Ôn tập từ vựng - Moderatoren üben | Thực hành ngôn ngữ | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Thực hành ngôn ngữ
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ÔN TẬP PHẦN TỪ VỰNG
Các lỗi thông thường về dùng từ
1. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
Thường gặp ở những từ có hình thức ngữ âm tương tự nhau hoặc ở những trường hợp
một âm nhưng có nhiều cách viết.
Hầu hết các hiện tượng nhầm lẫn tập trung ở các từ đa tiết có một âm tiết đồng âm và
một âm tiết gần âm, như: sinh động/ linh động, bàng quan/ bàng quang, tinh tế/ tinh túy,
trinh tiết/ tinh khiết, trí thức/ tri thức…
2. Dùng từ không đúng với khả năng kết hợp của từ
Nghĩa của từ quy định khả năng kết hợp của từ; các từ kết hợp với nhau không đúng
với bản chất ngữ pháp sẽ làm câu văn sai lạc về nghĩa. Ví dụ:
a. Đa phần công nhân và những người lao động chân chính đều rất nghèo.
b. Những khuyết nhược điểm cần sửa chữa là […].
Trong a, đa phần là một kết hợp sai vì đa là một yếu tố Hán Việt còn phần là một yếu tố
thuần Việt. Trong b, khuyết nhược điểm là một kết hợp không đúng khi theo sau là “sửa
chữa” vì khuyết điểm là điểm thiếu sót, sai lầm; còn nhược điểm là điểm yếu. Chỉ có thể nói
sửa chữa khuyết điểm và khắc phục nhược điểm, những khuyết điểm cần sửa chữa.
3. Dùng từ không đúng nghĩa
Loại lỗi này thường gặp ở những nhóm từ chỉ khác nhau ở một nét nghĩa nào đó,
người viết không nắm được sự khác biệt ấy nên dẫn đến sai sót. VD:
a. Bác vừa dự lễ truy điệu bà cụ làng bên, ông trưởng họ đọc điếu văn rất cảm động, cháu ạ.
b. Sau khi vợ mất được sáu năm, ông tái giá với một nữ đồng nghiệp.
c. Vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Vương quốc Bỉ đã tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ
nước ta và trình quốc thư.
4. Dùng từ không đúng hệ thống
Từ, ngữ trong câu, trong văn bản đều có mối quan hệ trong một hệ thống nhất định,
chệch khỏi hệ thống, nhiều khi dẫn đến cách dùng sai, hiểu sai. lOMoAR cPSD| 40749825 VD:
a. Lui tới siêu thị Cống Quỳnh có đủ các tầng lớp: cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh
viên, tiểu thương, quân nhân, công an, thanh thiếu niên, phụ nữ và những người lớn tuổi.
b. Họ thường xuyên đến thư viện để đọc các sách báo, tạp chí và tranh ảnh.
Trong a, mạch liệt kê vừa chức danh, theo lứa tuổi vừa theo giới tính làm cho sự mạch lạc bị
phá vỡ, làm mất tính hệ thống.
Trong b, chỉ có thể nói đọc sách báo và tạp chí; còn tranh ảnh thì phải xem.
5. Dùng từ không phù hợp với phong cách
Mỗi hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp đòi hỏi sử dụng từ
ngữ khác nhau. Do đó, phải sử dụng từ ngữ đúng phong cách để đạt hiệu quả giao tiếp tốt.
Không dùng khẩu ngữ trong văn bản viết. VD:
a. Họ đã tìm chất thay thế máu trong khi mổ xẻ […].
b. Chúng tôi xin phiền các anh ở Sở giải quyết cho ngay vấn đề nói
trên. Trong a, mổ xẻ là từ dùng trong khẩu ngữ, nên thay bằng phẫu thuật.
6. Dùng thừa từ, lặp từ
Trong thực tế nói, viết, việc lặp lại từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, tạo liên kết là
không hiếm. Tuy nhiên, cần tránh những trường hợp dừng thừa từ, lặp từ. VD:
- Xấp xỉ gần một nghìn dân thì có một di tích.
- Các nhà khoa học đã tái tạo lại sự biến đổi gien trong phòng thí nghiệm.
- Trong công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà, ngành xây dựng giữ một vai trò hết sức quan trọng.