Phân loại Hiến pháp - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Phân loại Hiến pháp - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
22:45 1/8/24
Phân loại Hiến pháp - Phân loại hiến pháp
I. Phân loại Hiến pháp
1. Dựa vào hình thức biểu hiện: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp bất thành văn.
Hiến pháp thành văn:
Hiến pháp được biểu hiện dưới hình thức văn bản.
Thường có 1 văn bản duy nhất
trong trường hợp đặc biệt, Hiến pháp được thể hiện dưới hình thức nhiều văn bản.
Ví dụ như Hiến pháp Thụy Điển được biểu hiện thông qua các đạo luật: Luật về
chính thể (1809), Luật về kế vị ngôi vua (1810), Luật về nghị viện (1810), Luật
về tự do báo chí (1812).
Hiến pháp không thành văn:
Hiến pháp có các quy phạm pháp luật không được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Các quy tắc này tồn tại trong tập quán chính trị, truyền thống, án lệ của
quốc gia đó được thừa nhận và áp dụng.
Hiện nay chỉ có một số ít quốc gia sử dụng Hiến pháp không thành văn, như: Anh, Niudilan, Isaren.
Hiến pháp Vương quốc Anh
không phải một văn bản chính thức duy nhất mà là một tập hợp, được
xây dựng dựa trên một số lượng lớn các tiền lệ, hay “thông luật” từ thế kỷ
11 cho đến nay. Bổ sung cho văn bản luật pháp này còn có những định
chế do Nghị viện ban hành, gọi là Luật Công lý, và Luật pháp của Cộng
đồng châu Âu (EC) – trong một số trường hợp còn được sử dụng vượt
trên luật pháp của vương quốc.
Kể từ cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688, khái niệm chủ quyền tối
cao thuộc về nghị viện là nền tảng của hiến pháp lập pháp Anh, nghĩa là
các đạo luật do Nghị viện thông qua là nguồn luật tối cao và cuối cùng
của luật pháp ở Anh. Theo đó Nghị viện có thể thay đổi hiến pháp một
cách đơn giản bằng cách thông qua các đạo luật mới thông qua Đạo luật
Nghị viện (một đạo luật mới phải được thông qua bởi Hạ viện, Thượng
viện và phải được ký bởi Nữ hoàng hoặc Vua). Đã có một số cuộc tranh
luận về quyền lực của nghị viện không còn nguyên vẹn khi tham gia Liên
minh châu Âu (EU). Lập luận được sử dụng bởi những người đề xuất rời
bỏ EU vào cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 2016 (Brexit)
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia hiện đại đầu tiên trên thế
giới có khái niệm nghiêm túc về luật pháp và dân chủ. Nó không có bản
Hiến pháp thành văn, phù hợp với nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về
nghị viện, Nghị viện có toàn quyền trong việc ban hành các đạo luật mà
không bị ràng buộc bởi Hiến pháp như các quốc gia có Hiến pháp thành văn.
2. Dựa vào nội dung: Hiến pháp cổ điển và Hiện pháp hiện đại
Hiến pháp cổ điển: about:blank 1/5 22:45 1/8/24
Phân loại Hiến pháp - Phân loại hiến pháp
có nội dung chủ yếu quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, ít có những
quy định về các quyền tự do.
xuất hiện nhiều ở giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Tuy vậy, có
một số Hiến pháp được ban hành trong thời gian gần đây cũng được coi
là Hiến pháp cổ điển.
Một số bản Hiến pháp cổ điển tiêu biểu như: Hiến pháp Hoa Kỳ 1787,
Hiến pháp Áo 1920, Hiến pháp Ailen 1937, Hiến pháp Thụy Điển 1974, Hiến pháp Canada 1982.
Hiến pháp hiện đại:
có nội dung được mở rộng, quy định thêm nhiều quyền tự do của công dân.
Các bản Hiến pháp hiện đại tiêu biểu như: Hiến pháp Pháp 1946, 1958;
Hiến pháp Cộng hoà dân chủ Đức 1949; Hiến pháp các nước XHCN.
3. Dựa vào thủ tục thông qua Hiến pháp
Hiến pháp nhu tính: là Hiến pháp có thủ tục thông qua như một đạo luật thông thường.
Hiến pháp cương tính: là Hiến pháp có thủ tục thông qua đặc biệt hơn
so với các đạo luật thông thường. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ:
(1) cần có một cơ quan đặc biệt thông qua, như toàn dân biểu quyết hoặc
thông qua Quốc hội lập hiến
(2) thủ tục thông qua chặt chẽ, khắt khe hơn thể hiện ở trình tự xây dựng
và thông qua Hiến pháp, tỷ lệ thông qua Hiến pháp cao hơn mức quá bán (trên 2/3, hoặc trên 3/4).
4. Dựa vào bản chất giai cấp
Hiến pháp tư sản: là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước tư sản,
với bản chất là ý chí của giai cấp tư sản để bảo vệ các quyền, lợi ích của
giai cấp tư sản. Hiến pháp tư sản có một số đặc trưng:
(1) Về chế độ xã hội: không có quy định rõ về tính giai cấp, bảo vệ chế độ tư hữu
(2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: Sau chiến tranh thế giới lần thứ
hai, các quyền tự do, dân chủ đã được ghi nhận nhiều hơn
(3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng thuyết phân quyền.
Hiến pháp XHCN: là Hiến pháp được ban hành trong nhà nước XHCN,
với bản chất là ý chí của nhân dân lao động, bảo vệ các quyền, lợi ích của
nhân dân lao động. Hiến pháp XHCN có một số đặc trưng sau:
(1) Về chế độ xã hội: quy định rõ tính giai cấp, ghi nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản, bảo vệ cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa
(2) Về quyền và nghĩa vụ của công dân: quy định nhiều quyền tự do, dân
chủ và các quyền công dân khác
(3) Về tổ chức quyền lực nhà nước: áp dụng nguyên tắc tập quyền ở
những mức độ khác nhau.
Hiến pháp Việt Nam được phân loại như thế nào? about:blank 2/5 22:45 1/8/24
Phân loại Hiến pháp - Phân loại hiến pháp
Hiến pháp Việt Nam là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban
hành, có nội dung điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất
của xã hội. Đó là các quan hệ xã hội mang nội dung xác định chế độ xã hội,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
Hiến pháp Việt Nam có đặc điểm như sau:
1. Theo hình thức biểu hiện: Hiến pháp thành văn
2. Theo nội dung: Hiến pháp hiện đại
3. Theo thủ tục thông qua: Hiến pháp cương tính
4. Theo bản chất giai cấp: Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. I. X
II. Hiến pháp Hoa Kỳ:
Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới là Hiến Pháp Hoa kì là bộ
luật tối cao của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Hiến pháp ban đầu gồm có 7 điều, phác họa bộ khung của chính quyền
quốc gia. Ba điều đầu tiên định nghĩa mô hình tam quyền phân lập,
theo đó chính quyền liên bang được chia thành ba nhánh: lập pháp, bao
gồm lưỡng viện Quốc hội; hành pháp, bao gồm Tổng thống cùng các vị
trí trợ tá; và tư pháp, bao gồm Tối cao Pháp viện và các tòa án liên bang
cấp dưới. Hiến pháp được đệ trình trong Hội nghị Lập hiến năm 1787 và
bắt đầu có hiệu lực từ năm 1789. Điều IV, Điều V, và Điều VI quy định
quyền hạn của các bang, quan hệ các bang với chính phủ liên bang,
thủ tục sửa đổi hiến pháp. Điều VII quy định cách phê chuẩn hiến pháp.
Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể
hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây
dựng nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó
đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới
Những Điều khoản Liên hiệp.
Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với
trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham
khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia
khác. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 –
1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được
sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người.”
Hiến pháp Hoa Kỳ đẻ ra bộ hiến luật lớn và ảnh hưởng hiến pháp của nhiều nước khác.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Hoa_K%E1%BB%B3 III. Liên bang MN: about:blank 3/5 22:45 1/8/24
Phân loại Hiến pháp - Phân loại hiến pháp 1. Khái niê P m liên bang
Quốc gia cấu tạo theo hình thức Liên bang, có thể hiểu đơn giản là một
quốc gia lớn được tập hợp bởi nhiều quốc gia nhỏ.
Các quốc gia này có chính quyền riêng và liên kết với nhau trong một
chính quyền chung để tạo ra một quốc gia Liên bang.
Tuy vậy, các thành viên liên bang bị hạn chế một số chủ quyền nhất định
2. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ:
Chính quyền liên bang Hoa Kỳ là chính quyền trung ương của Hoa Kỳ là
một nước cộng hoà liên bang gồm 50 tiểu bang, cùng thủ đô
Washington, D.C. với 326 biệt khu thổ dân châu MN và các lãnh thổ hải ngoại.
Chính phủ Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa liên bang và
chủ nghĩa cộng hòa, trong đó quyền lực được chia sẻ giữa chính quyền
liên bang và các chính quyền tiểu bang
Chính quyền liên bang có ba nhánh độc lập: lập pháp, hành pháp, và
tư pháp, được thiết lập theo Hiến pháp Hoa Kỳ. Dựa trên nguyên tắc
tam quyền phân lập (3 quyền của nhà nước được phân cho 3 cơ quan
độc lập nắm giữ), mỗi nhánh có thẩm quyền để hành xử các sự vụ trong
lĩnh vực riêng, với một số thẩm quyền ảnh hưởng trên hai nhánh còn lại,
và ngược lại, có một số thẩm quyền bị ảnh hưởng bởi một hoặc cả hai
nhánh kia.=> Đây như là một hình thức ngăn chặn tình trạng tập trung
quyền hành quá lớn vào tay bất cứ một cơ quan nào a. Nhánh lập pháp:
Đây là cơ quan đại diện cho nhân dân được lập ra qua phổ thông đầu
phiếu và được định chế quyền lực theo mô hình lưỡng viện, gồm Hạ viện và Thượng Viện.
Cụ thể, Hạ viện chịu trách nhiệm về vấn đề liên quan đến ngân sách,
thuế khóa cũng như việc thông qua các nghị quyết. Hạ viện bao gồm
435 đại biểu chính thức, 3 đại biểu dự khuyết nhiệm kỳ 2 năm.Trong khi đó,
Thượng viện gồm 100 thành viên, có chức năng đưa ra quyết định
các đạo luật về đối ngoại, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, kiểm soát
cơ quan hành pháp và tư pháp. Các thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm (2 năm bầu lại 1/3) b. Nhánh hành pháp:
Bao gồm Tổng thống, Phó tổng thống MN và các viên chức được Tổng
thống ủy nhiệm để cấu thành chính phủ và các cơ quan hành chính công.
Trong đó, Tổng thống MN là nguyên thủ quốc gia dân bầu do ra và
cũng là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang có nhiệm kỳ 4 năm.Tuy
nhiên, Tổng thống không có quyền giải tán Hạ viện.
Phó tổng thống là viên chức hành pháp đứng hàng thứ nhì trong
chính quyền và là nhân vật số một trong thứ tự kế nhiệm Tổng thống. about:blank 4/5 22:45 1/8/24
Phân loại Hiến pháp - Phân loại hiến pháp
Bên cạnh đó, nhánh hành pháp còn có 15 bộ khác nhau, các bộ trưởng
được chọn bởi Tổng thống và được Thượng viện phê chuẩn. Các bộ
ngành và cơ quan chịu trách nhiệm điều hành thực thi luật pháp liên bang
và giải quyết các vấn đề trong nước cũng như quốc tế c. Nhánh tư pháp:
Tòa án tối cao là thiết chế đứng đầu nhánh tư pháp ở Mỹ. Toà tối cao xét xử
các sự vụ liên quan đến Chính phủ liên bang và những vụ tranh tụng giữa các
tiểu bang, bào gồm 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và dưới sự phê chuẩn của Thượng viện about:blank 5/5