Ôn Trường Bộ - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương

Ôn Trường Bộ - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Vì sao không ai có thể chỉ trích đức Thế Tôn, giáo pháp, và đệ tử Thế
Tôn?
Không ai có thể chỉ trích đức Thế Tôn, giáo pháp và đệ tử Thế Tôn vì:
1/ Thế Tôn là vị:
- Tự chứng ngộ pháp giải thoát, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
- Đầy đủ 10 Ba-la-mật bậc Hạ, bậc Trung và bậc Thượng
- Thế Tôn đầy đủ 10 danh hiệu của một vị Phật Chánh Đẳng Giác (Phật có 3:
Phật Thanh Văn, Phật Bích Chi và Phật Chánh Đẳng Giác).
2/ : được Thế Tôn khéo thuyết giảng, có khả năng Giáo pháp (Pháp và Luật)
hướng thượng, thành tựu Thánh Chánh Trí, đưa đến an tịnh, giải thoát, Niết Bàn.
Do:
- Giáo pháp có 5 công dụng:
(1) Giúp hành giả trừ nghèo nàn vật chất, do biết cách sử dụng tài sản, biết
làm phước bố thí bằng cả thân, khẩu, ý, bằng cả vật chất lẫn tinh thần, (của
cho không bằng tâm cho) học tiếp cận tiếp xúc thực hành để không nghèo vật
chất.
(2) Giải thoát khỏi khổ tâm hồn, không bị bức bách vật chất, khổ tình cảm,
khổ cầu danh, khổ hiện tại, bớt khổ về ăn uống (cách ăn cho đời hoan hỷ hay
đau khổ).
(3) Giải thoát dứt phiền não, dứt khổ tái sanh, dứt phiền não do tích tụ
nghiệp tạo quả. Nếu có tái sanh sẽ vào chỗ an toàn tùy phước và thời gian.
(4) Giải thoát dứt si mê. Si mê là vô minh: bất cứ mỗi hành động của thân,
khẩu, ý đều không có chánh kiến, có tâm si trong hiện tại, tích lũy dần hàng
ngày tạo nên vô minh dẫn đi tái sanh.
(5) Giải thoát khai trí tuệ: trí tuệ là hiểu biết đúng đắn, là sự hiểu biết để
sống thành công trong đời. Tuệ là sự thẩm thấy chính xác tường tận về bốn sự
thật của đời tức tứ Diệu Đế. Thấy rõ khổ đế có khổ hiện tại, khổ tái sanh, khổ
luân hồi. Thấy rõ khổ nhân (Tập) là sự tham đắm và chấp thủ từ si mê, mê
lầm. Thấy rõ Diệt đế là không còn tham đắm và chấp thủ. Thấy rõ con đường
đưa đến khổ diệt là chánh đạo 8 ngành.
- Giáo pháp có 8 đặc tánh đặc biệt:
(1) Sự tu tập dần dần phát triển vững chắc, không có sự thể nhập chánh trí
thình lình.
(2) Đệ tử Như Lai không bao giờ phạm giới và luật.
(3) Tăng đoàn không che đậy chứa chấp người phạm tội, sẽ buộc tội và
trục xuất những người theo ác pháp và sở hành đáng nghi ngờ.
(4) Khi gia nhập vào Tăng đoàn Như lai, vị ấy sẽ từ bỏ tên tuổi, dòng họ,
giai cấp và trở thành đệ tử tối thượng của Như lai.
(5) Pháp và luật của Như lai chỉ có một vị là giải thoát cho tất cả những ai
đến để mà thấy, mà thực hành.
(6) Dù có bao nhiêu người thành tựu Niết bàn, Niết bàn cũng không vì thế
mà tăng lên hay giảm xuống.
(7) Trong Tăng đoàn có những đệ tử nổi tiếng là những người đáng tôn
trọng, là những người ưu việt, có giới đức và trí thức.
(8) Trong pháp và luật của Như lai có nhiều châu báu quí giá hơn tất cả
những loại châu báu thế gian, đó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần … bát thánh đạo.
- Người thực hành giáo pháp sẽ có được 6 điều lợi ích:
(1) Chỉ tốt hơn, không xấu.
(2) Được tuệ, không gì khác.
(3) Không sầu giữa sầu muộn.
(4) Chói sáng giữa quyến thuộc.
(5) Thường hưởng chúng sanh lạc.
(6) Giải thoát mọi khổ đau.
3/ Tăng chúng, đệ tử đức Thế Tôn là những người:
- Có đời sống nội tâm sung mãn
- Giác tỉnh cao độ
- Tuân thủ nghiêm mật qui củ thiền môn
- Sống thanh tịnh và hòa hợp.
Do không khiếm khuyết bất cứ điều gì về phạm hạnh từ đức Thế Tôn, giáo
pháp và đệ tử Thế Tôn nên không ai có thể chỉ trích Thế Tôn, giáo pháp được Ngài
tuyên thuyết hay chúng đệ tử Thế Tôn được (chúng đệ tử tức chúng tỳ kheo, tỳ
kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di).
Câu 2: Đức Thế Tôn khuyên chúng đệ tử cần phải sống như thế nào?
1. Chư đệ tử nếu có ngồi lại với nhau, chỉ làm 2 việc:
a. Nói pháp
b. Giữ yên lặng của bậc Thánh (tức là tu thiền phát triển tuệ quán)
2. Mỗi cá nhân cần thực hành 7 pháp không bị suy giảm để không bị thối
lui tâm đạo, để được lớn mạnh trong đời sống tu học.
(1) Ngày nào Tăng chúng vầy đoàn: Siêng năng hội họp luận bàn pháp
môn (hội họp).
(2) Thuận hòa đoàn kết luôn luôn
(3) Luật nghiêm giới cấm bảo tồn khít khao
(4) Kính tôn Trưởng lão Hạ cao
(5) Dứt trừ ái dục não phiền
(6) Thích nơi thanh vắng tham thiền luyện tâm
(7) Dung hòa phát triển tòng lâm. Bạn bè nương tựa xa gần sống chung.
(dung hòa hội chúng)
3. Tăng đoàn cần duy trì 7 việc khiến Chánh pháp được hưng thịnh,
trường tồn và lợi ích cho chúng sanh (7 điều kiện thạnh hưng Chánh pháp).
(1) Ngày nào dứt muốn ham thế sự
(2) Không biếng lười thích ngủ, lo ăn
(3) Không luận bàn chuyện thế, việc trần
(4) Không phe đảng dễ duôi giới luật
(5) Không khoe khoang khi mình thiếu đức
(6) Không nhiễm ô vật chất phù hoa
(7) Không nương gần bè bạn xấu xa.
4. Giữa các vị đồng phạm hạnh, cần có những cách cư xử thích đáng, nên
sống thân thiết, hòa hợp như nước với sữa, dung hòa, tương thân tương kính, không
nên bài bác, chỉ trích nói xấu lẫn nhau. Các vị Nầy:
- Sống không tranh luận, cãi lộn với nhau
- Không nhiếc mắng, nặng lời với nhau
- Không có những ngăn cách và loại bỏ lẫn nhau.
Sự hòa hợp Tăng chúng sẽ đem lại hạnh phúc cho nhiều người, đem lại lợi ích
cho nhiều người; không đem lại bất hạnh khổ đau cho chư Thiên và loài người, do
nhờ sống chung tu học.
Câu 3: Giáo pháp Thế Tôn có khả năng tạo nên một con người với đời sống
chuẩn mực như thế nào?
Một con người có đời sống gọi là chuẩn mực chỉ khi vị ấy thông suốt các pháp
tác thành thuộc Pháp học và Pháp hành.
1. Các pháp tác thành thuộc pháp học: chuyên tâm học hỏi nghiên cứu giáo
lý ngang qua tiến trình . Nền tảng căn bản của học văn, học tư học tu
giáo lý Phật được gói gọn trong:
(1) 37 phẩm trợ đạo.
(2) Giáo lý tứ đế.
(3) Giáo lý thập nhị nhân duyên.
(4) Nhân quả nghiệp báo.
(5) Tam pháp ấn.
2. Các pháp tác thành thuộc pháp hành:
(1) Hành hạnh đầu đà: Có 13 hành tu đầu đà
(2) Sống gìn giữ 6 căn (thu thúc lục căn)
(3) Thành tựu Giới thanh tịnh: GIỚI
(4) Thành tựu Tâm thanh tịnh: ĐỊNH
(5) Thành tựu Tri kiến thanh tịnh: TUỆ
Thành tựu 5 giai đoạn thanh tịnh, đưa đến chúng đắc 16 tuệ giải thoát, cuối
cùng thể nhập các Thánh quả từ Sơ quả Nhập lưu, đến Nhị quả Nhất Lai, Tam quả
Bất Lai và cuối cùng thành tựu Tứ quả A-la-hán. 5 giai đoạn thanh tịnh và 16 tuệ
giải thoát là:
- Kiến thanh tịnh: 1 tuệ
- Đoạn Nghi thanh tịnh: 1 tuệ
- Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh: 1 tuệ
- Hành đạo tri kiến thanh tịnh: 9 tuệ
- Tri kiến thanh tịnh: 4 tuệ tức từ tuệ Chuyển tánh (hay còn gọi tuệ Cắt
Dòng phàm), Đạo tuệ, Quả Tuệ và tuệ Nhìn lại.
Câu 5: Vì sao 3 chi pháp là Vô minh – Hành – lục nhập quan trọng nhưng
không được đề cập chung với 9 chi pháp để tạo thành 1 vòng tròn sanh tử của
một chúng sanh?
12 chi pháp nhân duyên gồm có:
Vô minh duyên hành.
Hành duyên thức.
Thức duyên danh sắc.
Danh sắc duyên lục nhập.
Lục nhập duyên xúc.
Xúc duyên thọ.
Thọ duyên ái.
Ái duyên thủ.
Thủ duyên hữu.
Hữu duyên sanh.
Sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
Trong kinh Đại duyên, đức Phật không nói đến chi vô minh, hành và lục nhập
mà bắt đầu từ thức đến danh sắc tiếp đến là xúc …vì:
Trong 12 chi pháp nhân duyên, chi thuộc về duyên trong vô minh và hành
kiếp quá khứ mới tạo ra thức kiết sanh cho kiếp hiện tại, quá khứ thì không điều
chỉnh được. Đức Phật chỉ nói do duyên hiện tại mà tạo các nghiệp thành tựu quả
trong tương lai nên đức Phật bỏ qua không dùng trong kinh Đại duyên này. Trong
kiếp hiện tại, vô minh đồng nghĩa với si, không thấy lý tứ đế, cũng đồng nghĩa với
ái và thủ, còn ái thủ thì còn đi đến luân hồi chi phối, không còn ái thủ thì không còn
vô minh, tức Niết bàn; hai chi ái thủ đã có trong 9 chi pháp trong kinh Đại duyên,
vì vậy đức Thế Tôn không cần nói chi phần vô minh trong bài kinh này.
Thức tức kiết sanh thức, là tâm đầu tiên trong kiếp sống này, khi thức có mặt
thì sắc cũng có mặt. Trong ngũ uẩn, thức làm nhiệm vụ biết. Trong tâm lý, thức là
tâm vương dẫn đầu các tâm sở. Khi thức có mặt, lập tức các biến hành tâm sở có
mặt. Các biến hành tâm sở xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành tâm, mạng quyền, tác ý
luôn có mặt cùng với tâm vương là thức; nơi đây có thọ tức thọ uẩn, có tưởng tức
tưởng uẩn, có tư là sự phản ứng là sự vận hành của tâm, sự tạo tác đưa ra hành động
tạo nghiệp, tư cùng các tâm sở khác hoạt động trong tâm là hành uẩn. Thức là tâm
vương, không tương đương với tâm sở nào mà bao trùm luôn các tâm sở. Như vậy
do có thức mà có thọ, tưởng, hành, thức các uẩn thuộc về danh; thức duyên cả sắc
và danh. Hành đã có sẳn trong danh nên không cần dùng chi hành trong vòng tròn
sanh tử này.
Trong thế gian có những chúng sanh có đủ lục căn, nên có lục nhập, có những
chúng sanh không có đủ lục căn như những chúng sanh nơi cõi trời vô sắc giới chỉ
có ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn, hoặc chư thiên cõi trời vô tưởng,
chỉ có thân căn không có thức, không liên hệ các căn khác, chư thiên cõi sắc giới
cũng không cần dùng hết sáu căn, hay các chúng sanh thiếu phước ở cõi dục bị
thiếu căn như mù, điếc … các chúng sanh này không có đủ lục căn, thì không có đủ
lục nhập, nên đức Phật bỏ qua chi phần này.
Do vậy dầu nhân duyên chỉ có 9 chi phần nhưng cũng đầy đủ ý nghĩa để tạo
nên vòng sanh tử mới.
Câu 6: Vì sao Thế Tôn nói tu tập 4 Phạm Trú chưa thể chấm dứt sanh tử,
luân hồi khổ?
| 1/6

Preview text:

Câu 1: Vì sao không ai có thể chỉ trích đức Thế Tôn, giáo pháp, và đệ tử Thế Tôn?
Không ai có thể chỉ trích đức Thế Tôn, giáo pháp và đệ tử Thế Tôn vì:
1/ Thế Tôn là vị:
- Tự chứng ngộ pháp giải thoát, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
- Đầy đủ 10 Ba-la-mật bậc Hạ, bậc Trung và bậc Thượng
- Thế Tôn đầy đủ 10 danh hiệu của một vị Phật Chánh Đẳng Giác (Phật có 3:
Phật Thanh Văn, Phật Bích Chi và Phật Chánh Đẳng Giác).
2/ Giáo pháp (Pháp và Luật): được Thế Tôn khéo thuyết giảng, có khả năng
hướng thượng, thành tựu Thánh Chánh Trí, đưa đến an tịnh, giải thoát, Niết Bàn. Do:
- Giáo pháp có 5 công dụng:
(1) Giúp hành giả trừ nghèo nàn vật chất, do biết cách sử dụng tài sản, biết
làm phước bố thí bằng cả thân, khẩu, ý, bằng cả vật chất lẫn tinh thần, (của
cho không bằng tâm cho) học tiếp cận tiếp xúc thực hành để không nghèo vật chất.
(2) Giải thoát khỏi khổ tâm hồn, không bị bức bách vật chất, khổ tình cảm,
khổ cầu danh, khổ hiện tại, bớt khổ về ăn uống (cách ăn cho đời hoan hỷ hay đau khổ).
(3) Giải thoát dứt phiền não, dứt khổ tái sanh, dứt phiền não do tích tụ
nghiệp tạo quả. Nếu có tái sanh sẽ vào chỗ an toàn tùy phước và thời gian.
(4) Giải thoát dứt si mê. Si mê là vô minh: bất cứ mỗi hành động của thân,
khẩu, ý đều không có chánh kiến, có tâm si trong hiện tại, tích lũy dần hàng
ngày tạo nên vô minh dẫn đi tái sanh.
(5) Giải thoát khai trí tuệ: trí tuệ là hiểu biết đúng đắn, là sự hiểu biết để
sống thành công trong đời. Tuệ là sự thẩm thấy chính xác tường tận về bốn sự
thật của đời tức tứ Diệu Đế. Thấy rõ khổ đế có khổ hiện tại, khổ tái sanh, khổ
luân hồi. Thấy rõ khổ nhân (Tập) là sự tham đắm và chấp thủ từ si mê, mê
lầm. Thấy rõ Diệt đế là không còn tham đắm và chấp thủ. Thấy rõ con đường
đưa đến khổ diệt là chánh đạo 8 ngành.
- Giáo pháp có 8 đặc tánh đặc biệt:
(1) Sự tu tập dần dần phát triển vững chắc, không có sự thể nhập chánh trí thình lình.
(2) Đệ tử Như Lai không bao giờ phạm giới và luật.
(3) Tăng đoàn không che đậy chứa chấp người phạm tội, sẽ buộc tội và
trục xuất những người theo ác pháp và sở hành đáng nghi ngờ.
(4) Khi gia nhập vào Tăng đoàn Như lai, vị ấy sẽ từ bỏ tên tuổi, dòng họ,
giai cấp và trở thành đệ tử tối thượng của Như lai.
(5) Pháp và luật của Như lai chỉ có một vị là giải thoát cho tất cả những ai
đến để mà thấy, mà thực hành.
(6) Dù có bao nhiêu người thành tựu Niết bàn, Niết bàn cũng không vì thế
mà tăng lên hay giảm xuống.
(7) Trong Tăng đoàn có những đệ tử nổi tiếng là những người đáng tôn
trọng, là những người ưu việt, có giới đức và trí thức.
(8) Trong pháp và luật của Như lai có nhiều châu báu quí giá hơn tất cả
những loại châu báu thế gian, đó là tứ niệm xứ, tứ chánh cần … bát thánh đạo.
- Người thực hành giáo pháp sẽ có được 6 điều lợi ích:
(1) Chỉ tốt hơn, không xấu.
(2) Được tuệ, không gì khác.
(3) Không sầu giữa sầu muộn.
(4) Chói sáng giữa quyến thuộc.
(5) Thường hưởng chúng sanh lạc.
(6) Giải thoát mọi khổ đau.
3/ Tăng chúng, đệ tử đức Thế Tôn là những người:
- Có đời sống nội tâm sung mãn - Giác tỉnh cao độ
- Tuân thủ nghiêm mật qui củ thiền môn
- Sống thanh tịnh và hòa hợp.
Do không khiếm khuyết bất cứ điều gì về phạm hạnh từ đức Thế Tôn, giáo
pháp và đệ tử Thế Tôn nên không ai có thể chỉ trích Thế Tôn, giáo pháp được Ngài
tuyên thuyết hay chúng đệ tử Thế Tôn được (chúng đệ tử tức chúng tỳ kheo, tỳ
kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di).
Câu 2: Đức Thế Tôn khuyên chúng đệ tử cần phải sống như thế nào?
1. Chư đệ tử nếu có ngồi lại với nhau, chỉ làm 2 việc: a. Nói pháp
b. Giữ yên lặng của bậc Thánh (tức là tu thiền phát triển tuệ quán)
2. Mỗi cá nhân cần thực hành 7 pháp không bị suy giảm để không bị thối
lui tâm đạo, để được lớn mạnh trong đời sống tu học.
(1) Ngày nào Tăng chúng vầy đoàn: Siêng năng hội họp luận bàn pháp môn (hội họp).
(2) Thuận hòa đoàn kết luôn luôn
(3) Luật nghiêm giới cấm bảo tồn khít khao
(4) Kính tôn Trưởng lão Hạ cao
(5) Dứt trừ ái dục não phiền
(6) Thích nơi thanh vắng tham thiền luyện tâm
(7) Dung hòa phát triển tòng lâm. Bạn bè nương tựa xa gần sống chung. (dung hòa hội chúng)
3. Tăng đoàn cần duy trì 7 việc khiến Chánh pháp được hưng thịnh,
trường tồn và lợi ích cho chúng sanh (7 điều kiện thạnh hưng Chánh pháp).
(1) Ngày nào dứt muốn ham thế sự
(2) Không biếng lười thích ngủ, lo ăn
(3) Không luận bàn chuyện thế, việc trần
(4) Không phe đảng dễ duôi giới luật
(5) Không khoe khoang khi mình thiếu đức
(6) Không nhiễm ô vật chất phù hoa
(7) Không nương gần bè bạn xấu xa.
4. Giữa các vị đồng phạm hạnh, cần có những cách cư xử thích đáng, nên
sống thân thiết, hòa hợp như nước với sữa, dung hòa, tương thân tương kính, không
nên bài bác, chỉ trích nói xấu lẫn nhau. Các vị Nầy:
- Sống không tranh luận, cãi lộn với nhau
- Không nhiếc mắng, nặng lời với nhau
- Không có những ngăn cách và loại bỏ lẫn nhau.
Sự hòa hợp Tăng chúng sẽ đem lại hạnh phúc cho nhiều người, đem lại lợi ích
cho nhiều người; không đem lại bất hạnh khổ đau cho chư Thiên và loài người, do nhờ sống chung tu học.
Câu 3: Giáo pháp Thế Tôn có khả năng tạo nên một con người với đời sống
chuẩn mực như thế nào?

Một con người có đời sống gọi là chuẩn mực chỉ khi vị ấy thông suốt các pháp
tác thành thuộc Pháp học và Pháp hành.
1. Các pháp tác thành thuộc pháp học: chuyên tâm học hỏi nghiên cứu giáo
lý ngang qua tiến trình học văn, học tư học tu. Nền tảng căn bản của
giáo lý Phật được gói gọn trong: (1) 37 phẩm trợ đạo. (2) Giáo lý tứ đế.
(3) Giáo lý thập nhị nhân duyên. (4) Nhân quả nghiệp báo. (5) Tam pháp ấn.
2. Các pháp tác thành thuộc pháp hành:
(1) Hành hạnh đầu đà: Có 13 hành tu đầu đà
(2) Sống gìn giữ 6 căn (thu thúc lục căn)
(3) Thành tựu Giới thanh tịnh: GIỚI
(4) Thành tựu Tâm thanh tịnh: ĐỊNH
(5) Thành tựu Tri kiến thanh tịnh: TUỆ
Thành tựu 5 giai đoạn thanh tịnh, đưa đến chúng đắc 16 tuệ giải thoát, cuối
cùng thể nhập các Thánh quả từ Sơ quả Nhập lưu, đến Nhị quả Nhất Lai, Tam quả
Bất Lai và cuối cùng thành tựu Tứ quả A-la-hán. 5 giai đoạn thanh tịnh và 16 tuệ giải thoát là: - Kiến thanh tịnh: 1 tuệ
- Đoạn Nghi thanh tịnh: 1 tuệ
- Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh: 1 tuệ
- Hành đạo tri kiến thanh tịnh: 9 tuệ
- Tri kiến thanh tịnh: 4 tuệ tức từ tuệ Chuyển tánh (hay còn gọi tuệ Cắt
Dòng phàm), Đạo tuệ, Quả Tuệ và tuệ Nhìn lại.
Câu 5: Vì sao 3 chi pháp là Vô minh – Hành – lục nhập quan trọng nhưng
không được đề cập chung với 9 chi pháp để tạo thành 1 vòng tròn sanh tử của một chúng sanh?

12 chi pháp nhân duyên gồm có: Vô minh duyên hành. Hành duyên thức. Thức duyên danh sắc.
Danh sắc duyên lục nhập. Lục nhập duyên xúc. Xúc duyên thọ. Thọ duyên ái. Ái duyên thủ. Thủ duyên hữu. Hữu duyên sanh.
Sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.
Trong kinh Đại duyên, đức Phật không nói đến chi vô minh, hành và lục nhập
mà bắt đầu từ thức đến danh sắc tiếp đến là xúc …vì:
Trong 12 chi pháp nhân duyên, chi thuộc về duyên trong vô minh và hành
kiếp quá khứ mới tạo ra thức kiết sanh cho kiếp hiện tại, quá khứ thì không điều
chỉnh được. Đức Phật chỉ nói do duyên hiện tại mà tạo các nghiệp thành tựu quả
trong tương lai nên đức Phật bỏ qua không dùng trong kinh Đại duyên này. Trong
kiếp hiện tại, vô minh đồng nghĩa với si, không thấy lý tứ đế, cũng đồng nghĩa với
ái và thủ, còn ái thủ thì còn đi đến luân hồi chi phối, không còn ái thủ thì không còn
vô minh, tức Niết bàn; hai chi ái thủ đã có trong 9 chi pháp trong kinh Đại duyên,
vì vậy đức Thế Tôn không cần nói chi phần vô minh trong bài kinh này.
Thức tức kiết sanh thức, là tâm đầu tiên trong kiếp sống này, khi thức có mặt
thì sắc cũng có mặt. Trong ngũ uẩn, thức làm nhiệm vụ biết. Trong tâm lý, thức là
tâm vương dẫn đầu các tâm sở. Khi thức có mặt, lập tức các biến hành tâm sở có
mặt. Các biến hành tâm sở xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành tâm, mạng quyền, tác ý
luôn có mặt cùng với tâm vương là thức; nơi đây có thọ tức thọ uẩn, có tưởng tức
tưởng uẩn, có tư là sự phản ứng là sự vận hành của tâm, sự tạo tác đưa ra hành động
tạo nghiệp, tư cùng các tâm sở khác hoạt động trong tâm là hành uẩn. Thức là tâm
vương, không tương đương với tâm sở nào mà bao trùm luôn các tâm sở. Như vậy
do có thức mà có thọ, tưởng, hành, thức các uẩn thuộc về danh; thức duyên cả sắc
và danh. Hành đã có sẳn trong danh nên không cần dùng chi hành trong vòng tròn sanh tử này.
Trong thế gian có những chúng sanh có đủ lục căn, nên có lục nhập, có những
chúng sanh không có đủ lục căn như những chúng sanh nơi cõi trời vô sắc giới chỉ
có ý thức thanh tịnh, không liên hệ đến năm căn, hoặc chư thiên cõi trời vô tưởng,
chỉ có thân căn không có thức, không liên hệ các căn khác, chư thiên cõi sắc giới
cũng không cần dùng hết sáu căn, hay các chúng sanh thiếu phước ở cõi dục bị
thiếu căn như mù, điếc … các chúng sanh này không có đủ lục căn, thì không có đủ
lục nhập, nên đức Phật bỏ qua chi phần này.
Do vậy dầu nhân duyên chỉ có 9 chi phần nhưng cũng đầy đủ ý nghĩa để tạo nên vòng sanh tử mới.
Câu 6: Vì sao Thế Tôn nói tu tập 4 Phạm Trú chưa thể chấm dứt sanh tử, luân hồi khổ?