


Preview text:
Phân biệt "nên" và "lên" khi viết chính tả đơn giản, dễ hiểu nhất
1. Phân biệt "nên" và "lên" khi viết chính tả
- Xét trên vị trí cấu âm: âm /n/ và /l/ có cùng vị trí, đều là âm đầu lưỡi. Xét về phương thức cấu
âm thì có sự khác biệt, âm /n/ là âm tắc, âm /l/ là âm xát. Sự khác nhau này ở chỗ khi phát âm
/n/, luồng hơi thoát ra qua mũi; khi phát âm /l/, đầu lưỡi tiếp xúc với lợi, chặn lối thoát của
không khí, làm cho không khí phải lách qua khe hở ở hai bên cạnh lưỡi. Chính vì thế /n/ còn
được gọi là phụ âm mũi, /l/ được gọi là phụ âm bên.
Để hiểu rõ hơn, cần làm rõ các nội dung liên quan đến âm đầu, theo đó:
+ Các đầu đứng ở vị trí thứ nhất trong âm tiết, có chức năng mở đầu âm tiết. âm tiết mà chính
tả không ghi âm đầu như an, ấm, êm… được mở đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó
mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật. Động tác mở đầu ấy có giá trị như một phụ âm và người
ta gọi là âm tắc thanh hầu (kí hiệu: /?/). Như vậy, âm tiết trong tiếng Việt luôn luôn có mặt âm
đầu (phụ âm đầu). Với những âm tiết mang âm tắc thanh hầu như vừa nêu trên thì trên chữ viết
không được ghi lại, và như vậy vị trí xuất hiện của nó trong âm tiết là zero, trên chữ viết nó thể
hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết.
Các đầu còn lại đều được thể hiện bằng một hoặc một vài chữ viết, ví dụ, âm /k/ được thể hiện
bằng ba chữ c, k, q; còn âm /n/ thì chỉ thể hiện bằng một chữ n, âm /l/ thể hiện bằng một chữ l.
Các âm đầu này tạo thành một hệ thống, chúng khu biệt với nhau nhờ sự khác nhau của vị trí
cấu âm và phương thức cấu âm. Về phương thức cấu âm, có thể chia thành: âm tắc – âm xát;
âm ồn – âm vang. Về vị trí cấu âm, có thể chia thành: âm môi – âm đầu lưỡi – âm mặt lưỡi – âm
gốc lưỡi – âm thanh hầu. - Xét từ loại:
+ Từ "nên" có thể là động từ hoặc quan hệ từ. Với tư cách là động từ, "nên" có hai nghĩa quan
trọng nhất là tạo tác; nghĩa thứ hai dùng trước một động từ khác, với ý khuyên nhủ, nếu làm
thì tốt hơn. Với tư cách là quan hệ từ, "nên" thường nằm trong cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân-kết quả
+ Từ "lên" có thể là động từ hoặc phó từ. Với tư cách là động từ, lên là động từ chỉ sự di chuyển
hướng về phía cao hơn, đằng trước hoặc phát triển về số lượng, từ "lên" thường được kết hợp
với các động từ có hàm nghĩa hướng về phía cao hơn, như: dâng lên, dựng lên, lóe lên, lồi lên,
ngửng lên, ngước lên, nổi lên,... hoặc kết hợp với các danh từ chỉ vị trí cao, ở phía trên, như: lên
bờ, lên nhà trên, lên ngọn cây, lên xe,...Với tư cách là phó từ, lên biểu thị ý thúc giục, động viên.
2. Từ "nên" và "lên" được sử dụng như thế nào?
Trên thực tế, từ “nên” và “lên” thường được sử dụng không thống nhất, và thường được sử
dụng một cách chồng chéo nhau, đôi khi không phân biệt được, mà có lẽ phải tùy theo quan
niệm và ý của người sử dụng, là theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng (nghĩa loại suy). Rất nhiều cụm
từ khó phân biệt tạo nên hay tạo lên, nên người hay lên người, trở nên hay trở lên.
Về cơ bản, từ "nên" và từ "lên" được sử dụng như sau: - Với từ "nên":
+ Từ "nên" được sử dụng với vai trò là động từ dùng để chỉ lời khuyên mang nghĩa cần, đáng.
+ Từ "nên" được sử dụng với vai trò là một liên từ.
- Với từ "lên": từ "lên" bản chất là động từ và thường được sử dụng:
+ Với nghĩa di chuyển (quan sát được)
+ Với nghĩa tăng số lượng hay đạt một mức, một cấp, một mốc cao hơn.
Vậy có thể hiểu đơn giản rằng: “nên” được dùng trong lời khuyên và mang nghĩa tạo thành một
đối tượng mới nhưng không nhìn thấy được, không phân biệt được sự khác biệt giữa đối tượng
mới và đối tượng cũ. Còn: “lên” là động từ chỉ sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn và đều
có điểm chung là sự di chuyển, tăng số, mức, cấp cao hơn ấy đều có thể quan sát được. Ngoài
ra, có thể hiểu một cách đơn giản, từ "nên" dùng để thể hiện một hành động không cụ thể, còn
từ "lên" là từ thường được dùng để thể hiện một hành động cụ thể, có thể nhìn thấy được.
Một cặt từ có liên quan đến từ "nên" và "lên" thường hay được sử dụng nhầm lẫn đó là "dựng nên" và "dựng lên"
Đối với từ "dựng nên": Đây là từ thường được sử dụng để nói về một sự vật hiện tượng hoặc
vấn đề, lĩnh vực mang tính trừu tượng hoặc một quá trình, sự nghiệp nào đó mà bạn không thể
nhìn thấy ngay được, không thể tay sờ, không diễn ra trước mắt – ví dụ dựng nên lịch sử, dựng
nên tác phẩm văn học … Nói tóm lại là sử dụng khi nói về cái mơ hồ trừu tượng. Đối với từ
"dựng lên": Đây là từ thường được sử dụng khi nói về một hành động – hoạt động nào đó đối
với một sự vật rất cụ thể mà mắt có thể nhìn ngay tức thì và tay sờ chân đạp – ví dụ như xây
dựng lên một ngôi nhà, túp lều… hoặc dựng dậy một ai đó đang nằm, dựng lên một bờ rào đổ,
cây cột đổ… Nói tóm lại: áp dụng với cái cụ thể.
3. Tầm quan trọng của công tác giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Từ sự phân biệt về cách dùng từ "nên" và lên" đã phần nào thể hiện được sự phong phú của
tiếng Việt. Hiện nay, trước sự hội nhập sâu rộng, bên cạnh việc phát triển kinh tế, vấn đề gìn giữ
bản sắc văn hóa dân tộc luôn được chú trọng đặc biệt là việc giữ gìn sự trong sáng của tướng Việt.
Theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng: chúng ta nói “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” thì chữ
“giữ gìn” ấy bao trùm một ý quan trọng là chúng ta không thể để cho mất đi một cái gì vô cùng
quý báu, một cái gì khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt (…)”. Như vậy, từ này hàm ý không đểvà
không làmmất đi cái “Vô cùng quý báu” của tiếng Việt (cái bản săc, tinh hoa của tiếng Việt) bằng
cách phải bảo vệ và phát triển nó, trên cơ sở hiểu nó một cách sâu sắc. Ngoài ra, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng cũng khẳng định: Việt của chúng ta rất giàu: tiếng ta giàu bởi đời sống muôn
màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta, bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời
và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và
đấu tranh với ngoại xâm; bởi kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và
của dân tộc Việt Nam. "Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói.
Chúng ta không thể nói tiếng đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của
ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam , chúng ta cảm thấy và
thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân
trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng ta đẹp bởi tâm hồn của người
VIệt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý,
là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
Cần phải gìn giữ tiếng Việt vì tiếng Việt rất giàu và đẹp, gắn với đời sống xã hội ngàn đời nay của
dân tộc ta và là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng giúp chúng ta thực hiện các cuộc cách
mạng ở Việt Nam, và vì một lí do nằm ngoài bản thân ngôn ngữ: lí do chúng ta sử dụng tiếng Việt còn chưa tốt.