Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông | Văn mẫu 7 Cánh diều

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7. Tài liệu Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. 

Chủ đề:

Bài 7: Thơ (CD) 23 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu

Thông tin:
11 trang 9 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông | Văn mẫu 7 Cánh diều

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7. Tài liệu Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. 

107 54 lượt tải Tải xuống
Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
Dàn ý phân tích bài thơ Những cánh buồm
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hoàng Trung Thông, bài thơ Những cánh buồm.
II. Thân bài
1. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển
- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.
- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.
- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.
- Cảm nhận của người cha khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm
thấy sung sướng.
2. Cuộc trò chuyện của hai cha con
- Người con hỏi cha “Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/Không thấy nhà,
không thấy cây, không thấy người ở đó?”.
- Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/…Ở nơi đó
cha chưa hề đi đến”, người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
- Cậu lại chỉ cánh buồm bảo:“Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…”
thể hiện khát khao được khám phá thế giới rộng lớn.
=> Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay
cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé.
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Những cánh buồm”.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 1
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã thể hiện niềm tự hào của
người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Trong một không gian khoáng đãng, ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha
đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Người cha bỗng trở nên già
dặn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở
nên thật bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của
bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt
của hai thế hệ cha - con. Nhưng vậy, họ vẫn cùng hướng về ước muốn nhất
định, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai:
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống. Bãi cát trải dài mịn màng, nước
biển trong xanh. Khung cảnh tươi đẹp đó được sau một trận mưa đêm. Người
cha thì đang dắt con đi dưới ánh nắng hồng. rồi đứa con đã hỏi cha bằng một
giọng thật ngây thơ:
“Cha ơi!3
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Chẳng thể nào ngăn được sự của trẻ thơ. Tiếng “Cha ơi!” vang lên thật trìu
mến lạ lùng. Câu hỏi tu từ như dội vào lòng người đọc. Thật hạnh phúc khi cả hai
cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức. Chính cái không thấy ấy sẽ
tạo cho đứa con một ước mình sẽ đi tìm tại sao biến chỉ toàn một màu sắc,
nước bao la.
Và người cha nhẹ nhàng nói với đứa con nhỏ rằng:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Câu trả lời khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như
cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Và rồi:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”
Hình ảnh “ánh nắng chảy trên vai” một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, gợi ra hình
ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên cạnh người cha và đứa con. Cậu
bé đề nghị cha:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé
Để con đi…”
Đó chính là ước muốn khám phá của đứa con trên một cánh buồm “trắng” đầy ước
tuổi thơ. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn
ngoài kia.
Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá một trong những tác phẩm hay về
ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 2
Hoàng Trung Thông một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Bài thơ
“Những cánh buồm” là một trong những tác phẩm hay của ông.
Bài thơ được rút ra từ tập thơ cùng tên, được xuất bản lần đầu vào năm 1964:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Hình ảnh mở đầu là người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Sau một đêm mưa
rả rích, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, khiến cho nước biển trong xanh, cát trở
nên mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch -
một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha con. Khi lắng
nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.
Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy
hồn nhiên, ngây thơ:
“Cha ơi!3
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Đáp lại câu hỏi của con, người cha đã giải thích cho con hiểu được rằng:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Thế giới rộng lớn ngoài kia muôn vàn điều thú vị. Đó cũng nơi người cha
chưa từng đi đến. Và rồi cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”
Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để
khám phá của con. Khi lắng nghe lời đề nghị của con, cha dường như bắt gặp tiếng
lòng của chính mình. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được
khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. giờ, những ước chưa thể thực hiện
của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước
đó thay cho người cha:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”
Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi
thấy con mình cũng ấpnhững ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn
muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đónhững ước mơ
làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 3
Hoàng Trung Thông một nhà thơ khá nổi tiếng. Trong đó, bài thơ “Những cánh
buồm” đã gửi gắm được tình cảm cha con giản dị mà chân thành:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một hình ảnh ấm áp đẹp đẽ. Người cha
đang dắt đứa con đi dạo trên bãi biển. Ánh mặt trời phản chiếu bóng củacha
con. Bóng cha dài lênh khênh đã gợi ra sự trưởng thành, già dặn. Còn đứa con thì
lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch.
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Vẻ đẹp của bãi biển được khắc họa đầy tinh tế chỉ qua vài hình ảnh. Bãi cát trải dài
mịn màng, nước biển thì trong xanh. Ánh nắng của buổi sớm mai mang sắc hồng
rực rỡ. Đến đây, đứa con đã hỏi người cha bằng một giọng thật ngây thơ:
“Cha ơi!3
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Câu hỏi cho thấy được một nét tính cách quen thuộc của trẻ em - sự mò. Tiếng
“Cha ơi!” vang lên thật trìu mến lạ lùng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm khao khát
khám phá thế giới ở ngoài nơi xa.
rồi tiếp đến câu trả lời của người cha như phần nào giải đáp được câu hỏi
càng làm tăng thêm khao khát khám phá của đứa con:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Đến những câu thơ cuối, hình ảnh người cha dắt con đi được lặp lại:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”
đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - “ánh nắng
chảy trên vai” gợi ra hình ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên cạnh
người cha và đứa con. Đứa con đã đề nghị với cha rằng:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé
Để con đi…”
Lời đề nghị đã thể hiện được ước muốn khám phá, chinh phục thế giới của đứa
con. người cha đã bắt gặp “tiếng lòng của mình” vọng lại từ một thời xa thẳm.
Khi còn một đứa trẻ, chắc hẳn người cha cũng ước như vậy. bây giờ,
chính con sẽ là người giúp cha thực hiện mong ước mơ đó.
Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, giản dị cùng với giọng thơ thật hồn
nhiên, trong sáng. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng như ẩn dụ, điệp ngữ góp
phần diễn tả nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Như vậy, “Những cánh buồm” quả là một bài thơ hay, gửi gắm thông điệp ý nghĩa.
Hình ảnh trung tâm của bài thơ “cánh buồm” đã góp phần thể hiện được giá trị
về nội dung và nghệ thuật.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 4
Đến với Những cánh buồm, tác giả Hoàng Trung Thông đã gửi gắm tình cảm phụ
tử thật đẹp đẽ, cũng như ước khám phá, chinh phục thế giới thật đáng trân
trọng.
Bài thơ giàu chất suy tư, giọng thơ trầm lắng như tiếng sóng vỗ êm đềm. Mở đầu là
hình ảnh giống như trong truyện cổ tích:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Không gian biển khơi hiện lên thật khoáng đạt. Ánh mặt trời rực rỡ làm phản chiếu
bóng của cha con. Người cha bỗng trở nên già dặn, tuổi đời như trải dài trong
ước tận của biển khơi với chiếc “bóng lênh khênh”. Còn đứa con thì
bỏng nhưng tràn đầy một tương lai mới đáng chờ đợi trong chiếc “bóng tròn chắc
nịch”. Hình ảnh đối lập thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác
biệt của hai thế hệ cha - con.
Khung cảnh thiên nhiên được khắc họa với những hình ảnh tuyệt đẹp:
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Bãi cát trải dài mịn màng như được một bàn tay thần nào đó đêm qua vuốt ve.
Nước biển trong một màu biếc khơi gợi trong ta một cảm xúc dạt dào như muốn
chạy ùa vào lòng biển. Khung cảnh tươi đẹp ấy chỉđược sau một trận mưa đêm
dai dẳng liên tục. Biển đẹp vàng càng trong sáng bao nhiêu thì trận mưa đêm qua
càng kéo dài, da diết bấy nhiêu.
Thế rồi, đứa con nhìn về phía xa, tò mò và hỏi người cha rằng:
“Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Tiếng “Cha ơi!” nghe thật thân thương, tình cảm. Những câu hỏi đã cho thấy sự
mò của đứa trẻ về thế giới ngoài nơi xa. Và rồi, người cha đã trả lời cho con hiểu:
“Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Với cách người dẫn đường, người cha tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước
mơ của con trên nền của một hoài bão lớn:
3“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mái cuối chân trời”
Hình ảnh “nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, cho thấy sự gắn
và yêu thương của cha con. Đứa trẻ đã đề nghị với người cha:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé
Để con đi…”
Đó mong muốn được chinh phục, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. từ
lời của con, cha bắt gặp lại chính bản thân:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Ước của đứa con hay chính của người cha khi còn thơ bé. cha cảm thấy
thật xúc động và mong muốn con sẽ thực hiện giúp ước mơ này.
thể khẳng định rằng, “Những cánh buồm quả một bài thơ hay của nhà thơ
Hoàng Trung Thông.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 5
Hoàng Trung Thông có nhiều bài thơ hay. Những cánh buồm là tác phẩm tiêu biểu,
gửi gắm những thông điệp giá trị:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Bài thơ được mở đầu bằng một hình ảnh ấm áp và đẹp đẽ. Cha đang dắt đứa con đi
dạo trên bãi biển. Ánh mặt trời phản chiếu bóng cha con. Bóng cha dài lênh
khênh đã gợi ra sự trưởng thành, già dặn. Còn đứa con thì lại trở nên thật bỏng,
đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Thiên nhiên con người trở nên giao
hòa, gắn bó.
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Bãi biển tuyệt đẹp được khắc họa qua một số hình ảnh quen thuộc. Bãi cát trải dài
mịn màng còn nước biển thì trong xanh. Ánh nắng của buổi sớm mai với sắc hồng.
Cha dắt con đi dưới ánh nắng, lòng con tràn ngập niềm hạnh phúc. Lúc này, con
mới hỏi cha:
“Cha ơi!3
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Tiếng “Cha ơi!” vang lên thật trìu mến lạ lùng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm
khao khát khám phá thế giới ngoài nơi xa. Câu hỏi cho thấy sự của đứa
con về thế giới phía trước.
Câu trả lời của người cha như phần nào giải đáp được câu hỏi càng làm tăng
thêm khao khát khám phá của đứa con:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Câu trả lời gửi gắm nỗi niềm tâm sự của cha về khát vọng khám phá thế giới.
Dường như là một lời chuyển giao cho thế hệ của con. Đến cuối bài thơ:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”
Hoàng Trung Thông đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - “ánh
nắng chảy trên vai” gợi ra hình ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên
cạnh người cha và đứa con. Lời đề nghị của đứa con:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé
Để con đi…”
Lời đề nghị đã thể hiện được ước muốn khám phá, chinh phục thế giới của đứa
con. Người cha đã bắt gặp “tiếng lòng của mình” vọng lại từ một thời xa thẳm.
Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, giản dị cùng với giọng thơ thật hồn
nhiên, trong sáng. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng như ẩn dụ, điệp ngữ góp
phần diễn tả nội dung của tác phẩm.
“Những cánh buồm” quả là một bài thơ hay, gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Hình ảnh
trung tâm “những cánh buồm” đã góp phần thể hiện được giá trị về nội dung
nghệ thuật.
| 1/11

Preview text:

Phân tích bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông
Dàn ý phân tích bài thơ Những cánh buồm I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hoàng Trung Thông, bài thơ Những cánh buồm. II. Thân bài
1. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển
- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.
- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.
- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.
- Cảm nhận của người cha khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy sung sướng.
2. Cuộc trò chuyện của hai cha con
- Người con tò mò hỏi cha “Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/Không thấy nhà,
không thấy cây, không thấy người ở đó?”.
- Đáp lại câu hỏi ngây thơ của con “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/…Ở nơi đó
cha chưa hề đi đến”, người cha bất chợt trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
- Cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:“Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi…”
thể hiện khát khao được khám phá thế giới rộng lớn.
=> Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Lời của con hay
cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé. III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Những cánh buồm”.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 1
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã thể hiện niềm tự hào của
người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Trong một không gian khoáng đãng, ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và
đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Người cha bỗng trở nên già
dặn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở
nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của
bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt
của hai thế hệ cha - con. Nhưng dù vậy, họ vẫn cùng hướng về ước muốn nhất
định, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai:
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống. Bãi cát trải dài mịn màng, nước
biển trong xanh. Khung cảnh tươi đẹp đó có được sau một trận mưa đêm. Người
cha thì đang dắt con đi dưới ánh nắng hồng. Và rồi đứa con đã hỏi cha bằng một giọng thật ngây thơ: “Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Chẳng thể nào ngăn được sự tò mò của trẻ thơ. Tiếng “Cha ơi!” vang lên thật trìu
mến lạ lùng. Câu hỏi tu từ như dội vào lòng người đọc. Thật hạnh phúc khi cả hai
cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức. Chính cái không thấy ấy sẽ
tạo cho đứa con một mơ ước mình sẽ đi tìm tại sao biến chỉ toàn một màu sắc, nước bao la.
Và người cha nhẹ nhàng nói với đứa con nhỏ rằng:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Câu trả lời khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như
cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Và rồi:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”
Hình ảnh “ánh nắng chảy trên vai” là một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, gợi ra hình
ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên cạnh người cha và đứa con. Cậu bé đề nghị cha:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé Để con đi…”
Đó chính là ước muốn khám phá của đứa con trên một cánh buồm “trắng” đầy ước
mơ tuổi thơ. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia.
Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về
ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 2
Hoàng Trung Thông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Bài thơ
“Những cánh buồm” là một trong những tác phẩm hay của ông.
Bài thơ được rút ra từ tập thơ cùng tên, được xuất bản lần đầu vào năm 1964:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Hình ảnh mở đầu là người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Sau một đêm mưa
rả rích, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, khiến cho nước biển trong xanh, cát trở
nên mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch -
một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng
nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.
Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Đáp lại câu hỏi của con, người cha đã giải thích cho con hiểu được rằng:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị. Đó cũng là nơi người cha
chưa từng đi đến. Và rồi cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!”
Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để
khám phá của con. Khi lắng nghe lời đề nghị của con, cha dường như bắt gặp tiếng
lòng của chính mình. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được
khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện
của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”
Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi
thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn
muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ
làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 3
Hoàng Trung Thông là một nhà thơ khá nổi tiếng. Trong đó, bài thơ “Những cánh
buồm” đã gửi gắm được tình cảm cha con giản dị mà chân thành:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một hình ảnh ấm áp và đẹp đẽ. Người cha
đang dắt đứa con đi dạo trên bãi biển. Ánh mặt trời phản chiếu bóng của cha và
con. Bóng cha dài lênh khênh đã gợi ra sự trưởng thành, già dặn. Còn đứa con thì
lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch.
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Vẻ đẹp của bãi biển được khắc họa đầy tinh tế chỉ qua vài hình ảnh. Bãi cát trải dài
mịn màng, nước biển thì trong xanh. Ánh nắng của buổi sớm mai mang sắc hồng
rực rỡ. Đến đây, đứa con đã hỏi người cha bằng một giọng thật ngây thơ: “Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Câu hỏi cho thấy được một nét tính cách quen thuộc của trẻ em - sự tò mò. Tiếng
“Cha ơi!” vang lên thật trìu mến lạ lùng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm khao khát
khám phá thế giới ở ngoài nơi xa.
Và rồi tiếp đến là câu trả lời của người cha như phần nào giải đáp được câu hỏi và
càng làm tăng thêm khao khát khám phá của đứa con:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Đến những câu thơ cuối, hình ảnh người cha dắt con đi được lặp lại:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”
Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - “ánh nắng
chảy trên vai” gợi ra hình ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên cạnh
người cha và đứa con. Đứa con đã đề nghị với cha rằng:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé Để con đi…”
Lời đề nghị đã thể hiện được ước muốn khám phá, chinh phục thế giới của đứa
con. Và người cha đã bắt gặp “tiếng lòng của mình” vọng lại từ một thời xa thẳm.
Khi còn là một đứa trẻ, chắc hẳn người cha cũng mơ ước như vậy. Và bây giờ,
chính con sẽ là người giúp cha thực hiện mong ước mơ đó.
Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, giản dị cùng với giọng thơ thật hồn
nhiên, trong sáng. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng như ẩn dụ, điệp ngữ góp
phần diễn tả nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Như vậy, “Những cánh buồm” quả là một bài thơ hay, gửi gắm thông điệp ý nghĩa.
Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “cánh buồm” đã góp phần thể hiện được giá trị
về nội dung và nghệ thuật.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 4
Đến với Những cánh buồm, tác giả Hoàng Trung Thông đã gửi gắm tình cảm phụ
tử thật đẹp đẽ, cũng như ước mơ khám phá, chinh phục thế giới thật đáng trân trọng.
Bài thơ giàu chất suy tư, giọng thơ trầm lắng như tiếng sóng vỗ êm đềm. Mở đầu là
hình ảnh giống như trong truyện cổ tích:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Không gian biển khơi hiện lên thật khoáng đạt. Ánh mặt trời rực rỡ làm phản chiếu
bóng của cha và con. Người cha bỗng trở nên già dặn, tuổi đời như trải dài trong
ước mơ vô tận của biển khơi với chiếc “bóng lênh khênh”. Còn đứa con thì bé
bỏng nhưng tràn đầy một tương lai mới đáng chờ đợi trong chiếc “bóng tròn chắc
nịch”. Hình ảnh đối lập thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác
biệt của hai thế hệ cha - con.
Khung cảnh thiên nhiên được khắc họa với những hình ảnh tuyệt đẹp:
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Bãi cát trải dài mịn màng như được một bàn tay thần kì nào đó đêm qua vuốt ve.
Nước biển trong một màu biếc khơi gợi trong ta một cảm xúc dạt dào như muốn
chạy ùa vào lòng biển. Khung cảnh tươi đẹp ấy chỉ có được sau một trận mưa đêm
dai dẳng liên tục. Biển đẹp vàng càng trong sáng bao nhiêu thì trận mưa đêm qua
càng kéo dài, da diết bấy nhiêu.
Thế rồi, đứa con nhìn về phía xa, tò mò và hỏi người cha rằng:
“Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi: Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Tiếng “Cha ơi!” nghe thật thân thương, tình cảm. Những câu hỏi đã cho thấy sự tò
mò của đứa trẻ về thế giới ngoài nơi xa. Và rồi, người cha đã trả lời cho con hiểu:
“Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Với tư cách người dẫn đường, người cha tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước
mơ của con trên nền của một hoài bão lớn:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mái cuối chân trời”
Hình ảnh “nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, cho thấy sự gắn bó
và yêu thương của cha con. Đứa trẻ đã đề nghị với người cha:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé Để con đi…”
Đó là mong muốn được chinh phục, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và từ
lời của con, cha bắt gặp lại chính bản thân:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”
Ước mơ của đứa con hay chính là của người cha khi còn thơ bé. Và cha cảm thấy
thật xúc động và mong muốn con sẽ thực hiện giúp ước mơ này.
Có thể khẳng định rằng, “Những cánh buồm” quả là một bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Trung Thông.
Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 5
Hoàng Trung Thông có nhiều bài thơ hay. Những cánh buồm là tác phẩm tiêu biểu,
gửi gắm những thông điệp giá trị:
“Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”
Bài thơ được mở đầu bằng một hình ảnh ấm áp và đẹp đẽ. Cha đang dắt đứa con đi
dạo trên bãi biển. Ánh mặt trời phản chiếu bóng cha và con. Bóng cha dài lênh
khênh đã gợi ra sự trưởng thành, già dặn. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng,
đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Thiên nhiên và con người trở nên giao hòa, gắn bó.
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh nắng hồng
Nghe con bước lòng vui phơi phới”
Bãi biển tuyệt đẹp được khắc họa qua một số hình ảnh quen thuộc. Bãi cát trải dài
mịn màng còn nước biển thì trong xanh. Ánh nắng của buổi sớm mai với sắc hồng.
Cha dắt con đi dưới ánh nắng, lòng con tràn ngập niềm hạnh phúc. Lúc này, con mới hỏi cha: “Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Tiếng “Cha ơi!” vang lên thật trìu mến lạ lùng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm
khao khát khám phá thế giới ở ngoài nơi xa. Câu hỏi cho thấy sự tò mò của đứa
con về thế giới phía trước.
Câu trả lời của người cha như phần nào giải đáp được câu hỏi và càng làm tăng
thêm khao khát khám phá của đứa con:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến”
Câu trả lời gửi gắm nỗi niềm tâm sự của cha về khát vọng khám phá thế giới.
Dường như là một lời chuyển giao cho thế hệ của con. Đến cuối bài thơ:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”
Hoàng Trung Thông đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - “ánh
nắng chảy trên vai” gợi ra hình ảnh những tia nắng đang tinh nghịch đùa giỡn bên
cạnh người cha và đứa con. Lời đề nghị của đứa con:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé Để con đi…”
Lời đề nghị đã thể hiện được ước muốn khám phá, chinh phục thế giới của đứa
con. Người cha đã bắt gặp “tiếng lòng của mình” vọng lại từ một thời xa thẳm.
Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, giản dị cùng với giọng thơ thật hồn
nhiên, trong sáng. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng như ẩn dụ, điệp ngữ góp
phần diễn tả nội dung của tác phẩm.
“Những cánh buồm” quả là một bài thơ hay, gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Hình ảnh
trung tâm “những cánh buồm” đã góp phần thể hiện được giá trị về nội dung và nghệ thuật.
Document Outline

  • Dàn ý phân tích bài thơ Những cánh buồm
  • Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 1
  • Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 2
  • Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 3
  • Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 4
  • Phân tích bài thơ Những cánh buồm - Mẫu 5