Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước học phần Lý luận chung
Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước học phần Lý luận chung của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725 1.
Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ
biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.
1.1 Định nghĩa: Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao
gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyển lực,
nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội
cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
1.2 Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước
1.2.1 Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội: Quyền lực nói chung
được xem là khả năng của cá nhân, tổ chức có thể buộc các cá nhân tổ chức khác
phải phục tùng theo ý chí của mình, thể hiện ở sự áp đặt ý chí của chủ thể có quyền
với chủ thể dưới quyền. Mỗi chủ thể trong các mối quan hệ khác nhau sẽ nắm giứ
những loại quyền lực khác nhau nhưng quyền lực nhà nước thường chỉ được nắm
giữ bởi Nhà Nước – tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội còn các tổ
chức, cá nhân trong xã hội là đối tượng của quyền lực đấy. Quyền lực nhà nước
đặc biệt bởi các khía cạnh sau: -
nguồn gốc: Quyền lực nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh
vật chất và uy tín của nhà nước đối với xã hội -
phạm vi: tồn tại trong mối quan hệ của nhà nước với các cá nhân, tổ chức
trong xã hội và giữa nhà nước với các thành viên cũng như cơ quan nhà nước.
Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi cá nhân, tổ chức
thuộc từng khu vực, lãnh thổ và hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục… -
cách thức thực hiện: được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ bởi một lớp
người được tách ra khỏi đời sống sản xuất xã hội trực tiếp. Lớp người này tổ chức
thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc
nhất định, hợp thành bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương. -
mục đích: nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành và quản lý xã
hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã
hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền. -
vd1: quyền lực nhà nước được csgt – cá nhân được phân công nhiệm vụ, sử
dụng để yêu cầu người điều khiển xe máy phải dừng xe, xuất trình giấy tờ và
người điều khiển buộc phải thực hiện theo. Đây cũng là một biểu hiện của hoạt
động quản lý xã hội của nhà nước. lOMoARc PSD|36215725 -
vd2: đợt dịch covid tháng 2/2020 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu cả nước thực
hiện giãn cách xã hội và việc giãn cách đã thực hiện được trên toàn bộ 63 tỉnh
thành đối với hầu hết các hoạt động văn hóa – kinh tế - xã hội. Việc giãn cách này
nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
1.2.2 Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ -
Đối tượng quản lý của nhà nước là dân cư trên một khu vực lãnh thổ nhất
định. Đây là điểm đặc trưng của Nhà nước đối với việc dân cư được quản lý phụ
thuộc vào lãnh thổ họ sinh sống chứ không phụ thuộc vào các đặc điểm về giới
tính, dân tộc, độ tuổi, nghề nghiệp, lý tưởng… như các tổ chức khác. Qua đây có
thể thấy phạm vi tác động của nhà nước rộng lớn nhất trong quốc gia. Người dân
cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định sẽ chịu sự quản lý của nhà nước nhất
định, do vậy họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi họ sinh sống,
không phân biệt giới tính, độ tuổi, huyết thống… -
vd: hội phụ nữ quản lý thành viên theo giới tính, hội đua xe quản lý thành
viên theo sở thích, UBND phường quản lý tất cả dân cư sống trên địa bàn phường
1.2.3 Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia -
Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia
đó trong quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong quan hệ đối
ngoại. Nhà nước có quyền lực bao trùm mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và hả năng đại
diện chính thức, hợp pháp cho quốc gia trong các quan hệ đối nội, đối ngoại. Trong
quan hệ đối nội, quy định nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực
hiện đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ
chức khác được thành lập và hoạt động (doanh nghiệp) hoặc có thể công nhận sự
tồn tại và hoạt động hợp pháp của các tổ chức khác (hội phụ nữ). Trong quan hệ
đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách
đối ngoại của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào quan hệ đối ngoại khi nhà nước cho phép. -
vd1: Trong đợt dịch covid, nhà nước đã ra quyết định về việc giảm mức trần
lãi suất cho vay nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp, quyết định này buộc các ngân
hàng phải thực hiện theo. -
vd2: Nhà nước cân nhắc và quyết định về việc ký kết các hiệp định quốc tế
với các Nhà nước khác. lOMoARc PSD|36215725
1.2.4 Nhà nước ban hành pháp luật và sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội
1.2.5 Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế
7. Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước.
Khái niệm bản chất nhà nước: Tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những
thuộc tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự phát triển
và tồn tại của nhà nước
Bản chất nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau song quan trọng nhất là:
- Cơ sở kinh tế: mỗi nhà nước đều có một cơ sở kinh tế nhất định phát triển dựa
trên quan hệ sản xuất => quan hệ sản xuất quyết định bản chất nhà nước.
- VD: nhà nước phong kiến hình thành dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến mà
đặc trưng là sở hữu ruộng đất phong kiến của địa chủ. Địa chủ bóc lột người dân
thông qua sưu thuế. Một nhà nước hình thành trên qh sản xuất phong kiến thì
không thể có bản chất của nhà nước tư sản, vì vốn dĩ nhà nước được hình thành
trên cơ sở quan hệ tư bản chủ nghĩa
- cơ sở xã hội: nhà nước ra đời trong hoàn cảnh xã hội có mâu thuẫn giai cấp.
Trong cuộc chiến giai cấp, tầng lớp dành chiến thắng sử dụng nhà nước làm công
cụ cai quản xã hội. Khi các lực lượng đấu tranh giành nhà nước về tay mình thì
bản chất nhà nước có thể bị thay đổi.
- VD: trong xã hội phong kiến, tầng lớp tư sản nắm trong tay quyền lực kinh tế
nhưng quyền lực chính trị lại thuộc về địa chủ => mâu thuẫn => chiến tranh nổ
ra. Khi tầng lớp tư sản lên nắm quyền kiểm soát nhà nước thì bản chất nhà nước lại thay đổi.
- ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước:
+ bản chất nhà nước là đặc tính quan trọng xác định nội dung, mục đích, sứ mệnh
và vai trò xã hội của nhà nước
+ bản chất nhà nước cho ta thấy tính chất xã hội và tính chất giai cấp của một nhà
nước bất kì, từ đó biết được mức độ thể hiện các tính chất đó ở các nước khác nhau lOMoARc PSD|36215725
sẽ khác nhau và trong mỗi giai đoạn sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và nhận
thức của lực lượng cầm quyền.
- Bản chất nhà nước xác định những vấn đề: quyền lực nhà nước thuộc về ai? Bảo
vệ ai ? những ưu tiên nào trong đường lối, chính sách của nhà nước? - nghiên cứu
bản chất nhà nước giúp hiểu đúng đắn bản chất pháp luật.
8. Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày
ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay.