-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập môn tư pháp quốc tế - Law | Học viện Tòa án
1. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm dứt điểmtrong trường hợp có dẫn chiếu ngược, tòa án Việt Nam sẽáp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Law (law1) 56 tài liệu
Học viện Tòa án 144 tài liệu
Ôn tập môn tư pháp quốc tế - Law | Học viện Tòa án
1. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm dứt điểmtrong trường hợp có dẫn chiếu ngược, tòa án Việt Nam sẽáp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Law (law1) 56 tài liệu
Trường: Học viện Tòa án 144 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề 1. Khóa 1 Câu 1
1. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm dứt điểm
trong trường hợp có dẫn chiếu ngược, tòa án Việt Nam sẽ
áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ Nhận định Đúng
Vì căn cứ tại k2 Điều 668 BLDS năm 2015 quy định: Trường hợp
dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật
Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ
dấn sự sẽ được áp dụng
2. Quốc tịch của pháp nhân được xác định là quốc tịch
của nước nơi pháp nhân thành lập Nhận định Sai
Vì ngoài tiêu chí xác định quốc tịch pháp nhân là quốc tịch của nước nơi pháp
nhận thành lập thì có thể xác định theo các tiêu chí sau:
- Nơi pháp nhân đặt trụ sở: pháp nhân đặt trụ sở quốc gia nào thì mang quốc tịch quốc gia đó.
- Nơi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân: pháp nhân tiến
hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại quốc gia nào thì mang quốc tịch quốc gia đó.
Như vậy tùy từng trường hợp cụ thể các quốc gia có thể áp dụng tiêu chí này
hay tiêu chí kia đẻ xác định quốc tịch cho pháp nhân.
3. Khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài,
trong một số trường hợp Tòa án Việt Nam có thể không
áp dụng các quy định của luật tố tụng dân sự Việt Nam Nhận định Sai
Theo nguyên tắc Luật Tòa án thì Tòa án của một quốc gia khi thụ lý một vụ việc
sẽ áp dụng luật của chính nước có Tòa án đó để giải quyết, do đó khi giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng, Tòa án có thẩm quyền chỉ
áp dụng luật tố tụng của chính nước mình, nguyên do:
- Luật tố tụng mang tính chất luật công – liên quan đến lợi ích của Nhà nước và
lợi ích công cộng nghĩa là quốc gia thể hiện ý chí chủ quyền và độc lập trong
việc áp dụng pháp luật này không có một lý do gì mà lại sử dụng luật tố tụng của nước khác.
- Luật tố tụng là luật hình thức mà pháp luật mỗi quốc gia lại có quy định trình
tự, thủ tục riêng biệt (do khác nhua về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa,…)
cho nên các quốc gia sẽ theo hướn sử dụng luật tố tụng nước mình để thuận tiện cho việc xử lý vụ án.
Như vậy, khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt
Nam chỉ áp dụng các quy định của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam.
4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật áp
dụng giải quyết tranh chấp quyền tác giả có yếu tố nước
ngoài là pháp luật Việt Nam Nhận định Sai
Vì: Căn cứ Điều 679 BLDS năm 2015 quy định: Quyền sở hữu trí
tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ
Căn cứ tại k1 điều 4 luật shtt năm 2005 quy định: Quyền sở hữu
trí tuệ là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản, trí tuệ, bao
gồm cả quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp quyền tác giả
có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ
Câu 2: Phân tích cách thức giải quyết xung đột pháp luật
về năng lực chủ thể của người nước ngoài theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành?
Câu 3: Anh Lê Quốc A đăng kí kết hôn với chị Phạm Thị T
năm 2001 tại UBND phường N, quận Hoàn kiếm, Hà nội
và họ có một con chung. Năm 2008 chị T đi xuất khẩu lao
động tại Đức, khi hết thời hạn lao động chị T không về
Việt nam mà ở lại định cư tại Đức. Năm 2016 anh A phát
hiện chị T ở Đức đang chung sống với một người đàn ông
khác và chị T đã được nhập quốc tịch Đức. Ở Việt nam
anh A cũng có tình cảm và muốn xây dựng gia đình với
người phụ nữ khác. Để có thể kết hôn được tại Việt nam,
anh A phải ly hôn với chị T trước, vì vậy T10/2017 anh A
làm đơn xin ly hôn với chị T và gửi tới Tòa án Hà Nội
1. Đây có phải vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài không.Vì sao?
- Đây là vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vì:
Theo quy định của pháp luật Đức khi công dân nước ngoài muốn nhập quốc tịch
Đức thì phải thôi quốc tịch gốc, do đó khi chị T nhập quốc tịch Đức thì chị T đã
trở thành công dân nước Đức và đã thôi quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp của anh A làm đơn xin ly hôn là vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài vì:
- Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 thì vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài là: “Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài”.
- Căn cứ khoản 1, Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn có yếu tố
nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Như vậy việc anh A – quốc tịch Việt Nam gửi đơn xin ly hôn chị T – quốc tịch
Đức được xác định là vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài.
2. Tòa án Hà nội có thẩm quyền không. Vì sao?
- Tòa án Hà Nội có thẩm quyền giải quyết. Vì:
Xác định đây là vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt Nam và
công dân Đức nên căn cứ vào điểm d, khoản 1 điều 469 BLTTDS 2015 thì thuộc
thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam. (Thẩm quyền chung là thẩm quyền đối
với vụ việc mà Tòa án nước đó có thẩm quyền xét xử nhưng tòa án nước khác
cũng có thể xét xử, tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của các quốc gia. Khi mà Tòa
án nhiều nước có thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài thì quyền xét xử thuộc về Tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn
của các bên chủ thể). Như vậy, anh A nộp đơn ly hôn tại Tòa án Việt Nam thì
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Căn cứ khoản 3 Điều 35 và điểm c, khoản 1, Điều 37 BLTTDS 2015 thì hẩm
quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ khoản 2, Điều 469; điểm c, khoản 1, Điều 40: “Nếu bị đơn không có nơi
cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”. Do đó,
trường hợp chị T không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam và
đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly
hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi anh A cư trú hoặc làm việc
thụ lý và giải quyết đó là Tòa án dân thành phố Hà Nội.
Như vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ án.
3. Trong trường hợp có thẩm quyền thì Tòa án Hà nội cần
tiến hành những thủ tục tố tụng gì( khác với vụ việc
trong nước) để giải quyết vụ việc này, và luật áp dụng để
điều chỉnh quan hệ là luật nào?
Nguyên tắc Luật Tòa án là Tòa án của một quốc gia khi thụ lý một vụ việc sẽ áp
dụng luật (luật nội dung và luật hình thức) của chính nước có Tòa án đó để giải
quyết. Do dó, khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết
thì sẽ phải áp dụng pháp luật của Việt Nam, cụ thể:
- Về luật hình thức: BLTTDS 2015
- Về luật nội dung: Giữa vn và đức ko có hiệp định hỗ trợ tư pháp nên sẽ áp
dụng pháp luật quốc gia để giải quyết
Khoản 1, điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc ly hôn giữa công dân
Việt Nam và công dân nước ngoài được giải quyết theo Luật hôn nhân và gia
đình 2014. Như vậy Luật hôn nhân và gia đình 2014 được áp dụng để giải quyết
vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. - Đơn xin ly hôn
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn; trường hợp không có bản
chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn, thì phải xin giấy xác
nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng kí kết hôn.
- Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung( nếu có con chung)
- Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung Đề 1. Khóa 2 Câu 1.
1. Quy phạm xung đột là quy phạm xác định cơ quan có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài Khẳng định sai.
Vì quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng
để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
trong một tình huống cụ thể. Như vậy, quy phạm xung đột là quy phạm ấn định
luật pháp nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài chứ không phải là quy phạm xác định cơ
quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có hai
quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài là người nước ngoài Khẳng định sai.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 138/2006/NĐ- CP quy định:
“người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm ngiuwofi có
quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch”. Đồng thời căn cứ khoản 5,
Điều 3 Luật quốc tịch 2008 thì: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công
dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam”.
Như vậy, người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam là những
người mang quốc tịch của quốc gia khác hoặc người không có quốc tịch và
không mang quốc tịch Việt Nam
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật áp
dụng giải quyết các tranh chấp quyền tác giả có yếu tố
nước ngoài là pháp luật Việt Nam Khẳng định sai.
Vì theo quy định tại Điều 679 BLDS 2015: “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định
theo pháp luật của nước nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ”.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức cá nhân đối với tài sản, trí tuệ, bao
gồm cả quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Như vậy, pháp luật áp dụng giải quyết
tranh chấp quyền tác giả có yếu tố nước ngoài là pháp luật của nước nơi đối
tượng sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.
Câu 2. Phân tích hệ thuộc luật Tòa án trong tư pháp quốc tế?
Câu 3. Công ty ECO được thành lập tại Việt Nam, có trụ
sở tại Hà nội. Ngày 4/2/2017 công ty ECO đã ký một hợp
đồng nhập khẩu cá hồi với công ty MISA được thành lập
và có trụ sở tại Na Uy. Theo hợp đồng hàng hóa được vận
chuyển từ Na uy về Việt nam. Tuy nhiên trong quá trình
thực hiện hợp đồng đã có những tranh chấp liên quan
đến chất lượng cá, vì vậy phía cty ECO đã không trả đủ
số tiền thanh toán theo hợp đồng. Tháng 6/2017 cty
MISA đã khởi kiện tại Tòa án Hà Nội để yêu cầu giải
quyết vụ việc, biết rằng trong hợp đồng hai bên
đã( không có thỏa thuận chọn luật áp dụng với hợp đồng)
a. Anh chị cho biết Tòa án Hà Nội có thẩm quyền giải
quyết vụ việc trên hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý
Tình huống này là vụ án về tranh chấp hợp đồng do xung đột về lợi ích giữa
công ty ECO (Việt Nam) và công ty MISA (Nauy). Do đó, căn cứ vào điểm a,
khoản 2, Điều 464 BLTTDS 2015 xác định đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài khi “Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài”.
Xác định đây là vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài giữa công ty ECO (Việt
Nam) và công ty MISA (Nauy) nên căn cứ vào điểm đ, khoản 1 điều 469
BLTTDS 2015 thì thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam. (Thẩm quyền
chung là thẩm quyền đối với vụ việc mà Tòa án nước đó có thẩm quyền xét xử
nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử, tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của
các quốc gia. Khi mà Tòa án nhiều nước có thẩm quyền xét xử với một vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài thì quyền xét xử thuộc về Tòa án nước nào phụ
thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể). Như vậy, công ty MISA nộp đơn
khởi kiện tại Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Căn cứ khoản 3 Điều 35 và điểm c, khoản 1, Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm
quyền giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài này sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ khoản 2, điều 469; điểm a, khoản 1, Điều 39 thì Tòa án có thẩm quyền
giải quyết là Tòa nơi nơi bị đơn có trụ sở. Do đó, trường hợp công ty MISA gửi
đơn khởi kiện công ty ECO thì thẩm quyền giải quyết vụ án có yếu tố nước
ngoài do Tòa án nhân dân nơi công ty ECO có trụ sở thụ lý và giải quyết đó là
Tòa án dân thành phố Hà Nội.
Như vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ án.
b. Nếu tòa án Hà nội giải quyết thì sẽ áp dụng luật nào
để giải quyết tranh chấp hợp đồng trên?
- Về luật hình thức: Công ty MISA khởi kiện tại Tòa án Việt nam và Tòa án
Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền nên sẽ áp dụng các trình tự, thủ tục theo BLTTDS 2015
- Về luật nội dung: Do các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng nên căn cứ
vào khoản 1; điểm a, khoản 2 Điều 683 thì pháp luật của nước nơi thành lập của
pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là pháp luật của nước
có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng được áp dụng. Như vậy, về luật nội
dung thì pháp luật Nauy sẽ được áp dụng để giải quyết vụ án. Đề 2. Khóa 2 Câu 1.
1. Quy phạm xung đột là quy phạm xác định luật áp dụng giải quyết các
tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài
2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có hai quốc tịch Việt Nam
và quốc tịch nước ngoài là công dân Việt Nam
3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, luật áp dụng đối với quyền sở
hữu động sản đang trên đường vận chuyển là luật của nước nơi động sản được chuyển đến
Câu 2: Trình bày các loại nguồn của Tư pháp quốc tế và cách thức áp dụng các loại nguồn
Câu 3: Trong một hợp đồng mua bán máy móc thiết bị
được ký kết tại Việt Nam giữa cty A- bên mua( Việt nam)
và cty B- bên bán(Đức ). Hai bên thỏa thuận hàng hóa
được giao tại cảng tp Hồ Chí Minh theo điều kện CIF. Sau
khi nhận hàng, bên mua A phát hiện hàng hóa không
đúng đối tượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng nên
đã từ chối nhận hàng và không thanh toán, đồng thời
tuyên bố sẽ khởi kiện cty B nếu bên bán không thực hiện
đúng hợp đồng là giao đúng đối tượng hàng hóa và bồi
thường thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng trên.
A. Nếu cty A khởi kiện cty B thì cơ quan nào có thẩm
quyền giải quyết vụ việc nói trên? Nêu cơ sở pháp lý.
B. Nếu vụ việc được giải quyết tại Tòa án Việt Nam thì
luật nào sẽ được áp dụng?( cả luật nội dung và luật tố
tụng)? Nêu cơ sở pháp lý. Đề 2. Khóa 3 Câu 1.
1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ có đối
tượng nằm ở nước ngoài. Khẳng định này Sai
Theo k2 Điều 663 BLDS năm 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài là quan hệ dấn sự thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
b. Các bên tham gia đều là công dân việt nam, pháp nhân viêth
nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện chấp dứt quan hệ
đó xảy ra tại nước ngoài
c. Các bên tham gia đều là công dân Việt nam, pháp nhân việt
nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
2. Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ được áp dụng để
giải quyết xung đột pháp luật. Khẳng định này Sai
Vì quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào
cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể
3. Quốc gia luôn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp
trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khẳng định này Sai
Vì trong trường hợp quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp
thì quốc gia đó sẽ không còn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp nữa.
4. Pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp về quyền
sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài là pháp luật việt nam. Khẳng định này Sai
Theo quy định tại Điều 679 BLDS năm 2015 thì quyền sở hữu trí
tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ
Câu 2. Phân tích hệ thuộc “ Luật tòa án” trong tố tụng dân sự quốc tế. Trang 76-77 giáo trình
Câu 3. Trong một hợp đồng mua bán máy móc thiết bị
được ký kết tại Việt Nam giữa cty A- bên mua( Việt nam)
và cty B- bên bán(Đức ). Hai bên thỏa thuận hàng hóa
được giao tại cảng tp Hồ Chí Minh theo điều kện CIF. Sau
khi nhận hàng, bên mua A phát hiện hàng hóa không
đúng đối tượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng nên
đã từ chối nhận hàng và không thanh toán, đồng thời
tuyên bố sẽ khởi kiện cty B nếu bên bán không thực hiện
đúng hợp đồng là giao đúng đối tượng hàng hóa và bồi
thường thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng trên.
A. Nếu cty A khởi kiện cty B thì cơ quan nào có thẩm
quyền giải quyết vụ việc nói trên? Nêu cơ sở pháp lý.
- Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 464 BLTTDS quy định thì vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự khi có ít nhất
một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
Trong trường hợp trên là vụ án án tranh chấp về hợp đồng mua
bán có yếu tố nước ngoài. Cụ thể là tranh chấp mua bán máy
móc, thiết bị giữa bên mua cty A ( việt nam) và bên bán cty B ( Đức).
- Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS về thẩm
quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài quy định: Tòa án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong
trường hợp :” Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng quan hệ
đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam”
Trong trường hợp này thì hợp đồng được ký kết tại Việt Nam
nên vụ án tranh chấp này thuộc thẩm quyền chung. Do đó Tòa
án Việt Nam và Tòa án Đức đều có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp 1: Nếu hai bên có thỏa thuận Tòa án Đức giải quyết
vụ án trên thì Tòa án Đức sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nếu hai
bên thỏa thuận Tòa án Việt Nam giải quyết vụ án trên thì Tòa
án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết
Trường hợp 2: Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án
Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 469 BLTTDS quy định: “ sau khi xác
định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của
chương này, tòa án áp dụng các quy định tại chương 3 luật này
để xác định thẩm quyền của tòa án cụ thể giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài”.
Căn cứ khoản 3 Điều35 BLTTDS quy định: “ những tranh chấp,
yêu cầu quy định tại k1,2 điều này mà có đương sự hoặc tài sản
ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện
nước CHXHCNVN ở nước ngoài, cho tòa án, cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân cấp huyện”. Do đó vụ án này Tòa án nhân dân
cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS quy định: “Nếu tranh
chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết”. Trong
trường hợp này thì Tòa án TP HCM có thẩm quyền giải quyết.
B. Nếu vụ việc được giải quyết tại Tòa án Việt Nam thì
luật nào sẽ được áp dụng?( cả luật nội dung và luật tố
tụng)? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo nguyên tắc luật Tòa án thì tòa án của một quốc gia khi thụ
lý một vụ việc sẽ áp dụng luật( luật nội dung và luật hình thức)
của chính nước có Tòa án đó giải quyết.
Áp dụng luật TTDS năm 2015 ( điều 464)
Áp dụng BLDS năm 2015 ( khoản 1 điều 683) Đề 3. Khóa 3 Câu 1.
1. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế các quan hệ pháp
luật có yếu tố nước ngoài Sai vì đối tượng điểu chỉnh của tư
pháp quốc tế là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại,
hôn nhân và gia đình, lao đồn, tố tụng dân sự ... có yếu tố nước
ngoài. Nói theo cách khác, đối tượng điều chỉnh của tư pháp
quốc tế là các quan hệ dân sự( theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.
2. Xung đột pháp luật là trường hợp có hai hay nhiều cơ quan
tài phán đều có thể có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài Sai vì xung đột pháp luật là hiện tượng
hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng
có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài( quan hệ tư pháp quốc tế)
3. Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập tại Việt
nam nhưng có 100% vốn đầu tư nước ngoài Sai Vì theo quy định
của pháp luật việt nam, thì pháp nhân nước ngoài là pháp nhân
được thành lập theo pháp luật nước ngoài
tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 138/2006/ND-CP ngày
15/11/2006, điều 80. 676 bộ luật dân sự 2015
4. Pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp về hợp đồng có
yếu tố nước ngoài là pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó
nhất với hợp đồng Sai Vì căn cứ khoản 1 Điều 683 BLDS 2015
quy định: các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa
chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng trừ một số trường hợp
quy định trong bộ luật dân sự 2015. Do đó trường hợp mà các
bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của
nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng sẽ được áp dụng.
Câu 2. Phân tích vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử
trong tố tụng dân sự quốc tế Trang 167
Xung đột về thẩm quyền là trường hợp trong một vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài, cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước
đều có thể có thẩm quyền giải quyết.
- Nguyên nhân của xung đột thẩm quyền này do:
+ Chủ quyền của quốc gia đối với quyền tài phán. Mỗi quốc gia
đều xây dựng hệ thống pháp luật, cơ quan tư pháp quốc tế
riêng để giải quyết các vụ việc dân sự có tính chất quốc tế
+ Không có quy trình thủ tục tố tụng dấn sự quốc tế
+ Nguyên tắc mở rộng thẩm quyền theo các dấu hiệu chung giống nhau
Câu 3. Công ty ECO được thành lập tại Việt Nam, có trụ
sở tại Hà nội. Ngày 4/2/2017 công ty ECO đã ký một hợp
đồng nhập khẩu cá hồi với công ty MISA được thành lập
và có trụ sở tại Na Uy. Theo hợp đồng hàng hóa được vận
chuyển từ Na uy về Việt nam. Tuy nhiên trong quá trình
thực hiện hợp đồng đã có những tranh chấp liên quan
đến chất lượng cá, vì vậy phía cty ECO đã không trả đủ
số tiền thanh toán theo hợp đồng. Tháng 6/2017 cty
MISA đã khởi kiện tại Tòa án Hà Nội để yêu cầu giải
quyết vụ việc, biết rằng trong hợp đồng hai bên
đã( không có thỏa thuận chọn luật áp dụng với hợp đồng)
a. Anh chị cho biết Tòa án Hà Nội có thẩm quyền giải
quyết vụ việc trên hay không? Nêu rõ căn cứ pháp lý
Tình huống này là vụ án về tranh chấp hợp đồng do xung đột về lợi ích giữa
công ty ECO (Việt Nam) và công ty MISA (Nauy). Do đó, căn cứ vào điểm a,
khoản 2, Điều 464 BLTTDS 2015 xác định đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài khi “Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài”.
Xác định đây là vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài giữa công ty ECO (Việt
Nam) và công ty MISA (Nauy) nên căn cứ vào điểm đ, khoản 1 điều 469
BLTTDS 2015 thì thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam. (Thẩm quyền
chung là thẩm quyền đối với vụ việc mà Tòa án nước đó có thẩm quyền xét xử
nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử, tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của
các quốc gia. Khi mà Tòa án nhiều nước có thẩm quyền xét xử với một vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài thì quyền xét xử thuộc về Tòa án nước nào phụ
thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể). Như vậy, công ty MISA nộp đơn
khởi kiện tại Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Căn cứ khoản 3 Điều 35 và điểm c, khoản 1, Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm
quyền giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài này sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ khoản 2, điều 469; điểm a, khoản 1, Điều 39 thì Tòa án có thẩm quyền
giải quyết là Tòa nơi nơi bị đơn có trụ sở. Do đó, trường hợp công ty MISA gửi
đơn khởi kiện công ty ECO thì thẩm quyền giải quyết vụ án có yếu tố nước
ngoài do Tòa án nhân dân nơi công ty ECO có trụ sở thụ lý và giải quyết đó là
Tòa án dân thành phố Hà Nội.
Như vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ án.
b. Nếu tòa án Hà nội giải quyết thì sẽ áp dụng luật nào
để giải quyết tranh chấp hợp đồng trên?
- Về luật hình thức: Công ty MISA khởi kiện tại Tòa án Việt nam và Tòa án
Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền nên sẽ áp dụng các trình tự, thủ tục theo BLTTDS 2015 - Về luật nội dung:
Do các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng nên căn cứ vào khoản 1; điểm
a, khoản 2 Điều 683 thì pháp luật của nước nơi thành lập của pháp nhân đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là pháp luật của nước có mối quan hệ gắn
bó nhất với hợp đồng được áp dụng. Như vậy, về luật nội dung thì pháp luật
Nauy sẽ được áp dụng để giải quyết vụ án. Bài kiểm tra giữa kì Câu 1:
1. Xung đột pháp luật là trường hợp pháp luật các nước
có quy định mâu thuẫn, xung đột với nhau về giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Khẳng định này Sai. Vì:
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp
luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều
chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước
ngoài( quan hệ tư pháp quốc tế)
Do đó xung đột pháp luật không phải là trường hợp pháp luật
các nước có quy định mâu thuẫn, xung đột với nhau về giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
2. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có hai
quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài là người nước ngoài
Khẳng định này Sai. Vì:
Theo quy địng tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số138/2006/ND-CP
ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của bộ
luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì: “người
nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm
người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch”
Tại Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung
năm 2014 quy định như sau: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Viêt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch
là quốc tịch Việt Nam”. Tại khoản 5 Điều 3 Luật này thì: Người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người
không có quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam. Vậy
nên người nào mang hai quốc tịch nhưng có một quốc tịch là
Việt Nam thì là công dân nước Việt Nam.
3. Năng lực chủ thể của người nước ngoài chỉ được xác định
theo pháp luật nước người đó có quốc tịch Sai vì khi tham gia
vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài , năng lực chủ thể
của người nước ngoài cùng một lúc có thể chịu sự điều chỉnh
của hai hay nhiều hệ thống pháp luât khác nhau ( pháp luật của
nước mà người đó mang quốc tịch, pháp luật của nước mà
người đó cư trú hoặc pháp luật của nước nơi người đó thực hiện
hành vi...). Do vậy năng lực chủ thể của người nước ngoài
không chỉ được xác định theo pháp luật nước người đó có quốc
tịch mà còn được xác định theo pháp luật của các nước nơi
người đó cư trú hoặc nơi người đó thực hiện hành vi
Câu 2: Phân tích hệ thuộc luật nhân thân trong tư pháp
quốc tế? Cho ví dụ minh họa.
Hệ thuộc luật nhân thân (Lex personalis) thường được áp dụng
trong mối quan hệ liên quan đến nhân thân của con người như
các quan hệ về năng lực pháp luật và năng lực hành vi, các
quan hệ về hôn nhân, gia đình, thừa kế động sản,… Luật nhân
thân thường tồn tại dưới hai dạng là hệ thuộc luật quốc tịch và
hệ thuộc luật nơi cư trú.
Hệ thuộc luật quốc tịch (Lex patriae) là hệ thống pháp luật của
nước mà đương sự là công dân hay đương sự có quốc tịch, loại
hệ thuộc này phổ biến tại các quốc gia theo hệ thống luật Civil
Law, Việt Nam cũng là một nước theo hệ thống này. Ví dụ:
khoản 1, Điều 673 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật
của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người
đó có quốc tịch”, cụ thể như người có quốc tịch Hoa Kỳ thì xác
định năng lực pháp luật cá nhân của họ theo pháp luật Hoa Kỳ, …
Hệ thuộc luật nơi cư trú (Lex domicilii) là hệ thống pháp luật của
nước mà đương sự cư trú, loại hệ thuộc này phổ biến tại các
nước theo hệ thống luật Common Law. Ví dụ: quy phạm xung
đột sử dụng dụng hệ thuộc luật nơi cư trú tại Điều 682 BLDS
2015: “Giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi
người được giám hộ cư trú”, cụ thể A là người Việt Nam mồ côi
cha mẹ thì khi Tòa án xác định người giám hộ cho A thì phải
theo pháp luật Việt Nam nơi A cư trú.
Hệ thuộc luật nhân thân trong tư pháp quốc tế áp dụng để giải
quyết các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân như: năng
lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; xác định một
người là chết hay mất tích; các quan hệ hôn nhân gia đình (kết
hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, vợ chồng, con cái,
giám hộ, nuôi con nuôi,…); thừa kế tài sản là động sản.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hệ thuộc
luật nhân thân, điển hình như hầu hết các nước ở Châu Âu
(Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,…) áp dụng luật quốc
tịch cho quy chế nhân thân. Đồng thời một số quốc quốc gia áp
dụng đồng thời cả hai luật quốc tịch và luật nơi cư trú như: Áo,
Thụy Sĩ, Hungary, Mexico,… Tại Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật
quốc tịch và hệ thuộc luật nơi cư trú để giải quyết xung đột về
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.