-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh - Triết học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghia Mác - Lênin để luậnchứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học 4 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh - Triết học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghia Mác - Lênin để luậnchứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của nước ta. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học 4 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 49220901
1. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH TẤT YẾU, ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT,
ĐỘNG LỰC VÀ TRỞ LỰC CƠ BẢN CỦA CNXH Ở VIỆT NAM; LIÊN HỆ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY.
1. Tính tất yếu ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam -
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của
lịchsử xã hội loài người, từ tính chất và xu thế vận động tất yếu của thời đại -
Chủ nghĩa xã hội ra đời từ “sự tàn bạo của Chủ nghĩa tư bản”. Chính sự bóc lột nặng nề
củachủ nghĩa thực dân đã bộc lộ những khuyết tật phi nhân tính bẩm sinh không thể khắc phục
được của chủ nghĩa tư bản, và đó chính là cơ sở để người lao động ý thức, giác ngộ sứ mệnh của
mình đối với quốc gia dân tộc, chờ thời cơ để vùng dậy, thủ tiêu xiềng xích thực dân, thực hiện
giải phóng dân tộc, giải phóng chính họ thoát khỏi bất kỳ một hình thức áp bức bóc lột nào, và
đây chính là điều kiện quan trọng nhất để nhân dân thuộc địa giác ngộ về chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản.“Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” (T1,tr.28) -
Dưới góc độ giải phóng: độc lập dân tộc chỉ mới là cấp độ đầu tiên, đi lên chủ nghĩa xã
hộimới giải phóng được giai cấp, giải phóng con người. -
Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghia Mác - Lênin để
luậnchứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của nước ta. -
Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng
giữagiai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Sáng tạo của Hồ Chí Minh là xuất phát từ thực tiễn đất nước, Người đã đưa ra những quan niệm
về của chủ nghĩa xã hội một cách thiết thực, cụ thể, với những nội dung chủ yếu sau:
- Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người (cộng đồng và cá nhân). Chủ nghĩa xãhội
là chế độ xã hội mà mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều hướng tới mục tiêu giải phóng con người,
đảm bảo cho con người được phát triển tự do, toàn diện.
- Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng bản chất như sau:
Thứ nhất, đó là một chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân là chủ, làm chủ, mọi quyền hành, mọi
lực lượng đều ở nơi dân, có nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân.
Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dân giàu nước mạnh, có khoa học, kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại
Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn áp bức, bóc lột, bất công dựa trên chế độ sở hữu
xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện phân phối theo lao động lOMoARcPSD| 49220901
Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, có hệ thống quan hệ
xã hội dân chủ, bính đẳng, công bằng, con người được giải phóng, phát triển tự do, toàn diện
trong sự hài hòa giữa xã hội với tự nhiên.
Thứ năm, Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là một chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân, là hiện thân
đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.
Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội là một quan niệm hoàn chỉnh, bao
quát các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người...trong đó nổi bật nhất là quyền làm
chủ của nhân dân, và phát huy năng lực sáng tạo vô cùng to lớn của nhân dân nhằm thực hiện
Chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì dân dựa trên hệ thống giá trị nền tảng là độc lập, tự do, dân
chủ, bình đẳng, công bằng, đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng quyền con người.
3. Động lực của chủ nghĩa xã hội
- Tất cả các nguồn lực, như: nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, con người... Trong đó nguồn
lực con người là bao trùm và quyết định nhất. Vì tất cả đều phải thông qua con người; nguồn
lực này là vô tận, trong đó trí tuệ con người càng khai thác càng tăng trưởng.
Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặc biệt chú trọng, phát huy động lực con người trên cả phương diện cộng đồng và cá nhân:
+ Phát huy sức mạnh cộng đồng, thực hiện đại đoàn kết dân tộc và có chính sách đúng đắn về
giai cấp, dân tộc, tôn giáo…
+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc là động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Cần phải:
● Đảm bảo lợi ích của dân, thực hành dân chủ và đặt quyền lợi của dân lên trên hết.
● Phát huy tính năng động, sáng tạo của cá nhân người lao động. Hồ Chí Minh yêu cầu phải
coi trọng các giải pháp:
1) Các giải pháp tác động vào nhu cầu và lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất của người laođộng
(khoán, khen thưởng, xử phạt về vật chất).
2) Các giải pháp kích thích về c.trị, tinh thần (thi đua, phát huy tinh thần yêu nước.)
3) Thực hiện công bằng xã hội
Kết luận: Theo Hồ Chí Minh, lợi ích của dân, dân chủ của dân, đoàn kết toàn dân gắn bó hữu cơ
với nhau, là cơ sở là tiền đề của nhau tạo nên động lực mạnh mẽ nhất trong hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội. lOMoARcPSD| 49220901
- Chú trọng khai thác các nguồn ngoại lực: Hợp tác, đặc biệt là với các nước xã hội chủ nghĩaanh
em, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, ...
- Đi đôi với động lực cần nhận diện và khắc phục các lực cản của chủ nghĩa xã hội.
+ Hồ Chí Minh đã chỉ ra những lực cản chủ yêu nhất:
Thứ nhất là chủ nghĩa cá nhân - căn bệnh “mẹ”, “bệnh gốc”, “kẻ thù hung ác nhất của chủ nghĩa
xã hội” từ đó “đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm”.
Thứ hai là “Giặc nội xâm”: tham nhũng, lãng phí, quan liêu (bệnh gốc).
Thứ ba là tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết làm giảm sút uy tín và sức mạnh của Đảng, của cách mạng.
Thứ tư là tệ chủ quan, bảo thủ lười biếng không chịu học tập lý luận, học tập cái mới.
Việc phát huy động lực, khắc phục được các lực cản trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội phụ thuộc
vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
4/ Sự vận động của Đảng ta hiện nay. -
Vận dụng Tư tưởng HCM vào điều kiện hiện nay cần chú ý:
+ Cần khẳng định những quan điểm của HCM về CNXH và con đường đi lên CNXH vẫn là cơ
sở để chúng ta tiếp tục suy nghĩ sáng tạo để tìm ra hình thức, bước đi, cách làm mới. Chúng ta
phải làm sống động tư tưởng HCM trước tình hình mới.
+ Xây dựng CNXH trong cơ chế thị trường, sử dụng các thủ đoạn của tư bản để xây dựng CNXH.
Cần nghiên cứu kỹ Cương lĩnh 91, các nghị quyết đại hội để nhận thức sâu hơn về sự vận dụng
trung thành, sáng tạo tư tưởng HCM của Đảng Cộng sản VN trước tình hình mới. Qua đó thúc
đẩy quá trình đổi mới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, XH, nâng cao mức sống của nhân dân,
củng cố niềm tin về con đường đi lên CNXH.
Trong quá trình đổi mới, chúng ta phải:
1. Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng CN Mác- Lênin và tư tưởng HCM.
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, chống tham nhũng.
2. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC, BƯỚC ĐI CỤ THỂ VÀ BIỆN
PHÁP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở NƯỚC TA;
LIÊN HỆ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY.
1/ Các nguyên tắc xác định bước đi. lOMoARcPSD| 49220901
- Hồ Chí Minh nêu lên 2 nguyên tắc có tính phương pháp luận trong việc xác đinh bước đi và
cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của các nước nhưng
không được giáo điều, máy móc. Phải giữ vững độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân
để xác định bước đi cho phù hợp.
- Về những nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi của CNXH ở VN:
+ Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
+Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước
+Phát huy tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị- XH
+Xd đội ngũ cán b ộ đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CM XHCN. 2/
Về bước đi của thời kỳ quá độ.
Trong thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh chưa nói rõ các bước đi cụ thể, song tìm hiểu kỹ tư
tưởng của Người, chúng ta có thể hình dung ba bước sau:
Thứ nhất: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, chúng ta vừa ra khỏi chiến tranh, “Nếu để dân
đói là chính phủ có lỗi, mọi chính sách của Đảng không thực hiện được”, “Muốn phát triển công
nghiệp, phát triển kinh tế nói chung thì phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”;
phải ưu tiên phát triển nông nghiệp còn bởi vì chúng ta có “thiên thời” (khí hậu, đất đai), “nhân
hòa” (lực lượng lao động nông nghiệp). Vì vậy, “Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ta
phải dựa vào nông nghiệp và phát triển nông nghiệp là cực kỳ quan trọng” (Bài phát biểu tại
hội nghị trung ương bàn về phát triển công nghiệp);
Thứ hai: phát triển tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ
Thứ ba là phát triển công nghiệp nặng
Người viết: "Mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giời mới có thành thị...nếu
muốn công nghiệp hóa gấp là chủ quan...Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi tiểu
thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng, 'làm trái với Liên Xô cũng là Mácxít" -
Thời kỳ quá độ phải trải qua nhiều bước (nhiều chặng đường). Bước dài, bước
ngắn làdo hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn -
Phương hướng chung là phải tiến lên dần dần, từ thấp đến cao, đi bước nào vững
chắcbước ấy, phải coi trọng các khâu trung gian, quá độ nhỏ. -
Không ham làm lớn, làm mau, không được chủ quan, nóng vội ‚‘‘đốt cháy giai
đoạn‘‘trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ đảng viên tránh nôn
nóng, chủ quan, “đốt cháy giai đoạn” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Phải kiên nhẫn
bắc những nhịp cầu nhỏ và vừa, phải chọn những giải pháp trung gian và quá độ” (T7, tr.538), lOMoARcPSD| 49220901
“Phải trải qua nhiều bước, dài, ngắn là tùy hoàn cảnh. Mỗi bước, chớ ham làm mau, ham rầm
rộ. Làm ít mà chắc, đi bước nào, vững bước ấy tiến tới dần dần” (T7, tr.540).
3/ Về các biện pháp cơ bản tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam:
+ Học tập kinh nghiệm từ các nước, tuy nhiên không được rập khuôn, giáo điều, sao chép, mà
vận dụng 1 cách sáng tạo, phù hợp điều kiện trong nước.
+ Đi sâu vào thực tiễn để điều tra, khảo sát, từ thực tiễn mà đề xuất các vấn đề phương pháp cho CM.
+Kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng chủ yếu và lâu dài.
+Thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội hài hòa, đảm bảo cho các thành phần kinh tế,
các tầng lớp xã hội đều có điều kiện phát triển.
+Phương thức chủ yếu để xây dựng CNXH: “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”;
“đó là chủ nghĩa xã hội nhân dân' , không phải là chủ nghĩa xã hội Nhà nước“; xây dựng chủ
nghĩa xã hội không thể bằng mệnh lệnh từ trên xuống.
+Coi trọng các biện pháp tổ chức thực hiện, phát huy nỗ lực chủ quan trong việc thực hiện các
kế hoạch kinh tế - xã hội. Hồ Chí Minh chủ trương: chỉ tiêu một, biện pháp mười, quyết tâm hai
mươi,...có như thế kế hoạch mới hoàn thành tốt được.
+ Biện pháp cơ bản lâu dài, quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta là phải “Đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân”.
4/ Sự vận dụng của Đảng hiện nay.
(Giống mục 4 câu 1)Liên hệ thực tiễn hiện nay với bước đi và biện pháp trong TTHCM
3. M.Q.HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CNXH TRONG QUAN ĐIỂM CỦA HCM.
1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Độc lập dân tộc là giá trị tinh thần, là ước mơ, hoài bão bao đời nay của dân tộc Việt Nam.
- Độc lập dân tộc tạo ra nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện vững chắc để đảm bảo nền độc lập dân tộc -
Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới
giànhđược thắng lợi hoàn toàn -
Chủ nghĩa xã hội với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất sẽ dẫn đến xoá bỏ hoàn toàn,
tậngốc mọi sự áp bức, bóc lột, bất công về giai cấp, dân tộc.
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Giữ vững mục tiêu chủ nghĩa xã hội lOMoARcPSD| 49220901
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết lànội
lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu
tranhchống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
5. Đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, chống “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”…
4. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM (SỰ RA ĐỜI, VAI TRÒ, BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG; VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
TRONG SẠCH VỮNG MẠNH...) VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH VỮNG MẠNH.
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khái quát quy luật hình thành và phát triển
các đảng cộng sản là kết quả của sự kết hợp 2 yếu tố lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân. -
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam,
bêncạnh hai yếu tố trên, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Trong
bài viết “Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, Người khẳng định: Chủ nghĩa Mác – Lênin kết
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản
Đông Dương vào đầu năm 1930. -
Quan điểm của Hồ Chí Minh dựa trên các cơ sở chủ yếu sau:
+ Yêu nước là cái trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam là yếu tố có trước và là một
phong trào thực sự to lớn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhất là khi giai
cấp công nhân Việt Nam mới ra đời.
+ Phong trào yêu nước với phong trào công nhân có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc; quyền
lợi giai cấp công nhân và quyền lợi của toàn thể dân tộc hòa quyện làm một. Yêu nước chân
chính là yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân, và chỉ có kết hợp với phong trào yêu nước
của dân tộc, giai cấp công nhân mới có thể đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công.
Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam trước hết phải nói tới phong trào yêu nước của
nông dân. Đầu thế kỷ XX, nông dân Việt Nam chiếm khoảng 90% dân số và do điều kiện lịch
sử chi phối, giai cấp công nhân Việt Nam mới được hình thành, xuất thân trực tiếp từ nông dân.
Do đó, giai cấp nông dân là đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân và sự liên minh chặt chẽ
giữa 2 giai cấp này hợp thành quân chủ lực của cách mạng.
Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các
yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, trí thức Việt Nam tuy số
lượng không nhiều nhưng họ rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy họ chủ động và có cơ hội đón
nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của các trào lưu trên thế giới dội vào Việt Nam. Họ lOMoARcPSD| 49220901
chính là “ngòi nổ” cho các phong trào yêu nước bùng lên chống thực dân Pháp, thúc đẩy sự canh
tân và chấn hưng đất nước.
+ Khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp công nhân Việt Nam đã dần ý thức được trách
nhiệm giai cấp và trách nhiệm dân tộc của mình, đã trở thành lực lượng tự giác, thì kết hợp 3 yếu
tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước càng trở nên chặt chẽ hơn.
- Vấn đề đặt ra là giai cấp công nhân Việt Nam ít về số lượng, lại chủ yếu là công nhân nông
nghiệp, vậy, giai cấp này có thể lãnh đạo được cách mạng Việt Nam không? Hồ Chí Minh khẳng định:
+ Vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng không phải do số lượng của lực lượng đó quyết định
mà là do “Đặc tính” cách mạng. “Đặc tính” cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam là kiên
quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, thấm nhuần tư tưởng
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời tinh thần đấu tranh của họ có ảnh hưởng và
giáo dục các tầng lớp khác.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam đã xây dựng được chính đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin…
Đảng đề ra chủ trương, đường lối đúng lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh,
bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vừa quán triệt một cách
sâu sắc học thuyết Mác - Lênin về đảng cộng sản, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
Nó có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng có ý nghĩa to lớn đối với
các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam.
2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Đưa ra quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã dựa trên các cơ sở sau:
+ Trước khi Đảng ta ra đời, ỏ Việt Nam đã có nhiều chính đảng, nhiều phong trào đấu tranh của
nhân dân ta nổ ra ở khắp nơi, song đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một chính đảng
có bản chất cách mạng triệt để, thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn.
+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng sức mạnh đó chỉ có được khi quần chúng
nhân dân được tổ chức lại, và có một chính đảng với đường lối đúng đắn lãnh đạo.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải
có cái gì?” và Người khẳng định cách mạng “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.
Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” (T2, Tr.267)
Người còn giải thích rõ hơn: “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng
lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.
Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi
thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ; chí khí phải kiên quyết. Vì vậy phải có Đảng để tổ chức
và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. lOMoARcPSD| 49220901
Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo”. (T7, Tr. 228-229) +
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
xứng đáng là đội ngũ tiên phong là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của cả dân tộc Việt Nam.
Đảng là lực lượng duy nhất có khả năng lôi kéo, tập hợp các tầng lớp nhân dân đứng lên làm
cách mạng. Cách mạng Việt Nam luôn cần có Đảng dẫn đường.
- Ngày nay, kẻ thù của cách mạng Việt Nam đang tìm mọi cách để phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhiều luận điệu khác nhau…họ coi cần phải đa nguyên,
đa đảng, thì mới là dân chủ. Thực tế thì thế nào?
Các lực lượng chính trị khác ở Việt Nam, qua hoạt động thực tiễn đã chứng tỏ họ không
có khả năng lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc giải phóng người lao động, có chăng chỉ là
sự “giải phóng’’ chính bản thân họ, mà cũng là sự giải phóng dựa trên đau khổ của các giai cấp cần lao.
Đúng là một Đảng trưởng thành trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đảng đó còn thiếu
nhiều kinh nghiệm trong xây dựng kinh tế, và tất nhiên không thể tránh khỏi sai lầm trong quá
trình lãnh đạo đất nước. Vấn đề là ở chỗ, trong quá trình lãnh đạo đất nước, đảng đó hành động
vì lợi ích của ai, đem lại lợi ích cho ai và trước những sai lầm, yếu kém, thái độ sữa chữa sai lầm
của đảng đó như thế nào.
Mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người, ngoài ra Đảng không có mục đích nào khác. Trước những sai lầm, Đảng đều
phát hiện sớm và kịp thời sửa chữa với một thái độ kiên quyết nhất. Nhờ vậy, cách mạng Việt
Nam từ 1930 đến nay liên tục phát triển.
3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng là đảng của một giai cấp. Đây là vấn đề không cần bàn cãi. Cách hiểu về tư tưởng Hồ Chí
Minh một cách cực đoan, tuyệt đối hóa mệnh đề “đảng của dân tộc’’, của “nhân dân lao động’’
để rồi từ đó đi tới xóa nhòa bản chất giai cấp công nhân của Đảng là trái với tư tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời trái với thực tế nói chung. -
Hồ Chí Minh luôn khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công
nhân, độitiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Điều này được thể hiện:
+ Trong tất cả các văn kiện, các bài nói và viết của Người về Đảng.
+ Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng hoàn toàn quán triệt các nguyên tắc xây dựng
một chính đảng vô sản kiểu mới của Lênin cả về cách gọi lẫn nội dung.
+ Nội dung các vấn đề cơ bản của Đảng (thành phần, mục đích, cơ sở lý luận, tổ chức,
luật phát triển Đảng), mà Hồ Chí Minh nêu lên cũng thể hiện rõ tính chất giai cấp công nhân của Đảng. -
Do lợi ích của giai cấp công nhân, của các tầng lớp nhân dân lao động và của cả
dântộc Việt Nam chỉ có thể được đảm bảo khi toàn thể dân tộc đoàn kết dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nên Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân,
của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh viết:
“Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động và dân tộc là lOMoARcPSD| 49220901
một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam” (T6, 175) -
Quan niệm Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng
của nhân dân lao động, của cả dân tộc có ý nghĩa lớn đối với cách mạng Việt Nam. Đảng đại
diện cho lợi ích của toàn dân tộc nên nhân dân Việt Nam coi Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng
của chính mình. Trong thành phần của Đảng, ngoài giai cấp công nhân, còn có những người ưu
tú nhất trong giai cấp nông dân, trí thức và các thành phần xã hội khác.
Chính vì vậy, khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ Hồ Chí Minh cũng
gắn với nhiệm vụ để đạt mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm
vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh đồng bào sung sướng" (T5, 249).
4. Vấn đề xd Đảng trong s愃⌀ ch vững m愃⌀ nh
1. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn và đổi mới
- Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Chỉnh đốn Đảng không phải là giải pháp tình thế mà là một công việc thường xuyên, gắn liền
với sự tồn tại, phát triển của Đảng.
- Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu thường xuyên, vừa cấp bách vừa lâu dài2. Đảng là
đạo đức, là văn minh * Một đảng văn minh:
- Một Đảng văn minh là đảng được xây dựng dựa trên tư tưởng, lý luận khoa học, nhân văn caođẹp.
* Một Đảng chân chính phải có đạo đức cách mạng
Đạo đức không chỉ tạo nên uy tín, sức mạnh cho Đảng mà còn giúp cho Đảng có đủ tư cách lãnh đạo nhân dân.
3, những nguyên tắc trong hoạt đông của đảng̣
-Xây dựng Đảng về chính trị bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, xây dựng và thực hiện nghị
quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, bảo vệ chính trị . Đảng có thể phạm phải sai
lầm, khuyết điểm, nhưng tuyệt đối không được sai lầm về đường lối chính trị
- Xây dựng Đảng về tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc của một chính đảng vô sản kiểu mới
theo tư tưởng của Lênin
4, xây dựng đôi ngũ cán bộ , giảng viêṇ
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Người coi cán bộ là “Cái gốc
của mọi công việc’’, ‘’Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém’’ lOMoARcPSD| 49220901
5. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở
VIỆT NAM (LÀM RÕ CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC CỦA DÂN DO DÂN VÌ DÂN, CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC NHẤT LÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM...) VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA
HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY.
1/ Các luận điểm cơ bản của HCM về xd nhà nước:
a. Quan niệm của HCM về Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước là chủ trương xây dựng mộtnhà
nước do Nnhân dân lao động làm chủ... Đây cũng là điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh so với
quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và cũng là điểm cơ bản nhất để phân biệt nhà
nước ta với nhà nước trước đó.
- Nhà nước của dân:
+ Là nhà nước mà tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc
nước là việc chung, mỗi một con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống,
tôn giáo... đều phải ghé vai gánh vác một phần.
+ Dân là chủ nhà nước, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.... Quyền bính của cán bộ, công
chức nhà nước là do dân ủy nhiệm, giao phó.
+ Dân có quyền bầu (ủy nhiệm) và bãi miễn người thay mặt mình vào Quốc hội và các cơ quan
quyền lực nhà nước; kiểm soát các công việc của NN; giám sát hoạt động của các đại biểu do
mình bầu ra thông qua các thiết chế dân chủ.
- Nhà nước do dân:
+ Nhà nước do dân lập ra - Dân cử ra các đại diện của mình tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
+ Nhà nước do dân xây dựng, ủng hộ và bảo vệ; nhà nước được dân phê bình, giám sát, tạo điều
kiện để nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến nhân dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân có quyền bãi miễn các cơ quan nhà nước
nếu tỏ ra không xứng đáng với tín nhiệm của dân: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền
đuổi Chính phủ" (T5, 60) - Nhà nước vì dân:
+ Là Nhà nước hướng mọi hoạt động vào việc phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân,
đó là một Nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, thật sự cần, kiệm, liêm, chính.
+ Nhà nước vì dân thì mọi công chức Nhà nước đều là nô bộc của nhân dân, việc gì có lợi cho
dân thì phải hết sức làm, việc gì hại đến dân thì phải hết sức tránh.
+ Nhà nước vì dân thì chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến nhỏ, phải làm
cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành.
+ Nhà nước vì dân thì cán bộ Nhà nước vừa là người phục vụ, vừa là người lãnh đạo, vừa là
người hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
2/ Các biện pháp xd nhà nước nhất là mqh giữa đ愃⌀ o dức và pháp luât trong xd nhà nước ̣
kiểu mới ở VN lOMoARcPSD| 49220901
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật (hệ thống pháp luật đầy đủ và phù hợp với đời sống xã hội)
+ Ra sức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân
+ Xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu, đảm bảo cho pháp luật thi hành nghiêm minh
trong cán bộ và nhân dân
+ Tích cực nâng cao dân trí, nâng cao văn hóa c.trị, làm cho người dân biết hưởng quyền dân
chủ, biết dùng quyền dân chủ, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám phê bình các cơ quan nhà nước.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có đủ đức tài với những phẩm chất cơ bản:
Trung thành với cách mạng và tổ quốc; nhiệt tình, thành thạo công việc hành chính, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ;
Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, liên hệ mật thiết với nhân dân, tự phê
binh và phê bình, có ý thức xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.
+ Tăng cường pháp luật: hoàn thiện pháp luật, xử lý mọi sai phạm một cách nghiêm minh theo
đúng quy định của pháp luật
Tăng cường pháp luật phải đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức
3/ Sự vận dụng quan điểm của HCM trong xây dựng nhà nước ta hiện nay:
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước mới có ý nghĩa rất lớn đối với việc
xây dụng nhà nước ta hiện nay. Việc vận dụng tư tưởng của Người về vấn đề này có thể được
xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau: -
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước do nhân dân lao động là chủ,làm chủ. -
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước pháp quyền thống nhất.-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường pháp luật phải đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. -
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham ô lãng phí, quan liêu trong xây dựng nhànước
6. NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. a. Khái niệm
đ愃⌀ i đoàn kết
Đại đoàn kết là một hệ thống các luận điểm, các nguyên tắc, các phương pháp và biện
pháp để giáo dục, tổ chức, hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng nhằm phát huy
đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, sức mạnh quốc tế trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Có thể diễn đạt gọn hơn: Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là tư tưởng xây dựng, củng
cố, tăng cường, mở rộng lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người b.Vai trò đ愃⌀ i đoàn kết dân tộc lOMoARcPSD| 49220901 *
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cáchmạng.
- Đoàn kết là chiến lược của cách mạng Việt Nam vì:
+ Thứ nhất, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời xác định xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc là một chiến lược của cách mạng Việt Nam.
+ Thứ hai, cách mạng muốn thành công phải có lực lượng tham gia, lực lượng đó phải là
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mới phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc.
+ Thứ ba, mỗi một giai đoạn có nhiệm vụ khác nhau, song giai đoạn nào của cách mạng cũng cần phải đoàn kết.
+Thứ tư, đoàn kết là điểm mẹ, điểm mẹ có thành công, các điểm khác mới thành công
- Đoàn kết là nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam * Đại đoàn kết
dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
- Đoàn kết là mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
- Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ
hàngđầu của mỗi giai đoạn cách mạng, là nhiệm vụ của toàn dân tộc
+Bởi cách mạng muốn thành công phải có thực lực, thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc
+ Đại đoàn kết dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc vì cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. c. Lực lượng của khối đ愃⌀ i đoàn kết dân tộc *
Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc
- Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm toàn thể nhân dân
“Nhân dân là: bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình”.
Vì vậy, “chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” *
Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc -
Đại đoàn kết phải dựa trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm cơ sở,
làm trụcột để đoàn kết toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất. lOMoARcPSD| 49220901 -
Trong khối đại đoàn kết, Đảng không chỉ là một bộ phận bình đẳng, mà còn là
lựclượng lãnh đạo, là linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc d. Điều kiện để xây dựng khối
đ愃⌀ i đoàn kết dân tộc -
Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. -
Hai là, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. -
Ba là, phải có niềm tin vào nhân dân, tin vào con người.
e. Hình thức tổ chức khối đ愃⌀ i đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đưa quần chúng
nhân dân vào các tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng
lứa tuổi, từng tôn giáo phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng: “công hội”, “nông
hội”, “Phật giáo cứu quốc”, “Công giáo yêu nước”…Trong đó, bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất.
f. Các nguyên tắc cơ bản xây dựng và ho愃⌀ t động của Mặt trận Dân tộc thống nhất -
Một là, Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công
- nông, đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng -
Hai là, Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân
tộc, quyềnlợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. -
Ba là, Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo
đoàn kếtngày càng rộng rãi và bền vững. -
Bốn là, Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn
kết thật sự,chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -
Năm là, Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất,
vừa là linhhồn là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.
g. Phương pháp xây dựng khối đ愃⌀ i đoàn kết dân tộc- Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng. -
Phương pháp tổ chức: Đó là phương pháp xây dựng, kiện toàn, không ngừng phát triển
hệthống chính trị cách mạng, từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể quần chúng. Sự thống nhất
và bền vững của hệ thống chính trị cách mạng, theo Hồ Chí Minh, chính là nhân tố quyết định
sự tồn tại và sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc. lOMoARcPSD| 49220901 -
Phương pháp xử lý đồng bộ các mối quan hệ nhằm thực hiện thêm bạn, bớt thù. .
Phươngpháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là phương pháp xử lý khoa học mối tương quan
ba chiều: lực lượng cách mạng, lực lượng trung gian, lực lượng phản cách mạng đó, nhằm mục
tiêu mở rộng đến mức tối đa trận tuyến cách mạng, tạo thế áp đảo của cách mạng đối với phản
cách mạng để giành thắng lợi.
7. NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (VAI TRÒ CỦA ĐẠO
ĐỨC CÁCH MẠNG, CÁC CHUẨN MỰC VÀ CÁC NGUYÊN TẮC RÈN LUYỆN ĐẠO
ĐỨC MỚI) VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC “LẬP THÂN, LẬP NGHIỆP” CỦA
THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY?
1/ Vai trò của đ愃⌀ o đức CM :
- Đ愃⌀ o đức CM là gốc, là nền tảng của người CM:Đạo đức là “gốc” của người CM. người
CM phải có đạo đức làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ CM đầy gian khổ, khó
khăn. - Đạo đức vừa tạo nên uy tín, vừa tạo nên sức mạnh cho người CM. CM nhất định sẽ
thắng lợi nhưng thắng lợi như thế nào thì còn tùy thuộc vào đạo đức của những người CM.
- Tài và đức có quan hệ thống nhất biện cứng trong mỗi con người, trong đó đức là gốc. Trong
mối tương quan tài – đức, HCM luôn khẳng định đức là gốc, là nhân tố chủ chốt của người CM,
nếu không có đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân, tuy nhiên đức và
tài phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này thiếu mặt kia. Đạo đức CM không chỉ giúp cải
tạo xã hội cũ thành xã hội mới, giúp người CM tự hoàn thiện và không ngừng tiến bộ mà còn
là thước đo lòng cao thượng của con người.
- Đ愃⌀ o đức CM là sức m愃⌀ nh tinh thần của người cộng sản. Người có đạo đức CM thì khi
gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi gặp thuận lợi và thành
công vẫn giữ được tinh thần gian khổ, vân khiêm tốn, chất phác, thực sự trở thành người “lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
- Đ愃⌀ o đức CM là thước đo giá trị người cộng sản.
- Muốn hoàn thành được sứ mệnh của mình thì Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, tiênphong, gương mẫu.
2/ Những chuẩn mực đ愃⌀ o đức cơ bản của con người VN trong thời đ愃⌀ i mới:
a Trung với nước, hiếu với dân:- so sánh với ph愃⌀ m trù “trung – hiêu” trong Nho giáo để
thấy điểm tích cực trong TTHCM -
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nước của dân, do dân làm chủ. -
Hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, phải tôn trọng và phát
huyquyền làm chủ của nhân dân, phải kính trọng, học hỏi dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân
dân. b Yêu thương con người, sống có tình nghĩa: -
Tình yêu thương con người trước hết dành cho những người cùng khổ, người lao động. lOMoARcPSD| 49220901 -
Nghiêm khắc với mình mà khoan dung, độ lượng với người, nhất là với những người
đãphạm sai lầm, khuyết điểm, phải giúp đỡ họ khắc phục sửa chữa và đối xử bình đẳng với họ. -
Tình yêu thương con người phải gắn liền với lối sống tình nghĩa, phải dựa trên nguyên
tứcphê bình và tự phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
c Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư – so sánh điểm giống và khác nhau của TTHCMvới
Nho giáo về các chuẩn mực đ愃⌀ o đức -
Cần: lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, có kỹ thuật, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, tự giác, sáng tạo. -
Kiệm: tiết kiệm sức lao động, nhất là sức dân; tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền
của củadân, của nước, của bản thân mình. -
Liêm: trong sạch, không tham lam, không tham tiền của, địa vị, danh vọng, ham
học hỏi,ham làm và ham tiến bộ. -
Chính: ngay thẳng thắn, đứng đắn, thể hiện trong 3 mối quan hệ: đối với mình
không tựcao tự đại mà phải thường xuyên tự kiểm điểm, tự phê bình, cầu tiến bộ; đối với
người thì không nịnh hót người trên, coi khinh người dưới, luôn đoàn kết, khoan dung, độ
lượng; đối với việc thì phải đặt việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà, đã phụ trách
việc gì thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn, việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc
ác dù nhỏ mấy cũng tránh. -
Chí công vô tư: làm việc không tư lợi, chống chủ nghĩa cá nhân, là hết lòng, hết
sức vì việcnước, việc dân theo đúng với kỷ cương phép nước.
KL: Thực chất chí công vô tư là sự tiếp nối của cần, kiệm, liêm, chính bởi nếu đã thật sự cần,
kiệm, liêm, chính thì nhất định sẽ trí công vô tư và ngược lại, từ đó sẽ nảy sinh nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.
d Tinh thần quốc tế trong sáng -
Đó là tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em” -
Đây là một phẩm chất đạo đức mới, dựa trên bản chất quốc tế của giai cấp công
nhân,hướng vào những mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi những khuôn khổ quốc gia, dân tộc. -
Tinh thần quốc tế đòi hỏi phải biết yêu thương không chỉ dân tộc mình mà cả dân
tộc khác,phải biết tôn trọng văn hóa, lối sống của dân tộc khác. -
Yêu cầu của nguyê tắc này là phải xây dựng khối đại đoàn kết chiến đấu giữa vô
sản cácnước và các dân tộc bị áp bức, xây dựng tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc
để cùng nhau đấu tranh cho những mục tiêu lớn của thời đại. 3/ Những nguyên tắc xây
dựng đ愃⌀ o đức mới a Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đ愃⌀ o đức
+ Nói đi đôi với làm là phương pháp tu dưỡng là phải gắn lời nói với hành động trong thực
tiễn, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đường làm
một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng.
+ Theo Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc rèn luyện đạo đức quan trọng bậc nhất.
Người thường phê phán thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặt làm quan cách mạng” nói mà
không làm, Người yêu cầu phải tẩy sạch bệnh quan liêu. lOMoARcPSD| 49220901
+ Nêu gương đạo đức là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, đồng thời là cơ sở để phân biệt
đạo đức cách mạng và đạo đức cũ.
+ Hồ Chí Minh yêu cầu đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi
lĩnh vực từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, trong nhà trường, gia đình, xã hội.
b, Xây đi đôi với chống, phải t愃⌀ o thành phong trào quần chúng rộng rãi.
+ Phải kết hợp giữa xây và chống là vì không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”,
Người yêu cầu phải kiên quyết chống ba loại kẻ thù nguy hiểm: tư tưởng thực dân đế quốc, thói
quen lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân.
+ Người yêu cầu, với từng người, trước hết phải chiến thắng lòng tà trong mình, với việc, với
người nhất thiết phải phê phán, đấu tranh loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức, tàn dư đạo đức cũ.
+ Về quan hệ giữa chống và xây, Hồ Chí Minh chỉ rõ chống là nhằm để xây, chống đi liền với
xây, lấy xây làm chính, lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau. c, Tu
dưỡng rèn luyện đ愃⌀ o đức suốt đời thông qua thực tiễn cách m愃⌀ ng
+ Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, nó chỉ hình thành trong
quá trình rèn luyện, phấn đấu suốt đời.
+ Hồ Chí Minh yêu cầu tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự nguyện tự giác,
dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng. Người khẳng định làm cách mạng
thì khó tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm, song vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm khuyết điểm.
4/ Ý nghĩa của nó đối với việc “ lập thân, lập nghiệp” của giới trẻ hiện nay?
- Ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của tài trong việc lập thân lập nghiệp, vì thế hệ trẻ nên ra
sức học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao năng lực của bản thân, để có “tài”… nhưng nếu chỉ dựa
vào tài, vào năng lực thôi thì chưa thể “lập thân lập nghiệp” được. HCM đã nói: “ có tài mà
không có đức chỉ là kẻ vô dụng”. Người có “đức”, nếu “tài” có chút khiếm khuyết thì vẫn có thể
bổ sung, hoàn thiện thêm nên vẫn có thể tận dụng chút tài mọn để cống hiến hay để “lập thân lập
nghiệp”, nhưng người có tài mà không có đức thì sẽ đi sai đường, làm những việc bất lương, hại
đến gia đình, bạn bè, xã hội.Đức và tài, phẩm chất và năng lực phải đi đôi với nhau thì khi đó cả
2 mới phát huy được tác dụng.
- Trong vấn đề “lập thân lập nghiệp” hiện nay, thế hệ trẻ cần nhận thức đúng vai trò của
tàivà đức, không xem nhẹ cái nào. Đặc biệt, phải biết trong tài và đức thì đức là gốc, có vai trò
chỉ hướng cho tài phát huy đúng đắn. vì vậy bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, tích lũy
kiến thức, thế hệ trẻ cần phải biết rèn luyện đạo đức của bản thân.
CÂU 3. NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HCM VỀ ĐẢNG CSVN VÀ Ý NGHĨA CỦA
NÓ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐẢNG TA TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH?
1/ Luận điểm sáng t愃⌀ o của HCM về ĐCSVN: a , ĐCSVN là sự kết tinh của CNMLN với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước. (Sự
ra đời của ĐCSVN)
- Quan điểm của CN M-L về sự ra đời của 1 ĐCS nói chung: ĐCS là sản phẩm của sự kếthợp
giữa CNM_L với PTCN lOMoARcPSD| 49220901
- Quy luật hình thành ĐCSVN: Sự kết tinh của CNMLN với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước. Tuân theo quy luật phổ biến sự hình thành ĐCS trên thế giới, đồng thời có thêm một yếu tố
đặc thù là phong trào yêu nước.
- Cơ sở khách quan: + Yêu nước là cái trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam là yếu tố có trước
và là một phong trào thực sự to lớn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhất là khi
giai cấp công nhân Việt Nam mới ra đời.
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc,
quyền lợi của giai cấp công nhân và của dân tộc là thống nhất, vì vậy phong trào công nhân và phong
trào yêu nước tất yếu sẽ kết hợp với nhau.
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN đề có nhu cầu khách quan là phải kết hợp với
CNMLN. Điều đó tạo cơ sở thuận lợi cho việc truyền bá CNMLV vào VN.
- Ở VN phong trào yêu nước của tầng lớp trí thức phát triển rất sôi nổi và bộ phận trí thức yêu
nước tiên tiến là những người đầu tiên tiếp thu được CNMLN, họ đã ra sức hoạt động, tích cực truyền
bá CNMLN vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, dẫn đến sự xuất hiện của những tổ chức
cộng sản đầu tiên ở VN và trên cơ sở đó thành lập nên ĐCSVN
=> KL: Trong điều kiện VN là một nước thuộc địa, ĐCS ra đời tất yếu phải là sản phẩm sự kết hợp giữa
CNMLN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đó là quy luật đặc thù hình thành ĐCSVN.
b , ĐCSVN là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa CMVN đến thắng lợi. ( Vai trò của ĐCSVN)
- Trước khi ĐCSVN ra đời đã có nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân nhưng đều thất
bại, vì vậy nhu cầu khách quan, cấp thiết của CMVN là phải thành lập được một Đảng CM chân
chính của một giai cấp tiên tiến, có khả năng dẫn dắt CM đi đến thành công.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ĐCSVN vừa đáp ứng được yêu cầu khách quan, cấp
thiết của CMVN, vừa phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội VN. Vì vậy Đảng
đã nhanh chóng nắm giữ được độc quyền lãnh đạo CM và trở thành nhân tố quyết định hàng đầu sự thắng lợi của CMVN.
- Mục đích của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, khi
mắcphải sai lầm khuyết điểm, Đảng đều kịp thời phát hiện và sửa chữa nhờ đó Đảng đã lớn mạnh
không ngừng, đã dẫn dắt CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
c , ĐCSVN – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời Đảng không chỉ là của giai cấp mà
còn là của dân tộc VN. (Bản chất của ĐCSVN)
- Cả về lý luận và thực tiễn lịch sử đều khẳng định Đảng bao giờ cũng là đảng của một GC,
đạidiện cho lợi ích của một GC nhất định.
- ĐCSVN là Đảng của GCCN VN. Điều này được HCM khẳng định trong tất cả các bài
nói và viếtcủa Người và được thể hiện:
+ Mục tiêu hoạt động của Đảng là đưa đất nước đi lên CNXH.
+ Nền tảng tư tưởng của Đảng ta là lý luận MLN
+ Đảng được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- HCM khẳng định: ĐCSVN đồng thời là đảng của DTVN. Đây chính là điểm sáng tạo cơ
bản củaHCM về bản chất của Đảng ta, đồng thời là điều mà mỗi khi nói về Đảng ta, Người thường
thể hiện niềm tự hào sâu sắc. lOMoARcPSD| 49220901
+ Trong tư tưởng HCM, lập trường GC và DT là thống nhất, …
+ Do lợi ích của GCCN và lợi ích của cả DTVN tương đồng, thống nhất với nhau nên Đảng đại diện
cho lợi ích GCCN, của cả DTVN
+ Do Đảng kết nạp vào hàng ngũ của mình các phân tử tiên tiến nhất thuộc các tầng lớp nhân dân VN;
+ Do Đảng chỉ có thể lãnh đạo được DT khi Đảng được toàn thể DT thừa nhận.
- Nói Đảng của DT, hoàn toàn không phải là đảng toàn dân mà chỉ có nghĩa nhấn mạnh
tính chấtđội tiền phong chiến đấu của GC và DT.
+ Cơ sở lý luận: theo HCM, giai cấp và dân tộc là thống nhất, lợi ích của giai cấp công nhân thống
nhất với lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy Đảng của giai cấp công nhân cũng sẽ đồng thời là Đảng
của nhân dân lao động, Đảng của cả dân tộc.
+ Về thực tiễn: nếu ĐCS chỉ là Đảng của giai cấp công nhân, thì cơ sở xã hội của Đảng sẽ hạn chế,
Đảng không thể quy tụ, tập hợp được những người ưu tú giác ngộ CM nhất trong toàn dân tộc, không tự
thiết lập được mối liên hệ mật thiết với đông đảo quần chúng nhân dân. Ngược lại, nếu ĐCS vừa là Đảng
của giai cấp công nhân, vừa là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc thì cơ sở xã hội của Đảng
sẽ rộng mở, Đảng sẽ được các tầng lớp nhân dân coi như Đảng của chính mình, nhân dân sẽ bảo vệ Đảng,
ủng hộ Đảng, tham gia xây dựng Đảng, Đảng sẽ lớn mạnh không ngừng, sẽ dẫ dắt CM đi đến thành công
- Khẳng định được ý nghĩa của luận điểm đối với công tác xây dựng Đảng ta hiện nay -
Phải xâydựng 1 ĐCS vững mạnh trong điều kiện một nước thuộc địa lạc hậu, nơi mà giai cấp còn
rất non trẻ và nhỏ bé.
2/ Ý nghĩa của nó đối với quá trình xây dựng Đảng ta trong s愃⌀ ch, vững m愃⌀ nh:
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thật sự là Đảng của đạo đức và văn minh, tiêu
biểu cho trítuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc.
- Phát huy dân chủ đi đôi với tang cường pháp chế XHCN, xây dựng 1 nền hành chính dân
chủ, trongsạch, vững mạnh.
+ Bảo đảm việc tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân
+Cải cách và hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng 1 nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, gắn liền xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách
bộ máy hành chính Nhà nước.
- Được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.