-
Thông tin
-
Hỏi đáp
ÔN TẬP THI CUỐI KÌ TRIẾT HỌC | Triết học - MacLenin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Ôn tập thi cuối kỳ Triết học - MacLenin" là một phần quan trọng của quá trình học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, sinh viên sẽ được ôn lại và củng cố kiến thức về lịch sử và phát triển của triết học Mác - Lenin, các lý thuyết cơ bản của triết học này, cũng như ứng dụng của nó trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị. Qua việc ôn tập, sinh viên sẽ chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối kỳ và củng cố kiến thức để áp dụng trong thực tiễn sau này.
Triết học - Mac Lênin 19 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
ÔN TẬP THI CUỐI KÌ TRIẾT HỌC | Triết học - MacLenin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Ôn tập thi cuối kỳ Triết học - MacLenin" là một phần quan trọng của quá trình học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, sinh viên sẽ được ôn lại và củng cố kiến thức về lịch sử và phát triển của triết học Mác - Lenin, các lý thuyết cơ bản của triết học này, cũng như ứng dụng của nó trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị. Qua việc ôn tập, sinh viên sẽ chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối kỳ và củng cố kiến thức để áp dụng trong thực tiễn sau này.
Môn: Triết học - Mac Lênin 19 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299
ÔN TẬP THI CUỐI KÌ TRIẾT HỌC - Quỳnh Như EF
Triết học Mác Lenin (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 – TRIẾT HỌC MÁC –LÊ NIN ⚫
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, từ đó
rút ra ý nghĩa phương pháp luận (Nguyên tắc khách quan). Vận dụng ?
a. Vật chất (VC) là gì ? Vật chất là một phạm trù triết học, chỉ hiện thực
khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép
lại, chụp lại và phản ánh, tồn tại độc lập với cảm giác. Đặc điểm của VC : Vận
động là thuộc tính cố hữu của VC. VC tồn tại bằng cách vận động (cách thức tồn
tại) và thông qua vận động mà biểu hiện sự tồn tại của nó (hình thức tồn tại). Vận
động tồn tại vĩnh viễn và gắn liền với bản thân VC.
b. Ý thức (YT) là gì ? Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan
của bộ não con người. Kết quả của YT là hình ảnh chủ quan về TG. (mang tính
chủ quan của người phản ánh).
Nguồn gốc tự nhiên: YT có được nhờ sư tác động của bộ
não con người trên cơ sở các quá trình sinh lý thần kinh và có Nguồn gốc
sự phản ánh tác động của thế giới lên não bộ con người
của YT:
Nguồn gốc xã hội: YT chỉ có thể được hình thành trong Xh
khi con người có lao động. Thông qua lao động, con người hình
thành ngôn ngữ (nói và viết). Như vậy, nguồn gốc Xh của YT là lao
động và ngôn ngữ.
c. Mối quan hệ giữa VC và YT: (Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và
tác động qua lại lẫn nhau.) Vật chất quyết định YT và YT tác động tích cực trở lại
vật chất.
1. VC quyết định YT: vì
*VC là nguồn gốc cho sự ra đời và tồn tại của YT: YT bắt nguồn từ 2 nguồn
gốc TN và XH. Nguồn gốc tự nhiên (não bộ, thế giới) và nguồn gốc xã hội (lao 1 lOMoAR cPSD| 40190299 December 28, 2023
động, ngôn từ) đều là vật chất. Như vậy, VC là cơ sở của YT và VC quy định nội
dung và hình thức biểu hiện của YT.
*Điều kiện VC như thế nào thì sẽ sinh ra YT như thế ấy:
Ví dụ: Vật chất: Một đứa trẻ thường xuyên bị la mắng, hạ thấp giá trị, chỉ
trích mỗi khi làm sai thì khi lớn lên sẽ hình thành Ý thức cho rằng bản thân mình
là người kém cỏi và không làm được việc gì, nhút nhát, tự ti.
*Khi điều kiện VC biến đổi thì YT cũng biến đổi theo:
Ví dụ: Vật chất: Thời chiến tranh, con người không có đủ cơm ăn áo mặc
=> Ý thức: Mong muốn “ăn no mặc ấm”
Vật chất: Sau khi hòa bình lập lại, sản xuất phục hồi, đất nước không còn
chiến tranh => Ý thức: Nghĩ tới những thứ cao sang hơn, “ăn ngon mặc đẹp”
*VC phát triển đến đâu thì YT hình thành và phát triển đến đó.
VC quyết định cả hình thức lẫn nội dung của YT
2. YT không chỉ chị sự tác động 1 chiều của VC mà còn tác động ngược trở
lại, thúc đẩy hoặc kìm hãm điều kiện VC. YT tác động trở lại VC thông qua các bước:
*Chủ thể tác động với khách thể, thu nhận thông tin từ đối tượng.
*Từ thông tin, căn cứ trên điều kiện thực tế, chủ thẻ xây dựng mô hình lý
thuyết, dưới dạng hình ảnh tinh thần của đối tượng.
*Đưa mô hình vào thực tiễn, biến lý thuyết thành hiện thực thông qua
hoạt động thực tiễn của con người
d.Ý nghĩa phương pháp luận: (nguyên tắc khách quan)
Từ mối quan hệ giữa VC và YT, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần
phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, vì: 2 lOMoAR cPSD| 40190299 December 28, 2023
-Vì VC quyết định YT nên nguyên tắc khách quan yêu cầu khi nhận thức và
hành động (nghĩ và làm) phải tôn trọng xuất phát, dựa vào điều kiện VC.
-Vì YT có khả năng tác động trở lại VC con người cần phải có tính năng
động sáng tạo của YT, đề xuất các giải pháp, phương hướng, cách giải quyết vấn
đề để cải tạo hoạt động thực tiễn theo hướng tiến bộ, tích cực hơn hôm nay.
Câu 2: Phân tích nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến. Từ đó rút ra ý
nghĩa phương pháp luận và vận dụng. (Nguyên tắc toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể)
a. Mối liên hệ là gì ? : Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các
mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố,
bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. (Vd: Công
cụ lao động tác động tới đối tượng lao động, đối tượng lao động ảnh
hưởng tới công cụ lao động.)
+Đối tượng A như thế nào thì đối tượng B như thế ấy và ngược lại (quy
định lẫn nhau): Vd: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích
thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm
áp. Voi, gấu sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn, lớp lông và mỡ
dày hơn là voi, gấu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
+Các đối tượng tác động lẫn nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, mạnh yếu
khác nhau: Vd: Dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến những vấn đề của xã hội như
việc làm, dân số, sức khỏe, sự tồn vong của nhân loại. Bên cạnh đó, nó cũng gián
tiếp thay đổi nhận thức của người dân về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống.
+A biến đổi thì B cũng biến đổi và ngược lại (Chuyển hóa lẫn nhau): Vd:
Con người ăn nhiều (biến đổi trong thói quen sinh hoạt) => Dạ dày to hơn =>
Mau đói hơn, ăn nhiều hơn => Tăng cân (biến đổi trong quá trình trao đổi chất)
Gọi là mối liên hệ phổ biến vì chúng tồn tại ở khắp mọi nơi, trong tự
nhiên, xã hội và tư duy Khách quan
b. Tính chất của mối liên hệ phổ biến: Phổ biến VT QUỳnh Như 3 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023 Đa dạng, phong phú
-Khách quan: Đây là cái vốn có của bản thân sự vật, tồn tại độc lập và không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan hay nhận thức của con người. Sở dĩ mối liên hệ có
tính khách quan là do thế giới vật chất có tính khách quan. Con người chỉ có thể
nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
-Phổ biến: Dù ở bất kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các
mối liên hệ đa dạng, không chỉ giữa các sự vật với nhau mà còn giữa các mặt
trong cùng sự vật hiên tượng.
-Đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên
hệ khác nhau; một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau. Một mối
liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì tính chất, vai trò cũng
khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vai trò của các mối liên hệ
khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định.
c. Nguyên tắc toàn diện:
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại
với nhau; do vậy, khi xem xét đối tượng cụ thể cần tuân theo nguyên tắc toàn
diện. Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái
quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động
nhận thức và thực tiễn như sau:
• Khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh
thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các
thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Vd: Khi đánh giá nguyên nhân gây bệnh ung thư,cần xem xét mối liên hệ
của nó với yếu tố di truyền, gen, môi trường sống, chế độ sống (ăn uống sinh hoạt thói quen,..),…vv
• Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối
tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại,
bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự VT QUỳnh Như 4 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ
và tác động qua lại của đối tượng.
Vd: Khi xem xét công cuộc nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư, bên cạnh
những thành tựu nhất định (kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, sàng lọc phát hiện sớm,
cấy ghép tế bào gốc, chỉnh sửa gene,..) thì thực tế không thể phủ nhận là tỉ lệ mắc
và tử vong do ung thư của VN vẫn đang ở mức cao so với TG. Tuy nhiên, thành
tựu vẫn là tất yếu vì rất nhiều người đã kéo dài sự sống nhờ những phương pháp này.
• Cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá
khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó, kể cả các mặt của
các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định.
Vd: Tuy có những thành t ựu mới nhưng tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung
thư hàng năm ở VN vẫn rất cao => Nguyên nhân (cơ bản – ko cơ bản, chủ y ếu –
thứ yếu): Không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận các phương pháp đó, các
cơ sở y tế trình độ yếu kém, mỗi cơ địa có độ đáp ứng khác nhau,quan điểm
tôn giáo, mê tín dị đoan ảnh hưởng việc điều trị… => Giải pháp trong tương lai.
Câu 3: Nguyên lí về sự phát triển:
1. Phát triển là gì?
-Là một phạm trù triết học, dùng để chỉ 1 quá trình vận động theo khuynh
hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn.
-Cần phân biệt vận động và phát triển. Vận động là mọi biến đổi nói
chung, có ngoại diên rộng hơn phát triển. Phát triển phải gắn liền với sự ra đời
của cái mới.
Ví dụ: Trẻ em sinh ra có bộ não chưa hoàn thiện. Trải qua quá trình nuôi
dưỡng, bộ não dần phát triển to hơn về kích thước, tăng các liên kết thần kinh và VT QUỳnh Như 5 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
hoàn thiện về chức năng. Bộ não lúc này có thể thực hiện nhiều hoạt động
phức tạp hơn như học, tăng khả năng ghi nhớ. Khách quan
Tính chất của sự phát triển: Phổ biến Đa dạng, phong phú
*Khách quan: Phát triển có tính khách quan vì
-Sinh vật, hiện tượng có tính đa dạng, sự vận động của sinh vật, hiện
tượng cũng rất đa dạng, ko tuân theo ý muốn của con người. Con người có thể
tác động một phần, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển nhưng ko kiểm soát
hoàn toàn theo ý muốn của con người được. *Phổ biến:
-Sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi, trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều
có sự phát triển.
Ví dụ: Sự phát triển của vi rút Corona. Khi mới xuất hiện, Covid-19 ở thể
đơn giản, hệ miễn dịch của cơ thể còn dễ nhận ra và chưa gây nhiều biến chứng
ở người bệnh. Sau đó, Covid-19 phát triển, đột biến thành các thể Beta, Delta,
Omicron có cấu trúc di truyền phức tạp hơn để lẩn trốn hệ miễn dịch, gây nhiều
biến chứng âm thầm và có tốc độ lây truyền chóng mặt.
*Đa dạng, phong phú:
-Không có xu thế phát triển nào giống xu thế phát triển nào vì thế giới rất đa dạng.
-Các sự vật, hiện tượng lại có quá trình lịch sử cụ thể của nó nên sự phát
triển của mỗi bối cảnh là khác nhau. VT QUỳnh Như 6 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
-Sự vật trong tiến trình phát triển (đặc biệt là con người còn có cái tôi riêng,
có xu thế làm mới bản thân mình,..) đã làm cho sự phát triển mang tính đa dạg và phong phú.
Ví dụ: Trong cùng một gia đình, người ch ị sinh năm 1993 sẽ có xu thế phát
triển về tư tưởng, nhận thức khác với người em gái sinh năm 2005.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
Hiểu về sự phát triển, trong nhận thức và hoạt động cần phải tuân thủ quan điểm phát triển:
-Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với phát triển vì
sự phát triển là không theo ý muốn của con người.
-Sự phát triển không phải lúc nào cũng đi theo 1 đường thẳng nên chúng
ta phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp, đầy mâu thuẫn của nó.
Câu 4: Quy luật lượng – chất và ý nghĩa phương pháp luận :
a. Chất là gì ? Lượng là gì ? Chất là gì ? Lượng là gì ?
-Là một phạm trù triết học
-Chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
-Chỉ sự thống nhất hữu cơ của những
-Chỉ về mặt số lượng các yếu tố cấu
thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ
thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ,
không phải cái khác.
nhịp điệu của sự vận động, phát triển
của sự vật
-Ví dụ: Cùng là cây nhưng có cây vỏ
-Ví dụ: Nước được cấu thành bởi 2 ầ ỏ ẵ
s n, có cây v nh n. Cùng là loài linh
nguyên tử hidro và oxy
trưởng nhưng con người có khả năng
cải tạo tự nhiên còn loài vượn thì không
b. Mối quan hệ giữa chất và lượng : VT QUỳnh Như 7 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
-Sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất.
-Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất thông
qua bước nhảy.
-Chất mới ra đời, tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới => Đây là
phương thức phổ biến của quá trình vận động và phát triển.
=> Tích lũy về lượng dẫn đến biến đổi về chất là quy luật chỉ ra cách thức của
sự phát triển.
*Bước nhảy là gì ? Là giai đoạn chuyển hoá về chất do những thay đổi
về lượng trước đó sinh ra.
*Điểm nút là gì ? Là giới hạn tại đó những sự thay đổi của lượng trực
tiếp dẫn đến những thay đổi về chất
Ví dụ: Sự thống nhất lượng chất trong học tập: Một học sinh c ấp 3 trong
3 năm 10 11 12 luôn học tập chăm chỉ, trau dồi kiến thức chính là đang tích lũy
về lượng. Giai đoạn tốt nghiệp với kì thi đại học chính là một bước nhảy. Nếu
học sinh đó đã tích lũy đủ lượng về kiến thức thì sẽ vượt qua kì thi đại học và
ngày có kết quả đậu đại học chính là một điểm nút. Học sinh đó chính thức
chuyển từ một học sinh cấp 3 sang một sinh viên đại học.
Trong tình yêu: 2 người xa lạ gặp và quen biết nhau, trở thành bạn của
nhau. Ban đầu, họ chỉ là những người quen biết bình thường, nhờ quá trình tiếp
xúc và trao đổi hằng ngày, họ nhận ra các điểm tính cách thú vị của nhau và hi ểu
hơn về nhau. Dần dần, khi sự tích lũy về lượng đã đủ nghĩa là họ đã biết nhau đủ
lâu, tìm hiểu đủ sâu thì tình bạn ban đầu phát triển thành tình yêu. Lúc này,
một trong hai người sẽ thực hiện một bước nhảy là quá trình theo đuổi người
còn lại và khoảnh khắc tỏ tình chính là điểm nút để chính thức chuyển từ bạn
bè sang người yêu.
b. Ý nghĩa phương pháp luận: VT QUỳnh Như 8 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
-Từ quá trình nghiên cứu mqh giữa lượng và chất, người ta rút ra {
nghĩa phương pháp luận như sau:
+Phải coi trọng cả 2 loại chỉ tiêu về phương diện chất lượng của sự vật,
tạo nên nhận thức toàn diện.
+Tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thẻ
làm thay đổi về chất của sự vật. Đồng thời có thể phát huy chất mới theo
hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
+Cần khắc phục tư tưởng nôn nóng, bảo thủ, trì trệ trong hoạt động thực tiễn.
+Bước nhảy của sự vật là hết sức đa dạng, do vậy cần phải có sự vận d
ụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện,
từng lĩnh vực cụ thể. Cần nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc
đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.
-Ví dụ: Trong quá trình phát triển bản thân của cá nhân: Không nên chỉ tập
trung thay đổi về lượng mà còn phải chú trọng thay đổi về chất. Nếu chỉ học thật
nhiều nhưng mãi không đạt được thành tựu nào thì sự tích lũy về lượng đó chưa
đủ hoặc chưa đúng cách nên chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Phải đi nhiều, trải
nghiệm nhiều để tích lũy kinh nghiệm để dần dần thay đổi tư duy và phong cách
sống. Mỗi người cần nhớ rằng, sự biến đổi về chất cần nhiều thời gian và nỗ lực,
không thể nôn nóng muốn nhìn thấy thành quả ngay ngày mai mà phải nỗ lực mỗi
ngày, kiên trì tiếp thu kiến thức, đọc sách, gặp gỡ nhiều người thì trong tương lai
mới đạt được hình ảnh mà bản thân mong muốn. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư
tưởng bảo thủ cho rằng, bản thân mình đã đủ hiểu biết, đủ tốt nên không cần thay
đổi nữa, không lắng nghe ý kiến đóng góp của ai trong khi vẫn tồn tại nhiều cái lạc
hậu. Hoặc cũng có người trì trệ, không chịu thay đổi, cho rằng sự thay đổi
về chất sẽ đến vào lúc nó cần đến mà không hiểu rằng không có áp lực thì
không có kim cương.
Câu 5: Quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập): VT QUỳnh Như 9 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
a. Mặt đối lập là gì ?
- Là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt tồn tại trong sự vật có
mang những đặc điểm, tính chất biến đối theo khuynh hướng trái ngược nhau.
- Sự tồn tại của các mặt đối lập trong sự vật là khách quan và phổ biến.
Bất kz sự vật nào cũng có hai hoặc nhiều mặt đối lập; và cứ hai mặt đối lập có
liên hệ, tác động lẫn nhau thì tạo thành một mâu thuẫn biện chứng.
Ví dụ: Trong nguyên tử có hạt mang điện tích dương; có hạt mang điện
tích âm. Trong cơ thể sinh vật có quá trình đồng hoá, có quá trình dị hoá, có hệ
thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm.
b. Mâu thuẫn và mâu thuẫn biện chứng là gì ?
- Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành
mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn là một kết cấu chỉnh thể trong đó tồn tại hai
mặt đối lập. Hai mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với
nhau, quy định mọi quá trình diễn ra của sự vật hiện tượng đó.
- Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm triết học dùng để chỉ sự liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng.
-Tính chất: Là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện
chứng tồn tại khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Mâu thuẫn biện chứng mang tính khách quan vì mọi sự vật trong tự
nhiên, xã hội và tư duy không phải là cái gì hoàn toàn thuần nhất mà là một hệ
thống các yếu tố, các mặt, các khuynh hướng trái ngược nhau, liên hệ hữu cơ
với nhau, tạo nên những mâu thuẫn vốn có của sự vật. Như vậy mâu thuẫn
không do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Nó là cái vốn có của sự vật.
+ Mâu thuẫn biện chứng mang tính phổ biến, tồn tại trong cả tự nhiên, xã
hội và tư duy. Không có sự vật nào không có mâu thuẫn, mâu thuẫn này mất đi
thì mâu thuẫn khác xuất hiện, từ đó sự vật phát triển không ngừng. VT QUỳnh Như 10 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
c. Sự thống nhất của các mặt đối lập ?
-Khái niệm: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại
không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn
tại của mặt kia làm tiền đề. Không có mặt này thì cũng không có mặt kia và ngược lại.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang
nhau của chúng. Sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ có tính chất tạm thời,
tương đối, chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Đó chính là nguyên
nhân của trạng thái đứng im tương đối của các sự vật hiện tượng.
d. Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
-Khái niệm: Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo
xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
*Tuy nhiên: Không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu
lẫn nhau của các mặt đó. Sự thủ tiêu lẫn nhau c ủa các mặt đối lập chỉ là một
trong những hình thức đấu tranh của các mặt đối lập.
-Tính chất: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá t ình phức tạp. uá
trình đó có thể chia ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm
riêng của nó. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nói lên mặt biến đổi thường
xuyên của sự vật, qui định sự tự vận động của sự vật và hiện tượng trong
thế giới khách quan. Đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối qui
định tính tuyệt đối của sự vận động, phát triển của sự vật. e. Mối liên hệ:
-Nội dung quy luật: Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan
hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng
im, sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh có mối quan hệ gắn bó với
tính tuyệt đối của sự vận động và sự phát triển.
Do đó sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt
đối lập là tuyệt đối. Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vì: trong mọi sự vật
hiện tượng đều có mâu thuẫn và mâu thuẫn quán xuyến từ đầu đến cuối quá VT QUỳnh Như 11 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
trình phát triển của sự vật. Tính tuyệt đối của sự đấu tranh của các mặt đối lập
nói lên sự vận động, sự biến đổi liên tục của sự vật, hiện tượng. Đấu tranh của
các mặt đối lập là điều kiện quan trọng nhất, có tính quyết định đối với sự
chuyển hóa của các mặt đối lập.
Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
f. Phương pháp luận:
Trong tiến trình nhận thức sự vật, việc nhận thức mâu thu ẫn, trước hết chúng ta
nhận sự vật như một thực thể đồng nhất. Từ đó phân tích để phát hiện ra sự khác
nhau, sự đối lập và sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập để biết được nguồn gốc
của sự vận động và sự phát triển. Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn
diện các mặt đối lập; theo dõi quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng
mặt đối lập; nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại, và điều kiện chuyển hoá
của các mặt. Đồng thời, cũng phải xem xét các mâu thuẫn cụ thể với vai trò, vị trí
và mối quan hệ của nó. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự
vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu
thuẫn. Hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu
thuẫn của nó. Muốn vậy, phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn.
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi. Cho nên, chúng ta
không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện;
cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách t ự phát, phải cố
gắng tạo điều kiện thúc đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và tìm ra phương thức,
phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn
để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế.
Câu 6: Mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức :
a. Thực tiễn là gì ? Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn
? Thực tiễn có vai trò ntn với nhận thức ?
-Là toàn bộ hoạt động VẬT CHẤT có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người, nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. VT QUỳnh Như 12 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
+ Nghĩa là hoạt động mà con người sd những công cụ, phương tiện vật
chất, tác động vào những đối tượng vật chất để tạo ra của cải, vc phục vụ cho
nhu cầu của con người
+ Các hoạt động vc đều là các hoạt động có mục đích và mang tính lịch sử
xã hội => Thì gọi là hoạt động thực tiễn. Có mục đích nghĩa là nhằm vào cái gì,
tạo ra cái gì. Những hd ko có mục đích không được xem là hoạt động thực tiễn.
CHỉ những hoạt động nhằm cải biến tự nhiên và xã hội mới được xem là hoạt
động thực tiễn.
+Các hoạt động vc đều mang tính lịch sử xã hội bởi vì tương ứng với
trình độ của con người, qua những thời kì kì lịch sử khác nhau, con người có
cách thức sản xuất vc khác nhau.
Hoạt động sx vật chất
Hoạt động chính trị xã hội
Thực nghiệm khoa học
-Hoạt động cơ bản đầu tiên của con người với thế giới là tìm kiếm cái ăn, cái
mặc,v..v.. từ những hoạt động đó đưa con người đến lao động và sản xuất.
Hoạt động sx vật chất trong ti ến trình lịch sử của con người trải qua những
hình thức khác nhau, tùy từng giai đoạn, thời kì, hoàn cảnh lịch sử.
Vd: Hoạt động sản xuất vật chất: Sản xuất bánh trung thu
Thời kì 1: Những năm 90- 2000 => Bánh trung thu thời kì này có vị rất ngọt, nhiều
mỡ, ăn mau ngán, chỉ có nhân thập c ẩm => Cả gia đình phải quây quần cùng nhau
ăn chiếc bánh vì mỗi ng chỉ có thể ăn một phần nhỏ, phải uống với trà nhâm nhi.
Thời kì 2: Hiện nay => Bánh được làm nhi ều loại nhân, nhiều hình thức, vị ngọt
được gia giảm, kích thước bánh nhỏ hơn nên một người có thể ăn hết một cái
=> Gia đình không còn quây quần, bánh trung thu trở thành một món quà để
biếu tặng chứ không đơn thuần mang { nghĩa mừng Trung Thu nữa.
b. Vai trò của thực tiễn: VT QUỳnh Như 13 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
-Là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
+ Cơ sở của nhận thức: nghĩa là thông qua hoạt động thục tiễn, các đối
tượng bộc lộ thuộc tính của nó, làm cơ sở cho hoạt động nhận thức. Vd: Giao
đồ ăn => Cơ sở cho nhận thức về khách hàng => CƠ sở để cải tiến các app
+Động lực của nhận thức: bởi vì
*Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tạo ra máy móc, thiết bị
công nghệ,vv.. hỗ trợ cho hd nhận thức được nhanh và chính xác hơn.
*Thực tiễn cũng tạo ra kĩ năng, năng lực, trình độ và hoàn thiện con người, chủ
thế của quá trình nhận thức để giúp cho nhận thức được nhanh và mạnh hơn.
+ Mục đích của nhận thức: nghĩa là nhờ có thực tiễn tạo ra cái nhu cầu
khiến hoạt động nhận thức được nhanh và mạnh nhằm hướng đến giải quyết các
vấn đề của thực tiễn. Vd: Khi đi học, làm bài tập, học sinh nhận thức ra vấn đề là
phải làm sao để hoàn thành bài tập nhanh hơn, tiết kiệm thời gian để học những
môn khác. Từ đó, quay trở lại tác động vào thực tiễn: thay đổi cách học, sắp xếp
thời gian học,..(làm thế nào để tối ưu hóa việc học => cần phải làm tức là phải có
thực tiễn thì mới tìm ra được giải pháp)
+Tiêu chuẩn đánh giá nhận thức: Kq nhận thức có thể đúng có thể sai, làm
sao để biết nhận thức đúng hoặc sai, hoặc chưa đầy đủ ? Một trong những tiêu
chuẩn quan trọng nhất để đánh giá nhận thức là mang kết quả của nhận thức vào
kiểm nghiệm trong thực tiễn để xem kq nhận thức là đúng hay sai (Nghĩ ra rồi thì
phải thực hiện mới biết được kết quả). Vd: Khi chữa bệnh ung thư, các bác sĩ
nghiên cứu ra phương pháp ghép tủy sống để điều trị thì phải đem áp dụng vào
các ca lâm sàng để đánh giá hiệu quả của phương pháp, tính khả thi của nó. Khi
nghĩ ra một kế hoạch, người ta có thể lo sợ kế hoạch thất bại, dự đoán khả năng
thành công của kế hoạch => muốn biết kết quả của kế hoạch thì phải thực hiện
kế hoạch mới đánh giá được.
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VT QUỳnh Như 14 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
Câu 7: (Chủ nghĩa duy vật lịch sử) Trình bày quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lịch sử
a. Lực lượng sản xuất:
-Là toàn bộ những lực lượng tham gia vào qúa trình sx bao gồm con
người và các yếu tố tự nhiên trong qtr sx như đối tượng lao động, công cụ
lao động do con người tạo ra, thể hiện năng lực thực tiễn của con người.
*Trong lực lượng sx, yếu tố con ng là quan trọng nhất, bởi vì con ng là chủ thể
tạo ra tư liệu sx. Phát triển lực lượng sx thì pt con ng là yếu tố trọng tâm
b. Quan hệ sản xuất:
-Qh giữa người với người, xuất hiện trong quá trình sản xuất và tái sản
xuất xã hội. Quan hệ sản xuất là các quan hệ xã hội do chính con người tạo ra
trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá, dịch vụ. Quan hệ sản xuất được
hình thành một cách khách quan trong quá trình phát triển của lịch sử, không
phụ thuộc vào ý chí của con người. Quan hệ sản xuất được hình thành trên cơ
sở một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất có t ình
độ ntn thì qh sản xuất cũng sẽ có t ình độ ntn ấy
Quan hệ giữa ng với ng trong sở hữu Tư liệu sản xuất
Quan hệ _________________quản l{, phân công lao động
Quan hệ _________________phân phối sản phẩm lao động
c.Nội dung quy luật:
-Con người trải qua những phương thức s ản xuất khác nhau ứng với trình
độ ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Ở mỗi t ình độ của phương thức sản
xuất có kiểu lực lượng sản xuất (trình độ của ng lao động, của công cụ, phương
tiện, đối tượng lao động) sẽ có kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với nó.
-Lực lượng sản xuất là yếu tố động, thường xuyên biến đổi (con người ko
ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng trong quá trình lao động). (note: trình độ của ng VT QUỳnh Như 15 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
lao động VN đã thay đổi ntn qua 2 giai đoạn lịch sử mà bạn chọn); người lao động
tăng lên về trình độ cũng sẽ làm tư liệu sản xuất biến đổi (từ thô sơ cho đến cách
mạng CN 4.0 => Thúc đẩy quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi cho phù hợp.
-Ngược lại, qh sx cũng tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất,
nếu qh sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy sx phát triển và ngược lại, nếu quan hệ sx ko
phù hợp thì sẽ kìm hãm sự pt của lực lượng sx.
d. Ý nghĩa phương pháp luận:
-Vì lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nên phải phát triển con
người bằng giáo dục, đào tạo, xây dựng giá trị con người bằng văn hóa, đạo đức,
nâng cao đời sống, thu nh ập; tạo điều kiện phát triển tư liệu sản xuất: chuyển đổi
số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên khoa học công nghệ…. => Mục đích của
tất cả những việc này là phát triển các yếu tố của lực lượng sản xuất để thúc
đẩy xã hội phát triển.
-Vì quan hệ sản xuất tác động ngược trở lại lực lượng sản xuất nên
con người phải tích cực cải tạo QHSX khi LLSX biến đổi. Cụ thể:
+Thay đổi quan hệ sở hữu đối với TLSX (chuyển từ sở hữu thành phần
nhà nước sang s ở hữu nhiều thành phần (5 thành phần: kinh tế Nhà
Nước, kinh tế Tư Nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tập thể,
kinh tế Tư Bản – Nhà nước )) => Thúc đẩy LLSX phát triển
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
Quan h ệ qu ả n lý, phân công lao độ ng Quan hệ sản xuất
Quan h ệ phân ph ố i s ả n ph ẩ m lao độ ng Phương thức
Người lao độ ng sản xuất Lực VT QUỳnh Như lượng ả s n xu t lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
+Thay đổi cách thức tổ chức, quản lý sản xuất: trc đổi mới VN tổ chức
quản lý sản xuất bằng hình thức tập trung lao động vào các hợp tác xã,
tạo của cải chung, làm chung => Hiện nay chuyển sang đề án việc làm ( Cv
gì, lương thưởng, giá trị nhận được,môi trường,…) => Thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển
+Thay đổi cách thức phân phối sản phẩm làm ra: chế độ tiền lương, phúc
lợi xã hội, an sinh xã hội,..=> Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Câu 8: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a.Cơ sở hạ tầng là gì ?
-Là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Các quan hệ sản xuất tàn dư
Quan hệ sản xuất thống trị
Quan hệ sản xuất mới (mầm mống)
b. Kiến t úc thượng tầng là gì?
-Toàn bộ những tư tưởng chính trị, pháp quyền Tri ết Học, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo,.. và những thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái,
giáo hội,.. (do cơ sở hạ tầng quyết định)
Các tư tưởng xã hội VT QUỳnh Như
Các thiết chế tương ứng 17 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
c. MQH biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến t úc thượng tầng:
-Những QH sx giữa ng vs ng ntn thì sẽ xây dựng kiến trúc thượng tầng ntn
ấy. Vd QHSX VN hiện nay với 5 tp kt thì tổ chức nhà nước, hệ thống pháp
luật,cũng phải thay đổi cho phù hợp với việc quản lý các thành phần kt đó. Nền kt
thị trg định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến tư tưởng về vh, gd,… cũng phải thay đổi theo.
-Kiến trúc thượng tầng cũng tác động ngược trở lại cơ sở hạ tầng: những
cải cách trong tư tưởng chính trị pháp quyền, cải cách nhà nước, bổ sung các
điều luật, thành lập các tổ chức xh để biến đổi về vh, nghệ thuật, biến đổi số hóa
đời sống, đổi mới sáng tạo khoa học làm biến đổi các quan hệ sản xuất theo
hướng tích cực hơn.
d. Ý nghĩa phương pháp luận
-Vì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nên phải thúc đẩy lực lượng
sản xuất pt để kéo theo qhsx phát triển dẫn đến thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển
làm biến đổi kiến trúc thượng tầng, đưa xh từ trình độ thấp đến trình độ cao.
-VÌ kiến trúc thượng tầng tác nên ko ngừng đổi mới tư duy chính trị
của đảng và quản lí hành chính của nhà nước, tạo ra các tổ chức xh và cải tổ
chúng cho tốt đẹp hơn nhằm thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển.
Câu 9: Quan hệ biện chứng của tồn tại xã hội và ý thúc xã hội. Vì sao nói YTXH có
tính độc lập tương đối của nó ?
a. Tồn tại xã hội là gì ?
-Khái niệm chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội.
Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý
Phương thức sản xuất vật chất 18 VT QUỳnh Như Dân cư lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
Ví dụ: Hiện nay, TPHCM có phương thức sản xuất vật chất là công,
thương nghiệp, điều kiện tự nhiên rộng lớn, đông dân, khí hậu ấm áp, dân cư
chủ yếu là trí thức, công nhân, thương nhân buôn bán nhỏ lẻ.
b. Ý thức xã hội là gì?
-Khái niệm chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy
sinh từ TTXH và phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ví dụ: Người dân TPHCM có ý thức coi trọng giáo dục, suy nghĩ cởi mở
thích giao thương làm ăn với nước ngoài, đề cao tính cá nhân,…
c. MQH biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
-Trong mqh này, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
+Tâm lý xã hội (toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, { chí,…)
phản ánh trực tiếp, tự phát và hệ tư tưởng xã hội (toàn bộ các hệ thống quan
điểm, quan niệm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật,…) phản ánh gián tiếp, tự giác tồn tại xã hội.
+TTXH không chỉ là nguồn gốc của ý thức xã hội, mà còn quyết định YTXH.
+Khi TTXH thay đổi (nhất là PTSX thay đổi) thì những quan điểm chính
trị, pháp quyền, đạo đức… cũng tất yếu thay đổi theo.
➔ Những thời đại lịch sử khác nhau, do những điều kiện của đời sống vật
chất khác nhau quyết định, nên có những tư tưởng, quan điểm khác nhau.
-Tuy nhiên, con ng là một thực thể đa dạng nên ý thức xã hội có tính độc
lập tương đối của nó. NGhĩa là: không phải ý thức xã hội nào cũng nảy sinh từ
tồn tại xã hội, biểu hiện:
+Có những ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. VD: VT QUỳnh Như 9 lOMoARcPSD|401 902 99
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
+Ý thức xã hội có thể vượt trước so với tồn tại xã hội. VD chính trị,
khao học, thẩm mỹ
+YTXH tự nó kế thừa nó mà ko do tồn tại xã hội quy định ( thế hệ sau kế
thừa ý thức xã hội của thế hệ trước)
+Giữa các hình thái ý thức xã hội (Có thể chia thành các hình thái như {
thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo, thẩm mỹ, khoa học, đạo đức,..) tự chúng quy
đinh lẫn nhau trong sự pt của chúng mà ko do tồn tại xã hội quyết định nên. VD:
giữa 2 hay 3 ý thức tác động quy định lẫn nhau
+YTXH có khả năng tác động ngược trở lại TTXH, bộc lộ ra vấn đề nếu ý thức
tư tưởng phản tiến bộ, phản khoa học thì sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Câu 10: Thế nào là một hình thái (kiểu) kinh tế-xã hội ? Tsao nói sự
phát triển của một hình thái kt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên ? a. Khái niệm:
-Là một phạm trù cơ bản của chũ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã
hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc t ưng
cho xã hội đó, phù hợp với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một
kiến t úc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấ
Kiến trúc thượng
tầng Quan hệ sản xuất y. Lực lượng sản xuất
b. Sự phát triển của 1 hình thái kt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên vì:
- Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của
con người mà tuân theo các quy luật khách quan nội tại, đó là hệ thống các quy luật
xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,… mà trước hết và cơ
bản nhất là quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và quy
luật KTTT phù hợp với CSHT. V
T QUỳnh Như 20 lOMoAR cPSD| 40190299
VT Quznh Như – NVAk23 – Tài liệu học tập December 28, 2023
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân
loại, của mọi lĩnh vực KT-XH, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay
gián tiếp từ sự phát triển của LLSX của xã hội.
- Lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc vừa tuân theo tính tất yếu quy
luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác, như: điều kiện địa
l{, tương quan lực lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn
hóa, tình hình quốc tế, v.v… => Tiến trình phát triển của mỗi cộng đồng người có
thể diễn ra với những con đường, hình thức và bước đi khác nhau. VT QUỳnh Như 21