Ôn tập môn triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Ai là người sáng lập ra triết học Mác-Lênin?a. C.Mácb. Ph. Ăngghenc. C. Mác và Ph. Ăngghend. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
CHƯƠNG I CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG Câu 1.
Đâu là định nghĩa ĐẦY ĐỦ và HỢP LÝ NHẤT về triết học?
a. Triết học là hệ thống tri thức của con người về thế giới.
b. Triết học là tri thức lý luận của con người.
c. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
d. Triết học là tình yêu trí tuệ của con người. Câu 2.
Ai là người sáng lập ra triết học Mác-Lênin? a. C.Mác b. Ph. Ăngghen c. C. Mác và Ph. Ăngghen
d. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin Câu 3.
Chủ nghĩa Mác hình thành vào khoảng thời gian nào? a. 1840 đến 1845 b. 1840 đến 1844 c. 1840 đến 1848 d. 1840 đến 1880.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng Câu 4.
Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
b. Là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.
c. Là mối quan hệ giữa con người với con người.
d. Là mối quan hệ giữa con người với khoa học. Câu 5.
Có mấy vấn đề cơ bản của triết học? a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn Câu 6.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt; Và là những mặt nào?
a. Ba mặt. Đó là: 1) vật chất là gì; 2) ý thức là gì; 3) khả năng nhận thức
của con người như thế nào. b. Hai mặt.
- Vật chất quyết định ý thức và ngược lại
- Khả năng nhận thức của con người.
c. Hai mặt. Đó là: 1) Vật chất là gì; 2) Ý thức là gì.
d. Hai mặt. Đó là: 1) Ý thức là gì ; 2) Khả năng nhận thức của con người. Câu 7.
Chủ nghĩa duy vật có những hình thức cơ bản nào?
a. Chủ nghĩa duy vật chất phác.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. d. Cả a, b và c. Câu 8.
Chủ nghĩa duy tâm có mấy loại? a. Một loại b. Hai loại c. Ba loại d. Bốn loại Câu 9.
Đâu là phương pháp biện chứng?
a. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời.
b. Xem xét sự vật trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
c. Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại, không vận động.
d. Xem sự vật chỉ thay đổi về số lượng chứ không thay đổi về chất lượng. Câu 10.
Đâu là phương pháp siêu hình?
a. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời.
b. Xem xét sự vật trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
c. Xem xét sự vật trong sự vận động, phát triển.
d. Xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến. Câu 11.
Sắp xếp các hình thức thế giới quan như thế nào là đúng theo thứ tự thời
gian xuất hiện từ sớm đến muộn.
a. Huyền thoại - triết học - tôn giáo.
b. Triết học - tôn giáo - huyền thoại.
c. Huyền thoại - tôn giáo - triết học.
d. Tôn giáo – huyền thoại – triết học. Câu 12.
Trường phái triết học nào cho rằng nước là cơ sở tồn tại của
các sự vật, hiện tượng trong thế giới. a. Duy vật biện chứng. b. Duy vật siêu hình. c. Duy vật chất phác. d. Duy tâm khách quan. Câu 13.
Các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII quan niệm vật chất là gì?
a. Vật chất là nguyên tử. b. Vật chất là nước. c. Vật chất là lửa.
d. Vật chất là không khí. Câu 14.
V.I.Lênin nói: “Vật chất là thực tại khách quan” có nghĩa là gì?
a. Vật chất là tất cả những gì tồn tại bên ngoài, độc lập với tư duy, ý thức của con người.
b. Vật chất là nguyên tử và chân không.
c. Vật chất là cái được phản ánh trong đầu óc con người.
d. Vật chất là cái cảm giác được. Câu 15.
Câu nào dưới đây thể hiện quan niệm cho rằng: con người có khả năng
nhận thức được thế giới?
a. “Vật chất là phạm trù triết học”.
b. “Vật chất là thực tại khách quan”.
c. “Vật chất .... được đem lại cho con người trong cảm giác”.
d. “Vật chất .... được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Câu 16. Ph.Ăngghen cho rằng: mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh mang
tính chất vạch thời đại thì CNDV không thể không thay đổi những hình thức của nó.
Điều đó có nghĩa gì?
a. CNDV có quan hệ mật thiết với khoa học tự nhiên.
b. CNDV tách rời với khoa học tự nhiên.
c. CNDV thường đi sau khoa học tự nhiên.
d. CNDV là một bộ phận của khoa học tự nhiên. Câu 17.
Theo Ph.Ăngghen, vận động được hiểu đầy đủ nhất là gì?
a. Vận động chỉ là sự di chuyển vị trí của sự vật trong không gian.
b. Vận động được sáng tạo ra và có thể mất đi.
c. Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi
và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ.
d. Vận động là lực đẩy và hút của các vật thể.
Câu 18. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là gì?
a. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.
b. Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
c. Sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. d. Cả a, b và c. Câu 19.
CNDVBC cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý
thức, điều đó có ý nghĩa phương pháp luận gì trong nhận thức?
a. Nhận thức của con người phải xuất phát từ .
hiện thực khách quan
b. Con người phải dựa vào hiểu biết của mình để tác động vào thế giới, cải tạo thế giới.
c. Con người phải tạo ra các điều kiện vật chất để tác động vào thế giới.
d. Con người phải luôn luôn nâng cao năng lực sáng tạo của mình. Câu 20.
Đồng nhất ý thức với quá trình sinh lý của bộ não người sẽ rơi vào quan điểm nào? a. Duy tâm chủ quan. b. Duy vật tầm thường. c. Duy vật biện chứng. d. Duy tâm khách quan.
CHƯƠNG II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Câu 21.
Phép biện chứng ra đời từ bao giờ?
a. Từ thời kỳ cổ đại. b. Từ thế kỷ XV.
c. Từ thế kỷ XVII – XVIII. d. Từ thế kỷ XIX. Câu 22.
Thời cổ đại, phép biện chứng mang tính chất gì? a. Tự phát, chất phác b. Tự giác. c. Duy tâm. d. Ngụy biện. Câu 23.
Ai là người sáng tạo ra phép biện chứng duy vật? a. V.I. Lênin. b. C. Mác – Ph.Ăngghen. c. Hêghen. d. Anh Stanh. Câu 24.
Nêu ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển.
a. Nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật.
b. Nắm bắt cái đã tồn tại của sự vật.
c. Thấy xu hướng phát triển trong tương lai của sự vật.
d. Nắm bắt sự vật, hiện tượng nói chung. Câu 25.
Thêm cụm từ nào vào chỗ trống để được định nghĩa phạm trù triết học:
"Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt,
những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của ......... hiện thực". a. Các sự vật. b. Một lĩnh vực.
c. Toàn bộ thế giới. d. Toàn bộ xã hội. Câu 26.
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được định nghĩa phạm trù
cái chung: "cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ ......., được lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác".
a. Một sự vật, một quá trình. b. Những , những mặt . thuộc tính
c. Những mặt chỉ có ở một sự vật nhất định. d. Cái toàn thể. Câu 27.
Trường phái triết học nào cho rằng: Mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, phổ biến và tất yếu.
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. . Câu 28.
Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái ngẫu nhiên hay tất nhiên là chính? a. Dựa vào ngẫu nhiên.
b. Dựa vào tất nhiên. c. Dựa vào cả hai.
d. Không dựa vào cái nào. Câu 29.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây ĐÚNG?
a. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào khả năng.
b. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không cần tính đến khả năng.
c. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, đồng thời phải tính đến khả năng.
d. Trong hoạt động thực tiễn không cần dựa vào khả năng. Câu 30.
Điều nào sau đây trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật?
a. Chất là tính quy định vốn có của sự vật.
b. Chất là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính của sự vật nói lên sự vật là cái gì.
c. Chất không thay đổi, còn lượng thì thay đổi.
d. Chất có tính tương đối ổn định. Câu 31.
Câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Thể hiện nội dung quy luật nào của phép biện chứng duy vật. a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật phủ định của phủ định.
c. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại. d. Qui luật nhận thức. Câu 32.
Trong hoạt động thực tiễn sai lầm của sự chủ quan nóng vội, đốt cháy giai
đoạn là do không tôn trọng quy luật nào? a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật phủ định của phủ định.
c. Quy luật lượng - chất.
d. Qui luật đấu tranh giai cấp. Câu 33.
Quy luật nào của phép biện chứng duy vật cho biết phương thức của sự
vận động, phát triển? a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Qui luật Cái riêng và cái chung. Câu 34.
Quy luật nào trong các quy luật của phép biện chứng duy vật cho biết
khuynh hướng của sự phát triển? a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Qui luật Khả năng và hiện thực. Câu 35.
V.I.Lênin nói quy luật mâu thuẫn có vị trí như thế nào trong phép biện chứng duy vật?
a. Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc bên trong
của sự vận động và phát triển.
b. Vạch ra khuynh hướng của sự phát triển.
c. Vạch ra cách thức của sự phát triển.
d. Vạch ra sự thay đổi cái cũ thành cái mới, cái cao hơn. Câu 36.
Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau triết học gọi là gì?
a. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập.
b. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
c. Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.
d. Mối liên hệ của hai mặt đối lập. Câu 37.
Theo phép biện chứng duy vật, khẳng định nào sau đây ĐÚNG?
a. Thống nhất là tương đối, đấu tranh là đối. tuyệt
b. Thống nhất là tuyệt đối, đấu tranh là tương đối.
c. Thống nhất là tương đối, đấu tranh là tương đối.
d. Thống nhất là tuyệt đối, đấu tranh cũng tuyệt đối. Câu 38.
Trong mâu thuẫn biện chứng các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế nào?
a. Chỉ thống nhất với nhau.
b. Chỉ có mặt đấu tranh với nhau.
c. Vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
d. Tồn tại ngang nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Câu 39.
Trạng thái của mâu thuẫn thay đổi như thế nào trong quá trình vận động
và phát triển của sự vật?
a. Khác biệt -> đối lập -> chuyển hoá.
b. Đối lập -> khác biệt -> chuyển hoá.
c. Khác biệt -> chuyển hoá -> đối lập.
d. Đối lập -> chuyển hoá -> khác biệt. Câu 40.
Cái cũ không bị xóa bỏ hoàn toàn mà được bảo tồn trong cái mới dưới
dạng cải biến đi, đó là tính chất gì của phủ định biện chứng? a. Tính khách quan. b. Tính phức tạp. c. Tính kế thừa. d. Tính chu kỳ.
CHƯƠNG III. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Câu 41 : Sản xuất vật chất là :
a. Quá trình con người cải tạo giới tự nhiên
b. Quá trình con người tạo ra của cải cho đời sống xã hội
c. Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến
các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người.
d. Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải
biến các dạng vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Câu 42.
Trong các hình thức của sản xuất xã hội, hình thức nào quyết định sự tồn
tại, phát triển của xã hội?
a. Sản xuất tinh thần. b. Sản xuất vật chất.
c. Sản xuất ra bản thân con người.
d. Tái sản xuất vật chất. Câu 43.
Phương thức sản xuất là:
a. Cách thức con người làm ra của cải vật chất cho xã hội.
b. Sự thống nhất hữu cơ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
c. Cách thức con người tiến hành sản xuất qua các giai đoạn lịch sử
d. Cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn
lịch sử nhất định của xã hội loài người.
Câu 44. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất do yếu tố nào quyết địn h?
a. Sự phong phú của đối tượng lao động b. Do công cụ hiện đại
c. Trình độ của người lao động
d. Trình độ của lực lượng sản xuất. Câu 45.
Yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất: a. Người lao động b. Công cụ lao động c. Phương tiên lao động d. Tư liệu lao động Câu 46.
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định?
a. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
b. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
c. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
d. Quan hệ phân phối sản phẩm Câu 47.
Hiểu về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX như thế
nào là đúng trong các câu sau đây?
a. Mỗi một phương thức sản xuất mới ra đời chính là sự phù hợp của QHSX với
trình độ phát triển của LLSX
b. Ở trạng thái phù hợp thì cả ba mặt của QHSX phù hợp, thích ứng với trình độ phát triển của LLSX
c. Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù
hợp trở thành không phù hợp
d. Do yêu cầu khách quan của sự phát triển của LLSX tất yếu dẫn đến thay thế
QHSX cũ bằng QHSX mới cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để
thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển. Câu 48.
Mác viết: "Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong
kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội Tư bản chủ nghĩa". Hãy
cho biết câu nói trên phản ánh quan điểm nào?
a. Vai trò quyết định của QHSX đối với LLSX.
b. Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX.
c. LLSX và QHSX tồn tại độc lập.
d. Vai trò quyết định của ý thức tinh thần. Câu 49.
Khuynh hướng của sản xuất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến
đổi đó bao giờ cũng bắt đầu từ:
a. Sự biến đổi, phát triển của cách thức sản xuất
b. Sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất
c. Sự biến đổi, phát triển của kỹ thuật sản xuất
d. Sự phát triển của khoa học công nghệ. Câu 50.
Cơ sở hạ tầng của xã hội là:
a. Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất.
b. Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
c. Toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội.
d. Là cơ cấu công - nông nghiệp của một nền kinh tế - xã hội. Câu 51.
Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?
a. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
b. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội
c. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị
d. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tự nhiên và tinh thần Câu 52.
C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một
quá trình lịch sử - tự nhiên”, theo nghĩa:
a. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội cũng giống như sự phát triển
của tự nhiên không phụ thuộc chủ quan của con người
b. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo qui luật khách quan của xã hội
c. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội ngoài tuân theo các qui luật
chung còn bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc
d. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo các qui luật chung Câu 53.
Yếu tố nào là cơ bản nhất trong Tồn tại xã hội?
a. Điều kiện tự nhiên- hoàn cảnh địa lý.
b. Dân số và mật độ dân số.
c. Phương thức sản xuất vật chất.
d. Lực lượng sản xuất. Câu 54.
Ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà có
tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội, đó là sự thể hiện:
a. Tính vượt trước của ý thức xã hội
b. Tính định hướng của ý thức xã hội
c. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội d. Cả b và c Câu 55.
Trong các hình thái ý thức xã hội sau, hình thái ý thức xã hội
nào tác động đến kinh tế một cách trực tiếp? a. Ý thức đạo đức b. Ý thức chính trị c. Ý thức khoa học d. Ý thức thẩm mỹ Câu 56.
Qui luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã hội?
a. Qui luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
b. Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
c. Qui luật đấu tranh giai cấp trong các xã hội có giai cấp
d. Qui luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng