Phạm trù tất nhiên - ngẫu nhiên - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Link Tổng Hợp Lụm Đâu Đó (quá đầy đủ nên tui không biết làm sao ;3):
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/triet-hoc/cac-cap-
pham-tru-co-ban-cua-triet-hoc/21321274
Phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên Nội dung
Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong
sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác
Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên
nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có
thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
MỐI QUAN HỆ GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN:
1. TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN ĐỀU TỒN TẠO KHÁCH QUAN VÀ ĐỀ
CÓ VAI TRÒ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG:
-tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển
-ngẫu nhiên có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm
Ví dụ: Cá tính của một lãnh tụ cách mạng là phẩm chất ngẫu nhiên nhưng nó tác
động làm cho phong trào phát triển nhanh hay chậm với trình độ cao hay thấp…C. Mác
nhận xét rằng, lịch sử sẽ là thần bí nếu cái ngẫu nhiên không có tác dụng nào cả. Những
cái ngẫu nhiên này là một bộ phận hữu cơ không tách rời tiến trình phát triển chung và sự
phát triển diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cái ngẫu nhiên rất nhỏ như cá
tính của người lãnh đạo phong trào.[ 4 .284 -285]
Có thể tồn tại tất nhiên “thuần túy” và ngẫu nhiên “thuần túy” hay không?
Trong tự nhiên, xã hội và con người không có cái tất nhiên “thuần túy” tách rời cái ngẫu
nhiên cũng như không có cái ngẫu nhiên “thuần túy”tách rời cái tất nhiên. Bất kỳ sự vật,
hiện tượng nào cũng thống nhất trong nó cả cái tất nhiên và cả cái ngẫu nhiên. Không sự
kiện không hoàn toàn là tất nhiên cũng không hoàn toàn là ngẫu nhiên, có khi tất nhiên là
chủ yếu cũng có khi lại là ngẫu nhiên
Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại dưới dạng biệt lập thuần túy chúng tồn tại
như một chỉnh thể biện chứng. Trong đó cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của
mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện sinh
động của cái tất nhiên.
Ví dụ: Việc xuất hiện lãnh tụ của giai cấp vô sản giữa thế kỷ XIX là một nhu cầu tất yếu
của thực tiễn xã hội – lịch sử. Những người đầu tiên xuất hiện đó là C. Mác và Ph. Ăng
ghen lại là điều ngẫu nhiên và không có C. Mác và Ph. Ăng ghen sẽ có người khác thay
thế, người thay thế này có thể tốt hơn hoặc không tốt bằng, nhưng cuối cùng nhất định
phải xuất hiện. Lịch sử đã chứng tỏ C. Mác tìm ra quan điểm duy vật lịch sử, thì Ghido,
Minhê, Cheri …đến năm 1850 cũng tiếp cận theo hướng đó đã chứng tổ thời gian và nội
dung khoa học xã hội đã phát triển chín muồi đã phát hiện đó là tất yếu được thực hiện [4. 789 -790]
Cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò, vị trí quan trọng đối với sự vật, hiện tượng.
Nhưng cái tất nhiên thông thường đóng vai trò chi phối đối với sự vận động, phát triển
của sự vật, cái ngẫu nhiên làm cho sự vật phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn.
Ví dụ: đất đai thời tiết không quyết định đến hạt lạc nẫy mầm lên cây lạc, nhưng đất đai,
thời tiết có tác động làm cho cây Lạc nhanh hay chậm nãy mầm thành cây Lạc
2. TẤT NHIỂN VÀ NGẪU NHIÊN TỒN TẠI THỐNG NHẤT VỚI NHAU.
KHÔNG CÓ CÁI TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN NÀO LÀ THUẦN TUÝ
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong sự thống nhất hữu cơ
thể hiện ở chỗ, tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số
ngẫu nhiên; còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.
Bất cứ cái tất nhiên nào cũng thể hiện phần nào đấy của cái tất nhiên, là khuynh
hướng chủ yếu của sự phát triển, nhưng khuynh hướng ấy mỗi khi được bộc lộ mình thì
bao giờ cũng phải bộc lộ ra dưới dạng một hình thức ngẫu nhiên nào đó theo xu hướng
chung chứ không phải cách bộ lộ nào khác. Với cái tất nhiên ấy chỉ có thể được tạo nên
bởi nhiều cái ngẫu nhiên. Còn tất cả những gì ta thấy trong hiện thực cho là ngẫu nhiên
thì đều không phải là ngẫu nhiên thuần túy mà có những ngẫu nhiên trong đó bao hàm tất
nhiên, che dấu cái tất nhiên nào đó.
Nghĩa là không có cái tất nhiên thuần tuý và cái ngẫu nhiên thuần tuý, chúng tồn
tại trong mối liên hệ thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ,
cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể
hiện ra, còn ngẫu nhiên chính là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ
sung cho tất nhiên. Điều đó có nghĩa là cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng chủ
yếu của sự phát triển, nhưng khuynh hướng phát triển ấy khi bộc lộ thì bao giờ cũng bộc
lộ ra dưới hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung chứ không có cách bộc
lộ nào khác. Bản thân cái tất nhiên ấy chỉ có thể được tạo nên từ những cái ngẫu nhiên.
Những cái gì ta thấy trong hiện thực và cho là ngẫu nhiên thì đều không phải là cái ngẫu
nhiên thuần tuý mà là cái ngẫu nhiên bao hàm cái tất nhiên, đằng sau chúng bao giờ cũng
ẩn nấp cái tất nhiên nào đó.
Ví dụ, tai nạn giao thông xảy ra trên một đoạn đường nào đó là ngẫu nhiên.
Nhưng nếu đoạn đường đó liên tiếp xảy ra tai nạn, vậy thì đằng sau vô số cái ngẫu nhiên
ấy ẩn giấu một cái tất nhiên nào đấy. Có thể do đoạn đường này quá hẹp, địa hình bị nhà
cửa che khuất, không có biển báo từ xa nên tai nạn xảy ra là tất nhiên. Nhưng cái tất
nhiên không thể tồn tại thuần tuý mà nó được bộc lộ thông qua từng trường hợp tai nạn
cụ thể, ngẫu nhiên, xảy ra thường xuyên trên đoạn đường này.
3. TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN CÓ THỂ THAY ĐỔI VỊ TRÍ CHO NHAU
Tuy mỗi sự vật, hiện tượng đều có tất nhiên và ngẫu nhiên, nhưng trong
quá trình vận động và phát triển, thông qua mối liên hệ này thì đó là ngẫu nhiên,
còn thông qua những mối liên hệ khác thì đó là tất nhiên và trong những điều kiện
nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau.
Tất nhiên có thể đồng thời là ngẫu nhiên và ngẫu nhiên có thể đồng thời là tất
nhiên được không?
- Tất nhiên và ngẫu nhiên trong quá trình vận động của sự vật và trong những điều kiện
xác định có thể chuyển hóa cho nhau và cùng một sự kiện nào đó xét trong mối liên hệ
này được coi là tất nhiên nhưng trong mối quan hệ khác lại là ngẫu nhiên
Ví dụ: Trong đổi hàng hóa là tất nhiên trong nền kinh tế thị trường nhưng lại là ngẫu
nhiên trong xã hội nguyên thủy – khi sản xuất hàng hóa chưa phát triển.
Bản thân các hiện tượng mà ta cho là tất nhiên cũng đồng thời là cái ngẫu nhiên và ngược
lại, chính vì vậy ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối. ví dụ, ti
vi sử dụng lâu ngày, “ tất nhiên” sẽ bị hỏng – tức là xét theo liên hệ về độ dài thời gian
sử dụng, nhưng xét theo liên hệ “hỏng vào khi nào và giờ nào” thì lại là “ ngẫu nhiên”
- Cái tất nhiên cũng có thể trở thành cái ngẫu nhiên và ngược lại, trong những điều kiện nhất định.
Ví dụ: Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, việc trao đổi vật này để lấy vật khác là hiện
tượng ngẫu nhiên. Nhưng về sau nhờ phân công lao động và sản xuất phát triển việc trao
đổi sản phẩm ngày càng trở thành nhu cầu và là hiện tượng tất nhiên.
4. RANH GIỚI GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN CHỈ CÓ TÍNH TƯƠNG ĐỐI.
Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong
mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng
khi xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là
cái tất yếu. Như vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối,
không nên quá cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
Ph. Ăngghen viết: “cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại
hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên,
lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”
ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối.
Tất nhiên có mối liên hệ với cái chung, nhưng cái chung không
phải lúc nào cũng là tất nhiên, bởi cái chung có thể thể hiện vừa trong hình thức
của tất nhiên vừa trong hình thức của ngẫu nhiên.
Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần
dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học
là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan.
Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động nhận thức
chỉ có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua.
Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho
tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do vậy, không nên bỏ qua
ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.
Thứ tư, ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận
thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tạo ra điều kiện thuận
lợi để “biến” ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù
hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.