi đây thành thuộc địa kiểu
mới của đế quốc Mỹ. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn này có những thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi là miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa hậu phương cho cả nước. Khó
khăn là: đất nước chia làm hai miền, có chế độ chính trị khác nhau, miền Nam do đế quốc, tay
sai kiểm soát. Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Từ thuận lợi và khó khăn trên, Đảng đề ra
chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên CNXH mà trọng tâm là khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN.
Tháng 9-1954 Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương
chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhận rõ kinh tế miền Bắc cơ bản là nông nghiệp, Đảng đã chỉ đạo lấy khôi phục và phát triển
sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm kết hợp với cải cách ruộng đất và chăm lo xây dựng cơ sở
vật chất cho nông nghiệp. Cùng với khôi phục sản xuất nông nghiệp, việc khôi phục công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải cũng hoàn thành.
Tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra kế hoạch ba
năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo XHCN (1958-1960). Mục tiêu trước mắt là“xây dựng,
củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Kết quả của
ba năm phát triển kinh tế-văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa”(1958-1960) đã tạo nên những
chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền Bắc được củng cố,
từng bước đi lên CNXH và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng Việt Nam.
1.2 Giai đoạn 1961-1965: Thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất
Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đã thông qua báo cáo về Kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa. Công nghiệp hóa XHCN được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kỳ quá độ ở nước ta. Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc nước ta là:“Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần
cù của nhân dân ta và đoàn kết với các nước XHCN, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến vững chắc
lên CNXH và củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. ”
Đại hội thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (19611965)
với mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN; xây dựng một bước cơ sở vật chất
của CNXH;“cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm an ninh quốc phòng, làm hậu thuẫn cho cuộc
đấu tranh thống nhất nước nhà.” 1 lOMoAR cPSD| 46351761
Trong quá trình thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965), nhiều phong trào thi đua
được triển khai sôi nổi ở khắp. Đặc biệt, phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp
lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Miền Bắc đã tăng cường chi viện cho miền Nam với
đường Trường Sơn đưa chiến sĩ cùng vũ khí đạn dược bí mật đi “B”, đường vận tải trên biển với
những chuyến “tàu không số” chở hàng chục tấn vũ khí từ miền Bắc vào tận các căn cứ ven biển
Phú Yên, Bà Rịa, Cà Mau...góp phần vào chiến thắng của quân dân miền Nam đánh bại các chiến
lược chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng chế độ mới, “miền Bắc nước ta đã tiến những
bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới. Miền Bắc
đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt”, với lực
lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.
1.3 Giai đoạn 1965-1968: Lãnh đạo miền Bắc xây dựng hậu phương, chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện miền Nam.
Ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” nhằm lấy cớ, đế quốc Mỹ đã dùng không
quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Với ý đồ đưa miền Bắc“trở về thời kỳ đồ đá;
phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc
đối với miền Nam; đè bẹp ý chí quyết tâm chống Mỹ”, cứu nước của cả dân tộc Việt Nam, buộc
Việt nam phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện do Mỹ đặt ra.
Trước tình hình đó, BCH Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương:“Một là, kịp thời
chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại; Hai là, tăng
cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; Ba là, ra
sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam”;
Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới.
Thực hiện chủ trương của Đảng, quân và dân miền Bắc đã dấy lên cao trào chống Mỹ, cứu nước,
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, với các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tay cày tay
súng”, “Tay búa, tay súng”, trong chiến đấu có phong trào “Nhắm thẳng quân thù mà bắn”, trong
chi viện tiền tuyến có phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,
trong bảo đảm giao thông vận tải có phong trào “Xe chưa qua, nhà không tiếc”.
1.4 Giai đoạn 1969-1975:“Khôi phục kinh tế, bảo vệ Miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam”.
Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam -Bắc, ngày 1-11-1968“Mỹ buộc phải chấm dứt không
điều kiện đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Từ hoàn cảnh trên Đảng đã lãnh đạo
nhân dân miền Bắc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn”nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp
tục cuộc xây dựng miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam.
Sau ba năm“1969-1972 tình hình khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội có
nhiều chuyển biến tốt đẹp trên nhiều mặt. Những kết quả đạt được đã làm cho tiềm lực mọi mặt 2 lOMoAR cPSD| 46351761
của hậu phương lớn miền Bắc được tăng cường, cải thiện đời sống nhân dân”, góp phần quyết
định tạo nên chiến thắng to lớn trên chiến trường miền Nam.
Từ tháng 4-1972,“đế quốc Mỹ đã cho máy bay, tàu chiến tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc lần thứ hai hết sức ác liệt, rải thảm bom 12 ngày đêm bằng pháo đài bay B.52 tại Hà
Nội, Hải Phòng”và một số địa phương khác. Quân dân miền Bắc đã bình tĩnh, sáng tạo vừa sản
xuất vừa chiến đấu, trong 12 (từ 18 đến 30-12-1972) lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không”,
đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Ngày 15-1-1973,“Chính phủ Mỹ phải
tuyên bố ngừng mọi hoạt động phá hoại miền Bắc nước ta. Thắng lợi của quân dân cả nước đã
buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris (27-1- 1973), công nhận độc
lập chủ quyền, thống nhất của nước Việt Nam”, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 2:
2.1. Phân tích vai trò của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
Sau Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, do âm mưu và những hành động phá hoại Hiệp
định Geneve của Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đất nước ta tạm thời bị chia cắt
thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương. Cụ thể là:
- Nhiệm vụ chung: “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình,
đẩymạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân
chủ ở miềnNam, thực hiện thống nhất nước nhà”.
- Mối quan hệ của cách mạng hai miền: “Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết vớinhau
và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau”. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết
định nhất“đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thốngnhất
nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp
đốivới sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”,hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình “ ”
Nước ta – tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau, Đảng Lao động “
Việt Nam đã đề ra cho mỗi miền những chiến lược cách mạng khác nhau, phù hợp với từng miền: ”
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến “
tranh; tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh,
trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam”và là căn cứ địa cách mạng của cả nước.
- Miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đổ ách thống trị của Mĩ và “
tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. ” 3 lOMoAR cPSD| 46351761
Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960)“xác định cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Vai trò này được thể hiện ở các nội dung sau”:
- Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam: “ ”
+ “Miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang
tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu được khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn km”.
+ Khẩu hiệu của miền Bắc là “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”,
“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người…
+ Trong 5 năm (1961 – 1965),“một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men… được chuyển
vào chiến trường. Ngày càng có nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự và cán bộ các ngành được
đưa vào miền Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng”. Sự chi
viện của miền Bắc trong thời gian này là nhân tố quyết định đến thắng lợi của nhân dân miền
Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
+ Trong 4 năm (1965 – 1968),“miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, chiến sĩ tham
gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng cùng hàng chục vạn tấn vũ khí,
đạn dược, lương thực, thuốc men… Tính chung, trong 4 năm, sức người, sức của từ miền Bắc”
chuyển vào chiến trường miền Nam tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.
+ Trong thời gian Mĩ ngừng ném bom sau chiến tranh“phá hoại lần thứ nhất và cả trong chiến
tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc đã khắc phục kịp thời hậu quả của những trận đánh phá
khốc liệt, vượt qua những cuộc bao vây phong toả gắt gao của địch, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng
viện trợ từ bên ngoài và tiếp tục chi viện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam, cũng như
làm nghĩa vụ quốc tế đối với chiến trường Lào và Campuchia”.
+ “Trong 3 năm (1969 – 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập ngũ, trong số
đó có 60% lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia”.
+ Năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang, đưa
vào chiến trường 3 nước Đông Dương nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện, trang bị đầy đủ
+ Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia gần
20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Từ đầu
mùa khô 1973 – 1974 đến đầu mùa khô 1974 – 1975, miền Bắc đưa vào chiến trường hơn 26
vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm.
→ “Nguồn chi viện cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của quân dân miền Bắc đã
góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu đánh bại các
chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ và giải phóng hoàn toàn miền Nam”. -
Miền Bắc còn làm nghĩa vụ quốc tế đối với“cách mạng Lào và Campuchia, thường xuyên
chi viện sức người, sức của cho chiến trường hai nước bạn; góp phần củng cố và tăng cường khối
đoàn kết ba dân tộc ở Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Khối liên minh 4 lOMoAR cPSD| 46351761
chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung”đã tạo ra một
nhân tố quan trọng để đưa đến thắng lợi của mỗi nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. -
Không chỉ là“hậu phương, miền Bắc còn là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Quân dân
miền Bắc đã đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ”, đặc
biệt làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của
Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972.“Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, góp phần đập tan ý chí xâm lược của Mĩ, buộc họ
phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”.
→ Sức mạnh của miền Bắc chi viện sức người sức của đối với miền Nam“là sức mạnh của khát
vọng độc lập, dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Đó là khát vọng thiêng liêng của mọi người Việt
Nam, dù trực tiếp chiến đấu ở miền Nam hay vừa sản xuất vừa chiến đấu xây dựng và bảo vệ
miền Bắc. Cùng với nhân dân miền Nam, nhân dân miền Bắc ghi nhớ và quyết tâm thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không có gì
quý hơn độc lập, tự do”. Vì thế mọi người dân miền Bắc đều ý thức đầy đủ trách nhiệm đối với
tiền tuyến lớn miền Nam. Khẩu hiệu hành động là tất cả vì miền Nam ruột thịt, sẵn sàng chi viện
và chia lửa với miền Nam. 2.2 Bài học kinh nghiệm cho bản thân -
Cuộc kháng chiến chống Mỹ là một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam, trong đó
MiềnBắc là hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam - là sức mạnh của khát vọng độc
lập, dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Từ cuộc kháng chiến này, có nhiều bài học quan trọng mà
tôi có thể rút ra về bản thân và cuộc sống:
+ Sự quyết tâm và kiên nhẫn: Trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ người dân Việt Nam
đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, họ không bao giờ từ bỏ và tiếp tục
đấu tranh cho độc lập và tự do của mình. Vì vậy sự quyết tâm và kiên nhẫn là chìa khóa để vượt
qua khó khăn trong cuộc sống. Khi chúng ta đặt mục tiêu và cam kết với chúng, chúng ta cần
kiên nhẫn và không bỏ cuộc ngay khi gặp phải khó khăn. Điển hình với tôi đó chính là khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn quyết tâm với những mục tiêu đã đặt ra và luôn kiên nhẫn,
chinh phục những mục tiêu đó, ngoài ra tôi không ngừng trau dồi thêm kiến thức, học hỏi kinh
nghiệm từ thầy cô, bạn bè để chuẩn bị hành trang vững vàng cho sự nghiệp sau này.
+ Sự đoàn kết và tương trợ: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự đoàn kết giữa người dân Miền
Bắc và Miền Nam đã đóng một vai trò quan trọng. Mọi người đã hiểu rằng chỉ thông qua việc
hợp tác và tương trợ lẫn nhau, họ mới có thể đối phó và đánh bại kẻ thù mạnh mẽ. Chúng ta nên
xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt và hỗ trợ nhau trong cuộc sống hàng ngày. Là môt sinh
viên, thì tinh thần đoàn kết trong học tậ p, trong các hoạt độ ng đoàn thể là rất cần thiết.̣ Tinh
thần đoàn kết giúp mọi người gắn kết được với nhau, hoàn thành bài tâp mộ t cách nhanḥ chóng
và hiêu quả. Các bạn có tinh thần đoàn kết sẽ làm bài tậ
p nhanh hơn, cùng nhau cố gắng ̣
trong học tâp, các hoạt độ ng thể thao, tăng thành tích học tậ p, gắn kết tình cảm giữa mọi ngườị trong lớp. 5 lOMoAR cPSD| 46351761
+ Tình yêu và lòng trung thành đối với quê hương: Người dân Việt Nam đã chiến đấu không chỉ
vì bản thân mình mà còn vì sự tự do và độc lập của đất nước. Bài học quan trọng ở đây là chúng
ta nên có lòng trung thành và đam mê với quê hương của mình, luôn tin tưởng theo sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam. Vì khi mang trong mình 1 lòng tình yêu và trung thành đối với
quê hương sẽ giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội, thúc đẩy
sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
+ Trách nhiệm cá nhân: Mỗi người dân Việt Nam đều có trách nhiệm của mình trong việc bảo
vệ và phát triển quê hương. Bài học quan trọng từ đó là chúng ta nên nhận thức và thực hiện
trách nhiệm cá nhân của mình đối với gia đình, cộng đồng và đất nước. Mỗi hành động nhỏ của
chúng ta đều có thể góp phần vào xây dựng một cộng đồng và một tương lai tốt hơn. 6 lOMoAR cPSD| 46351761 Kết Luận:
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã trải qua những thời kỳ, giai đoạn
lịch sử quan trọng, ghi những dấu mốc lịch sử của Đảng, của cách mạng và dân tộc Việt Nam.
Đảng đã“lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành
sự nghiệp đấu tranh cách mạng lâu dài đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để có được cơ đồ
và vị thế như ngày nay. Thành tựu của cách mạng vô cùng phong phú, toàn diện và vẻ vang phản
ánh quy luật vận động, phát triển”của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.
Tài Liệu Tham Khảo:
[1]: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Khoa Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam. (2022). Tài liệu hướng dẫn ôn tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Tp. Hồ Chí Minh.
[2] (2023, January 5). - YouTube. Retrieved June 2, 2023, from
http://ninhthuan.edu.vn/thptchuyenlequydon/1199/29171/52719/90810/Mon-Lich-
su/VAI-TRO-CUA-HAU-PHUONG-MIEN-BAC-TRONG-CUOC-KHANG-CHIEN-
CHONG-MI--CUU-NUOC--1954---1975-.aspx?fbclid=IwAR0Wziz_DVZ_-
EmIfQqHElTJLwfjlAlQaMFtvpFcLGZWQD576AmeK_SLnEI
[3] LỜI GIỚI THIỆU Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và
rèn luyện .(2018, June 3). Tư liệu - Văn kiện. Retrieved June 2, 2023, from
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2018/6/3/13/DANG80NAM.pdf