Ôn tập môn LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Quốc hội khoá VI đã họp kỳ họp thứ sáu (tháng 12-1979) đã đánh giá thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của đất nước, đặc biệt là bảo vệ và giữ vững chủ quyền độc lập tự do của Tổ quốc và chỉ rõ những thiếu sót, khuyết điểm. Một số chủ trương và kế hoạch chưa phù hợp với hiện thực, chưa có các giải pháp đồng bộ; bố trí kế hoạch còn phân tán, thiếu tập trung dứt điểm; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Sau năm 1975, Việt Nam là đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đất nước có nhiều
lợi thế với sức mạnh tổng hợp nhưng đồng thời phải khắc phục hậu quả nặng nề của
chiến tranh. Để thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, rất nhiều nhiệm vụ được
Đảng đặt ra nhưng nhiệm vụ đầu tiên, bức thiết nhất là lãnh đạo thống nhất nước nhà
về mặt nhà nước. Đó là thống nhất hai chính quyền khác nhau ở hai miền Bắc-Nam. Đại
hội lần thứ IV của Đảng đã phân tích tình hình thế giới, trong nước và nêu lên ba đặc
điểm lớn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, nhưng đồng thời cũng bộc lộ
một số hạn chế, trong đó nổi bật là việc không thể hạch toán kinh tế mà tất yếu phải
thực hành chính sách bao cấp để đáp ứng yêu cầu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; cũng
như những chủ trương kinh tế nông nghiệp và công nghiệp chưa được thực hiện.
Trên cơ sở Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương, Đại hội IV đã quyết định
đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta; quyết định phương hướng và nhiệm vụ của
kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học
kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội IV là quá trình phải trải qua
nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức. Về khách quan, đó là nền kinh tế nước nhà nghèo
nàn, lạc hậu lại bị hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh, nguồn viện trợ từ phía các
nước xã hội chủ nghĩa giảm sút . Thêm vào đó là sự gia tăng của chi tiêu quốc phòng vào
các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mới diễn ra ở hai đầu bên giới và sự bao vây cấm vận
ngặt nghèo từ bên ngoài. Về chủ quan, những hạn chế và khuyết điểm trong lãnh đạo về
quản lý kinh tế, xã hội cũng không nhỏ.
Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) là bước đột phá đầu tiên trong đổi mới kinh tế của
Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, thực
hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa; làm cho sản xuất “bung ra”; khắc phục tình trạng khan
hiếm nghiêm trọng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, gồm những nội dung chính:
- Bước đi đầu tiên hợp lý nhất là nhanh chóng tạo ra sự phát triển vượt bậc của nông
nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp để ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất
lượng cao. Đó là nhiệm vụ hàng đầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của mọi ngành
công nghiệp. Ở miền Nam, cải tạo nông nghiệp phải bảo đảm đúng các nguyên tắc
tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, cưỡng ép; thừa nhận các thành phần kinh tế quốc doanh..
- Thừa nhận sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với quy luật thị trường (tuy nhiên thị
trường vẫn được coi ở vị trí thứ yếu, bổ sung cho kế hoạch); trong đường lối, chủ
trương phát triển kinh tế đều toát lên sự gắn bó giữa nhà nước và thị trường
- Chủ trương sử dụng kinh tế tư nhân và cả tư bản tư nhân trong việc phát triển kinh
tế. Thành phần kinh tế quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo, nhưng vẫn để cho một
số tư sản dân tộc hoạt động dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Kinh tế nhà nước cùng
với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân;
kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế.
- Hội nghị còn thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW nhiệm vụ phải thực hiện từ năm
1979 đến năm 1981 là đẩy mạnh sản xuất; tăng cường quốc; kiên trì đấu tranh khắc
phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế
- Nghị quyết 21-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu
dùng và công nghiệp địa phương nêu rõ: phải dựa trên cơ sở sản xuất trong nước, lOMoAR cPSD| 47025104
chống tư tưởng ỷ lại vào viện trợ; phấn đấu ăn no, mặc ấm; động viên dùng hàng sản
xuất trong nước, dành hàng tốt cho xuất khẩu
- Sửa đổi hệ thống giá cả và cơ chế quản lý giá, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo
đường lối của Đảng và phương hướng của kế hoạch Nhà nước, kết hợp lợi ích của
toàn xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân.
Quốc hội khoá VI đã họp kỳ họp thứ sáu (tháng 12-1979) đã đánh giá thành tựu to lớn
mà nhân dân ta đã đạt được trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của đất nước, đặc biệt là
bảo vệ và giữ vững chủ quyền độc lập tự do của Tổ quốc và chỉ rõ những thiếu sót, khuyết
điểm. Một số chủ trương và kế hoạch chưa phù hợp với hiện thực, chưa có các giải pháp
đồng bộ; bố trí kế hoạch còn phân tán, thiếu tập trung dứt điểm; …. Nghị quyết số 23-
NQ/TW (tháng 1-1980) được thông qua nhằm thực hiện ba nhiệm vụ cấp bách đã nêu
trong Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, việc thực hiện
còn nhiều khuyết điểm và yếu kém, nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong tình trạng khủng hoảng
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi,
đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xoá bỏ cơ chế tập
trung quan liêu hành chính bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, thừa nhận sản xuất hàng
hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá, cụ thể là:
- Chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp trong giá và lương
- Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị đề ra nội dung về công tác cải tiến và phân phối lưu
thông bao gồm ba bước, nhấn mạnh nguyên tắc: giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông
- Thực hiện cơ chế một giá, xoá bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp. Chế độ
tiền lương phải đảm bảo cho người lao động tái tạo sức lao động và gắn với chất
lượng và hiệu quả lao động
- Chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa
- Việc giải quyết các vấn đề giá - lương - tiền phải nhằm đạt các mục tiêu: thúc đẩy sản
xuất phát triển, đảm bảo đời sống nhân dân, củng cố và tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước
Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8-1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về
quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là
bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng, gồm các nội dung:
- Sự chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp
độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất đã dẫn đến năng suất lao động giảm sút,
chi phí sản xuất không ngừng tăng lên, chậm giải quyết các vấn đề về lương thực,
thực phẩm. Vì vậy, cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ
cấu đầu tư theo hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công
nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có chọn lọc. Hơn nữa, cần tập
trung vào 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất vì ta có lợi thế về nông nghiệp, phát huy được lợi ích so sánh khi có nguồn lao
động dồi dào, nhiều tài nguyên lOMoAR cPSD| 47025104
- Phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, đó là sự cần thiết khách quan để phát
triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động.
- Đổi mới kế hoạch hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh
tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hoá, tiền tệ
Qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của
Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (19761986), Đảng Nhà
nước và nhân dân ta đã có nhiều cố gắng để vượt qua những gay go, thử thách đưa sự
nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên, giành được những thành tựu to lớn trên lĩnh
vực quốc phòng, an ninh, đặc biệt là trong xây dựng kinh tế, văn hóa. Đầu tiên, tư duy lý
luận kinh tế của Đảng đi trước và dẫn đường và định hướng quá trình đổi mới và phát
triển kinh tế trên thực tế, giúp cho nước ta đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh
tế từ đó đến nay. Thứ hai, sự nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của nhiều thành phần
kinh tế ngoài nhà nước đã huy động được nhiều nguồn lực giúp cho nền kinh tế ngày
càng được củng cố và phát triển. Cuối cùng , một trong những nguyên nhân gây lạm phát
cao sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã phần nào được
khắc phục, giá cả hàng hoá phản ánh giá trị hàng hoá, khắc phục được những mặt trái
về giá đảm bảo ổn định và an sinh xã hội.
2. Tại sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn của Việt
Nam? Bạn có thể vận dụng được gì cho bản thân từ những bài học kinh nghiệm của
Đại hội VI của Đảng (1986).
Sau 10 năm tìm tòi và đổi mới đường lối phát triển kinh tế - xã hội (1976 - 1986), Đảng
và nhân dân ta đã tạo ra nhiều biến chuyển xã hội và gặt hái được một số thành tựu nhất
định. Tuy nhiên, những biến chuyển đó chưa thể tạo ra một vị thế ổn định và vững
chắc. Bởi lẽ, thứ nhất, bối cảnh thế giới đang diễn ra những biến đổi lớn, cuộc cách mạng
khoa học-kỹ thuật đang phát triển mạnh và xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay
thế xu thế đối đầu. Thứ hai, ở nước ta còn tồn tại những mặt hạn chế trong tư tưởng
khi còn chủ quan, nóng vội khi cải tạo chủ nghĩa xã hội trong thời gian ngắn cộng thêm
những khiếm khuyết khi duy trì quá lâu cơ chế quan liêu bao cấp dẫn đến nền kinh tế
đất nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng . Thứ ba, sự cấm vận, sự bao vây của các
thế lực thù địch gây thêm nhiều khó khăn; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cuối cùng , vấn đề đổi mới được các nước đề cao và ngày càng quan tâm, Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong
tình hình đó, đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức thiết của đất nước, là nhiệm vụ quan
trọng có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh dân tộc. Từ đó, Đảng phải nhìn thẳng vào sự
thật, phân tích những khuyết điểm để tiến hành đổi mới, xây dựng đất nước vững mạnh.
Đại hội VI (1986) đã kiểm điểm tình hình kinh tế, xã hội và chỉ ra những khiếm khuyết
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội cũng khẳng định nhiệm vụ bao trùm,
mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt
tình hình kinh tế - xã hội, sau đó đổi mới tư duy, đội ngũ cán bộ và phong cách lãnh đạo.
Đại hội đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau nhiều năm đổi mới: lOMoAR cPSD| 47025104
1.Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
2.Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân,
dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ
3.Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn trọng quy luật khách
quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu
quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
4.Phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng
Qua những bài học kinh nghiệm của Đại hội, em rút ra được rằng đổi mới không phải là
thay đổi mục tiêu mà làm cho mục tiêu đó đi theo chiều hướng đúng đắn với một bước
đi thích hợp hơn; cũng như trong học tập và cuộc sống em nên đổi mới theo hướng tích
cực, sáng tạo, giảm thiểu những hành vi bảo thủ. Thứ hai, em nhận thấy mình luôn phải
có ý thức cảnh giác với các thế lực phản động, giữ trong mình lòng yêu nước, không
ngừng học hỏi về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước cũng như nâng cao sự hiểu
biết về Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ ba, em còn cần học hỏi khả
năng lãnh đạo, khả năng quyết định vô cùng quyết liệt, sáng suốt của Đảng và nhà nước
để vận dụng ngay cả trong học tập và làm việc sau này. Cuối cùng, nắm bắt tình hình và
đặt mình ở thế chủ động là một yếu tố quan trọng để tự chủ nắm bắt những cơ hội và
sửa chữa những thiếu sót; tránh để người khác tác động và khiến bản thân rơi vào tình trạng khó xử. lOMoAR cPSD| 47025104
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam , Tập thể tác giả: PGS.NGND Lê Mậu Hãn,
PGS.TS Vũ Quang Hiển, TS. Lê Văn Thai, trang 136, 137, 138. Được truy lục từ
https://www.studocu.com/row/document/truong-dai-hoc-kinh-doanhva-cong-nghe-
ha-noi/lich-su-dang/bai-viet-ve-lich-su-dang-congsan/17691157
Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (17/12/2018) , TS. Lê Minh Nghĩa. Được truy lục
từ http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---traodoi/doi-moi-tu-duy-kinh-te-trong-nen-kinh-te-thi-
truong-dinh-huongxa-hoi-chu-nghia-viet-nam-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien.html
Nhìn lại 30 năm đổi mới, Đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm, Báo Nhân dân
(30/12/2015), PGS.TS Nguyễn Viết Thông. Được truy lục từ https://nhandan.vn/tin-
tuc-su-kien/danh-gia-tong-quat-va-baihoc-kinh-nghiem-251753/