Ôn tập trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn tập trắc nghiệm môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (JL2002)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Câu 1: Bước nhảy vọt về lý luận khoa học kinh tế chính trị của Karl Marx so với David Ricardo là gì?
a. Phát hiện ra nguồn gốc của giá trị là hao phí sức lao động
b. Phát hiện ra hàng hóa có hai thuộc tính
c. Phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
d. Phát hiện ra quy luật kinh tế “Bàn tay vô hình”
Câu 2: Bước tiến về mặt lý luận của Chủ nghĩa Trọng nông so với Chủ nghĩa Trọng thương là gì?
a. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
b. việc nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp
c. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực lưu thông hàng hóa
d. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực hành vi kinh tế của con người
Câu 3: Chọn ý sai về mối quan hệ giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế:
a. Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế
b. Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của nhà nước trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.
c. Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế đều phụ thuộc vào các điều kiện khách quan.
d. Chính sách kinh tế là bản chất hoạt động của quy luật kinh tế
Câu 4: Hệ thống lý luận kinh tế chính trị đầu tiên nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là:
a. Kinh tế chính trị tầm thường b. Chủ nghĩa trọng nông
c. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
d. Chủ nghĩa trọng thương
Câu 5: Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là cơ sở khoa học luận chứng cho vai trò lịch
sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?
a. Học thuyết tích luỹ tư sản
b. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội
c. Học thuyết giá trị lao động
d. Học thuyết giá trị thặng dư
Câu 6: Lý luận Kinh tế chính trị của Karl Marx và Friedrich Engels được thể hiện tập trung và
cô đọng nhất trong tác phẩm nào?
a. Tuyên ngôn Đảng cộng sản b. Tư bản c. Biểu kinh tế
d. Nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc
Câu 7: Phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi
a. Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì?
b. Phát hiện ra các tiêu chí để phân tích và lựa chọn những chiến lược phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển
c. Phát hiện ra sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả
để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế
d. Phát hiện ra động cơ hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dung
Câu 8: Sự phát triển vượt bậc trong hệ thống lý luận Kinh tế chính trị cổ điển Anh so với Chủ
nghĩa Trọng nông là gì?
a. Đã rút ra được giá trị là do công dụng của sản phẩm tạo ra
b. Đã rút ra được giá trị là do cung – cầu hàng hóa tạo ra
c. Đã rút ra được giá trị là do tính khan hiếm của sản phẩm tạo ra
d. Đã rút ra được giá trị là do hao phí lao động tạo ra, giá trị khác với của cải
Câu 9: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế- chính trị Mác-Lênin là:
a. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dung
b. Quan hệ xã hội giữa người với người
c. Quan hệ sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành và phát triển
d. Sản xuất của cải vật chất
Câu 10: Đóng góp nổi bật về mặt khoa học của Lênin trong kinh tế chính trị Mác – Lênin là gì?
a. Chỉ ra sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân trong trong giai đoạn tự do
cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản
b. Chỉ ra những đặc điểm kinh tế ở giai đoạn độc quyền và độc quyền nhà nước của chủ nghĩa tư bản
c. Chỉ ra công thức chung của tư bản là T-H-T’
d. Chỉ ra sự chuyển hóa giá trị thành giá cả sản xuất trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản
CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Các loại chứng khoán, chứng quyền hoặc giấy tờ có giá muốn mua bán được phải dựa trên cơ sở nào?
a. Dựa trên cơ sở của một tổ chức sản xuất kinh doanh có khả năng được thành lập
b. Dựa trên cơ sở sự tổn tại của giá trị sử dụng
c. Dựa trên cơ sở sự tổn tại của giá trị trao đổi.
d. Dựa trên cơ sở sự tổn tại của một tổ chức sản xuất kinh doanh có thực
Câu 2: Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có những trách nhiệm gì?
a. Trách nhiệm định hướng sản xuất
b. Trách nhiệm thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
c. Trách nhiệm đối với con người; trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn
hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội
d. Trách nhiệm kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng; trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ
không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội
Câu 3: Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc nào: a. Nguyên tắc loại trừ.
b. Nguyên tắc thị trường c. Nguyên tắc cạnh tranh d. Nguyên tắc giá cả
Câu 4: Các đặc trưng của một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều kiện ngày nay:
a. có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán, do hao phí lao động trực tiếp tạo ra
b. không có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán, do hao phí lao động trực tiếp tạo ra
c. có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra
d. không có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán, do hao phí lao động trực tiếp tạo ra.
Câu 5: Chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống: Xét trong phạm vi …, thị trường làm cho
các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất. a. tác động. c. quốc tế b. quốc gia d. rộng lớn
Câu 6: Cơ sở để xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị trường:
a. Sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công lao động xã hội, làm cho sự
tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày càng sâu sắc
b. Nhà nước thực hiện quản trị phát triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt
nhất cho các chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ.
c. Nền kinh tế thị trường trở nên sống động, linh hoạt
d. Sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau
Câu 7: Điều kiện cần để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển là:
a. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
b. Phải có sự hợp tác giữa những người sản xuất và người tiêu dùng.
c. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người tiêu dung
d. Sự đối lập về mặt tinh thần giữa những người sản xuất
Câu 8: Nội dung: Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các
vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia, thuộc về:
a. Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
b. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
c. Tính chất của nền kinh tế thị trường.
d. Ưu thế của nền kinh tế thị trường
Câu 9: Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán, có các loại thị trường nào?
a. Thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ
b. Thị trường tư liệu tiêu dùng và thị trường tư liệu sản xuất
c. Thị trường tự do, thị trường có điều tiết
d. Thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Câu 10: Chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống: Người sản xuất phải thực hiện trách
nhiệm xã hội đối với …, đến lượt mình, … lại thúc đẩy sự phát triển sản xuất.
a. người tiêu dùng; người tiêu dùng
b. người tiêu dùng; người sản xuất
c. người tiêu dùng; xã hội
d. người tiêu dùng; sản phẩm.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Câu 1: Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, yếu tố nào ngày càng trở thành nhân tố quan trọng của
sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay? a. Công nghiệp nặng. b. Thể lực và trí lực c. Khoa học và công nghệ d. Đối tượng lao động
Câu 2: Người cho vay sẽ thu được gì? a. Lợi tức b. Lợi nhuận c. Chi phí sản xuất. d. Lợi nhuận bình quân
Câu 3: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận là những phạm
trù thể hiện … của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đó các nhà tư
bản muốn … cần phải tìm ra cách thức để có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
a. nhu cầu thiết yếu/nâng cao hiệu quả
b. khát vọng làm giàu/làm giàu. c. tham vọng/phát triển
d. lợi ích kinh tế/ làm giàu và làm giàu nhanh
Câu 4: Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện ở những hình thái nào?
a. Bần cùng hóa trực tiếp và bần cùng hóa gián tiếp
b. Bần cùng hóa khách quan và bần cùng hóa chủ quan.
c. Bần cùng hóa bên trong và bần cùng hóa bên ngoài
d. Bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối
Câu 5: Nếu quan sát qua hình thái hiện vật thì mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất
và số lượng sức lao động được coi là gì?
a. Cấu tạo đặc biệt của tư bản.
b. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản
c. Cấu tạo giá trị của tư bản
d. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Câu 6: Chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là gì?
a. Giá trị hàng hóa thông thường.
b. Giá trị hàng hóa sức lao động
c. Giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường
d. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Câu 7: Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải làm gì?
a. Biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm
b. Thực hiện mua rẻ bán đắt.
c. Sử dụng toàn bộ giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân
d. Phát triển khoa học kỹ thuật
Câu 8: Quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, đó là:
a. một mặt thể hiện tích lũy sự khó khăn về phía giai cấp tư sản; mặt khác tích lũy sự thuận lợi về
phía giai cấp công nhân làm thuê.
b. một mặt thể hiện tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp công nhân; mặt khác tích lũy sự bần
cùng về phía giai cấp tư sản
c. một mặt thể hiện tích lũy sự thuận lợi về phía giai cấp tư sản; mặt khác tích lũy sự khó khăn về
phía giai cấp công nhân làm thuê
d. một mặt thể hiện tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản; mặt khác tích lũy sự bần cùng về
phía giai cấp công nhân làm thuê
Câu 9: Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa gọi là:
a. tư bản kinh doanh trong nông nghiệp
b. người lao động làm thuê. c. tư bản công nghiệp d. tư bản thương nghiệp
Câu 10: Để hiểu được cách thức nhà tư bản sử dụng giá trị thặng dư cần nghiên cứu nội dung gì?
a. Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
b. Tái sản xuất giản đơn
c. Tập trung tư bản (sai) d. Tích lũy tư bản
CHƯƠNG 4: CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRÊN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Chủ Đề 1 – Cạnh Tranh Ở Cấp Độ Độc Quyền Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
Câu 1: Cơ cấu của độc quyền nhà nước trong của CNTB, nhà nước đã trở thành:
a. Một tập thể tư bản khổng lồ
b. Một chủ thể kinh tế có tiềm lực mạnh
c. Một bộ máy quyền lực nằm trong tay các tài phiệt tài chính
d. Một ông chủ vừa nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế lẫn chính trị
Câu 2: Sự phát triển của hệ thống tín dụng đã: a. quyền
b. Đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản
c. Tạo điều kiện để các xí nghiệp huy động vốn, mở rộng sản xuất, hình thành độc quyền
d. Trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, dẫn đến độc
e. Đẩy nhanh quá trình tích tụ tư bản
Câu 3: Độc quyền xuất hiện đã làm cho cạnh tranh:
a. Các phương án trên đều sai b. Giảm đi c. Bị thủ tiêu d. Gay gắt hơn
Câu 4: Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong:
a. Bán hàng hóa ra thị trường
b. Mua các yếu tố đầu vào c. Mua và bán hàng hóa
d. Bán hàng hóa độc quyền
Câu 5: Giá cả độc quyền bao gồm các yếu tố
a. Chi phí sản xuất độc quyền và sự thỏa hiệp trong nội bộ tổ chức độc quyền.
b. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và lợi nhuận độc quyền
c. Chi phí sản xuất độc quyền và lợi nhuận độc quyền
d. Chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân
Câu 6: Chọn phương án đúng để điền vào dấu …. cho thích hợp: “Độc quyền là sự liên minh
giữa các doanh nghiệp lớn, ……………việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả
năng định ra ……….., nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
a. Đủ sức mạnh/giá cả độc quyền
b. Có khả năng thâu tóm/giá cả độc quyền.
c. Liên minh, liên kết/giá cả độc quyền
d. Nắm trong tay phần lớn/giá cả
Câu 7: Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây?
a. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường đã
làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
b. Khủng hoảng kinh tế đã mở đường cho các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau.
c. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.
d. Cạnh tranh gay gắt làm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt.
Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường TBCN, độc quyền nhà nước được hình thành do:
a. Do sự thống trị và chi phối của tư bản tài chính và tài phiệt tài chính.
b. Sự thống trị của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia.
c. Sự kết hợp giữa độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản dưới nhiều hình thức nhằm để đảm bảo
lợi ích cho giai cấp tư sản.
d. Trên cơ sở cộng sinh giữa độc quyền tư nhân, độc quyền nhóm và sức mạnh kinh tế của nhà nước
Câu 9: Sự thống trị của độc quyền đã làm cho:
a. Các tập đoàn kinh tế phát triển mạnh, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
b. Quá trình cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài tăng lên
c. Các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia hình thành và phát triển mạnh mẽ.
d. Người tiêu dùng và xã hội bị thiệt hại.
Câu 10: Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây:
a. Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật.
b. Độc quyền tạo ra sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
c. Độc quyền tạo khả năng to lớn thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
d. Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động. Chủ Đề 2 –
Câu 1: Liên kết dọc giữa các tổ chức độc quyền là:
a. Liên kết giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành
b. Liên kết mở rộng ra nhiều ngành khác nhau
c. Liên kết trong phạm vi quốc gia
d. Liên kết trên phạm vi quốc tế.
Câu 2: Các xí nghiệp tư bản tham gia vào Trust trở thành:
a. Những công ty độc lập trong hệ thống quản trị chung của quốc tế
b. Những chi nhánh trong tổng công ty
c. Những tập đoàn kinh tế hùng mạnh
d. Những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
Câu 3: Mục đích của hình thức độc quyền Syndicate là:
a. Để các xí nghiệp tư bản lớn thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng, thị trường.
b. Để các xí nghiệp lớn thống nhất đầu mối mua và bán theo giá cả độc quyền.
c. Để các xí nghiệp lớn thống nhất quy trình sản xuất
d. Để các xí nghiệp lớn mở rộng thị trường ra toàn thế giới.
Câu 4: Liên kết ngang giữa các tổ chức độc quyền là:
a. Liên kết giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành
b. Liên kết trong phạm vi quốc gia
c. Liên kết trên phạm vi quốc tế thông qua bàn tay của nhà nước tư sản.
d. Liên kết mở rộng ra nhiều ngành khác nhau
Câu 5: Consortium là hình thức độc quyền theo kiểu: a. Liên kết chiều ngang b. Liên kết công – tư. c. Liên kết phân tầng d. Liên kết chiều dọc.
Câu 6: Các tài phiệt tài chính thực hiện sự thống trị của mình thông qua:
a. Làm chủ các tập đoàn kinh tế lớn b. Chế độ tham dự
c. Quyền lực kinh tế và chính trị
d. Thành lập công ty xuyên quốc gia
Câu 7: Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về sở hữu nhà nước trong CNTB độc quyền nhà nước:
a. Làm chổ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định
b. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của CNTB
c. Mở rộng sản xuất TBCN, đảm bảo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của độc quyền
d. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyền đầu tư vào các
ngành sản xuất kinh doanh khác nhau.
Câu 8: Xuất khẩu tư bản là:
a. Xuất khẩu khoa học công nghệ. b. Xuất khẩu hàng hóa
c. Đầu tư vốn ra nước ngoài d. Xuất khẩu lao động
Câu 9: Vai trò của tổ chức độc quyền trong ngân hàng là:
a. Trung gian trong việc thanh toán và tín dụng
b. Nắm được hầu hết lượng tiền của xã hội, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế
c. Môi giới nhận gửi, cho vay và kinh doanh tiền tệ
d. Thâm nhập vào độc quyền công nghiệp để quản lý việc sử dụng tiền vay và các nhà tư bản đi vay.
Câu 10: Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về sự kết hợp nhân sự trong CNTB độc quyền nhà nước:
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước được thực hiện thông qua các đảng phái.
b. Các Hội chủ hoạt động thông qua các đảng phái để bảo vệ lợi ích cho người lao động
c. Đứng đằng sau các đảng phái là các Hội chủ xí nghiệp độc quyền
d. Các Hội chủ cung cấp kinh phí cho các đảng, quyết định về mặt nhân sự và đường lối chính trị, kinh tế của các Đảng. Chủ Đề 3 –
Câu 1: Concern và Conglomerate là hình thức độc quyền theo kiểu:
a. Liên kết chiều dọc theo từng ngành nghề cả trong nước và quốc tế
b. Liên kết cả ở chiều dọc và chiều ngang, cả ở trong nước và nước ngoài
c. Liên kết đa chiều, công – tư kết hợp. d. Liên kết chiều ngang
Câu 2: Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về hạn chế của chủ nghĩa tư bản:
a. Sự phân hóa giàu nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc.
b. CNTB vẫn đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên thế giới
c. CNTB là thủ phạm chính của tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
d. Mục đích của nền sản xuất TBCN vẫn tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản.
Câu 3: Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì:
a. Những mâu thuẫn cơ bản vẫn còn tồn tại
b. Những mâu thuẫn sẽ được giải quyết
c. Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt
d. Mâu thuẫn trong xã hội tư bản sẽ được chuyển hóa dần
Câu 4: Biểu hiện mới trong cơ chế quan hệ nhân sự của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản là:
a. Vai trò, vị trí của các Đảng cầm quyền trong CNTB ngày càng lớn mạnh.
b. Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến.
c. Ngày càng xuất hiện nhiều thế lực độc tôn trong quản lý xã hội.
d. Một số quốc gia, trọng tậm quyền lực bắt đầu dịch chuyển về những tài phiệt tài chính.
Câu 5: Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về vai trò của chủ nghĩa tư bản:
a. Thực hiện xã hội hóa sản xuất
b. Đảm bảo sự phát triển dân chủ cho con người
c. Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
d. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
Câu 6: Đặc điểm mới của tích tụ và tập trung tư bản là:
a. Sự hình thành và phát triển của các hình thức độc quyền mới.
b. Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
c. Sự phát triển của độc quyền tư nhân và độc quyền nhà nước
d. Sự xuất hiện độc quyền ở các nước đang phát triển.
Câu 7: Chủ thể xuất khẩu tư bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay chủ yếu là:
a. Các tổ chức độc quyền tư nhân trong nước
b. Các công ty xuyên quốc gia
c. Các nhà tư bản tư nhân d. Nhà nước tư sản
Câu 8: Biểu hiện mới về hình thức của tư bản tài chính là:
a. Chế độ tham dự được kết hợp thêm với chế độ ủy nhiệm nhằm gia tăng quyền lực của tư bản tài chính.
b. Đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn
c. Một tổ hợp đa dạng kiểu: công – nông – thương – tín – dịch vụ - quốc phòng
d. Cổ phần được phát hành rộng rãi hơn
Câu 9: Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản?
a. Đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau
b. Chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn
c. Nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao
d. Hình thức xuất khẩu tư bản chủ yếu tập trung vào những ngành công nghệ cao.
Câu 10: Chọn phương án sai cho các phát biểu sau đây về biểu hiện mới trong vai trò công cụ
điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước:
a. Viện trợ cho nước ngoài của Chính phủ trở thành một bộ phận của điều tiết kinh tế trong nước.
b. Về chính trị, các Chính phủ, nghị viện tư sản hiện đại cũng được tổ chức như một công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa.
c. Sự tham dự của nhiều lực lượng trong bộ máy nhà nước đã tạo nên những nét mới của độc
quyền nhà nước trong điều kiện mới.
d. Hình thức đa nguyên tư sản được sử dụng để thực hiện mục tiêu kép của tầng lớp tư sản độc quyền.
CHƯƠNG 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Chủ Đề 1 –
Câu 1: Cách mạng công nghiệp lần II diễn ra vào khoảng thời gian nào?
a. Cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ XX
b. Cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX
c. Giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
d. Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX
Câu 2: Cách mạng công nghiệp lần I khởi phát từ nước nào và trong khoảng thời gian nào?
a. Nước Mỹ, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII
b. Nước Đức, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
c. Nước Pháp, từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII
d. Nước Anh, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
Câu 3: Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:
a. Thực hiện cơ khí hóa từng phần, kết hợp với lao động thủ công.
b. Chuyển từ lao động thủ công thành lao động áp dụng trình độ cơ khí hóa sản xuất.
c. Chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất
bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
d. Thực hiện cơ khí hóa sản xuất thay thế cho lao động thủ công
Câu 4: Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I là:
a. Sử dụng động cơ đốt trong để cơ giới hóa sản xuất
b. Sử dụng năng lượng hơi nước để tự động hóa từng phần trong sản xuất.
c. Sử dụng động cơ hơi nước để tự động hóa sản xuất
d. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất
Câu 5: Nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I, Mác đã khái quát tính quy luật của
cách mạng công nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển là:
a. Hiệp tác hóa sản xuất, cơ giới hóa và tự động hóa
b. Hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp
c. Hợp tác hóa sản xuất, cơ khí hóa và điện khí hóa
d. Hợp tác hóa sản xuất, điện khí hóa và đại công nghiệp cơ khí
Câu 6: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III là:
a. Sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức.
b. Sự xuất hiện công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất
c. Sự xuất hiện của công nghệ thông tin, internet và tự động hóa
d. Sự xuất hiện của Internet và công nghệ thông tin
Câu 7: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được đề cập vào khoảng thời gian nào?
a. Tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover - Đức, năm 2011
b. Tại Hội chợ triển lãm công nghệ London – Anh, năm 2012.
c. Tại Hội nghị khoa học công nghệ Newyork - Mỹ, năm 2010
d. Tại Hội nghị khoa học công nghệ Tokyo - Nhật Bản, năm 2009
Câu 8: Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II là:
a. Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất.
b. Chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hóa và tự động hóa
c. Chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện khí và sang giai đoạn tự động hóa sản xuất.
d. Chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ của sản xuất.
Câu 9: Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III là:
a. Sử dụng công nghệ thôn tin và máy tính để tự động hóa sản xuất
b. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt.
c. Sử dụng robot và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất
d. Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất
Câu 10: Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II là:
a. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng hoạt.
b. Sử dụng năng lượng hơi nước để tự động hóa từng phần trong sản xuất.
c. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất và tự động hóa từng phần trong sản xuất.
d. Sử dụng động cơ đốt trong để cơ giới hóa sản xuất Chủ Đề 2 –
Câu 1: Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về hội nhập kinh tế quốc tế:
a. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể
tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách………….
b. Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển……
c. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thực hiện công nghiệp hóa, tăng
tích lũy, tạo nhiều cơ hội việc làm…………
d. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các nước đang và kém phát triển tiếp cận và sử dụng được
các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ….
Câu 2: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống………….: Khi đã có độc lập tự chủ về chính trị thì nội
dung cơ bản về độc lập tự chủ của một quốc gia là xây dựng ..............độc lập tự chủ: a. Văn hóa b. Kinh tế c. Xã hội d. Quốc phòng an ninh
Câu 3: Chọn đáp án sai trong các phát biểu dưới đây về hội nhập của Việt Nam:
a. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu.
b. Hội nhập là tất yếu, vì vậy phải tiến hành bằng mọi giá để thực hiện thành công.
c. Hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các
mối quan hệ quốc tế thích hợp.
d. Hội nhập là con đường tất yếu, vì vậy cần chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công.
Câu 4: Chọn phương án sai cho các phát biểu dưới đây về toàn cầu hóa:
a. Toàn cầu hóa phải dựa trên nội lực kinh tế và quốc phòng an ninh đủ mạnh để bảo vệ quốc gia, dân tộc.
b. Toàn cầu hóa tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
c. Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực.
d. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Câu 5: Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ:
a. Biện chứng với nhau, vừa tạo tiền đề cho nhau và phát huy lẫn nhau, vừa thống nhất với nhau
trong việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của cách mạng và lợi ích căn bản của đất nước, của dân tộc.
b. Độc lập, tự chủ là cơ sở, tiền đề để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế quyết
định sự giàu mạnh của đất nước.
c. Biện chứng với nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển nhằm để thực hiện mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn mình theo con đường xã hội chủ nghĩa.
d. Độc lập, tự chủ phải được thực hiện mới có quan hệ quốc tế
Câu 6: Chọn từ đúng để điền vào dấu (……..). Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá
trình quốc gia đó thực hiện ………………..nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên
sự ……………….lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. a. Gắn kết/thống nhất b. Liên kết/chia sẻ c. Gắn kết/chia sẻ d. Hợp tác/chia sẻ
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chổ trống (………….). Toàn cầu hóa …………..là xu thế nổi trội
nhất, nó vừa là trung tâm, vừa là cơ sở cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. a. Kinh tế b. Văn hóa – xã hội c. Quốc phòng an ninh d. Chính trị
Câu 8: Hãy sắp xếp mức độ hội nhập kinh tế quốc tế theo thứ tự từ thấp đến cao:
a. Thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA; khu vực mậu dịch tự do FTA; liên minh thuế quan CU; thị
trường chung; liên minh kinh tế - tiền tệ.
b. Liên minh kinh tế - tiền tệ; thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA; khu vực mậu dịch tự do FTA;
liên minh thuế quan CU; thị trường chung.
c. Khu vực mậu dịch tự do FTA; liên minh thuế quan CU; thị trường chung; liên minh kinh tế -
tiền tệ; thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA.
d. Liên minh thuế quan CU; thị trường chung; liên minh kinh tế - tiền tệ; Thỏa thuận thương mại
ưu đãi PTA; khu vực mậu dịch tự do FTA.
Câu 9: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống (……..): Hội nhập quốc tế toàn diện là sự hội nhập của
toàn xã hội vào cộng đồng quốc tế, trong đó doanh nghiệp và đội ngũ ……………sẽ là lực lượng nòng cốt. a. Doanh nhân b. Công nhân c. Thương nhân d. Trí thức
Câu 10: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống: Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình
thành các …........quốc tế và khu vực để tạo ra sân chơi chung cho các nước
a. Liên kết văn hóa – xã hội
b. Liên kết quốc phòng an ninh c. Liên kết chính trị d. Liên kết kinh tế