Phần 1: Tính chất sóng hạt của vật chất | Tài liệu môn Hóa học 1 | Đại học Bách khoa hà nội
Năng lượng phân ly liên kết I - I trong phân tử I2 là 150,48 kJ.mol-1 . Năng lượng này có thể sử dụng dưới dạng ánh sáng. Hãy tính bước sóng ánh sáng cần sử dụng trong quá trình này. Tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 1 giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phần 1: Tính chất sóng hạt của vật chất
Bài 1: Năng lượng phân ly liên kết I - I trong phân tử I2 là 150,48 kJ.mol-1. Năng lượng
này có thể sử dụng dưới dạng ánh sáng. Hãy tính bước sóng ánh sáng cần sử dụng trong quá trình này.
Bài 2: AgCl khi tiếp xúc với ánh sáng thích hợp sẽ bị phân hủy theo phương trình sau: 1 AgCl Ag Cl H 248(kJ.mol − → + = )
Bước sóng của ánh sáng thích hợp cho quá trình này là bao nhiêu?
Bài 3: Năng lượng phân ly liên kết O-O trong phân tử O2 là 498,7 kJ.mol-1. Bước sóng
cực đại của photon cần sử dụng cho quá tình này là bao nhiêu?
Bài 4: Liên kết trong phân tử Cl2 bị phá vỡ dưới tác dụng photon có bước sóng
λ ≤ 495 nm. Tính năng lượng liên kết Cl-Cl trong phân tử Cl2.
Bài 5: Ánh sáng nhìn thấy có phân hủy được Br2 không? Biết năng lượng phá vỡ liên kết
giữa hai nguyên tử Br là 180 kJ/mol.
Bài 6: Cho biết tần số giới hạn của các kim loại: Kim loại K Ca Zn γo(s-1) 5,5.1014 7,1.1014 10,4.1014
a. Khi chiếu ánh sáng với bước sóng λ= 434 nm vào bề mặt các kim loại: K, Ca, Zn đối
với kim loại nào sẽ xảy ra hiệu ứng quang điện?
b. Với trường hợp xảy ra hiệu ứng quang điện, hãy tính vận tốc electron khi bật ra khỏi bề mặt kim loại.
Bài 7: Khi chiếu tia bức xạ có độ dài sóng 205 nm vào bề mặt tấm bạc kim loại, các
electron bị bức ra với tốc độ ban đầu là 7.5.103 m.s-1. Tính năng lượng liên kết của
electron ở lớp bề mặt mạng tinh thể bạc.
Bài 8: Hãy tính bước sóng của sóng vật chất liên kết với một máy bay có khối lượng 100
tấn bay với vận tốc 1000 km/h và của sóng liên kết với một electron có khối lượng bằng
9,1.10-31 kg chuyển động với vận tốc 106 m/s. Rút ra nhận xét?
Bài 9: Tính độ dài sóng deBroglie:
- của chiếc xe nặng 1 tấn, chuyển động với vận tốc 100 km/h
- của một proton có khối lượng 1,67.10-24 g và động năng Eđ 1000 eV, biết 1 eV =
1,6.10-19 J. Từ các giá trị tính được hãy rút ra kết luận. o
Bài 10: Một viên bi nặng 1 g và một electron chuyển động có độ bất định về vị trí là 1 A . o
Tính độ bất định cực tiểu về vận tốc của chúng. Biết rằng 1 A = 10-10 m. Rút ra kết luận từ kết quả trên.