-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân biệt điểm ưu tiên và điểm khuyến khích tốt nghiệp THPT
Điểm ưu tiên chính là mức điểm mà Nhà nước ưu ái các học sinh, nhất là các học sinh thuộc diện đặc biệt. Điểm ưu tiên chính là mức điểm thí sinh được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của mình và nó được coi là một căn cứ để các đơn vị giáo dục xét trúng tuyển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Phân biệt điểm ưu tiên và điểm khuyến khích tốt nghiệp THPT
Điểm ưu tiên chính là mức điểm mà Nhà nước ưu ái các học sinh, nhất là các học sinh thuộc diện đặc biệt. Điểm ưu tiên chính là mức điểm thí sinh được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của mình và nó được coi là một căn cứ để các đơn vị giáo dục xét trúng tuyển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Phân biệt điểm ưu tiên và điểm khuyến khích tốt nghiệp THPT
Các vấn đề liên quan đến điểm ưu tiên và điểm khuyến khích trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được
Luật Minh Khuê giải đáp qua bài viết sau. Hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với quý phụ
huynh và các em học sinh.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm về điểm ưu tiên, điểm khuyến khích
Điểm ưu tiên chính là mức điểm mà Nhà nước ưu ái các học sinh, nhất là các học sinh thuộc diện đặc
biệt. Điểm ưu tiên chính là mức điểm thí sinh được cộng thêm vào số điểm thi thực tế của mình và nó
được coi là một căn cứ để các đơn vị giáo dục xét trúng tuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuộc
diện được điểm ưu tiên mà những trường hợp được điểm ưu tiên đều phải thuộc diện quy định của
pháp luật hoặc nằm trong khu vực ưu tiên.
Điểm khuyến khích là điểm dành cho những bạn thí sinh có tham gia các cuộc thi và hoạt động rèn
luyện theo quy định của Bộ Giáo dục tổ chức phân theo diện tốt nghiệp, đạt được thành tích nổi bật.
Cộng điểm khuyến khích được cộng áp dụng cho các cá nhân hoặc tổ chức đạt được thành tích cao
trong các kỳ thi văn hóa, thi thể dục thể thao… do Bộ Giáo dục hoặc ban ngành chuyên môn tổ chức.
Tùy vào diện tốt nghiệp khác nhau mà số lượng điểm khuyến khích cũng sẽ khác nhau. Nếu như thí
sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định thì cũng
chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.
2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên, cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi THPT
2.1. Diện được cộng điểm ưu tiên
Diện 1: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao
động dưới 81% (chỉ với GDTX); Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như
thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân, Anh hùng lao động; (Ký hiệu: D2-TB2)
- Con Anh hùng LLVT, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN Anh hùng (Ký hiệu: D2-CAH)
- Người dân tộc thiểu số; (Ký hiệu: D2-TS2)
- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến
ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương
trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ
tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo
quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các
quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT; (Ký hiệu: D2-VS2)
- Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị
dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá
học; (Ký hiệu: D2-CHH)
- Con của người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 (đối với GDTX); (Ký hiệu: D2-CCM)
- Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi. (Ký hiệu: D2-T35)
Diện 2: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II,
III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các
trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội
thành của các thành phố trực thuộc Trung ương; (Ký hiệu: D3-TS3)
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX); (Ký hiệu: D3-TB3)
- Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh,
bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. (Ký hiệu: D3-CLS)
* Học sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ hưởng theo tiêu chuẩn cao nhất.
2.2. Diện được cộng điểm khuyến khích
Việc cộng điểm khuyến khích được tuân thủ theo quy định của Bộ giáo dục Dưới dây sẽ là một số quy
định bắt buộc về cách cộng điểm khuyến khích khi thi đại học, cụ thể:
- Khi đạt thành tích cá nhân tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 12;
- Cộng 2,0 điểm khi đạt giải nhất, nhì 3 cấp tỉnh hoặc, quốc gia.
- Cộng 1,5 điểm khi đạt giải giải nhì tỉnh, khuyến khích quốc gia.
- Cộng 1,0 điểm khi đạt giải 3 tỉnh Đoạt giải đồng đội hoặc cá nhân trong các kỳ thi thực hành Lý, Hoa,
Sinh, văn nghệ, thể dục thể thao; quốc phòng; khoa học kỹ thuật; viết thư Quốc tế.
- Cộng 2,0 điểm khi đạt giải nhất tỉnh, giải nhất, nhì, ba cấp Quốc Gia hoặc đạt huy chương Vàng,
- Cộng 1,5 điểm khi đạt giải nhì tỉnh, khuyến khích Quốc Gia hoặc đạt huy chương Bạc.
- Cộng 1,0 điểm khi đạt giải 3 cấp tỉnh hoặc huy chương Đồng.
- Học sinh THPT, GDTX có bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận nghề của Sở GD&DT
- Cộng 2 điểm khi đạt loại xuất sắc, loại giỏi với bằng trung cấp và loại giỏi với chứng nhận nghề.
- Cộng 1,5 điểm loại khá và trung bình với bằng trung cấp và loại khá với chứng nhận nghề.
- Công 1,0 điểm loại trung bình bằng trung cấp và loại trung bình với chứng nhận nghề
- Học sinh GDTX có chứng chỉ Tin học hoặc chứng chỉ Ngoại ngữ A trở lên sẽ được cộng 1,0 điểm
3. Phân biệt giữa điểm ưu tiên và điểm khuyến khích tốt nghiệp THPT
Điểm khuyến khích và điểm ưu tiên là hai khái niệm khác nhau và được sử dụng với mục đích khác
nhau trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Điểm khuyến khích được cộng thêm vào điểm thi của thí sinh dựa trên các thành tích đặc biệt của thí
sinh như giải thưởng quốc gia, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu khoa học, văn
hóa, thể thao, hoạt động xã hội. Điểm khuyến khích chỉ có giá trị trong việc xét tuyến vào một số
trường đại học, cao đẳng và các chương trình đào tạo đặc biệt.
Điểm ưu tiên được sử dụng để ưu tiên cho các thi sinh trong một số trường hợp đặc biệt, nhằm giúp
cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa, học sinh có thành tích
đặc biệt, vượt khó trong học tập học sinh bị khuyết tật... có cơ hội được tiếp cận với giáo dục và tạo
điều kiện cho các em có thể phát triển tốt hơn. Điểm ưu tiên được tính dựa trên điểm thi của thí sinh
và một số yếu tố khác như điểm khối thi, khu vực, đối tượng ưu tiên của từng trường và từng năm.
Các thí sinh đạt được điểm ưu tiên sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong
khu vực mà mình đăng ký.
4. Một số câu hỏi liên quan
4.1. Điểm khuyến khích có phải điểm nghề không?
Hiện nay, hai khái niệm điểm khuyến khích là gì và điểm nghề là gì vẫn còn làm cho nhiều người bối
rối. Cụ thể, điểm nghề chính là điểm khuyến khích. Tuy nhiên, điểm khuyến khích không chỉ là điểm
nghề, mà còn là điểm cộng do có giải thưởng học sinh giỏi quốc gia, viết thư quốc tế, hội thao…Theo
Điều 40 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, học sinh đang theo học THPT hoặc GDTX có Giấy chứng nhận
nghề trong thời gian học THPT sẽ được cộng điểm khuyến khích tùy theo xếp loại của của Bằng.
4.2. Có được cộng điểm khi xét học bạ không?
Mỗi trường khi xét tuyển bằng học bạ đều sẽ có một cách tính điểm khác nhau nhưng phổ biến vẫn là một số cách sau:
Một là: Xét điểm tổng bằng điểm trung bình của cả năm học lớp 12
Hai là: Xét tuyển bằng tổng 5 học kỳ bao gồm điểm của 2 học kỳ lớp 10, 11 và điểm học kỳ 1 của lớp 12.
Ba là: Xét tuyển 6 học kỳ từ lớp 10 -12
Vậy nên việc thí sinh có được cộng điểm ưu tiên khi xét học bạ hay không sẽ phụ thuộc vào phương
thức tuyển sinh của mỗi trường. Để nắm được thông tin thì các học sinh nên tham khảo trước
phương án tuyển sinh của trường mà mình có ý định đăng ký.