Phần 1: Chương trình nặng, cải cách nhiều - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phần 1: Chương trình nặng, cải cách nhiều - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phần 1: Chương trình nặng, cải cách nhiều
Khi nhìn nhận về giáo dục ở Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng rất nhiều
vấn đề hiện đang vướng mắc. Đầu tiên, dễ nhận thấy nhất chắc chắn là chương trình học
hiện nay quá dày đặc, hệ thống kiến thức ngày càng nhiều lên một cách vô lí.
Dẫn chứng rõ nhất cho việc này chính là các bé lớp 1, rất nhiều ý kiến trái chiều phản đối
việc cho trẻ lớp 1 học quá nhiều, nhồi nhét khối lượng lớn kiến thức vào những đứa trẻ.
Chị DT, sống tại Hà Nội không cho con học lớp tiền tiểu học chỉ dạy con học thuộc bảng
chữ cái, trong khi đi học chính thức con lại phải đọc được một câu trong khi con chưa
biết cách ghép từ. Chị Ánh Dương ở TP. HCM chia sẻ chương trình học của cậu con trai
lớp 1 quá nặng. Thứ nhất, về độ khó của chương trình. Thứ hai, con phải học quá nhiều
môn và thứ ba việc sắp xếp tiết học không khoa học, có những hôm con phải học hai tiết
toán, tiếng Việt, tiếng Anh liên tục (Nguyễn Quyên, 2020). Song song, Chị Phạm Thị
Khánh Hà có con vào lớp 1, nhưng đã phải miệt mài luyện tập viết chữ cái, có khi mỗi tối
viết cả trang giấy, khiến con mệt, buồn ngủ và không thể hoàn thành bài tập cô đã giao (Công Nghĩa, 2020).
Bên cạnh đó, không chỉ là lớp một, mà cấp 2, cấp 3 lại còn phải học nhiều hơn. Có vẻ
như đây là một sự tỷ lệ thuận khi cấp học càng cao thì sẽ “nhồi nhét” nhiều kiến thức hơn nữa.
Vấn đề thứ hai, chính là sách giáo khoa hiện nay có vẻ như đang dần gây mất thiện cảm
đối với toàn bộ học sinh. Chính vì hệ thống sách giáo khoa hiện nay đang đi theo một
khuôn khổ nhàm chán, nội dung đa phần là những câu chữ khô khan thay vì là những câu
chuyện, hình ảnh, ví dụ sinh động. Thêm vào đó, nội dung được trình bày một cách dàn
trải và rất nhiều kiến thức mới vẫn chưa được cập nhật.
Theo cô Nga, trước đây môn Sử không thu hút được học sinh bởi lẽ trong một thời gian
dài chúng ta yêu cầu học sinh ghi nhớ, học thuộc lòng mốc sự kiện, số liệu khiến các em
sợ học môn Sử. Không những thế, kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa quá dài và chi
tiết khiến học sinh rất vất vả (Trinh Phúc, 2018). Thật không bất ngờ khi nói Lịch Sử
chính là gánh nặng của đại đa số học sinh ở Việt Nam, nó luôn có một sườn bài đi từ
nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Tuy nhiên, nội dung lại trình bày một cách dài
dòng, la liệt các năm, các sự kiện. Học sinh chúng ta lại phải ghi chép từ 2 đến 3 trang
giấy, còn phải học thuộc lòng từng ấy số lượng chữ một cách khô khan. Chưa kể đến
những môn học khác khiến việc sắp xếp cân bằng giữa thời gian học và thời gian nghỉ
ngơi trở nên bất hợp lý.
Với lượng kiến thức khổng lồ và dày đặc như vậy thì việc tiếp thu là không hề dễ dàng
đối với học sinh chúng ta. Giống như việc một ngày phải học thuộc lòng 2-3 trang giấy
bài học Lịch sử cộng thêm những môn học khác khiến cho học sinh phải học cả ngày lẫn
đêm, dẫn đến tình trạng ngủ không đủ giấc, mệt mõi, lao lực, kiệt sức,…
Hiện nay, đa phần ở các trường đều sẽ học 2 buổi, tuy nhiên ngoài giờ học ở trưởng còn
phải học thêm, phụ đạo, học ở các trung tâm. Nhiều em phải về nhà lúc 20h-21h. Ăn cơm
xong là lao đầu vào làm bài tập, chuẩn bị bài mới (Minh Nhật, 2019)
Một trường hợp đau lòng đã xảy ra, nam sinh lớp 9 đột quỵ trong giờ ra chơi. Em này học
giỏi, đã hoàn thành hồ sơ du học Australia. Việc học bất kể ngày đêm dẫn đến nam sinh
bị kiệt sức. (Minh Nhật, 2019).
Thêm nhiều trường hợp học sinh bị vắt kiệt sức lực với hệ thống giáo dục hiện nay:
Thanh Vy, học sinh lớp 12 trường THPT Gia Định, là trường hợp như vậy. Mỗi ngày, trừ
ăn và ngủ, toàn bộ thời gian của Vy đều dành cho học. “Vì năm nay lớp 12 rồi, em chỉ có
học. Mỗi ngày, em học 15-16 tiếng, sắp tới giai đoạn ôn thi, luyện đề còn căng thẳng hơn
nữa”, nữ sinh cho hay. Ngọc Trân, học sinh lớp 9 tại TP.HCM, cho biết vì cuối năm nay
phải thi chuyển cấp, toàn bộ thời gian của em dành cho học. Chuyện vui chơi, giải trí bị
gạt ra khỏi đầu. “5h30 sáng, em đã bị mẹ gọi dậy, chuẩn bị đến trường. 17h học xong ở
lớp, em phải học thêm Văn, 19h học thêm Toán, đến sau 21h mới được về nhà. Ngày nào
cũng như vậy. Thứ bảy, chủ nhật, em phải đi học thêm”, Trân kể. (Minh Nhật, 2019)
Thêm vào đó, đa số phụ huynh hiện nay đều nặng tư tưởng chú trọng vào kết quả hơn là
quá trình. Vô tình điều đó đã áp đặt một gánh nặng lên vai con trẻ khiến chúng trở nên bị
áp lực, stress...Nếu trường hợp nhẹ sẽ lười học, chán học. Trường hợp nặng sinh ra các
bệnh tâm lí, bỏ học,…
Ngoài chương trình học nhiều hay nội dung sách giáo khoa không thu hút, thì cải cách
chương trình giáo dục cũng là một vấn đề mang nhiều ý kiến trái chiều ở Việt Nam. Theo
như đổi mới trong giáo dục của năm 2018, Bộ sẽ đổi từ giáo dục mang nặng về cung cấp
kiến thức sang hướng đến sự phát triển tư duy của con người. Bộ giáo dục đã thực hiện
giảm tải lượng kiến thức và tăng số tiết học.
Cụ thể, Chương trình mới của bậc tiểu học là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần),
tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học. Ở THCS, theo Chương trình mới, học
sinh học 3.070 giờ. Ở THPT, học sinh học 2.284 giờ theo Chương trình mới. Theo
chương trình tiểu học mới, lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học; lớp 3 có 9 môn học; lớp 4 và lớp
5 có 10 môn học. Chương trình mới của các lớp THCS đều có 12 môn học. Chương trình
mới của các lớp THPT đều có 12 môn học. (Duy Anh, 2019).
Việc đổi mới này gây ra rất nhiều điều khó khăn không chỉ cho học sinh mà còn ở
phương diện của phụ huynh, giáo viên, nhà trường. Cải cách đem lại nhiều ý kiến trái
chiều nhất chính là cải cách chương trình lớp 1. Thay đổi toàn bộ từ chương trình học,
sách giáo khoa đến những kiến thức sơ bộ như: hệ thống bảng chữ cái, cách đánh vần,…
Trong đó, học sinh lớp 12 đang chuẩn bị một kì thi hết sức quan trọng, tuy nhiên lúc nào
cũng sẵn sàng trước những lần cải cách quy chế thi, xét điểm thi, khối thi của bộ Giáo
Dục. Sự thay đổi này thực hiện quá nhanh chóng dẫn đến học sinh (nhất là những học
sinh đang trong một nền giáo dục cũ) chưa bắt kịp những đổi mới và cũng chưa thể hình
thành thói quen mới khi đã quen với lối tư duy cũ. Cải cách giáo dục ảnh hưởng khá nặng
đối với giáo viên. Bởi vì đổi mới cách học đồng nghĩa với đổi phương pháp dạy học.
Điều này chưa thực sự được thực hiện tốt vì vẫn còn nhiều giáo viên theo quy củ, dạy và
truyền tải kiến thức hoàn toàn theo sách vở một cách cứng nhắc rập khuôn hoặc áp đặt
lên suy nghĩ riêng của từng cá nhân học sinh khiến họ không thể hoàn toàn phát huy khả năng của chính mình.
Công tác đào tạo giáo viên chưa theo kịp sự phát triển, theo ông Thành, nội dung bồi
dưỡng giáo viên còn cứng nhắc, chưa đồng bộ, chậm đổi mới, vị thế giáo viên, lương
giáo viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu (Dương Tâm, 2018)
Hiện tại, giáo dục ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục phát triển, đổi mới, và không ngừng thay
đổi để có thể sửa sai những vấn đề đã được đặt ra. Trước những cuộc cải cách, nên mở
các cuộc thu thập ý kiến học sinh, phụ huynh, giáo viên làm như vậy sẽ tạo nên sự công
bằng cho tất cả mọi người, và không gây ra những luồng ý kiến trái chiều. Hãy cải cách
có chọn lọc nghĩa là cân nhắc kĩ những nội dung cần thay đổi, giữ lại những nội dung
trọng tâm và phải đúng với thực tế phù hợp với thời đại. Thay đổi nội dung sách giáo
khoa đã lỗi thời, bổ sung thêm nhiều ví dụ, hình ảnh, những câu chuyện thực tế vào bài
học nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh.
Cuối cùng, một môi trường giáo dục quá nặng lý thuyết thì việc thực hành sẽ như thế nào? TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quyên. (2020). Chương trình lớp 1 có quá áp lực? Được trích từ
https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/chuong-trinh-lop-1-co-qua-ap-luc-941490.html
2. Công Nghĩa. (2020). Chương trình lớp 1 mới có quá nặng? Được trích từ
http://www.baodongnai.com.vn/xahoi/202010/chuong-trinh-lop-1-moi-co-qua- nang-3024770/index.htm
3. Trinh Phúc. (2018). Viết sách giáo khoa lịch sử, hãy nghĩ đến học sinh, đừng viết
cho nhà nghiên cứu. Được trích từ https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/viet-sach-
giao-khoa-lich-su-hay-nghi-den-hoc-sinh-dung-viet-cho-nha-nghien-cuu- post185658.gd
4. Minh Nhật. (2019). Áp lực học quá nhiều khiến cháu tôi đột quỵ. Được trích từ
https://zingnews.vn/ap-luc-hoc-qua-nhieu-khien-chau-toi-dot-quy- post918054.html
5. Duy Anh. (2019). Chương trình giáo dục phổ thông mới: Mong giảm tải thật chứ
không phải là phép cộng dồn. Được trích từ https://anninhthudo.vn/chuong-trinh-
giao-duc-pho-thong-moi-mong-giam-tai-that-chu-khong-phai-la-phep-cong-don- post380634.antd
6. Dương Tâm. (2018). Những hạn chế sau 5 năm đổi mới giáo dục và đạo tạo. Được
trích từ https://vnexpress.net/nhung-han-che-sau-5-nam-doi-moi-giao-duc-va-dao- tao-3811503.html
7. Trung tâm Truyền thông Giáo dục. (2020). Định hướng mục tiêu và giải pháp cho
giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 – 2030. Được trích từ
https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6747