Ôn tập triết 4 điểm - Triết học Mác Lê-nin | Học viện Chính sách và Phát triển
Ôn tập triết 4 điểm - Triết học Mác Lê-nin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lênin (HCP)
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 2: Anh (chị) trình bày nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Cho ví dụ minh
họa? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận?
Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ: Trong tư duy con người có những mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến
thức mới, cây tơ hồng, cây tầm gửi sống nhờ, muốn chung mục đích thì phải chung tay với nhau.
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới, đồng thời cũng để chỉ mối liên hệ tồn tại của nhiều sự
vật, hiện tượng trong thế giới, trong đó mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ tồn
tại của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới – nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
Tính chất: Phép biện chứng duy vật khẳng định không có một sự vật, hiện tượng
hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối, biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình
khác. Đồng thời, không có một sự vật, hiện tượng nào không có một cấu trúc hệ
thống, bao gồm những yếu tố cấu thành và mối liên hệ bên trong nó, tức là bất cứ
tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là một hệ thống mở, tồn tại trong mối
liên hệ với các hệ thống khác. Những mối liên hệ đó tồn tại phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
Ý nghĩa phương pháp luận: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức cần phải có
một quan điểm toàn diện. Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý
các tình huống trong thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại giữa các bộ phận, giữa các mặt, các yếu tố của chính sự vật
và trong quá trình tác động qua lại của sự vật này với sự vật khác. Chỉ có trên cơ
sở đó mới nhận thức đúng về sự vật và xử lí có hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn.
Câu 3: Anh (chị) trình bày nguyên lý về sự phát triển? Cho ví dụ minh họa?
Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận? Khái niệm:
Theo quan điểm siêu hình: Xem xét sự phát triển là sự tăng lên hay giảm đi
đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật,
hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra
theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới và những chất mới.
Theo quan điểm biện chứng duy vật: Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá
trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến
trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Ví dụ: Sự thay thế lẫn nhau của các tổ chức xã hội loài người: Từ hình thức tổ
chức xã hội Thị tộc, bộ lạc sơ khai đến các hình thức tổ chức xã hội cao hơn như
Bộ tộc và hiện tại là dân tộc.
Tính chất: 3 tính chất cơ bản:
Tính khách quan: biển hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển,
bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng đó. Phát triển là tính tất yếu,
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến: thể hiện quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả
năng dẫn tới sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật khách quan.
Tính đa dạng phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật,
hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không
giống nhau. Tồn tại ở không gian, thời gian khác nhau, sự phát triển sẽ khác
nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu nhiều
sự tác động của sự vật, hiện tượng, quá trình khác, của nhiều yếu tố và điều
kiện lịch sử cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát
triển của sự vật, thậm chí có thể làm thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát
triển ở mặt này và suy thoái ở mặt kia.
Ý nghĩa phương pháp luận: Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học
để định hướng việc nhận thức và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi
giai đoạn nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng quan điểm phát triển. Khi nhận
thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì, cần phải đặt chúng trong trạng thái động và
theo khynh hướng đi lên. Phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng, tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự
vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó tùy theo có lợi hay có
hại đối với con người. Góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến đối
lập với sự phát triển.
Câu 4: Anh (chị) trình bày quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất của sự vật và ngược lại? Liên hệ với quá trình học tập hoặc công tác của bản thân?
Phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: Sự thay đổi về lượng
của sự vật tất yếu dẫn tới sự thay đổi về chất và ngược lại, những thay đổi về chất
tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau. Đó
là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại và mang tính quy luật
trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Chất: là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cấu thành và phân biệt nó với cái khác.
Lượng: là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại,
tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. Một sự
vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các
phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật.
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất
và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách
biện chứng, thể hiện ở sự thay đổi về lượng tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa
về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng
nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng
chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Độ chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa
làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Là mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường sẽ bắt đầu từ sự thay
đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dấn
đến sự thay đổi về chất. Giới hạn đó là điểm mút.
Điểm mút chỉ giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay
đổi về chất của sự vật.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm mút, với những điều kiện tất yếu sẽ
dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận
động, phát triển của sự vật.
Bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay
đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Đây là sự kết thúc một giai
đoạn vận động, phát triển, đồng thời là điểm khởi đầu cho một giai
đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật.
Khi chất mới ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương
diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển của sự vật. Như vậy, nhưng thay đổi về chất cũng dẫn tới sự
thay đổi về lượng của sự vật.
Câu 5: Anh (chị) trình bày quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện
chứng. Quy luật nói lên nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình
vận động và phát triển chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật.
Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển
hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập
dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, những khuynh hướng vận động
trái ngược nhau. Do đó, các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ,
ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối
lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại cho mình. Sự thống
nhất của các mặt đối lập bao giờ cũng bao hàm sự đồng nhất – những
nhân tố giống nhau giữa các mặt đối lập.
Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng
tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Hình thức
đấu tranh của các mặt đối lập phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào tính
chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
Sự tác động qua lại dẫn tới chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc
mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối
lập. Khi xung đột gay gắt, chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu
thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới đc hình thành.
Ý nghĩa phương pháp luận: Cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn,
phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm bắt đc bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng
của sự vận động và phát triển. Trong quá trình nhận thức cần phân biệt đúng vai
trò, vị trí của các loại mâu thuẫn để tìm ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn 1 cách đúng đắn.
Câu 6: Anh (chị) trình bày phạm trù cái riêng - cái chung? Cho ví dụ minh
họa? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Cái riêng: là phạm trù chỉ 1 sự vật, hiện tượng, 1 quá trình nhất định.
Cái chung: là phạm trù dùng để chuyển hóa những mặt, những thuộc tính, những
yếu tố, quan hệ… tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
Cái đơn nhất: là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có
ở 1 sự vật, 1 kết cấu vật chất duy nhất, không lặp lại bất kì sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
Phép biện chứng cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách
quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau:
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu
hiện sự tồn tại của mình, cái chung không tồn tại thuần túy, tách rời mỗi sự
vật, hiện tượng cụ thể.
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái
riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ gì với cái chung.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung nhưng cái chung sâu sắc hơn cái riêng.
Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá
trình phát triển của sự vật. Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là
biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại, sự chuyển
hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Ý nghĩa phương pháp luận: Cần phải nhận thức cái chung từ muôn vàn cái riêng
để vận dung cái chung vào hoạt động thực tiễn và nhận thức. Cần phải cụ thể hóa
cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều, siêu
hình, máy móc, vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể. Cũng
cần phải biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn
nhất và cái chung theo những mục đích nhất định.
Câu 7: Anh (chị) trình bày phạm trù nguyên nhân - kết quả? Cho ví dụ minh
họa? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành từ các sự vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Nguyên nhân: là phạm trù để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra
sự biến đổi nhất định.
Kết quả: là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong sự vật, hiện tượng hoặc giữa sự vật, hiện tượng gây ra.
Mối liên hệ:
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên
nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi
nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, cùng một nguyên
nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành: Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân
thứ yếu. Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân chủ quan.
Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Nguyên nhân sản
sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động
đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân.
Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Điều này xảy ra khi ta xem
xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào
đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết
quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào
đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ
ba... Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi
nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.
Ý nghĩa phương pháp luận: Phải nhận thức được nguyên nhân, kết quả của sự vật,
hiện tượng để tìm ra nguồn gốc, bản chất, quy luật vận động và phát triển của
chúng. Phải nắm được chiều hướng thay đổi của nguyên nhân, từ đó có phương
pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp, tạo điều kiện cho nguyên nhân tác động tích
cực và hạn chế những nguyên nhân có tác động tiêu cực. Cần phải có cách nhìn
toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân – quả.
Câu 8: Anh (chị) trình bày phạm trù nội dung và hình thức? Cho ví dụ minh
họa? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Nội dung: là phạm trù dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố,
những quá trình tạo nên sự vật.
Hình thức: là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là
hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Ví dụ: Khi phân tích mỗi phân tử nước H2O đã cho thấy: Nội dung là các yếu tố
vật chất làm cơ sở cấu thành nên nó, gồm hai nguyên tử H và 1 nguyên tử O, hình
thức là các cách liên kết hóa học của chúng là H - O – H.
Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít: bất kì sự vật nào
cũng phải có đồng thời nội dung và hình thức. Những mặt, những yếu tố…
vừa là chất liệu làm nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên
hình thức. Cùng 1 nội dung, có thể có nhiều hình thức và ngược lại
Nội dung quyết định hình thức: Sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ
cũng bắt đầu từ nội dung, nội dung biến đổi trước, hình thức biến đổi theo
sau cho phù hợp với nội dung.
Hình thức có tính tác động trở lại nội dung: Hình thức phù hợp nội dung
sẽ thúc đầy nội dung phát triển.
Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận: Không tách rời nội dung và hình thức. Khi xem xét
sự vật, hình thức cần phải căn cứ vào nội dung, muốn thay đổi sự vật, hình thức thì
trước hết phải thay đổi nội dung. Phải theo dõi sát mối quan hệ nội dung và hình thức.
Câu 9: Anh (chị) trình bày phạm trù bản chất và hiện tượng? Cho ví dụ minh
họa? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Bản chất: là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống.
Nếu ai đó không có bất kì mối quan hệ nào, thì người đó chưa phải là con người đúng nghĩa.
Hiện tượng: là phạm trù chỉ sự biểu hiện những mặt, những mối liên hệ đó trong
những điều kiện xác định.
Ví dụ: Màu da cụ thể của người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, vẻ bên ngoài.
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập với nhau.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộc
ra hiện tượng còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất
nhất định. Bản chất nào thì hiện tượng ấy, khi bản chất thay đổi thì hiện
tượng cũng thay đổi theo. Bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất theo.
Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng: bản chất phản ánh cái chung, cái
tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái
riêng biệt. Hiện tượng phong phú hơn bản chất còn bản chất sâu sắc hơn
hiện tượng. bản chất là mặt ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan còn
hiện tượng là mặt bên ngoài. Mỗi hiện tượng chỉ biểu hiện 1 khía cạnh của
bản chất. Bản chất tương đối ổn định, hiện tượng thường xuyen biến đổi.
Ý nghĩa phương pháp luận: Phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều sự vật,
hiện tượng, đặc biệt là những hiện tượng điển hình mới hiểu rõ đc bản chất. Cần
phải căn cứ vào bản chất thì mới có thể đánh giá một cách chính xác về sự vật,
hiện tượng đó và mới có thể cải tạo căn bản sự vật.
Câu 10: Anh (chị) trình bày phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên? Cho ví dụ
minh họa? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Tất nhiên: là phạm trù mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự
vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
Ngẫu nhiên: là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn
cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất
hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
Ví dụ: Trồng hạt lạc (tất nhiên) phải mọc lên cây lạc, không thể mọc lên cây khác.
Còn cây lạc tốt hay xấu là ngẫu nhiên do điều kiện đất, thời tiết, độ ẩm… quy định.
Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
Tất nhiên bộc lộc thông qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức
biểu hiện của tất nhiên, bổ súng của tất nhiên.
Đều có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng,
trong đó, tất nhiên đóng vai trò quyết định sự phát triển, còn ngẫu nhiên có
thể chi phối, làm cho sự phát triển ấy nhanh hay chậm.
Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là tương đối, biểu hiện, thậm chí
giữa chúng có thể chuyển hóa cho nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận: Cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu
nhiên. Chỉ có thể tìm ra tất nhiên bằng nghiên cứu ngẫu nhiên. Không nên bỏ qua
ngẫu nhiên, phải có những phương án dự phòng trường hợp sự cố ngẫu nhiên xuất
hiện bất ngờ. Cần tạo ra điều kiện thuận lợi để cái ngẫu nhiên phù hợp với thực
tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.
Câu 11: Anh (chị) phân tích phạm trù khả năng và hiện thực? Cho ví dụ minh
họa? Từ đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Cặp trù khả năng và hiện thực được phảnh ánh mối quan hệ biện chứng những gì
hiện có, hiện đang tồn tại thực sự (hiện thực) và những gì hiện chưa có nhưng sẽ
có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng (khản năng).
Ví dụ: Ông X có sẵn gạch, xi măng, sắt, thép… Ở đây có khả năng của một ngôi nhà
Chiếc xe đạp của bạn A đang đi là hiện thực.
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời,
luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
Khả năng chyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại chứa đựng những khản
năng mới, khản năng mới trong những điều kiện nhất định lại chuyển hóa
thành hiện thực. Tạo ra sự vận động, phát triển một cách vô tận trong thế giới vật chất.
Trong đời sống xã hội, để khản năng chuyển hóa thành hiện thực phải có điều kiện khách quan và chủ quan:
Điều kiện khách quan: là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không
gian, thời gian để tạo nên sự chuyển hóa đó. Để khả năng biến thành hiện
thực thường cần tập hợp nhiều điều kiện.
Nhân tố chủ quan: là hoạt động có ý thức của con người. Nó có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự chuyển hóa khả năng thành hiện thực, hoặc có thể điều
khiển khả năng phát triển theo hướng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng.
Ý nghĩa phương pháp luận: cần phải dựa vào hiện thực để định ra chủ trương,
phương hướng hành động của mình. Phải nhận thức toàn diện các khả năng từ
trong hiện thực để có thể đưa ra hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong
hoàn cảnh nhất định. Phải tích cực phát huy nguồn lực, tính năng động sáng tạo của con người.
Câu 12: Anh (chị) cho biết thực tiễn là gì? Cho ví dụ minh họa? Vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề này trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
của con người nhắm cải biến tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Hoạt động lấy ý kiến cử tri tại địa phương, tiến hành Đại hội Đoàn thanh
niên trường hợp, Hội nghị công đoàn Vai trò:
Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức: Thực tiễn luôn đề
ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển
của nhận thức. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người
ngày càng cải thiện, năng lực tư duy logic được củng cố và phát triển.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức: Phép biện chứng duy vật khẳng
định thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận
thức. Thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa để hoàn thiện
nhận thức. Những tri thức mà con người đạt được trong quá trình nhận thức
phải được đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn nhằm phân biệt đúng sai, chân lí.
Ý nghĩa phương pháp luận: Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn và coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, việc nghiên
cứu lí luận phải liên hệ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh
chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu, ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai
trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.
Câu 13: Anh (chị) phân tích quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển lực lượng sản xuất? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản
xuất vật chất. Quan hệ sản xuất được cấu thành từ ba mặt quan hệ cơ bản: quan hệ
về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức và quản lý hoạt động sản
xuất, quan hệ về phân phối sản phẩm xuất ra.
Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, nhằm tạo ra sức sản xuất nhất định trong sản xuất vật chất. Đó là thước đo
năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng
nhu cầu đời sống của mình.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất
là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” tất yếu của
lực lượng sản xuất. Nghĩa là, trạng thái mà ở đó, yếu tố cấu thành của quan hệ sản
xuất “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển.
Trong trạng thái phù hợp, cả 3 mặt của quan hệ sản xuất đạt tới thích ứng với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối ưu cho viễ sử dụng và kết
hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất. Với trạng thái phù hợp như vậy, lực lượng
sản xuất sẽ có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
Câu 14: Anh (chị) trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Ý nghĩa phương pháp
luận rút ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 xã
hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm: quan hệ sản xuất
thống trị, những quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm
mống của xã hội tương lai.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như
Nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… được hình thành trên cơ sở hạ tầng. Mối quan hệ:
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng: Cơ sở
hạ tầng là nền tảng của kiến trúc thượng tầng. Mọi kiến trúc thượng tần
không thể tồn tại tự thân mà đều hình thành và phát triển trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi
thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo. Các yếu tố
thay đổi nhanh chóng: chính trị, pháp luật, triết học…, thay đổi chậm: tôn
giáo, nghệ thuật, đạo đức…
Tác động trở lại kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng: kiến trúc
thượng tầng tác động ngược lại đối với cơ sở hạ tầng theo hai hướng
Một là, nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tết
khách quan thì sẽ trở thành động lực thú đầy kinh tế phát triển.
Hai là, nếu kiến trúc thượng tầng tác động không phù hợp và ngược chiều
với các quy luật kinh tế khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Ý nghĩa phương pháp luận: Phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách đầu tư chiến lược phù hợp với cơ sở hạ tầng nhằm kích thích
sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Cần phải mở rộng và phát huy vai trò của
quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội. Ưu tiên phát triển những quan hệ sản xuất mới tiến bộ, khoa học.
Câu 15: Quần chúng nhân dân là gì? Cho ví dụ minh họa? Vai trò sáng tạo
lịch sử của quần chúng nhân dân như thế nào? Ý nghĩa phương pháp luận rút
ra trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Quần chúng nhân dân: là một cộng đồng người có cùng chung lợi ích căn bản,
bao gồm những thành phần, những tầng lớp và giai cấp, liên kết lại thành tập thể
dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. Vai trò:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội,
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của
xã hội. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao
động, bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Hoạt động sản xuất
của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Thứ hai, quần chúng nhân dân lao động là động lực cơ bản của mọi cuôc
các mạng xã hội. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết
định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh
thần, đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn
học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn.
Ý nghĩa phương pháp luận: xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến
hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch
sử. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể quần chúng nhân dân
cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân
mới đủ điều kiện để phát huy tài năng và tính sáng tạo của mình.