Phân tích báo cáo tài chính KDH - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Phân tích báo cáo tài chính KDH - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
8 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích báo cáo tài chính KDH - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Phân tích báo cáo tài chính KDH - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

25 13 lượt tải Tải xuống
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
Tài sản ngắn hạn:
- Luôn chiếm tỷ trọng lớn > 90%
+ Tỷ trọng này giảm không đáng kể trong giai đoạn 2020-2021 ( -0,11%)
+ Giai đoạn 2021 – 2022 tăng tỷ trọng đạt 1,82%
=> Việc nắm giữ tài sản ngắn hạn lớn sẽ cung cấp lợi thế về thanh khoản
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng lên này lại xuất phát chủ yếu từ sự
tăng về các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản hàng tồn kho lại một dấu
hiệu đáng báo động. Cụ thể như sau:
Các khoản phải thu trong năm 2020 2021 tăng 583,209 tỷ đồng. Giai
đoạn 2021 2022 tcon số tăng đã gấp đôi lên đến 1,002,346 tỷ đồng. Đây
tín hiệu đáng báo động, BĐS một mặt hàng tính thanh khoản tương
đối thấp, nhất là trong giai đoạn sốt đất tại các khu vực trong giai đoạn 2020 –
2022, tuy nhiên đã chấm dứtđang gần như đóng băng ngay trong cuối giai
đoạn này, điều đó hình chung thể biến các khoản thu này thành khoản
khó đòi, gây áp lực tài chính cho doanh nghiệp.
Dấu hiệu trên được củng cố bằng việc hàng tồn kho tăng mạnh, giai
đoạn 2020 2021 HTK ghi nhận tăng ~ 395 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2021
2022 tăng đến 4,720,531 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần. Cho thấy việc thanh khoản
BĐS bị đứng là có lý do, với số lượng hàng tồn kho này, cộng thêm công cuộc
siết chặt tín dụng của ngân hàng, khi xem xét đến các khoản vay thì sẽ là một
bài toán khó đối với doanh nghiệp.
Sự tăng trưởng về tiền chỉ đạt ~ 1,5x tại giai đoạn 2020 2022, trong
khi các khoản đầu tài chính ngắn hạn bị cắt giảm đến 40%. Với các nguồn
tài chính này, không đủ để bảo đảm cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
- Tài sản dài hạn:
+ Sự tăng trưởng ấn tượng đến từ nhóm tài sản cố định, tăng gần gấp đôi
trong giai đoạn 2020 – 2022. Tuy nhiên xét về mặt tỷ trọng trong tổng tài sản
không nhiều, chỉ khoảng đâu đó chưa đến 1%, chủ yếu các BĐS về trụ sở,
dự án của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và hầu như cũng có sự thay
đổi không đáng kể về mặt tỷ trọng.
- Nợ phải trả:
+ Giai đoạn 2020 2021 ghi nhận giảm ~ 720 tỷ đồng, tỷ trọng thay đổi
-6%
+ Giai đoạn 2021 2022 ghi nhận tăng ~4,6 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng thay đổi
là khoảng 10%
=> Việc nợ phải trả tăng ~ 2 lần trong giai đoạn 2020 – 2022 cho thấy việc
doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro thanh toán cao. Trong khi đó, sự tăng
trưởng ở tiêu chí này đến chủ yếu từ:
+ Các khoản vay ngắn hạn (tăng trưởng ~2 lần), từ 786 tỷ năm 2020 lên 1,1
nghìn tỷ năm 2020.
+ Các khoản vay dài hạn (tăng trưởng ~ 6 lần), từ 1 nghìn tỷ năm 2020 lên
đến 5, 5 nghìn tỷ năm 2022.
+ Kéo theo đó sự tăng rất mạnh về các khoản chi phí cho khoản vay ngắn
hạn, vay dài hạn.
- Vốn chủ sở hữu:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 tăng trưởng 2 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng tăng 25,3%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 tăng trưởng 1,5 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng giảm 16,4%
=> Tăng trưởng VCSH nhìn tổng thể 2020 2022 đã tăng khoảng 30%,
nhưng xét theo giai đoạn thì lại giảm 33%. Mặt khác, khoản tăng này đến chủ
yếu từ khoản lợi nhuận chưa phân phối của năm trước đó, trong khi vốn góp
tăng rất khiêm tốn và các khoản khác tăng trưởng không mấy ấn tượng.
- Kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp đang đứng trước tình hình khó khăn về tài chính
+ Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đang ở mức báo động
+ Sự tăng trưởng quá lớn đến từ nhóm tài sản ngắn hạn, mà chủ yếu lại đến từ
hàng tồn kho cũng như các khoản thu tài chính. Đây một điềm báo đối với
một doanh nghiệp BĐS tính thanh khoản của loại hình này gần như đã bị
chặn đứng, từ sau giai đoạn ngân hàng siết chặt tín dụng cho vay đầu tư BĐS,
cũng như hàng loạt sai sót và vi phạm liên quan đến lĩnh vực này.
+ Năm 2022 được xem là năm khủng hoảng nặng nề nhất về mặt tài chính của
doanh nghiệp, các con số tăng trưởng đến mức gấp vài lần cho đến hàng chục
lần năm 2020, lại tập trung vào nhóm tiềm ẩn, trong khi tăng trưởng tiền
không đủ để bảo đảm tài chính cho các khoản này.
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm ~ 800 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi là -17,5%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 ~ 830 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi là -22,1%
=> Doanh thu giảm sút nghiêm trọng, giảm khoảng 30%. Đây điều dễ
hiểu khi công ty đang một lượng hàng tồn kho lớn đến như vậy, thêm các
khoản phải thu khổng lồ mà chưa biết đến khi nào mới có thể quyết toán.
- GVHB:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm ~ 400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ -16,7%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 giảm ~ 542 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ -27,2%
=> GVHB giảm ~ 39%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp thật sự không thể
bán được hàng, do đó các loại chi phí liên quan đều không phát sinh và được
cắt giảm. Đây thể chủ yếu các loại đất nền, đất dự án hoàn thiện nên ít
phát sinh chi phí.
+ Điều này cũng giải cho sự giảm về chi phí bán hàng, với mức giảm lên
đến ~60% trong giai đoạn 2020 – 2022.
- Với kết quả doanh thu GVHB như vậy, kéo theo biên lợi nhuận gộp
chắc chắn sẻ giảm, con số giảm ghi nhận là 33%.
- Doanh thu tài chính:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm 14,12 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi – 40,4%
+ Giai đoạn 2021 – 2022, giảm ~3,2 nghìn tỷ đổng, tỷ lệ thay đổi ~15,2%
=> Nguồn doanh thu này giảm ~ 2 lần trong giai đoạn 2020 2022, sự
giảm chủ yếu đến t giảm chi phí bán hàng (~1,5 lần), một phần đóng góp
đến từ sự giảm chi phí lãi vay (doanh nghiệp đã trả được một phần nợ).
- Lợi nhuận thuần:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm ~ 142 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi -9,5%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 giảm ~ 364 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi -26,8%
=> Điều đáng giá doanh nghiệp vẫn khoản lợi nhuận dương, nhưng
nó lại đến từ các khoản thu khác và lợi nhuận khác. Cụ thể:
+ Lợi nhuận khác ghi nhận mức tăng trưởng 10,7 lần giai đoạn 2020 – 2022
+ Thu nhập khác ghi nhận mức tăng trưởng 28 lần giai đoạn 2020 – 2022
Đây một tín hiệu thể được xem tốt đối với bức tranh tài chính
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài thì thể đánh giá doanh nghiệp
đang thật sự không hoạt động đúng mục đích kinh doanh của mình.
- Kết luận về tình hình doanh thu:
+ Doanh thu vẫn duy trì dương, đây là một điểm sáng
+ Tuy nhiên, mức tăng trưởng doanh thu đã giảm
+ Lợi nhuận cũng tương tự với doanh thu
+ Các khoản thu nhập khác, lợi nhuận khác tăng khủng khiếp
=> Kết quả hoạt động kinh doanh báo động rằng doanh nghiệp đang thật
sự khó khăn trong lĩnh vực của mình, đứng trước nguy cao mất khả năng
thanh toán các khoản vay đã được mô tả trong bảng cân đối kế toán.
BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
- Lưu chuyển tiền thuần:
+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giai đoạn 2020 2021 tăng ~81,6 nghìn
tỷ đồng. Trong khi đó, giai đoạn 2021 – 2022 giảm 129,4 nghìn tỷ đồng.
+ Khấu hao tài sản cố định tăng mạnh vào năm 2022, gấp ~ 25 lần cùng kỳ
2020, 2021.
+ Các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tăng bất thường, gấp ~5,5
lần trong giai đoạn 2020 – 2022.
+ Trong khi đó, lợi nhuận đầu tư cùng kỳ giảm ~ 2 lần
=> Lợi nhuận trước thuế giảm, trong khi các khoản khấu hao tài sản cố
định tăng rất mạnh càng củng cố cho việc quá nhiều hàng tồn kho, buộc
doanh nghiệp phải tăng mạnh các khoản dự phòng để mong muốn thu được
lợi nhuận từ các khoản đầu tư tài chính để có thể bù đắp được tổn thất.
- Lợi nhuận từ HĐKD trước VLĐ
+ Các khoản phải thu tăng ~ 10 lần giai đoạn 2020 – 2022
+ Tồn kho tăng ~ 5,5 lần giai đoạn 2020 – 2022
+ Các khoản phải trả tăng ~ 90% giai đoạn 2020 – 2022
+ Tiền lãi đã trả tăng ~ 6 lần giai đoạn 2020 – 2022
=> Năm 2021 năm tăng trưởng ấn tượng nhất về tổng lợi nhuận trước
VLĐ, trong khi đó năm 2022 đã phần bết bát hơn, sự tăng trưởng về các
khoản phải thu, tồn kho, phải trả, tiền lãi tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp
đang loay hoay để xử những khoản nợ, khoản vay của mình hiện tại
chẳng có đồng thu nhập nào đủ để bù đắp.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
+ Các khoản chi mua sắm TSCĐ giai đoạn 2020 2021 tăng 9,8 nghìn tỷ, tỷ
lệ thay đổi là 20.5%; giai đoạn 2021 – 2022 tăng 3,5 nghìn tỷ, tỷ lệ thay đổi
6,%.
+ Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ các TSDH khác biến mất trong năm
2022, trong khi đó tăng rất mạnh vào năm 2021 (~ 4,5 lần so với năm 2020).
+ Tiền thu hồi từ đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác biến mất trong 02 năm liền
là 2021 và 2022.
+ Tiền thu lãi từ cho vay, cổ tức, LN được chia giảm ~ 2 lần giai đoạn 2020 –
2022.
=> Việc cắt giảm hầu như toàn bộ hoạt động về đầu cho thấy hiệu quả
đầu đang thật sự không đạt được hiệu quả như doanh nghiệp mong muốn,
kéo theo các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này giảm sút đáng kể.
- Lưu chuyển tiền từ HĐTC:
+ Tiền vay ngân hàng, vay dài hạn ghi nhận tăng trưởng ~ 220% trong giai
đoạn 2020 – 2022.
+ Tiền trả gốc vay tăng ~ 30% cùng kỳ.
=> Kết quả này cho thấy, doanh nghiệp đang phụ thuộc khá nhiều vào các
khoản vay, trong khi đó các khoản vay hết ân hạn nợ gốc đã bước vào kỳ
thanh toán, do đó chiếm tỷ trọng khá lớn trong cấu lưu chuyển tiền từ
HĐTC, đặc biệt vào năm 2022.
- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tăng ~3 lần giai đoạn 2020-2022
- Lưu chuyển tiền tương đương tiền đầu kỳ - cuối kỳ năm 2020 ghi nhận
tăng 60%; Năm 2021 giảm 33%; Năm 2022 giảm ~108%.
=> Tình hình lưu chuyển tiền cho thấy, doanh nghiệp cần sử dụng tiền
nhiều hơn trong giai đoạn 2021-2022, đặc biệt là năm 2022 nhưng lại chủ yếu
nằm ở các khoán phải chi.
Kết luận về lưu chuyển tiền:
+ Các khoản phải chi, phải trả chiếm tỷ trọng lớn
+ Các khoản đầu tư giảm đáng kể và bị cắt giảm
+ Các khoản thu được giảm đáng kể
=> Kết quả sử dụng tiền đang nghiêng về hướng chi nhiều hơn thu, cho
thấy doanh nghiệp đang thật sự gặp khó khăn về việc quản dòng tiền, khả
năng mất khả năng thanh toán tăng cao, nếu tình hình hàng tồn kho kéo dài,
trong khi các khoản vay đến hạn đang đến gần kỳ thanh toán.
| 1/8

Preview text:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: Tài sản ngắn hạn:
- Luôn chiếm tỷ trọng lớn > 90%
+ Tỷ trọng này giảm không đáng kể trong giai đoạn 2020-2021 ( -0,11%)
+ Giai đoạn 2021 – 2022 tăng tỷ trọng đạt 1,82% =>
Việc nắm giữ tài sản ngắn hạn lớn sẽ cung cấp lợi thế về thanh khoản
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng lên này lại xuất phát chủ yếu từ sự
tăng về các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản hàng tồn kho lại là một dấu
hiệu đáng báo động. Cụ thể như sau:
Các khoản phải thu trong năm 2020 – 2021 tăng 583,209 tỷ đồng. Giai
đoạn 2021 – 2022 thì con số tăng đã gấp đôi lên đến 1,002,346 tỷ đồng. Đây
là tín hiệu đáng báo động, BĐS là một mặt hàng có tính thanh khoản tương
đối thấp, nhất là trong giai đoạn sốt đất tại các khu vực trong giai đoạn 2020 –
2022, tuy nhiên đã chấm dứt và đang gần như đóng băng ngay trong cuối giai
đoạn này, điều đó vô hình chung có thể biến các khoản thu này thành khoản
khó đòi, gây áp lực tài chính cho doanh nghiệp.
Dấu hiệu trên được củng cố bằng việc hàng tồn kho tăng mạnh, giai
đoạn 2020 – 2021 HTK ghi nhận tăng ~ 395 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2021 –
2022 tăng đến 4,720,531 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần. Cho thấy việc thanh khoản
BĐS bị đứng là có lý do, với số lượng hàng tồn kho này, cộng thêm công cuộc
siết chặt tín dụng của ngân hàng, khi xem xét đến các khoản vay thì sẽ là một
bài toán khó đối với doanh nghiệp.
Sự tăng trưởng về tiền chỉ đạt ~ 1,5x tại giai đoạn 2020 – 2022, trong
khi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bị cắt giảm đến 40%. Với các nguồn
tài chính này, không đủ để bảo đảm cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. - Tài sản dài hạn:
+ Sự tăng trưởng ấn tượng đến từ nhóm tài sản cố định, tăng gần gấp đôi
trong giai đoạn 2020 – 2022. Tuy nhiên xét về mặt tỷ trọng trong tổng tài sản
không nhiều, chỉ khoảng đâu đó chưa đến 1%, chủ yếu là các BĐS về trụ sở, dự án của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và hầu như cũng có sự thay
đổi không đáng kể về mặt tỷ trọng. - Nợ phải trả:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 ghi nhận giảm ~ 720 tỷ đồng, tỷ trọng thay đổi là -6%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 ghi nhận tăng ~4,6 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng thay đổi là khoảng 10% =>
Việc nợ phải trả tăng ~ 2 lần trong giai đoạn 2020 – 2022 cho thấy việc
doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro thanh toán cao. Trong khi đó, sự tăng
trưởng ở tiêu chí này đến chủ yếu từ:
+ Các khoản vay ngắn hạn (tăng trưởng ~2 lần), từ 786 tỷ năm 2020 lên 1,1 nghìn tỷ năm 2020.
+ Các khoản vay dài hạn (tăng trưởng ~ 6 lần), từ 1 nghìn tỷ năm 2020 lên
đến 5, 5 nghìn tỷ năm 2022.
+ Kéo theo đó là sự tăng rất mạnh về các khoản chi phí cho khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn. - Vốn chủ sở hữu:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 tăng trưởng 2 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng tăng 25,3%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 tăng trưởng 1,5 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng giảm 16,4% =>
Tăng trưởng VCSH nhìn tổng thể 2020 – 2022 đã tăng khoảng 30%,
nhưng xét theo giai đoạn thì lại giảm 33%. Mặt khác, khoản tăng này đến chủ
yếu từ khoản lợi nhuận chưa phân phối của năm trước đó, trong khi vốn góp
tăng rất khiêm tốn và các khoản khác tăng trưởng không mấy ấn tượng.
- Kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp đang đứng trước tình hình khó khăn về tài chính
+ Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đang ở mức báo động
+ Sự tăng trưởng quá lớn đến từ nhóm tài sản ngắn hạn, mà chủ yếu lại đến từ
hàng tồn kho cũng như các khoản thu tài chính. Đây là một điềm báo đối với
một doanh nghiệp BĐS vì tính thanh khoản của loại hình này gần như đã bị
chặn đứng, từ sau giai đoạn ngân hàng siết chặt tín dụng cho vay đầu tư BĐS,
cũng như hàng loạt sai sót và vi phạm liên quan đến lĩnh vực này.
+ Năm 2022 được xem là năm khủng hoảng nặng nề nhất về mặt tài chính của
doanh nghiệp, các con số tăng trưởng đến mức gấp vài lần cho đến hàng chục
lần năm 2020, lại tập trung vào nhóm tiềm ẩn, trong khi tăng trưởng tiền
không đủ để bảo đảm tài chính cho các khoản này.
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm ~ 800 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi là -17,5%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 ~ 830 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi là -22,1% =>
Doanh thu giảm sút nghiêm trọng, giảm khoảng 30%. Đây là điều dễ
hiểu khi công ty đang có một lượng hàng tồn kho lớn đến như vậy, thêm các
khoản phải thu khổng lồ mà chưa biết đến khi nào mới có thể quyết toán. - GVHB:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm ~ 400 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ -16,7%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 giảm ~ 542 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ -27,2% =>
GVHB giảm ~ 39%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp thật sự không thể
bán được hàng, do đó các loại chi phí liên quan đều không phát sinh và được
cắt giảm. Đây có thể chủ yếu là các loại đất nền, đất dự án hoàn thiện nên ít phát sinh chi phí.
+ Điều này cũng lý giải cho sự giảm về chi phí bán hàng, với mức giảm lên
đến ~60% trong giai đoạn 2020 – 2022.
- Với kết quả doanh thu và GVHB như vậy, kéo theo là biên lợi nhuận gộp
chắc chắn sẻ giảm, con số giảm ghi nhận là 33%. - Doanh thu tài chính:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm 14,12 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi – 40,4%
+ Giai đoạn 2021 – 2022, giảm ~3,2 nghìn tỷ đổng, tỷ lệ thay đổi ~15,2% =>
Nguồn doanh thu này giảm ~ 2 lần trong giai đoạn 2020 – 2022, sự
giảm chủ yếu đến từ giảm chi phí bán hàng (~1,5 lần), một phần đóng góp
đến từ sự giảm chi phí lãi vay (doanh nghiệp đã trả được một phần nợ). - Lợi nhuận thuần:
+ Giai đoạn 2020 – 2021 giảm ~ 142 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi -9,5%
+ Giai đoạn 2021 – 2022 giảm ~ 364 tỷ đồng, tỷ lệ thay đổi -26,8% =>
Điều đáng giá là doanh nghiệp vẫn có khoản lợi nhuận dương, nhưng
nó lại đến từ các khoản thu khác và lợi nhuận khác. Cụ thể:
+ Lợi nhuận khác ghi nhận mức tăng trưởng 10,7 lần giai đoạn 2020 – 2022
+ Thu nhập khác ghi nhận mức tăng trưởng 28 lần giai đoạn 2020 – 2022
Đây là một tín hiệu có thể được xem là tốt đối với bức tranh tài chính
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài thì có thể đánh giá doanh nghiệp
đang thật sự không hoạt động đúng mục đích kinh doanh của mình.
- Kết luận về tình hình doanh thu:
+ Doanh thu vẫn duy trì dương, đây là một điểm sáng
+ Tuy nhiên, mức tăng trưởng doanh thu đã giảm
+ Lợi nhuận cũng tương tự với doanh thu
+ Các khoản thu nhập khác, lợi nhuận khác tăng khủng khiếp =>
Kết quả hoạt động kinh doanh báo động rằng doanh nghiệp đang thật
sự khó khăn trong lĩnh vực của mình, đứng trước nguy cơ cao mất khả năng
thanh toán các khoản vay đã được mô tả trong bảng cân đối kế toán.
BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
- Lưu chuyển tiền thuần:
+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giai đoạn 2020 – 2021 tăng ~81,6 nghìn
tỷ đồng. Trong khi đó, giai đoạn 2021 – 2022 giảm 129,4 nghìn tỷ đồng.
+ Khấu hao tài sản cố định tăng mạnh vào năm 2022, gấp ~ 25 lần cùng kỳ 2020, 2021.
+ Các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tăng bất thường, gấp ~5,5
lần trong giai đoạn 2020 – 2022.
+ Trong khi đó, lợi nhuận đầu tư cùng kỳ giảm ~ 2 lần =>
Lợi nhuận trước thuế giảm, trong khi các khoản khấu hao tài sản cố
định tăng rất mạnh càng củng cố cho việc có quá nhiều hàng tồn kho, buộc
doanh nghiệp phải tăng mạnh các khoản dự phòng để mong muốn thu được
lợi nhuận từ các khoản đầu tư tài chính để có thể bù đắp được tổn thất.
- Lợi nhuận từ HĐKD trước VLĐ
+ Các khoản phải thu tăng ~ 10 lần giai đoạn 2020 – 2022
+ Tồn kho tăng ~ 5,5 lần giai đoạn 2020 – 2022
+ Các khoản phải trả tăng ~ 90% giai đoạn 2020 – 2022
+ Tiền lãi đã trả tăng ~ 6 lần giai đoạn 2020 – 2022 =>
Năm 2021 là năm tăng trưởng ấn tượng nhất về tổng lợi nhuận trước
VLĐ, trong khi đó năm 2022 đã có phần bết bát hơn, sự tăng trưởng về các
khoản phải thu, tồn kho, phải trả, tiền lãi tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp
đang loay hoay để xử lý những khoản nợ, khoản vay của mình mà hiện tại
chẳng có đồng thu nhập nào đủ để bù đắp.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
+ Các khoản chi mua sắm TSCĐ giai đoạn 2020 – 2021 tăng 9,8 nghìn tỷ, tỷ
lệ thay đổi là 20.5%; giai đoạn 2021 – 2022 tăng 3,5 nghìn tỷ, tỷ lệ thay đổi là 6,%.
+ Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác biến mất trong năm
2022, trong khi đó tăng rất mạnh vào năm 2021 (~ 4,5 lần so với năm 2020).
+ Tiền thu hồi từ đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác biến mất trong 02 năm liền là 2021 và 2022.
+ Tiền thu lãi từ cho vay, cổ tức, LN được chia giảm ~ 2 lần giai đoạn 2020 – 2022. =>
Việc cắt giảm hầu như toàn bộ hoạt động về đầu tư cho thấy hiệu quả
đầu tư đang thật sự không đạt được hiệu quả như doanh nghiệp mong muốn,
kéo theo các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này giảm sút đáng kể.
- Lưu chuyển tiền từ HĐTC:
+ Tiền vay ngân hàng, vay dài hạn ghi nhận tăng trưởng ~ 220% trong giai đoạn 2020 – 2022.
+ Tiền trả gốc vay tăng ~ 30% cùng kỳ. =>
Kết quả này cho thấy, doanh nghiệp đang phụ thuộc khá nhiều vào các
khoản vay, trong khi đó các khoản vay hết ân hạn nợ gốc đã bước vào kỳ
thanh toán, do đó nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu lưu chuyển tiền từ
HĐTC, đặc biệt vào năm 2022.
- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tăng ~3 lần giai đoạn 2020-2022
- Lưu chuyển tiền và tương đương tiền đầu kỳ - cuối kỳ năm 2020 ghi nhận
tăng 60%; Năm 2021 giảm 33%; Năm 2022 giảm ~108%. =>
Tình hình lưu chuyển tiền cho thấy, doanh nghiệp cần sử dụng tiền
nhiều hơn trong giai đoạn 2021-2022, đặc biệt là năm 2022 nhưng lại chủ yếu
nằm ở các khoán phải chi.
Kết luận về lưu chuyển tiền:
+ Các khoản phải chi, phải trả chiếm tỷ trọng lớn
+ Các khoản đầu tư giảm đáng kể và bị cắt giảm
+ Các khoản thu được giảm đáng kể =>
Kết quả sử dụng tiền đang nghiêng về hướng chi nhiều hơn thu, cho
thấy doanh nghiệp đang thật sự gặp khó khăn về việc quản lý dòng tiền, khả
năng mất khả năng thanh toán tăng cao, nếu tình hình hàng tồn kho kéo dài,
trong khi các khoản vay đến hạn đang đến gần kỳ thanh toán.