Phân biệt Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội phản bội Tổ quốc - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn
Phân biệt Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội phản bội Tổ quốc - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp Luật Đại Cương (1130049)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân biệt Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội phản bội Tổ quốc:
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khác với tội phản bội Tổ quốc
ở chỗ: Tội phản bội Tổ quốc có dấu hiệu câu kết với nước ngoài, còn tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không có dấu hiệu câu kết với nước
ngoài. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân cho thấy, người phạm tội có xu hướng móc nối với nước ngoài nhằm
nhận sự giúp đỡ về vật chất, phi vật chất của nước ngoài để thực hiện mục đích
lật đổ chính quyền nhân dân.
Cần phân biệt hai trường hợp: Nếu người phạm tội chưa liên hệ hoặc đã liên hệ
được với nước ngoài nhưng chưa nhận được sự thỏa thuận giúp đỡ, tài trợ nào
đã bị phát hiện, thì truy cứu TNHS về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân. Nếu đã liên hệ, bàn bạc với nước ngoài, nhận sự giúp đỡ của nước
ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị truy cứu TNHS về tội phản bội Tổ quốc.
Ví dụ: Khoảng tháng 9-2020, bà P sử dụng tài khoản Facebook "P.K" kết bạn
với một số tài khoản Facebook là thành viên của tổ chức "Chính phủ quốc gia
Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân cầm đầu và tham gia các hội, nhóm của
tổ chức này. Bà P thường xuyên bình luận, thích, chia sẻ các bài viết, video clip,
hình ảnh có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, ca ngợi chế độ
cũ. Cuối tháng 12-2020, bà Phi làm hồ sơ xin gia nhập tổ chức "Chính phủ quốc
gia Việt Nam lâm thời" và tham gia họp trực tuyến với tổ chức nhiều lần, được
các thành viên trao đổi, bàn bạc các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức,
hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện phương thức hoạt động. Ngoài ra, bà còn đăng
ký tham gia "trưng cầu dân ý" bầu Đào Minh Quân làm "tổng thống Đệ tam Việt
Nam Cộng Hòa". Bà P đã bị kết án về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
II- PHÂN BIỆT TỘI GIÁN ĐIỆP VÀ TỘI PHẢN BỘI TỔ QUỐC
- Về chủ thể của tội phạm: Đối với tội phản bội Tổ quốc thì chủ thể của tội phạm
là chủ thể đặc biệt bắt buộc phải là công dân Việt Nam. Bởi lẽ, phải là công dân
VN thì mới phát sinh nghĩa vụ chung thành đối với Tổ quốc VN. Còn đối với tội
gián điệp, chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ ai, có thể là công dân VN,
người mang quốc tịch nước ngoài, hoặc người không quốc tịch.
- Về mặt khách quan của tội phạm: Đối với tội phản bội tổ quốc thì mặt khách
quan được thể hiện ở hành vi công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm
gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ
chính trị, cơ sở quốc phòng, sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa VN. Còn ở tội gián điệp, thì mặt khách quan của tội phạm được
thể hiện thông qua từng loại chủ thể.
- Về mục đích phạm tội: Đối với tội phản bội tổ quốc thì mục đích phạm tội là
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, còn đối với tội gián điệp thì mục đích là
nhằm gây suy yếu chính quyền nhân dân.
- Về tội phạm hoàn thành: ở tội phản bội tổ quốc thì tội phạm hoàn thành khi
người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài. Còn ở tội gián điệp thì tội
phạm hoàn thành khi người phạm tội nhận làm gián điệp hoặc khi xâm nhập vào
lãnh thổ VN nhằm hoạt động gián điệp.
Ngoài ra, điểm khác biệt nữa giữa tội gián điệp và tội phản bội tổ quốc là việc
người nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú,
thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự.
2. Dấu hiệu pháp lý của tội bạo loạn
2.1. Khách thể của tội phạm
Theo quy định của Điều 112 Bộ luật hình sự, bạo loạn là hoạt động vũ trang
hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá
nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. Sự ổn định, vững mạnh của chính
quyền nhân dân là điều mà pháp luật hình sự cần bảo vệ. Do đó, khách thể của
tội bạo loạn là sự vững mạnh, an toàn của hệ thống chính quyền nhân dân.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Điều 112 Bộ luật hình sự miêu tả 03 hành vi cấu thành tội bạo loạn gồm hoạt
động vũ trang; dùng bạo lực có tổ chức và cướp phá tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Cả 03 hành vi này đều hướng tới mục đích chống chính quyền nhân dân. Trong đó:
- Hoạt động vũ trang chống chính quyền nhân dân là hoạt động có trang bị vũ
khí (có thể là vũ khí thô sơ hoặc vũ khí quân dụng), có tổ chức công khai chống
lại chính quyền, chống đối lực lượng vũ trang nhân dân, phá hoạt an ninh chính trị.
- Dùng bạo lực có tổ chức là hoạt động sư dụng sức mạnh tuy không có vũ khí
nhưng có sự liên kết, phối hợp, tuân theo chỉ đạo của người tổ chức, chỉ huy để
chống chính quyền nhân dân như bao vây, đánh chiếm hoặc đập phá trụ sở của chính quyền,...
- Cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hiểu là hành vi công
khai chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhằm chống lại chính
quyền nhân dân. Ví dụ cướp vũ khí của lực lượng vũ trang nhân dân hoặc dân
quân tự vệ; cướp nhà, cướp đất của nhân dân để làm nơi ở, nơi ẩn náy của những
người thực hiện hành vi bạo loạn,...
Để tiến hành bạo loạn chống chính quyền nhân dân, người phạm tội phải tập
hợp, lôi kéo nhiều người tham gia. Chúng có thể vũ trang ngay từ đầu hoặc dùng
bạo lực có tổ chức, cướp vũ khí của lực lượng vũ trang, tiến hành hoạt động vũ
trang công khai chống chính quyền nhân dân.
Tội bạo loạn có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi
người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu
thành tội phạm. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Tội bạo loạn có thể được tiến hành bởi bất kì ai, công dân Việt Nam, người
nước ngoài hoặc người không có quốc tịch, có năng lực trách nhiệm hình sự
gồm năng lực nhận thức, năng lực làm chủ hành vi và đạt đủ tuổi truy cứu trách
nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên tội phạm này thường xuất hiện dưới hình thức đồng phạm có tổ chức,
bởi các hành vi của tội phạm cần một số lượng đông đảo người tham gia hành
động, có sự tổ chức, sắp xếp rõ ràng mới nắm chắc thành công.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn biết việc
thực hiện các hành vi miêu tả trong cấu thành tội phạm là để chống phá chính
quyền nhân dân. Tuy biết rõ và nhận thức rõ ràng mức độ nguy hiểm của hành vi
đó nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận thực hiện. Do vậy chắc chắn yếu tố lỗi ở đây là lỗi cố ý.
Nếu hành vi được thực hiện không nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân
dân thì tội phạm được thực hiện có thể là tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318
Bộ luật hình sự), tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật hình sự),
tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự),.... Nội dung của các tội này sẽ được
Luật Hoàng Anh phân tích ở những phần sau.
3. Bình luận về tội phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và
khung hình phạt cơ bản của tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khoản 2 quy định khung hình phạt giảm nhẹ cho
trường hợp ít nghiêm trọng và khoản 3 quy định khung hình phạt cho trường
hợp chuẩn bị phạm tội.
Theo khoản 1 của điều luật, tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các dấu hiệu pháp lý sau:
3.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 bộ luật
hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu
trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12
bộ luật hình sự 2015 sủa đổi 2017.
3.2 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm
Về hành vi khách quan : Hành vi khách quan của tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định là hành vi
phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc
phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội. Hành vi phá hoại có thể là
hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng các đối tượng thuộc cơ sở vật chất - kỹ thuật
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng các phương tiện và cách
thức khác nhau. Đối tượng của tội phạm này là cơ sở vật chất - kỹ thuật thuộc
các lĩnh vực khác nhau: Lĩnh vực chính trị như trụ sở các cơ quan nhà nước; lĩnh
vực an ninh, quốc phòng như hệ thống thiết bị, phương tiện phục vụ an ninh,
quốc phỏng; lĩnh vực kinh tế như nhà máy, hầm mỏ; lĩnh vực khoa học - kỹ
thuật như trụ sở các cơ quan nghiên cứu, các phòng thí nghiệm; lĩnh vực văn
hoá, xã hội như các bảo tàng, khu di tích lịch sử, các bệnh viện, trường học..
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi phá hoại cơ sở vật chất –
kỹ thuật thuộc lĩnh vực chính trị (trụ sở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính
trị – xã hội, các tổ chức xã hội), an ninh (thông tin liên lạc, kiểm soát không
lưu…), quốc phòng (kho vũ khí, đạn dược, căn cứ quân sự), kinh tế (nhà máy,
hầm mỏ…), khoa học – kỹ thuật (viện nghiên cứu khoa học, trung tâm thực
nghiệm, thẩm định kỹ thuật…), văn hóa và xã hội (các di tích lịch sử, các công
trình có giá trị văn hóa – nghệ thuật…).
Phá hoại được hiểu là hủy hoại hoặc làm hư hỏng các đối tượng tác động nêu
trên. Hủy hoại là làm cho các đối tượng tác động mất hẳn giá trị sử dụng. Làm
hư hỏng là làm mất một phần giá trị sử dụng của các đối tượng đó. Hành vi phá
hoại có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như đốt, gây nổ, đạp phá…
Đây là tội phạm có cấu thành vật chất. Tội phạm được coi là hoàn thành khi đối
tượng tác động của tội phạm đã bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khác với một số tội xâm phạm an ninh quốc gia khác, cụ thể như sau:
– Hành vi của công dân Việt Nam có liên hệ với nước ngoài hoặc thực hiện sự
chỉ đạo của nước ngoài hoạt động phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật nhằm chống
chính quyền nhân dân hoặc hành vi phá hoại của người nước ngoài thì cấu thành
tội gián điệp quy định tại Điều 110 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Cụ thể, người phạm tội nhận
thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thấy trước được hậu
quả do hành vi phạm tội gây ra nhưng vẫn thực hiện tội phạm và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
phạm này và là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội phá hủy công trình,
phương tiện quan trọng vể an ninh quốc gia quy định tại Điều 303 bộ luật hình
sự năm 2015 sủa đổi 2017.
3.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể và dấu hiệu mục đích phạm tội
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là mục
đích chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội phá
hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
các tội phạm có dấu hiệu khác tương tự là tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản (Điều 178 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017) và tội phá hủy công trình,
cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 bộ luật hình sự 2015 sủa đổi 2017). 3.4 Mặt khách thể
Khách thể của tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng, an
ninh văn hóa – xã hội và thông qua đó là sự vững mạnh của Nhà nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản, trụ sở, kho tàng, thiết bị, máy móc
của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức
xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân thuộc các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc
phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này không thể là tài sản riêng của cá nhân; bời
vì, việc phá hoại tài sản riêng của cá nhân mặc dù có thể gây thiệt hại rất lớn về
mặt vật chất, nhưng không thể làm suy yếu nền kinh tế của đất nước. Vì lẽ đó,
nhà làm luật không liệt kê tài sản riêng của cá nhân là đối tượng tác động của tội phạm này.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức là: Phạt tù từ 12
năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Khoản 2 của điều luật quy định khung hình có mức phạt tù từ 05 năm đến 15
năm được áp dụng cho người phạm tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường họp ít nghiêm trọng.
Đây là trường họp phạm tội do có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đã làm giảm đáng
kể mức độ nguy hiểm của người phạm tội và hành vi phạm tội hoặc là trường
hợp “người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có
đồng phạm” . Các tình tiết giảm nhẹ ở đây có thể là: Người phạm tội đã chủ
động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; phạm tội chưa gây thiệt
hại hoặc gây thiệt hại không lớn; phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức;
người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải...
3. Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm được áp dụng cho trường họp chuẩn bị phạm tội phá hoại cơ sở vật
chất - kỹ thuật của nước. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này là
điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 sủa đổi 2017 so với bộ luật hình sự năm
1999, thể hiện rõ đường lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách
rõ ràng giữa trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường hợp tội phạm hoàn thành ở
tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, cụ thể, hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn
có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 bộ
luật hình sự năm 2015 sủa đổi 2017: tước một số quyền công dân từ 01 năm đến
05 năm, phản quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
So sánh tội bạo loạn với tội phá rối an ninh- Tội bạo loạn: Khách thể bị
xâm phạm là sự vững mạnh của “chính quyền nhân dân”. - Tội phá rối an
ninh: Tội phạm này xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức, và an ninh đối nội Nhà nước. - Tội bạo loạn: +Hoạt động vũ trang
là hoạt động có trang bị vũ khí.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khác với tội phản
bội Tổ quốc ở chỗ: Tội phản bội Tổ quốc có dấu hiệu câu kết với
nước ngoài, còn tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
không có dấu hiệu câu kết với nước ngoài.