-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích bệnh viện Bạch Mai - môn Quản lý học | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
ĐỐI TƯỢNG: BỆNH VIỆN BẠCH MAI
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỔ CHỨC A. MÔ HÌNH PEST 1. Giới thiệu sơ lược
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh
hiệu "Bệnh viện hạng đặc biệt". Hiện tại, tất cả trưởng khoa, giám đốc các
trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ
0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là
85%). Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc
với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y
tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện
sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc,
thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi
sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.
- Sơ lược về lịch sử hình thành Bệnh viện Bạch Mai:
Năm 1911: Bệnh viện Bạch Mai được thành lập, ban đầu là Nhà thương
Cống Vọng nhỏ bé chuyên để thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm
Năm 1935: Bệnh viện mang tên René Robin được xây dựng quy mô hơn,
là cơ sở thực hành chính của trường Đại học Y khoa Đông Dương.
Năm 1945: Bệnh viện được mang tên Bệnh viện Bạch Mai.
Giai đoạn 1945 - 1954: thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bệnh viện là
pháo đài của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô, hoạt
động chuyên môn diễn ra tronq điều kiện khó khăn về mọi mặt.
Giai đoạn 1954 - 1964: cải tạo cơ sở vật chất sau chiến tranh tàn phá, tăng
số lượng cán bộ và mở rộng quy mô hoạt động chuyên môn. Bệnh viện vinh
dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm hai lần: 12/1954 và 3/1960.
Giai đoạn 1965 - 1975: thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ
Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng
và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lân đến
thăm và động viên CBCC Bệnh viện. Năm 1972, bốn lần máy bay B52 Mỹ
ném bom hủy diệt Bệnh viện, 28 cán bộ y tế của Bệnh viện đã anh dũng hy
sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân.
Từ 1975 đến nay: đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai bước vào kỷ
nguyên mới, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế.
Năm 2006: được Bộ y tế công nhận là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh
hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.
Năm 2011: kỷ niệm 100 năm thành lập đón nhận Huân chương Độc lập
hạng nhất lần thứ 2; Quy mô 1400 giường bệnh với: 02 Viện, 07 Trung tâm,
22 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, 10 Phòng/Ban chức năng,
Trường Trung học Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Mục tiêu:
xây dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành Trung tâm Y học hàng đầu của Việt
Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
Năm 2016: Trên chặng đường hội nhập và phát triển, Bệnh viện kỷ niệm
105 năm thành lập và đón nhân Huân chương Độc lập hạng 3 lần thứ 2; Quy
mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12
Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, Trường
Cao đẳng Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Khánh thành Trung
Tâm Hội nghị Quốc tế Bạch Mai có 01 Hội trường 700 chỗ với nhiều trang
thiết bị hiện đại và hệ thống hội trường mini đồng bộ; Khánh thành tòa nhà
Trung tâm Tim mạch trẻ em và Trung tâm Ung bướu quy mô 800 giường;
Khởi công Trung tâm Khám bệnh tại khu Trạm lao cũ và Bệnh viện Bạch
Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) cùng nhiều công trình khác.
- Chức năng, nhiệm vụ chính:
Là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bệnh viện Bạch Mai có chức
năng kéo dài thời gian quan hệ tham mưu, giúp Giám đốc bệnh viện xây
dựng chiến lược tổng thể, điều phối, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung
mọi hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ viên
chức, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo chuyên
môn, kỹ thuật cho tuyến dưới, cử cán bộ đi luân phiên; thông tin - truyền
thông - giáo dục sức khoẻ (IEC), thư viện của bệnh viện và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân
phiên cán bộ và IEC, thư viện của bệnh viện.
Là đầu mối trao đổi, hợp tác, tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến đào tạo Đau ,
Đầu chỉ đạo tuyến và thông tin - truyền thông - giáo dục
sức khoẻ, thư viện với các đơn vị trong và ngoài Bệnh viện Bạch Mai.
Phạm vi được phân công chỉ đạo tuyến hiện nay: Các Bệnh viện
tỉnh/thành phía Bắc bao gồm cả 3 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). - Sứ mệnh:
Cung cấp các chương trình và dịch vụ đào tạo, chỉ đạo tuyến chất lượng cao và đa dạng
Tạo một môi trường học và thực hành hiệu quả, sáng tạo
Đào tạo nhân lực có khả năng làm việc trách nhiệm cao và phối hợp tốt
Đáp ứng theo đúng nhu cầu của xã hội về nhân lực y tế.
- Tầm nhìn : trở thành Trung tâm hàng đầu về Đào tạo thực hành Y học và Chỉ đạo tuyến. - Mục tiêu:
Xây dựng và phát triển mô hình đào tạo nhân lực y tế hệ thực hành chất
lượng cao Ù tai mang y hiệu BV Bạch Mai, đặc biệt là đào tạo liên tục, đào
tạo sau đại học hệ chính quy thực hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực y tế
với chất lượng và trình độ cao phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Hoàn thiện mô hình chỉ đạo tuyến, chia sẻ, chuyển giao những thành tựu
y học tiên tiến đến các bệnh viện khác thuộc hệ thống chỉ đạo tuyến nhằm
tăng cường chất lượng hoạt động chuyên môn và quản lý tại các bệnh viện,
rút ngắn khoảng cách chất lượng khám chữa bệnh giữa trung ương với địa phương.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khoẻ thông qua phát triển các
hoạt động thông tin - truyền thông - giáo dục sức khoẻ.
Phát triển công tác đối ngoại, thực hiện liên kết hợp tác đào tạo, nghiên
cứu Bàn hòa phát với các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín, các cơ
sở y tế trong nước và trên thế giới. 2. Phân tích môi trường 2.1 Môi trường vĩ mô
2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật
Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa độc ,
đảng. Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với
Đảng Cộng sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân
lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện khác. Với nền chính trị ổn
định, nước ta ngày càng quan tâm đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và
đặc biệt là lĩnh vực y tế.
Rất nhiều bệnh viện công đang phải chịu áp lực lớn từ tình trạng quá tải
trong khi nhiều bệnh viện tư với số vốn đầu tư lớn vẫn thiếu vắng người đến
khám chữa bệnh. Vấn đề trên đang được khắc phục thông qua chính sách
điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, tiến tới
xóa bỏ bao cấp về giá tại các bệnh viện công sẽ tạo ra sự công bằng hơn
giữa bệnh viện công và bệnh viện tư, cụ thể:
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ qui định đến năm 2016, giá
dịch vụ tính đủ chi phí trực tiếp, tiền lương; đến năm 2018 tính đủ chi phí
trực tiếp tiền lương và chi phí quản lí; đến 2020 tính đủ các yếu tố trên bao gồm khấu hao.
- Nghị định số 38/2019/NĐ-CP điều chỉnh lương cơ sở, do đó giá dịch vụ
được điều chỉnh theo hướng tăng lên.
Bên cạnh đó, nghị quyết 93/NQ-CP: chủ trương xã hội hóa kết hợp công
– tư trong phát triển dịch vụ y tế. Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh công
được phép liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư để xây dựng, thành lập
mới cơ sở khám chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
2.1.2. Môi trường kinh tế
Mức thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng đều kể từ khi Việt Nam
bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình (thấp) năm 2010, tính
đến 2017, GDP/người của Việt Nam đạt 2385 USD/người.
Theo tính toán của World Bank, chi tiêu dành cho sức khỏe của người
Việt tăng 26,78%, từ 112 USD (2013) lên 142 USD (2017).
CHI TIÊU CHO SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM (% GDP) 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
2.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có tỉ lệ cao người tiêu
dùng chi tiêu cho các gói sức khỏe. Mối lo ngại về sức khỏe của người Việt
giữ mức cao nhất trên toàn cầu với 45% người khảo sát lựa chọn – tỉ lệ kỉ
lục trong lịch sử 10 năm khảo sát vào quí III/2019. Đến hết năm 2019 có
85,945 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ trên 89% dân số; ước
tính đến tháng 6/2020 có 85,428 triệu người tham gia BHYT, tăng 828.000
người so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 517.000 người so với thời điểm hết
năm 2019, đạt tỉ lệ bao phủ gần 89% dân số. Với kết quả này, Bộ Y tế nhận
định, mục tiêu đến hết năm 2020 có trên 90,7% dân số tham gia BHYT là có
khả năng thực hiện được và phấn đấu đến năm 2025 có trên 95% dân số
tham gia BHYT theo mục tiêu của Nghị quyết 20-NQ/TW đã đề ra.
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với
tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 10% khoảng gần 8,8 triệu người.
Dân số Việt Nam đang có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, đến năm 2019
theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cả nước có khoảng 11,41 triệu người
cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số. Trong đó có trên 1,9 triệu người từ 80
tuổi trở lên (chiếm khoảng 17% tổng số người cao tuổi). Theo kết quả Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở (TĐTDS) năm 2019, tuổi thọ trung bình của người
Việt Nam là 73,6 tuổi (trong đó, nam giới là 71 tuổi, nữ giới là 76,3 tuổi),
tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng và được dự báo năm 2030 sẽ
là 78 tuổi. (trong khi, tuổi thọ của thế giới là 69 tuổi thì ở Việt Nam năm
2015 đã là 73,2 tuổi). Dự báo số người cao tuổi Việt Nam ngày càng tăng
nhanh, đến năm 2035 đạt 19% dân số, khoảng 20 triệu người cao tuổi, như
vậy, đến năm 2035 thì cứ 5,2 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Do đó,
nhu cầu chăm sóc y tế của người cao tuổi ngày càng cao. Kết quả khảo sát
mức sống dân cư năm 2016 cho thấy, trong một năm có tới 64% người cao
tuổi ở nước ta đi khám chữa bệnh. Con số này cao hơn so với nhóm trẻ em
từ 0-4 tuổi (61,7%) và cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác. Mặt khác,
mức chi tiêu y tế bình quân một người có khám chữa bệnh trong 12 tháng ở
nhóm người cao tuổi cao hơn so với các nhóm tuổi còn lại. Người cao tuổi
chi tiêu cho y tế bình quân một năm là 3.377.700 đồng, cao hơn khoảng 1,4
lần so với nhóm 25-39 tuổi và cao gấp 4.3 lần so với nhóm trẻ em. Số lượng
những bệnh nhân của nhóm này ngày càng tăng, trở thành một thách thức
không nhỏ đối với người cao tuổi và là sức ép với ngành y tế.
Tốc độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng dân số cao. Sức khỏe của cư
dân nghèo bị ảnh hưởng trước tiên. Môi trường ô nhiễm, cuộc sống người
dân quẩn quanh với những khó khăn (không được nhập hộ khẩu, đi học xa,
đồng hồ điện nước không được gắn...). Nhưng bên cạnh đó, trình độ dân trí
của người dân cũng được nâng cao và có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức
khỏe của bản thân bằng việc đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
Tâm lí “mất bò mới lo làm chuồng”, một số người không có suy nghĩ
“phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để bệnh trở nặng mới đi khám bệnh. Hoặc tìm
đến những thầy lang tự phong với mong muốn được chữa khỏi bệnh nan y.
Đến khi bệnh trở nặng mới tìm đến bệnh viện để chữa trị.
2.1.4. Môi trường tự nhiên – công nghệ - Tự nhiên:
Ô nhiễm môi trường: theo số liệu mới nhất, chỉ số bền vững môi trường,
chất lượng không khí, chất lượng nước của Việt Nam xếp hạng lần lượt 141,
145, 74 trên toàn thế giới – những con số rất đáng báo động.
Sự tập trung công nghiệp và đô thị hóa cao độ này đã có tác động lớn đối
với môi trường. Các chất khí thải, nước, rắn, chất độc hại cho môi trường
không phải là cục bộ nữa mà là có quy mô rộng lớn. Các dòng xả nước thải
gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Các loại
bụi bẩn hóa chất, silic, vụn thép, muội bám trên lá cây, phủ trên mặt đất, đi
theo đường hô hấp vào phổi người, gây hại cho sức khỏe con người.
Nạn phá rừng và mất đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khí hậu và môi
trường. Đường bê tông xi măng, các tòa nhà và đường băng thay đổi các
suất phản chiếu của các đô thị, là giảm dòng chảy tự do của không khí.
Hầu hết người nghèo nông thôn sẽ sống trong các khu ổ chuột hoặc khu
định cư phân tán. Sự phát triển của mật độ dân số dẫn đến điều kiện vệ sinh
kém và mất điều kiện vệ sinh. Dân số lớn cũng dẫn đến tiêu thụ thực phẩm,
nước và năng lượng nhiều hơn, đặt căng thẳng lớn về môi trường.
Sản xuất công nghiệp ngày càng mạnh thì môi trường càng bị ô nhiễm. Ô
nhiễm này bao gồm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường
không khí. Dẫu cho kỹ thuật phát triển cao thì ô nhiễm vẫn không theo đó
mà giảm, đôi lúc còn ngược lại.
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường là sự tăng
trưởng các thành phố lớn, nhất là khi các thành phố này nằm gần bờ biển và
các dòng sông. Việc này có thể hủy diệt sinh thái ven biển, ven sông và các
vùng đất ngập nước. Chu trình nước tự nhiên bị hạn chế nhiều ở quá trình
thấm, dòng chảy tự nhiên và tăng cường quá trình bốc hơi. Hệ thống nước
sông rạch được thay bằng cống rãnh hoặc kênh đào, hệ thống nước ngầm
cũng bị khai thác tối đa và có thể có nhiều nơi bị ô nhiễm hoặc sụt lún.
Ô nhiễm môi trường không khí còn được biểu hiện bằng các ổ dịch bệnh
và mức độ lan truyền dịch nhanh chóng bởi mật độ dân cư quá lớn cùng với
lối sống thiếu vệ sinh môi trường.
Ô nhiễm thực phẩm: Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam, tình
hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn
ra khá nghiêm trọng. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 170 vụ với hơn
5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn
2011- 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người
mắc bệnh khiến 123 người chết. Bệnh ung thư mỗi năm khiến 70.000 người
chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới. Trong đó, có một phần nguyên nhân
từ sử dụng thực phẩm không an toàn.
Theo điều tra của Hiệp hội Ung thư thế giới, có 35% ca mắc bệnh ung thư
có nguồn gốc từ thực phẩm không an toàn và có thể phòng được.
Cùng với đó, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ
biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế
nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò
chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. - Công nghệ:
Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn
đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể
thấy rằng, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ “bà đỡ” cho
quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan
quản lý mà còn “đỡ đầu” cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ
thuật cao trong công tác khám chữa bệnh như chụp cắt lớp, mổ nội soi… rồi
trong công tác giảng dạy, đào tạo, giám sát dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc…
Hơn một năm trước, Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh viện Bạch
Mai, một trong những đơn vị tiên phong của bệnh viện đã áp dụng thử
nghiệm đưa thẻ khám chữa bệnh điện tử nhỏ gọn như thẻ ATM với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân.
Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ khám chữa bệnh điện tử mua thẻ tại Khoa
khám chữa bệnh theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu
để có thể truy cập trang web của bệnh viện Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ
nơi đâu miễn là có đường truyền Internet. Mỗi lần đi khám chữa bệnh, bệnh
nhân không phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm
các thủ tục, xét nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể xác
định tương đối chính xác phác đồ điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền
sử bệnh, triệu chứng, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ
định cũng như tất cả thông tin liên quan qua các lần khám chữa bệnh, điều
trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện. Không những thế,
người bệnh qua quá trình KCB còn có thể liên hệ trực tiếp, gửi e-mail cho
các bác sỹ điều trị; vào hệ thống đọc các thông tin liên quan đến bệnh lý, tự
so sánh đánh giá, tự xác định kết quả KCB với các mức chi phí quy định.
Việc này vừa không chỉ tạo ra vô vàn thuận lợi cho người bệnh mà còn góp
phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đẩy nhanh việc giải quyết thủ
tục hành chính cho bệnh nhân của Khoa.
Trang thiết bị y tế ngày càng tân tiến, hiện đại giúp: đưa ra những kết
quả xét nghiệm chính xác hơn; đơn giản hóa, giảm rui ro các ca phẫu thuật;
tiết kiệm thời gian và chi phí (trong dài hạn). Mặc dù việc cải tiến và nâng
cấp trang thiết bị y tế là điều tất yếu cần thực hiện, nhưng do chi phí đầu tư
và chuyển đổi là tương đối lớn, nên các bệnh viện cần phải cân nhắc kĩ
lưỡng thời điểm thích hợp; đặc biệt là phải đảm bảo được tính đồng bộ giữa
năng lực cua y bác sĩ và máy móc.
Áp dụng công nghệ quản lí dữ liệu: vẫn còn là một điểm yếu của ngành y
tế Việt Nam, do đó khó quản lí các thông tin như bác sĩ, thuốc men,… 2.2. Môi trường ngành
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại - Bệnh viện công: + Bệnh viện Hữu Nghị
Tất cả các khoa phòng đều có trang thiết bị chuyên môn hiện đại, nhằm
đáp ứng những yêu cầu một cách chuẩn xác nhất cho người bệnh. Khoa
Chẩn đoán hình ảnh được trang bị hiện đại, đồng bộ với máy chụp CT soắn
ốc đa dãy đầu dò; máy chụp CT 64 lớp cắt; máy chụp Cộng hưởng từ 1.5 Tesla.
Khối xét nghiệm được trang bị hệ thống máy xét nghiệm tế bào máu tự
động; Khu phòng mổ nâng cấp khang trang với những trang thiết bị gây mê
tiên tiến; hệ thống tim phổi; hệ thống mổ nội soi ổ bụng; máy Phaco...
Khoa hồi sức tích cực và chống độc có các phương tiện hồi sức cấp cứu
hiện đại; Khoa Tiêu hóa được trang bị hệ thống máy nội soi dạ dày-đại
tràng, đốt u gan bằng sóng cao tần...
Đội ngũ Y bác sĩ luôn tận tâm, có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống
trang thiết bị hiện đại nên Bệnh viện Hữu Nghị đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó, phức tạp.
+ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
Bệnh viện được trang bị, sử dụng các hệ thống thiết bị y tế hiện đại để
phục vụ khám chữa bệnh như: máy chụp cộng hưởng từ 1,5T; máy chụp cắt
lớp vi tính 128 lát cắt; máy chụp mạch số hóa; nội soi khám tiêu hóa độ
phân giải cao; máy chụp x-quang vú kỹ thuật số, máy x-quang số hóa và
hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất như Cobas 8000 hãng
Roche, Advia 1800, 2400, Centau XP, XPT...
Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cung cấp 3 gói khám sức khỏe
định kỳ tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu được thiết lập trên một quy trình
khoa học với đầy đủ danh mục khám từ khám lâm sàng tổng quát, xét
nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng đáp ứng nhu
cầu của hầu hết mọi người.
Sau quá trình khám bệnh tổng quát, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả bệnh án của
khách hàng; đồng thời tư vấn phác đồ điều trị, chế độ sinh hoạt có lợi cho
sức khỏe và phòng tránh các loại bệnh.
Hiện nay, Bệnh viện đang không ngừng cải tiến quy trình, ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác khám bệnh, kê đơ thuốc, chỉ định xét nghiệm
lưu trữ bệnh án, viện phí… giúp người bệnh được khám nhanh, giảm thiểu thời gian chờ đợi. - Bệnh viện tư:
+ Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Vinmec là hệ thống y tế đi đầu tại Việt Nam trong việc sở hữu một hệ
thống cơ sở vật chất vượt trội, ưu việt, cập nhật công nghệ tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới. Toàn bộ các trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ
các hãng thiết bị y tế uy tín hàng đầu thé giới như Beckman Coulter Steris,
G.E(Mỹ), Siemens Heathcare, Drager (Đức), Olympus (Nhật Bản),
Swisslog (Thụy Sĩ)... đảm bảo các tiêu chị hiệu quả , an toàn, tiêt kiệm thời
gian và thân thiện với môi trường.
Tại Vinmec quy tụ đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, chuyên gia,...
có trình độ chuyên môn sâu và dày dạn kinh nghiệm, có y đức, nhiệt tình
với bệnh nhân và đam mê với nghề. Các y, bác sĩ cua bện viện Vimec đạt
trình độ trên đại học chiếm khoảng 90%, đạt trình độ giáo sư và phó giáo sư
chiếm khoảng 20%, tiến sĩ y dược chiếm 30%, thạc sỹ chiếm 40%..., còn lại
đều là các Bác sỹ chuyên khoa tốt nghiệp loại giỏi đến từ các trường đại học
nổi tiếng về y dược trên khắp cả nước như Đại Học Y Hà Nội, Đại Học
Dược Hà Nội, Đại Học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh... Mặt khác, với
tiềm lực tài chính tốt, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc chuyên nghiệp,
chắc chắn sẽ thu hút được nhiều đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn
cao từ khắp cả nước. Sắp tới, năm 2017, Bệnh Viện Vinmec sẽ thành lập Đại
Học Y Vinmec cung cấp nguồn nhân lực, đội ngũ y bác sĩ trình độ cao,
chuyên nghiệp cho bệnh viện. Tuy nhiên, Bệnh viện vẫn có một số vấn đề
trong việc tìm kiếm những y bác sĩ có trình độ quốc tế tham gia vào đội ngũ
cán bộ cua bệnh viên nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bênh cho bệnh nhân. + Bệnh viện Việt Pháp
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội vốn được chuyển nhượng từ bệnh viện quốc
tế Hà Nội cho một công ty Pháp năm 2000. Đây là mô hình bệnh viện tư
nhân theo tiêu chuẩn quốc tế, bệnh viện được tổ chức dựa trên đội ngũ y bác sĩ Việt nam và Pháp.
Vì chất lượng chăm sóc y tế không thể tách rời với các dịch vụ ngoài y tế
nên bệnh viện đã chọn phương châm kết hợp công nghệ và chuyên môn chất
lượng cao với chất lượng dịch vụ khách hàng. Trong quá trình hình thành và
phát triển, bệnh viện Việt Pháp đã trải qua nhiều giai đoạn và đạt được nhiều
thành tích đáng nể để khẳng vị thế của mình như ngày hôm nay.
Bằng những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao cơ sở vật chất, trang
thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ có chuyên môn cao, bệnh viện Việt Pháp
đã khẳng định được mình là một trong những bệnh viện chất lượng nhất Việt Nam hiện nay. 2.2.2. Các nhà cung cấp
Các trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ các hãng thiết bị y tế uy tín như
Medtronic (Covidien, Mỹ), Canyon (Trung Quốc), STARmed (Hàn Quốc)
Thuốc: nguồn cung cấp dồi dào, ổn định từ các doanh nghiệp dược phẩm
lớn, uy tín như: DHG PHARMA, TRAPHACO,… 2.2.3 Khách hàng
Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện công tuyến trung ương, thường
xuyên gặp tình trạng quá tải.
Các chính sách trợ giá không hiệu quả. Nghĩa là trợ giá cho cả người có
khả năng chi trả và không có khả năng chi trả. BHYT chỉ đảm đương vai trò
san sẻ chi phí giữa người ít bệnh cho người bệnh nhiều. Nếu chỉ dựa vào
BHYT, không thể giải quyết nổi bài toán tái phân phối phúc lợi trong xã hội.
Và hậu quả là người nghèo bị bỏ rơi, gây ra rất nhiều ác cảm, thậm chí căm
ghét của người dân lên ngành y. Tạo nên định kiến tiêu cực, suy giảm lòng
tin, và từ đó tạo nên hàng loạt những hệ lụy khác.
Ngành y buộc phải duy trì chính sách giá thấp, dẫn đến ép ngược lại chi
phí vận hành của bệnh viện, làm cho cơ sở vật chất không cải thiện được,
gây ảnh hưởng đến danh tiếng và càng làm mất lòng tin của người bệnh. 3. Môi trường nội bộ 3.1. Nhân lực
Hơn 2000 cán bộ, viên chức: 30 giáo sư, 365 tiến sĩ, bác sĩ CKII, thạc sĩ,
bác sĩ CKI, kĩ thuật viên (KTV), điều dưỡng Cao đẳng và Đại học, 815 điều
dưỡng, KTV Trung cấp,… Gần 2000 cán bộ là giảng viên Đại học Y Hà Nội
tham gia giảng dạy đồng thời làm quản lí chuyên môn tại các đơn vị của bệnh viện. 3.2. Tài chính
Kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Chính phủ ra nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 về thí điểm tự chủ
4 bệnh viện, trong đó có bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện thực hiện cơ chế tự
chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, phân phối kết quả tài chính
trong năm đảm bảo công khai, minh bạch, tăng tỉ lệ trích Quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp và Quỹ hỗ trợ người bệnh.
Bệnh viện được nhà nước tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành các dự án đầu
tư công thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
3.3. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu
- Xây dựng, kiện toàn mô hình Phòng Chỉ đạo tuyến và Trung tâm Đào
tạo - Chỉ đạo tuyến tại các bệnh viện, đã và đang chuyển giao tới các bệnh
viện trung ương, tỉnh thành.
- Tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ và mạng lưới viên về quản
lý đào tạo - chỉ đạo tuyến, kỹ năng giảng dạy tích cực, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo - chỉ đạo
tuyến theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008: Ngày 03/08/2010, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng đã cấp Giấy chứng nhận về Hệ thống quản lý
chất lượng TCVN ISO 9001:2008 cho lĩnh vực Đào tạo y học và Chỉ đạo
tuyến của bệnh viện Bạch Mai.
- Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và Áp dụng hiệu quả 5S.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống mạng LAN, phần mềm và đưa vào áp
dụng quản lý hoạt động hành chính, cơ sở dữ liệu về đào tạo - chỉ đạo tuyến,
thư viện, truyền thông, các hoạt động khác.
- Thành lập Hội đồng Giáo dục và Đào tạo và triển khai các hoạt động cụ thể
- Phát triển các loại hình đào tạo mới như đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo
từ xa, đào tạo tiền lâm sàng, đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành.
- Kiện toàn công tác chỉ đạo tuyến, 1816 và truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Xây dựng và phát triển WEBSITE.
- Bổ sung các mô hình đào tạo tiền lâm sàng, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đào tạo.
- Sửa chữa, nâng cấp các giảng đường, phòng học.
3.4. Các hoạt động khác
- Xây dựng một số bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai: được sự
chỉ đạo của Giám đốc Bệnh viện, trong năm 2008 TDC đã tiến hành đánh
giá thực trạng các bệnh viện đa khoa tỉnh thành phía Bắc và xây dựng Đề án
bệnh viện vệ tinh. Ngày 30/7/2009 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định
số 2741/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Xây dựng một số bệnh viện vệ tinh của
Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2009 - 2013”. Đề án được triển khai tại Bệnh
viện Bạch Mai và 8 bệnh viện đa khoa tỉnh là Hà Đông, Bắc Ninh, Hưng
Yên, Nam Định, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An. Người dân sẽ
được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao từ các bệnh viện vệ tinh và các
cơ sở y tế thuộc địa bàn chỉ đạo tuyến của bệnh viện. Từ đó, giúp làm giảm
chi phí cho người bệnh và xã hội do người bệnh được tiếp cận các dịch vụ y
tế chất lượng tốt ngay tại địa phương. Chất lượng khám chữa bệnh tại các
bệnh viện vệ tinh và tình trạng quá tải đã từng bước được cải thiện thông
qua hàng loạt các hoạt động hỗ trợ từ Đề án, hiệu quả và sức lan tỏa của Đề
án được các tỉnh và Bộ Y tế đánh giá cao, đã và đang được nhân rộng trong cả nước.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động thông tin - truyền thông - giáo dục
sức khoẻ, đặc biệt truyền thông dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Bệnh viện
Bạch Mai và xây dựng và áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu của Bệnh viện Bạch Mai.
- Từ năm 2009, TDC đã triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đây là một giải pháp chiến lược,
bền vững trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và chỉ đạo tuyến
của Bệnh viện Bạch Mai.
- Triển khai hiệu quả các chương trình Mục tiêu Quốc gia như Phòng
chống bệnh Tăng huyết áp; Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính;
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Phòng chống HIV/AIDS,…
- Tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo, sinh hoạt khoa học về chuyên môn và
quản lý với hàng chục nghìn người tham dự từ các cơ sở y tế trong cả nước
và triển khai 40 đề tài nghiên cứu khoa học lồng ghép với chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh.
- Triển khai hiệu quả các dự án hợp tác về đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo
tuyến với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế như JICA, JBIC, IMCJ,
WHO, Cộng đồng Châu Âu, Word Bank, ADB, Courterpard,…
+ Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía Bắc (NUP)
+ Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung bộ
+ Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
+ Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long
+ Dự án nâng cấp BV huyện và BVĐK khu vực liên huyện
+ Dự án Phát triển nhân lực phục vụ khám chữa bệnh do JICA tài trợ giai đoạn 2010 - 2015
+ Dự án Dự án Tăng cường năng lực Bệnh viện Bạch Mai do JICA
tài trợ giai đoạn 2000 - 2005
+ Dự án Tăng cường năng lực đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai cho
các bệnh viện tỉnh thành phía Bắc do JICA tài trợ giai đoạn 2006 -2009
+ Dự án phát triển các bệnh viện tỉnh/ vùng do JBIC tài trợ B. MÔ HÌNH SWOT 1. Điểm mạnh (Strengths)
- Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối, lớn nhất cả nước, mỗi ngày tiếp nhận
khoảng 100 bệnh nhân nặng, rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên, cần được
cứu chữa nếu không nguy cơ tử vong rất lớn
- Được hỗ trợ về nhân lực với nhiều giáo sư, bác sĩ đầu ngành
- Cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại
- Công tác khám chữa bệnh thông thường tốt
- Công tác nghiên cứu khoa học tốt 2. Điểm yếu (Weaknesses)
- Phối hợp giữa các khoa phòng chưa tốt
- Nhiều cán bộ quản lí còn thiếu kinh nghiệm quản lí bệnh viện
- Hệ thống thông tin, quảng bá kém
- Các mức thưởng phạt chưa hữu hiệu 3. Cơ hội (Opportunities)
- Đảng Nhà nước quan tâm đến y tế - Y học phát triển
- Máy móc trang thiết bị ngày càng hiện đại
- Thu nhập người dân ngày càng tăng, dân trí nâng cao
- Cơ sở y tế công lập được tin tưởng
- Có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 4. Thách thức (Threats) - Cạnh tranh y tế
- Giá cả thị trường tăng
- Ngân sách y tế không phù hợp
- Phân tuyến y tế chưa phù hợp
- Nhu cầu y tế của người dân tăng cao
- Chính sách thanh toán bảo hiểm y tế chưa phù hợp
II. XÁC ĐỊNH MỘT BẢN KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHỨC. VẬN
DỤNG QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
A. KẾ HOẠCH KHÁM CHỮA BỆNH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI 1. Phân tích môi trường * Môi trường vĩ mô
- Môi trường chính trị - pháp luật:
+ Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa, độc
đảng. Với nền chính trị ổn định, nước ta ngày càng quan tâm đến phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là lĩnh vực y tế.
+ Một số hính sách điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính
đủ các yếu tố, tiến tới xóa bỏ bao cấp về giá tại các bệnh viện công được đưa ra - Môi trường kinh tế:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng đều kể từ khi Việt
Nam bước vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình (thấp) năm
2010, tính đến 2017, GDP/người của Việt Nam đạt 2385 USD/người.
+ Theo tính toán của World Bank, chi tiêu dành cho sức khỏe của người
Việt tăng 26,78%, từ 112 USD (2013) lên 142 USD (2017). - Môi trường xã hội:
+ Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có tỉ lệ cao người
tiêu dùng chi tiêu cho các gói sức khỏe.
+ Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011
với tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số là 10% khoảng gần 8,8 triệu người.
+ Tốc độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng dân số cao, môi trường ô
nhiễm nhưng trình độ dân trí của người dân cũng được nâng cao và có ý
thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng việc đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
+ Tâm lí “mất bò mới lo làm chuồng”, một số người không có suy nghĩ
“phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để bệnh trở nặng mới đi khám bệnh. Hoặc tìm
đến những thầy lang tự phong với mong muốn được chữa khỏi bệnh nan y.
Đến khi bệnh trở nặng mới tìm đến bệnh viện để chữa trị. - Môi trường công nghệ:
+ CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp “đỡ đầu” cho việc triển
khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong công tác khám chữa
bệnh như chụp cắt lớp, mổ nội soi… rồi trong công tác giảng dạy, đào tạo,
giám sát dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc…
+ Trang thiết bị y tế ngày càng tân tiến, hiện đại giúp: đưa ra những kết
quả xét nghiệm chính xác hơn
+ Áp dụng công nghệ quản lý dữ liệu: vẫn còn là một điểm yếu của ngành
y tế Việt Nam, do đó khó quản lý các thông tin như bác sĩ, thuốc men,… * Môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại
+ Các bệnh viện công với dịch vụ khám chữa bệnh tốt, ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh
+ Các bệnh viện tư với sự đầu tư cơ sở vật chất cực kì tốt, giảm thiểu thời
gian chờ đợi, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh - Các nhà cung cấp:
+ Các trang thiết bị y tế được nhập khẩu từ các hãng thiết bị y tế uy tín
như Medtronic (Covidien, Mỹ), Canyon (Trung Quốc), STARmed (Hàn Quốc)
+ Thuốc: nguồn cung cấp dồi dào, ổn định từ các doanh nghiệp dược
phẩm lớn, uy tín như: DHG PHARMA, TRAPHACO,… - Khách hàng:
+ Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện công tuyến trung ương, thường
xuyên gặp tình trạng quá tải.
+ Các chính sách trợ giá không hiệu quả. Hậu quả là người nghèo bị bỏ
rơi, gây ra rất nhiều ác cảm, thậm chí căm ghét của người dân lên ngành y.
Tạo nên định kiến tiêu cực, suy giảm lòng tin, và từ đó tạo nên hàng loạt những hệ lụy khác.
+ Ngành y buộc phải duy trì chính sách giá thấp, dẫn đến ép ngược lại chi
phí vận hành của bệnh viện, làm cho cơ sở vật chất không cải thiện được,
gây ảnh hưởng đến danh tiếng và càng làm mất lòng tin của người bệnh. * Môi trường nội bộ - Nhân lực:
+ Hơn 2000 cán bộ, viên chức: 30 giáo sư, 365 tiến sĩ, bác sĩ CKII, thạc
sĩ, bác sĩ CKI, kĩ thuật viên (KTV), điều dưỡng Cao đẳng và Đại học, 815
điều dưỡng, KTV Trung cấp,… Gần 2000 cán bộ là giảng viên Đại học Y
Hà Nội tham gia giảng dạy đồng thời làm quản lí chuyên môn tại các đơn vị của bệnh viện.
- Tài chính: Kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Uy tín, danh tiếng, thương hiệu: là bệnh viện tuyến cuối, lớn nhất cả nước
- Các hoạt động xây dựng khác của bệnh viện cũng rất nổi bật MÔ HÌNH SWOT: - Điểm mạnh (Strengths)
+ Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối, lớn nhất cả nước, mỗi ngày tiếp
nhận khoảng 100 bệnh nhân nặng, rất nặng từ tuyến dưới chuyển lên, cần
được cứu chữa nếu không nguy cơ tử vong rất lớn
+ Được hỗ trợ về nhân lực với nhiều giáo sư, bác sĩ đầu ngành
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư tương đối đồng bộ và hiện đại
+ Công tác khám chữa bệnh thông thường tốt
+ Công tác nghiên cứu khoa học tốt - Điểm yếu (Weaknesses)
+ Phối hợp giữa các khoa phòng chưa tốt
+ Nhiều cán bộ quản lí còn thiếu kinh nghiệm quản lí bệnh viện
+ Hệ thống thông tin, quảng bá kém
+ Các mức thưởng phạt chưa hữu hiệu - Cơ hội (Opportunities)
+ Đảng Nhà nước quan tâm đến y tế + Y học phát triển
+ Máy móc trang thiết bị ngày càng hiện đại
+ Thu nhập người dân ngày càng tăng, dân trí nâng cao
+ Cơ sở y tế công lập được tin tưởng
+ Có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp - Thách thức (Threats) + Cạnh tranh y tế
+ Giá cả thị trường tăng
+ Ngân sách y tế không phù hợp
+ Phân tuyến y tế chưa phù hợp
+ Nhu cầu y tế của người dân tăng cao
+ Chính sách thanh toán bảo hiểm y tế chưa phù hợp 2. Mục tiêu
- Đảm bảo an toàn cao nhất cho người bệnh và nhân viên y tế
- Khôi phục từng bước công tác khám chữa bệnh và sàng lọc phát hiện
sớm các bệnh nhân Covid-19 3. Giải pháp:
Giai đoạn từ nay đến 3/5/2020: Bệnh viện chỉ tiếp nhận những ca bệnh
nặng, nguy kịch vượt quá khả năng của tuyến dưới; Tiếp nhận người
bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ và lọc màng bụng mà chưa chuyển
tuyến được; Tăng cường chuyển tuyến người bệnh về cơ sở khám, chữa
bệnh khác khi đã qua giai đoạn nguy kịch, cấp cứu.
Giai đoạn từ 4/5-15/5/2020: Bệnh viện dự kiến chỉ tiếp nhận các trường
hợp như giai đoạn trên và người bệnh mắc các bệnh, nhóm bệnh được sử
dụng giấy chuyển tuyến trong năm dương lịch, có giấy hẹn khám lại.
Giai đoạn sau 15/5/2020: Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 không có
diễn biến phức tạp, ngoài các đối tượng người bệnh nêu trên, bệnh viện sẽ
tiếp nhận thêm người bệnh cấp cứu tại cộng đồng; tiếp nhận người bệnh do
các cơ sở khám chữa bệnh khác chuyển tuyến đến; khôi phục một phần mổ
phiên, và dự kiến chỉ tiếp nhận 30% số giường bệnh.
Với các đơn vị trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh, Ban lãnh đạo bệnh viện
yêu cầu phải đảm bảo có khu cách ly riêng để tiếp nhận người bệnh chưa có
kết quả SARS-CoV-2, cách ly người bệnh đang điều trị nghị ngờ COVID-19
hoặc kết quả SARS-CoV-2 dương tính chờ chuyển tuyến đến Bệnh viện
Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2; Khoảng cách tối thiểu giữa các giường bệnh
là 2m; Dự trù số lượng khẩu trang, phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân
viên y tế và người bệnh.
Bệnh viện cũng phân công nhiệm vụ tới từng thành viên các khoa, phòng
của bệnh viện để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 luôn được
ưu tiên hàng đầu. Nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến mới phức
tạp hoặc các cơ quan quản lý có yêu cầu mới: Phòng Kế hoạch tổng hợp kịp
thời trình Giám đốc bệnh viện bản kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Tuần cuối tháng 5/2020, Phòng Kế hoạch tổng hợp trình Giám đốc bệnh
viện kế hoạch hoạt động của giai đoạn tiếp theo cho đến khi Thủ tướng
Chính phủ công bố hết dịch trên toàn quốc. 4. Nguồn lực
- Nguồn nhân lực: Hơn 2000 cán bộ, viên chức: 30 giáo sư, 365 tiến sĩ,
bác sĩ CKII, thạc sĩ, bác sĩ CKI, kĩ thuật viên (KTV), điều dưỡng Cao đẳng
và Đại học, 815 điều dưỡng, KTV Trung cấp,… Gần 2000 cán bộ là giảng
viên Đại học Y Hà Nội tham gia giảng dạy đồng thời làm quản lí chuyên
môn tại các đơn vị của bệnh viện.
- Tài chính: Kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Trí tuệ: đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ cao, nhiều người là các
giáo sư, tiến sĩ đầu ngành.
- Uy tín, thương hiệu lâu năm của một bệnh viện tuyến trung ương
III. PHÂN TÍCH 6 THUỘC TÍNH CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC
1, Chuyên môn hóa công việc
Mô hình tổ chức của bệnh viện mang tính chuyên môn hóa cao với các
phòng, khoa, viện, trung tâm có từng nhiệm vụ cụ thể, tách biệt
* Ưu điểm: tính chuyên môn hóa cao có nhiều ưu điểm
- Cán bộ, công nhân viên của viện được tập trung vào làm những công
việc theo đúng chuyên môn, họ có điều kiện để phát huy hết năng lực của mình
- Công việc được phân chia cho các phòng ban tương ứng nên nâng cao
hiệu lực của bệnh viện, thời gian được rút ngắn
- Quyền hạn và trách nhiệm của các phòng, khoa được quy định rõ ràng,
tạo sự dễ dàng cho quản lí và phát triển cán bộ của bệnh viện
- Chuyên môn hóa cũng mở rộng đối tượng tuyển dụng cho bệnh viện,
tận dụng được những bác sĩ, nhân viên không cần thiết phải có kiến thức
rộng mà chỉ cần có kĩ năng chuyên môn tốt.
* Nhược điểm: bên cạnh đó, chuyên môn hóa cũng có những hạn chế
- Các phòng, khoa thiếu sự liên kết với nhau. Điều này tạo ra khó khăn,
bối rối khi phải thực hiện những công việc phức tạp, đòi hỏi sự hợp sức của nhiều bộ phận
- Do tính đặc thù của ngành, nếu các bác sĩ chỉ giỏi về chuyên ngành mà
thiếu kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác thì sẽ dễ dẫn đến những đánh giá sai
về tình trạng bệnh nhân cũng như xác định phương pháp điều trị không phù
hợp. Điều này là vô cùng nguy hiểm
2. Hình thành các bộ phận
Bệnh viện có mô hình tổ chức theo chức năng. Các bộ phận cùng chức
năng được đặt trong cùng một nhóm (lâm sàng, chức năng, cận lâm sàng,
viện, trung tâm và trường)
* Ưu điểm: mô hình này có nhiều ưu điểm
- Đơn giản, rõ ràng và mang tính logic cao. Ưu điểm này tạo thuận lợi
cho công tác quản lý cũng như đánh giá thực trạng tổ chức, tạo điều kiện
cho việc lập kế hoạch phát triển lâu dài
- Sử dụng mô hình này có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn hóa
do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất
tương đồng nên cán bộ, công nhân viên dễ dàng tích lũy kinh nghiệm để
nâng cao kỹ năng hoạt động, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự
trùng lặp trong hoạt động. Việc đào tạo cũng đơn giản và ít tốn kém hơn
- Tạo ra và giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản, đặc
biệt là các khối lâm sàng và cận lâm sàng - nơi diễn ra những hoạt động chính của bệnh viện
- Giúp ích cho việc chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách
nhân viên. Trình độ nhân viên, khả năng cũng như y đức của các bác sĩ luôn
được để ý bồi dưỡng
- Mô hình tổ chức theo chức năng tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt
chẽ của cấp cao hơn. Mọi thông tin về hoạt động của các phòng ban đều dễ
dàng đến được với nhà quản lí. Từ đó, những nhà quản lí cấp cao có được
cái nhìn cụ thể, chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức * Nhược điểm
- Việc thường xuyên dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề
ra mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động. Do các đơn vị này không có
được cái nhìn đúng đắn và cụ thể về tổng thể hoạt động của bệnh viện nên
thường dẫn đến sự khác nhau trong quan điểm, khiến cho việc xác định mục
tiêu và phương hướng hoạt động khác nhau, mâu thuẫn nhau. Điều này vô
cùng bất lợi đối với bệnh viện với tư cách là một tổ chức thống nhất
- Sự thiếu phối hợp hành động giữa các bộ phận: Cơ cấu tổ chức đơn giản
đi kèm với nó là sự rời rạc, không tạo ra được mối quan hệ giữa các khối
chuyên môn. Điều này làm giảm sự kinh động trong hoạt động, phân tán sức mạnh của bệnh viện
- Việc chuyên môn hóa quá mức có thể tạo ra cách nhìn hạn hẹp ở các
nhà quản lý. Các nhà quản lý bậc thấp sẽ có xu hướng không quan tâm đến
hoạt động chung, dẫn đến việc nắm bắt thông tin tổng thể
- Với mỗi phòng, khoa thực hiện công việc chuyên biệt của mình, bệnh
viện sẽ giảm tính nhạy cảm đối với dịch vụ và khách hàng. Bệnh viện sẽ
không nắm bắt được ảnh hưởng cụ thể của từng hoạt động đối với khách hàng
- Tổ chức theo chức năng làm hạn chế việc phát triển đội ngũ các nhà quản lý chung
- Dễ dẫn đến việc đổ trách nhiệm về thực hiện mục tiêu chung của tổ
chức cho cấp lãnh đạo cao nhất. Vì các đơn vị chỉ tập trung vào chuyên môn
nên họ cũng tự cho rằng mình không có trách nhiệm trong hoạt động chung.
Khi tổ chức gặp khó khăn, mặc nhiên cấp lãnh đạo cao nhất là những người chịu trách nhiệm
3. Cấp quản lý và tầm quản lý
- Cơ cấu tổ chức của bệnh viện có thể coi là hình tháp. Điều này là dễ
hiểu trong một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, bệnh viện đã hạn chế số cấp quản lý.
- Tầm quản lý hẹp, thường sử dụng phương thức hành chính ra lệnh –
kiểm tra. Công việc được mô tả chi tiết và được kiểm soát gắt gao. Điều này
dễ gây ra căng thẳng, chán nản trong cán bộ, công nhân viên, khiến họ mất
hứng thú đối với công việc.
- Cơ cấu hình tháp phù hợp với sự chuyên môn hóa của các phòng, khoa
trong bệnh viện. Các đơn vị này mang tính độc lập cao và thường không có
liên hệ gì với các bộ phận khác. Công việc bị giới hạn một cách cứng nhắc.
Các cá nhân làm việc độc lập, thiếu sự hợp tác. Tính linh hoạt của toàn thể
bệnh viện vì thế cũng không cao.
- Cơ cấu hình tháp khiến cho sự phát triển của cán bộ, công nhân viên chỉ
nằm trong phạm vi của một nhóm chức năng. Điều này cũng dựa trên cơ sở
của việc chuyên môn hóa.
=> Từ mô hình cơ cấu tổ chức, có thể nhận thấy bệnh viện đã cố gắng
làm giảm số cấp quản lí để có thể kết hợp được những ưu điểm của cơ cấu
tổ chức nằm ngang, đó là nâng cao khả năng phối hợp giữa các đơn vị, tiết
kiệm chi phí, nâng cao hiệu lực.
4. Quyền hạn và trách nhiệm trong bệnh viện Quyền hạn :
- Các trưởng phòng, trưởng khoa: quyền tham mưu : cung cấp lời khuyên cho Ban giám đốc
- Ban Giám đốc : quyền hạn trực tiếp : ra quyết định và giám sát trực tiếp
với thành viên cấp dưới. Trách nhiệm :
- Trách nhiệm của Ban Giám đốc Bệnh viện:
+ Giám đốc là người đứng đầu bệnh viện nhiệt đới trung ương, chịu trách
nhiệm về toàn bộ công tác của bệnh viện, đồng thời chịu sự hướng dẫn về
chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế.
+ Phó Giám đốc bệnh viện là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám
đốc phân công phụ trách một số công việc cụ thể, liên đới chịu trách
nhiệm trước cấp trên về những phần việc được phân công phụ trách và
được ủy quyền bằng văn bản thực hiện một số công việc cụ thể khi Giám đốc đi vắng.
- Trách nhiệm của Trưởng, Phó các khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện
+ Điều hành tất cả các hoạt động chuyên môn, quản lý nhân sự và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của khoa, phòng do mình phụ trách.
+ Có trách nhiệm báo cáo cho Giám đốc hoặc các Phó Giám đốc phụ
trách khối những việc đã thực hiện, những khó khăn, nhu cầu của khoa,
phòng (báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản) để Giám đốc hoặc Phó Giám
đốc phụ trách khối xem xét quyết định.
- Trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người lao động
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, trong
giờ làm việc phải mặc đồng phục và đeo bảng tên theo quy định.
+ Thực hiện nếp sống và cư xử có văn hóa nơi công sở.
+ Cán bộ, viên chức và người lao động phải có thái độ, phong cách làm
việc lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ
phụ trách và lãnh đạo Bệnh viện, của đồng nghiệp, cũng như của bệnh
nhân và thân nhân người bệnh.
+ Giờ giấc làm việc được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành y tế.
5. Tập trung và phi tập trung trong quản lý của bệnh viện
- Có ủy quyền và trao quyền
- Ảnh hưởng đến toàn bệnh viện do giám đốc đứng đầu bộ máy quản lý
- Các Trưởng phòng, ban, trưởng khoa được ủy quyền và trao quyền cho thành viên
* Ưu điểm: hoạt động của bệnh viện linh hoạt hơn, nâng cao khả năng
quản lý của ban Giám đốc, giảm bớt gánh nặng của các cấp quản lý.
* Nhược điểm: áp đặt, gây áp lực cho các cấp thấp hơn.
6. Sự phối hợp giữa các bộ phận, phân hệ của bệnh viện
- Kế hoạch: có các kế hoạch chiến lược, chính sách cụ thể từ Ban giám
đốc và các phòng, ban để phát triển bệnh viện
- Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế- xã hội của bệnh viện đã có sự phối hợp nhờ:
+ Chuẩn hóa các kết quả: Phải đạt được gì? (giải quyết được các
vấn đề, nhu cầu của bệnh nhân...)
+ Chuẩn hóa các quy trình: Phải làm thế nào?
+ Chuẩn hóa các kĩ năng: Phải thỏa mãn những yêu cầu gì? (nâng
cao trình độ các y bác sĩ, công nghệ kỹ thuật y học...)
- Giám sát trực tiếp: Ban Giám đốc giám sát công việc cấp dưới và đưa ra
các mệnh lệnh buộc cấp dưới thực hiện, các trưởng phòng, trưởng khoa tự quản lý
- Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông:
Phương diện hành vi: ban điều hành bệnh viện họp mặt toàn bộ để xem
xét hoạt động và trao đổi trực tiếp công tác quản lý, khám chữa bệnh cho bệnh nhân
-Văn hóa tổ chức: văn hóa của từng phòng, ban, các khoa chức năng làm
tăng khả năng phối hợp của cơ cấu tổ chức bệnh viện
* Ưu điểm: đạt hiệu quả cao trong công việc, tăng tính nguyên tắc chuẩn mực cho bệnh viện
* Nhược điểm: nhiều khi hơi cứng nhắc trong các chuẩn mực 7. 1.
Biện pháp cải thiện cơ cấu tổ chức của bệnh viện Bạch Mai
Thành lập đủ các khoa, phòng, trung tâm theo điều lệ đã được Bộ Y tế phê duyệt.
- Ban giám đốc: 4 (Giám đốc, 3 Phó giám đốc)
- Phòng chức năng: 08 (Kế hoạch tổng hợp; Hành chính Quản trị, Vật tư-
Thiết bị Y tế; Tổ chức cán bộ; Tài chính kế toán; Điều dưỡng; Hợp tác quốc tế; Công nghệ thông tin)
- Các khoa lâm sàng: 18 (Khám bệnh và Điều trị ngoại trú; Cấp cứu; Điều
trị tích cực; Viêm gan; Nhiễm khuẩn tổng hợp; Nhiễm khuẩn hô hấp; Nhiễm
khuẩn tiêu hóa; Nhi; Ký sinh trùng; Virus; HIV/AIDS; Ngoại – sản truyền
nhiễm; Liên chuyên khoa Răng Hàm Mặt-Mắt- Tai Mũi Họng; Y học cổ
truyền; Phục Hồi chức năng; Khám chữa bệnh quốc tế; Khám chữa bệnh
theo yêu cầu; Khám và điều trị bệnh thông thường; )
- Các khoa cận lâm sàng: 12 (Chẩn đoán hình ảnh; Thăm dò chức năng;
Sinh hóa; Huyết học-Truyền máu; Vi sinh; Miễn dịch học; Ký sinh trùng và
nấm; Sinh học phân tử; Dược; Dinh dưỡng; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Giải phẫu bệnh)
- Các trung tâm: 04 (Phòng chống dịch; Đào tạo và chỉ đạo tuyến; Thông
tin, tuyên truyền và giáo dục sức khỏe cộng đồng; Thử nghiệm lâm sàng và chuyển giao công nghệ)
IV. CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN
CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI 1. Động cơ kinh tế - Động cơ gián tiếp
+ Lương: Hiện nay, bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng hình thức trả lương
theo thời gian thuần túy mỗi tháng một lần. Tiền lương tháng là tiền lương đã
được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính
và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương
đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức
Ưu điểm: đây là hình thức trả lương đơn giản nhất, dễ tính toán
Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn với kết quả
lao động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động
+ Phụ cấp: Giữ nguyên các loại phụ cấp tính theo mức lương cơ sở. Hiện
nay, một số loại phụ cấp của công chức, viên chức như phụ cấp khu vực; phụ
cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm công việc…
được tính theo mức lương cơ sở bằng công thức:
Phụ cấp = Hệ số x Mức lương cơ sở - Động cơ gián tiếp
+ Dịch vụ ăn uống cho cán bộ nhân viên: BV có canteen với các món ăn
nhẹ, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các thương hiệu nổi tiếng như: Bánh cuốn
Gia An, Cà Phê Đinh, Kem TH milk, bánh ngọt Saint Honor, bánh Nguyễn
Sơn...... Canteen Bệnh viện kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và
không gian xả stress cho CBNV sau những ca trực vất vả, căng thẳng… Với
các Khoa/phòng do đặc thù không thể đến Canteen để giải lao, thưởng thức
những ly trà hay cà phê… thì nhân viên của canteen sẽ ship hàng đến tận
nơi theo yêu cầu của đơn vị.
+ Bệnh viện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn cũng
như kỹ năng mềm, giúp CBNV có cơ hội trau dồi kỹ năng, nâng cao tay
nghề, tăng năng suất lao động trong khi họ không mất quá nhiều thời gian
và tiền bạc cũng như phải bỏ việc để đi học
2. Động cơ quyền lực, cưỡng bức - Công cụ tổ chức + Cơ cấu tổ chức:
• Công tác tuyển chọn, bố trí sắp xếp lao động được thực hiện một cách có
hiệu quả đã có tác dụng trong việc tạo động lực cho người lao động
• Bệnh viện chú trọng đến tính chuyên môn hóa, tạo điều kiện cho CBNV
phát huy hết năng lực của mình
• Sử dụng mô hình tổ chức theo chức năng giúp phát huy những ưu thế của
chuyên môn hóa do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công
việc có tính chất tương đồng nên cán bộ, công nhân viên dễ dàng tích lũy
kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng hoạt động. Giúp ích cho việc chú trọng hơn
đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên. Trình độ nhân viên, khả
năng cũng như y đức của các bác sĩ luôn được để ý bồi dưỡng + Quyền hạn :
Các trưởng phòng, trưởng khoa: quyền tham mưu : cung cấp lời khuyên cho Ban giám đốc
Ban Giám đốc : quyền hạn trực tiếp : ra quyết định và giám sát trực tiếp
với thành viên cấp dưới. + Trách nhiệm :
• Trách nhiệm của cán bộ, viên chức và người lao động
Hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, trong giờ
làm việc phải mặc đồng phục và đeo bảng tên theo quy định.
Thực hiện nếp sống và cư xử có văn hóa nơi công sở.
Cán bộ, viên chức và người lao động phải có thái độ, phong cách làm việc
lịch sự, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cán bộ phụ trách
và lãnh đạo Bệnh viện, của đồng nghiệp, cũng như của bệnh nhân và thân nhân người bệnh.
Giờ giấc làm việc được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành y tế. - Công cụ hành chính
+ Hệ thống văn bản hành chính của tổ chức: Các hệ thống văn bản hành
chính ở đây là các điều lệ, quy tắc, các quy trình hoạt động, kỷ luật lao động
được áp dụng hiệu quả, nghiêm ngặt
+ Hệ thống kiểm tra, giám sát:
• Để giám sát đo lường, chấn chỉnh việc thực hiện công việc của nhân viên
nhằm đảm bảo sự thực hiện của các kế hoạch với hiệu quả cao trong một môi
trường luôn luôn biến động
• Kiểm soát với nghĩa hẹp được hiểu là sự phát hiện những sai lệch, điều
chỉnh những sai lệch đi kèm với nó là các hình thức xử phạt
• Hình thái kiểm soát được sử dụng: phương thức hành chính ra lệnh –
kiểm tra. Công việc được mô tả chi tiết và được kiểm soát gắt gao. Điều này
dễ gây ra căng thẳng, chán nản trong cán bộ, công nhân viên, khiến họ mất
hứng thú đối với công việc. - Động cơ tinh thần
+ Tâm lý: tiền thưởng cho CBNV khá cao, tạo tâm lí phấn đấu làm việc,
người được thưởng cũng sẽ phấn khích hơn trong những lần làm việc tiếp theo
+ Giáo dục: Bệnh viện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên
môn cũng như kỹ năng mềm, giúp CBNV có cơ hội trau dồi kỹ năng, nâng
cao tay nghề, tăng năng suất lao động trong khi họ không mất quá nhiều thời
gian và tiền bạc cũng như phải bỏ việc để đi học