Phân tích các đặc trưng của nhà nước, trên cơ sở đó hãy làm sáng tỏ một đặc trưng của Nhà nước Việt Nam hiện nay học phần Lý luận chung
Phân tích các đặc trưng của nhà nước, trên cơ sở đó hãy làm sáng tỏ một đặc trưng của Nhà nước Việt Nam hiện nay học phần Lý luận chung của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
DANH MỤC BÀI TẬP TUẦN DÀNH CHO K46
1. Phân tích khái niệm nhà nước.
2. Phân tích các đặc trưng của nhà nước, trên cơ sở đó hãy làm sáng tỏ một đặc trưng của
Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người
được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi
ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
Đặc trưng của Nhà nước:
1. Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội (quyền lực nhà nước):
- Quyền lực nói chung được xem là khả năng của cá nhân, tổ chức có thể buộc các cá nhân tổchức
khác phải phục tùng theo ý chí của mình, thể hiện ở sự áp đặt ý chí của chủ thể có quyền đối với
chủ thể dưới quyền. Trong xã hội có tồn tại nhiều loại quyền lực khác nhau như quyền lực thị tộc,
quyền lực của các tổ chức, quyền lực nhà nước,… Mỗi chủ thể nằm trong các mối quan hệ khác
nhau sẽ nắm giữ một loại quyền lực khác nhau nhưng quyền lực nhà nước thường chỉ được nắm giữ bởi Nhà nước
- Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội (hoặc các tổ chức, cá nhân đượcNhà
nước trao quyền) còn các tổ chức, cá nhân trong xã hội là đối tượng của quyền lực ấy. Có thể thấy
quyền lực nhà nước gắn liền với Nhà nước. Quyền lực nhà nước được coi là loại quyền lực đặc
biệt bởi các khía cạnh sau:
• Nguồn gốc: Quyền lực nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất và
uy tín của Nhà nước đối với xã hội.
• Phạm vi: Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các cá nhân,
tổ chức trong xã hội và giữa Nhà nước với các thành viên cũng như cơ quan nhà nước.
Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi cá nhân, tổ chức thuộc
mọi khu vực, lãnh thổ về hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
• Cách thức thực hiện: Được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ bởi một lớp người tách ra
khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp. Lớp người này tổ chức thành các cơ quan khác nhau,
mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nhà nước
từ trung ương tới địa phương.
• Mục đích: Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành và quản lý xã hội, thiết lập
và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích
của lực lượng cầm quyền.
VD1: Quyền lực nhà nước được CSGT - cá nhân được phân công nhiệm vụ, sử dụng để yêu
cầu người điều khiển xe máy phải dừng xe, xuất trình giấy tờ và người điều khiển buộc phải
thực hiện theo. Đây cũng là một biểu hiện của hoạt động quản lý xã hội của nhà nước. VD2:
Đợt dịch Covid tháng 2/2020 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu cả nước thực hiện giãn cách xã hội
và việc giãn cách đã được thực hiện trên toàn bộ 63 tỉnh thành đối với hầu hết các hoạt động lOMoARc PSD|36215725
kinh tế - văn hóa - xã hội. Việc giãn cách này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và đảm
bảo an toàn cộng đồng.
2.Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: Đối tượng hướng tới của hoạt động quản
lý của Nhà nước là dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đây là điểm đặc trưng của Nhà nước
với việc dân cư được quản lý phụ thuộc vào khu vực lãnh thổ nơi họ sinh sống chứ không phụ
thuộc vào các đặc điểm về giới tính, dân tộc, huyết thống, độ tuổi, nghề nghiệp, lý tưởng,… như
các tổ chức khác. Qua đây có thể thấy phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia. Người dân
cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì sẽ chịu sự quản lý của một nhà nước nhất định,
và do vậy họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi họ sinh sống, không phân biệt
huyết thống, giới tính, dân tộc…
VD: Hội phụ nữ quản lý đối tượng phụ thuộc vào đặc điểm giới tính (phụ nữ); hội câu cá quản lý
các thành viên của tổ chức - những người có cùng đam mê, sở thích câu cá; Ủy ban nhân dân
phường quản lý tất cả cư dân sinh sống trên địa bàn phường.
3. Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia:
- Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đốinội
và quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Nhà nước có quyền lực bao trùm
mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ
tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp cho quốc gia trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.
- Trong các quan hệ đối nội, quy định nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực
hiệnđối với các tổ chức, cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức khác được
thành lập và hoạt động (doanh nghiệp) hoặc có thể công nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp
của các tổ chức khác (hội câu cá).
- Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối,
chínhsách đối ngoại của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào quan hệ đối ngoại khi nhà nước cho phép.
VD1: Trong đợt dịch Covid, Nhà nước đã ra quyết định về việc giảm mức trần lãi suất cho vay
nhằm trợ giúp các doanh nghiệp, quyết định này buộc các ngân hàng phải thực hiện theo theo.
VD2: Nhà nước cân nhắc và quyết định việc ký kết các hiệp định quốc tế với các Nhà nước khác.
4. Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội:
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện
đối với các tổ chức và cá nhân. Với phạm vi quản lý rộng cùng với quyền lực đặc biệt được trao,
nhà nước là tổ chức duy nhất có thể đại diện cho xã hội ban hành pháp luật làm công cụ quản lý
xã hội => pháp luật được triển khai rộng rãi trên toàn xã hội.
- Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phổ
biến,giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước => Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp
luật một cách nghiêm chỉnh => Pháp luật là một trong những công cụ hiệu quả nhất để nhà nước
quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng nhất định. lOMoARc PSD|36215725
- VD: Bộ luật hình sự được Nhà nước ban hành nhằm trừng phạt các hành vi phạm tội đồng
thờirăn đe để hạn chế những hành vi đó diễn ra trên thực tế. Bộ luật có các quy định công khai để
mọi người dân đều biết đến và tuân theo, đồng thời được đảm bảo thực hiện bởi những biện pháp cưỡng chế nhà nước.
5. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế (giáo trình có thêm phát hành tiền): Thuế là khoản
tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Chỉ có
Nhà nước mới được quyền quy định và thực hiện việc thu thuế bởi các lý do sau:
− Nhà nước là tổ chức đại diện cho toàn xã hội, quyết định và thực hiện các công việc chung, quan trọng cho toàn xã hội.
− Khác với các tổ chức khác, Nhà nước là một bộ máy được tách khỏi hoạt động lao động sản xuất
trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó không thể tự tạo ra nguồn thu được
mà được nuôi dưỡng bởi nguồn thuế. Mặt khác, với một bộ máy hoạt động nhằm thực hiện các
nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức, đặc biệt nó còn là một tổ chức đặc biệt lớn đồng thời thực
hiện công việc cũng đặc biệt quan trọng đối với xã hội, chính vì vậy, Nhà nước cần có khoản thu
lớn để duy trì cho các hoạt động của mình - đó là thuế.
− Vai trò quản lý XH của NN là đặc biệt quan trọng và không thể thay thế.
− Chỉ có Nhà nước mới có đủ quyền lực và khả năng để đảm bảo việc thu thuế và phát hành tiền.
VD: Trong khi các tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh tế, tạo ra nguồn thu cho mình thì
Nhà nước cần phải thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh, đầu
tư an toàn nhất, tuy nhiên hoạt động này không tạo ra thặng dư, không giúp tăng thu ngân sách
nhà nước, vì vậy, các tổ chức kinh tế phải trích một phần lãi nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
Liên hệ với Nhà nước Việt Nam hiện nay
1. Nhà nước có quyền lực đặc biệt:
- Nhà nước Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp năm 2013 là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủnghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Quyền lập pháp là quyền đặt ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, đặt ra luật và sửa đổi luật. Cácvăn
bản quy phạm pháp luật này được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc hầu
hết các lĩnh vực trong cuộc sống (văn hóa, kinh tế, xã hội) và phát sinh trên toàn bộ phạm vi lãnh
thổ của quốc gia, yêu cầu mọi người dân phải tuân theo.
- Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội,
gồmquyền tổ chức quản lý các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ sở pháp luật, quyền ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật của hệ thống hành chính nhà nước.
- Quyền tư pháp là quyền phán quyết về những tranh chấp dân sự, tranh chấp hành chính bằngcon
đường tố tụng của Tòa án; quyền phán quyết những hành vi nào là tội phạm và áp dụng hình phạt
tương ứng trong các vụ án hình sự.
Qua trên, có thể thấy Nhà nước Việt Nam hiện nay có khả năng áp đặt ý chí lên các chủ thể
trong xã hội thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực này cũng có
phạm vi bao trùm trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam về hầu hết các lĩnh vực khác nhau.
2. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: lOMoARc PSD|36215725
- Mọi cá nhân, tổ chức sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ theo các quy định
củapháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, chính trị,... (theo khoản 1 Điều 16 Hiến
pháp 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”).
- Nhà nước Việt Nam phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính theo Điều 110 Hiến pháp2013
gồm: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (63 tỉnh thành); quận huyện, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn và các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt khác nhằm quản
lý toàn bộ dân cư một cách hiệu quả nhất. 3. Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia:
- Ngay tại Điều 1 Hiến pháp Việt Nam 2013 đã khẳng định chủ quyền quốc gia của Nhà nướcViệt
Nam hiện nay “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” Hơn nữa, tại
các Điều 11, 12 lại càng khẳng định chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, mọi hoạt động
hợp tác quốc tế đều phải giữa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau.
- Đồng thời, các hoạt động liên quan đến chủ quyền quốc gia chỉ được thực hiện bởi Nhà nước,cụ
thể là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 12). 4. Nhà nước ban hành pháp luật và
dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội: Việc ban hành pháp luật ở Việt Nam được thực hiện
bởi các cơ quan lập pháp - quốc hội (hiến pháp, luật, nghị quyết), cơ quan hành pháp - chính phủ,
các bộ, ủy ban nhân dân các cấp (Nghị định, thông tư, quyết định) và thậm chí là cơ quan tư pháp
- Tòa án, Viện kiểm sát (Nghị quyết, thông tư, quyết định).
- Những văn bản trên được ban hành và đảm bảo thực thi trên thực tế thông qua các biện pháp:
tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông và thông qua các cơ
quan, đoàn thể từ trung ương tới địa phương; biện pháp giáo dục từ bậc mẫu giáo, tiểu học, trung
học (các chiến sĩ cảnh sát đến các trường để hướng dẫn việc tuân thủ đúng pháp luật, đặc biệt là
pháp luật giao thông, pháp luật hình sự) đến bậc cao đẳng, đại học (môn pháp luật đại cương);
biện pháp cưỡng chế (các hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt tương ứng và buộc thi hành đúng
bởi các cơ quan nhà nước).
5. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế:
- Hiện nay, nguồn thu chính của ngân sách nhà nước Việt Nam phụ thuộc vào thu thuế, cụ thểtheo
dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021, số tiền thu từ thuế vào khoảng 994,367 tỷ VNĐ trên
tổng thu ngân sách nhà nước là 1,343,330 tỷ VNĐ (chiếm khoảng 75%)0F 1 . Có thể thấy tầm
quan trọng của nguồn thu này đối với hoạt động của Nhà nước Việt Nam, vì vậy, việc thực hiện
thu thuế được quy định cụ thể trong nhiều văn bản luật và văn bản dưới luật liên quan (Luật quản
lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, …).
- Đồng thời, việc thu thuế chỉ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước (ủy ban nhân dân cáccấp,
các cơ quan quản lý thuế: Tổng cục thuế, cục thuế, tổng cục hải quan,...). Các ngân hàng thương
mại chỉ được tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước để đảm bảo việc thu thuế được diễn ra
thuận tiện, dễ dàng nhất. (Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019 - Điều 2,3,20,27,..).
3. Phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội khác. Nhà nước
Các tổ chức xã hội khác
Về quyền - Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội - Các tổ chức xã hội khác lực Nhà nước là tổ
chức quyền lực chung của toàn xã hội, quyền cũng có quyền lực chung lực của nhà nước có tác động bao
trùm lên toàn xã hội, tới mọi song quyền lực đó chỉ có tác tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh thổ quốc gia
và các lĩnh vực động tới các hội viên trong cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục... Mọi
tổ chức đó và không một tổ cá nhân và tổ chức đang sống và hoạt động trong phạm vi lãnh chức nào có bộ lOMoARc PSD|36215725
máy riêng thổ quốc gia đều phải phục tùng quyền lực và ý chí của nhà để chuyên thực thi quyền nước. Do
đó, nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi lực như nhà nước. Cơ sở xã
tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.
hội và phạm vi tác động của
- Nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để các tổ chức xã hội khác đều
chuyên thực thi quyền lực nhà nước, họ tham gia vào bộ máy hẹp hơn nhà nước, chỉ tới nhà
nước để làm hình thành nên một hệ thống các cơ quan nhà một bộ phận của dân cư. nước từ
trung ương tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế như quân đội, cảnh sát, tòa án...
- Nhờ có quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mànhà nước có thể điều hành và
quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã
hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
Về quản lí Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ - Các tổ chức xã hội khác dân Nhà nước
luôn lấy việc quản lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm thường tập hợp và quản lý cư/thành xuất phát. Người
dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới dân cư theo mục đích, chính viên tính... cứ sống trên một khu
vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, quản lý của một nhà nước nhất định và do vậy,
họ thực hiện độ tuổi hoặc giới tính.. quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi mà họ cư trú. - Nhà nước thực
hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình cũng theo địa bàn cư trú của họ hay theo
các đơn vị hành chính - lãnh thổ. Nó phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo các đơn vị đó.
Về tham - Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia - Các tổ chức xã hội khác gia đối Chủ quyền
quốc gia là khái niệm chỉ quyền quyết định tối cao chỉ được thành lập, tồn tại nội, đối của quốc gia trong
quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết và hoạt động một cách hợp ngoại trong quan hệ đối ngoại. Nhà
nước là đại diện chính thức cho pháp khi được nhà nước cho toàn quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội
và đối ngoại. phép hoặc công nhận, đồng - Trong quan hệ đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt thời
chỉ có thể nhân danh buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá chính tổ chức đó khi tham
nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức xã hội gia vào các quan hệ đối nội, khác được thành
lập và hoạt động hoặc nhà nước công nhận sự đối ngoại và chỉ dược tham tồn tại và hoạt động hợp pháp của
các tổ chức xã hội khác. gia vào quan hệ đối ngoại - Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn quyền xác
định và nào mà nhà nước cho phép. thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của mình.
Về ban - Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ - Các tổ chức xã hội khác hành các
quản lý xã hội chỉ có quyền ban hành các văn bản - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị
bắt quy định dưới dạng điều lệ, pháp lí buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá chỉ thị,
nghị quyết có giá trị nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhà nước bắt buộc phải tôn trọng và
bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: thực hiện với các hội viên tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực trong tổ chức; đồng thời bảo hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng
các biện pháp cưỡng chế đảm cho các quy định đó nhà nước.
được thực hiện bằng sự tự
- Nhà nước sử dụng pháp luật đế quản lý xã hội, điều chỉnh các giác của các hội viên và quan
hệ xã hội theo mục đích của nhà nước và pháp luật là một bằng các hình thức kỷ luật trong
những công cụ quản lý có hiệu quả nhất của nhà nước của tổ chức.
Về thu - Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế Các tổ chức xã hội khác thuế Thuế là khoản tiền hay
hiện vật mà người dân buộc phải nộp hoạt động trên cơ sở nguồn cho nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhà nước là một bộ kinh phí do các hội viên máy được tách ra khỏi lao động sản xuất trực tiếp để chuyên
đóng góp thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó phải được nuôi dưỡng từ nguồn của cải do dân cư đóng
góp, không có thuế bộ máy nhà nước không thể tồn tại được và thuế luôn là quốc sách của mọi nhà nước. lOMoARc PSD|36215725
Thuế còn là nguồn của cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống. Ngoài thuế, nhà nước
còn có quyền phát hành tiền, công trái, vì thế, nhà nước có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang
trải cho các hoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội, mà còn có thể hỗ trợ một phần kinh phí
hoạt động cho một số tổ chức khác.
4. Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân”.
Nhà nước của dân là nhà nước có những tính chất sau:
1. Dân là chủ, dân làm chủ, nhân dân là chủ thể có quyền quyết định những vấn đề cơ bản, quan
trọng của đất nước: “Nhà nước của dân” là khái niệm thể hiện quyền sở hữu của nhân dân đối với
nhà nước, nhân dân có quyền của một chủ sở hữu. Nhân dân có quyền tham gia, quyết định những
vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước, ví dụ: tham gia quá trình ban hành Hiến pháp, tham gia
đóng góp cho các dự thảo Luật…
2. Nhân dân là chủ thể của QLNN: Quyền lực của nhà nước không tự nhiên phát sinh, quyền lực
đó được người dân trao cho. Người dân tin tưởng chủ thể nào thì người dân trao quyền cho chủ
thể đó thay mặt họ để thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội. Chính vì vậy, người dân hoàn toàn có
khả năng tước đi quyền lực mà nhà nước có khi nhà nước không cho người dân thấy sự nỗ lực, tận
tâm hết mình thực hiện nhiệm vụ. Biểu hiện của khả năng tước đi quyền lực là việc người dân có
thể nổi dậy chống lại nhà nước. Khi người dân đã nổi dậy chống lại nhà nước, dù nhà nước có
kháng cự hay không thì việc nhà nước đó sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhà nước do dân là một nhà nước:
1. Do nhân dân đấu tranh cách mạng để mở đường cho việc hình thành: Nhà nước muốn được
thành lập thì bao giờ cũng phải trải qua đấu tranh, đây là quy luật tất yếu của lịch sử. Việc nhân
dân đấu tranh cách mạng thể hiện sự khao khát có được một chính quyền nhà nước do chính tay
họ lập nên để thay mặt họ bảo vệ quyền lợi cho xã hội, quản lý xã hội.
2. Do nhân dân bầu ra: Khi nhân dân tin tưởng vào nhà nước, người dân sẽ đồng lòng ủng hộ cho chính quyền đó;
3. Do nhân dân kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến: Nhà nước được thành lập do nhân dân nên
nhân dân phải có quyền kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến vào hoạt động của nhà nước. Đây là
cách để người dân kiểm soát quyền lực mà họ trao cho nhà nước;
4. Do nhân dân đóng góp trí tuệ, sức người, sức của: Nhà nước là của dân, do dân lập nên, vì vậy,
nhân dân có quyền đóng góp trí tuệ, công sức, của cải vật chất vào việc xây dựng, phát triển nhà
nước ngày một tốt hơn. Bởi vì nhà nước càng tiến bộ, phát triển thì khả năng quản lý, bảo đảm
quyền lợi cho nhân dân sẽ càng tốt hơn.
Nhân dân cũng có thể tham gia vào bộ máy nhà nước bằng con đường bầu cử, tuyển dụng, bổ
nhiệm..., pháp luật thừa nhận quyền tham gia vào bộ máy nhà nước cho mọi công dân có đủ điều kiện.
Nhà nước vì dân là nhà nước:
1. Có mọi (đa số, phần nhiều) chính sách, pháp luật, hoạt động hướng tới đảm bảo quyền lợi
chonhân dân: Nhân dân trao quyền cho nhà nước vì nhân dân tin rằng nhà nước sẽ đảm bảo quyền
lợi cho họ. Việc đảm bảo quyền lợi trước tiên thể hiện ở cơ chế ban hành những chính sách tiến
bộ, ban hành hệ thống pháp luật đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân. Từ đó, tăng niềm
tin của nhân dân với nhà nước, tăng động lực đóng góp của nhân dân cho nhà nước;
2. Biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau, giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội: Trongxã
hội bao giờ cũng tồn tại những giai cấp, tầng lớp và những nhóm lợi ích khác nhau. Việc của nhà lOMoARc PSD|36215725
nước là phải làm sao kết hợp, dung hoà được những nhóm lợi ích khác nhau, từ đó đảm bảo quyền
lợi chung cho đa số người dân;
5. Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước. Phân loại chức năng của nhà nước. Trình bày
hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước.
Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ
của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong những giai đoạn
phát triển của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn, chức năng nhà nước là những việc nhà nước phải
làm và nhà nước có thể làm được, những công việc đó gắn liền với tính chất vốn có, sự tồn tại và
phát triển của nhà nước. Như vậy, chức năng của nhà nước là mặt hoạt động cơ bản, thường xuyên
và ổn định của nó. Phân loại chức năng nhà nước
* Căn cứ vào phạm vỉ hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân thành các chức
năng đối nội và các chức năng đối ngoại:
- Các chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các
cánhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp,
chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Các chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với
cácquốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng
thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
* Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được
phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là một
chức năng của nhà nước. Chẳng hạn:
- Chức năng kinh tế: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng
nàynhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
- Chức năng xã hội: Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí các
vấnđề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, thu nhập
của người dân, phòng chống thiên tai... Đây là các hoạt động góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích
chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội. - Chức
năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp
bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
- Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Đây là chức năng đặc trưng của các nhà nước chủnô,
nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các nhà nước đó
thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt
sự nô dịch đối với các dân tộc khác.
- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chứctrong
xã hội: Đây là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng này, nhà nước phải sử
dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm
pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
- Chức năng bảo vệ đất nước: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây, nhiều nhà
nướcthường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn tìm cách
áp đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt
động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài. lOMoARc PSD|36215725
- Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm thiết lậpcác
quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá... với các quốc gia khác để trước hết phát triển kinh tế, văn hoá,
giáo dục... trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.
Ngoài các cách phân loại nêu trên, chức năng nhà nước còn có thể được phân loại theo những căn
cứ khác. Chẳng hạn, dựa vào bản chất của nhà nưóc, chức năng của nhà nước được phân chia
thành các chức năng thể hiện tính giai cấp và các chức năng thể hiện tính xã hội; dựa vào mục đích
thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng cai trị và chức năng phục vụ; dựa
vào hình thức thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng lập pháp, chức năng
hành pháp, chức năng tư pháp...
Về phương thức thực hiện chức năng nhà nước, bao gồm hình thức thực hiện và phương pháp
(biện pháp) thực hiện. Hình thức thực hiện chức năng nhà nước bao gồm: xây dựng pháp luật, tổ
chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật. Ba hoạt động này phải được tách bạch rõ ràng để tạo
nên sự phân định rõ thẩm quyền của các CQNN trong việc thực hiện chức năng nhà nước. Việc
phân chia rõ ràng các hình thức thực hiện pháp luật cũng là tiền đề để chuyên môn hóa việc thực
hiện chức năng nhà nước của từng cơ quan cụ thể. Bên cạnh đó, các hình thức này tuy độc lập
nhưng cũng phải phối hợp nhuần nhuyễn, nhịp nhàng với nhau để không làm xơ cứng, máy móc
hoạt động thực hiện chức năng nhà nước.
VD1: Ngày nay, thực hiện chức năng nhà nước không còn giao cho một cá nhân quản lý và thực
hiện. Thay vào đó, các hình thức thực hiện chức năng nhà nước được giao cho nhiều cơ quan như
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao… tương ứng với các hình thức cụ thể theo nguyên
tắc phân công, phối hợp QLNN.
Biện pháp thực hiện chức năng nhà nước gồm biện pháp giáo dục, thuyết phục và biện pháp
cưỡng chế. Yêu cầu hiện nay đối với không chỉ riêng Nhà nước Việt Nam là tăng dần biện pháp
giáo dục, thuyết phục và giảm dần biện pháp cưỡng chế. Vì biện pháp giáo dục, thuyết phục là
biện pháp làm cho người dân hiểu và tự nguyện chấp hành quy định của pháp luật, do đó, biện
pháp này tỏ ra hiệu quả trong việc đưa pháp luật của nhà nước vào đời sống, không gây ra phản
ứng tiêu cực như biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, không thể hoàn toàn loại bỏ biện pháp cưỡng
chế, đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa nghĩa xã hội. Biện pháp cưỡng chế mang lại
hiệu quả nhanh chóng, đối tượng bị tác động phải ngay lập tức ứng xử theo ý chí của nhà nước. Ở
góc độ nào đó, biện pháp cưỡng chế cũng có tác động giáo dục đến các chủ thể khác trong xã hội.
- Phương pháp thuyết phục: là cách thức theo đó nhà nước vận động, khuyến khích, tạo đk chocác
chủ thể thực hiện một cách tự giác
- Phương pháp cưỡng chế: là cách thức mà theo đó các nội dung, yêu cầu của nhà nước được cácđối
tượng có liên quan thực hiện một cách bắt buộc.
6. Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức
theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
7. Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho ví dụ.
Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được
tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện QLNN. Cơ quan
nhà nước có một số đặc điểm sau:
1. Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận thenchốt,
thiết yếu của nhà nước: Theo từ điển tiếng Việt, bộ phận là phần làm nên một chỉnh thể, cơ bản là lOMoARc PSD|36215725
“coi như là nền gốc”, như vậy, bộ phận cơ bản là một phần coi như nền gốc để tạo nên một chỉnh
thể. Vì vậy, chỉ những phần là nền gốc mà khi thiếu bộ phận đó, bộ máy nhà nước bị khiếm khuyết
thì bộ phận đó mới được coi là CQNN. Ví dụ: Chính phủ, Quốc hội, Toà án là những CQNN. Như
vậy, có một số bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước nhưng vai trò của nó không phải then chốt,
bỏ nó đi thì bộ máy nhà nước vẫn có thể tồn tại đúng nghĩa, ví dụ như các bộ phận tham mưu, giúp
việc cho chính phủ, các trường, học viện...
2. Cơ quan nhà nước được thành lập theo những cách thức và trình tự khác nhau: Ở trong những
nhà nước khác nhau thì CQNN lại được thành lập theo những cách thức khác nhau, có thể là thế
tập, tiến cử, bầu cử, bổ nhiệm. Ví dụ: Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra.
3. Tổ chức và hoạt động của CQNN do pháp luật quy định: Do các CQNN được thay mặt nhà
nước sử dụng QLNN nên yêu cầu phải có những quy định chặt chẽ về tổ chức, hoạt động của
những cơ quan này để đảm bảo hoạt động một cách nguyên tắc, quy củ, không lạm quyền. Ví dụ:
Luật Tổ chức Quốc hội quy định rõ về tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
4. Mỗi cơ quan có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định và đượctrao
những quyền năng tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn7F 8 : Bộ máy nhà
nước là hệ thống những CQNN được thành lập để thực hiện chức năng nhà nước, vì vậy, những
cơ quan này cần có những quyền năng nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình. Các quyền năng đó được gọi là thẩm quyền của cơ quan nhà nước, có thể hiểu đơn giản là
toàn bộ những việc mà cơ quan nhà nước được làm, phải làm. Thẩm quyền của CQNN được trao
đều phải thông qua pháp luật để đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước với các cơ quan này. Ngoài
ra, thẩm quyền của CQNN đều phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật
quy định cho nó. Những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định cho từng cơ quan
chính là giới hạn mà pháp luật đặt ra với thẩm quyền của CQNN, nghĩa là, CQNN chỉ có thẩm
quyền trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó. Ví dụ: Chính phủ là
CQNN có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều 96 Hiến pháp 2013, có cơ cấu, tổ chức,
hoạt động quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Chính phủ. Ngoài những nhiệm vụ quyền hạn nêu
trên, Chính phủ không có bất kỳ nhiệm vụ, quyền hạn hay chức năng nào khác. Trong quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chính phủ được trao quyền năng quyết định
hay kiểm tra, giám sát nhưng chỉ trong phạm vị chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. a –
Căn cứ vào thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ
– Cơ quan nhà nước ở trung ương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ, ví
dụ:Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao…
– Cơ quan nhà nước ở địa phương là cơ quan có thẩm quyền hoạt động trong phạm vi một
địaphương. Ví dụ: Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân các địa phương… b – Căn cứ vào
chức năng của các cơ quan nhà nước
– Cơ quan lập pháp là cơ quan ban hành luật. Ví dụ: Quốc hội hay Nghị viện.
– Cơ quan hành pháp là cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật. Ví dụ: Chính phủ, Nội các.
– Cơ quan tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật. Ví dụ: Tòa án.c Căn cứ vào thời gian hoạt động
– Cơ quan thường xuyên là cơ quan được thành lập để thực hiện những công việc thường xuyêncủa
nhà nước, tồn tại thường xuyên trong bộ máy nhà nước.
– Cơ quan lâm thời là cơ quan được thành lập để thực hiện những cồng việc có tính chất nhấtthời
của nhà nước, sau khi thực hiện xong công việc đó nó sẽ tự giải tán, ví dụ, Ủy ban sửa đổi Hiến
pháp, các cơ quan bầu cử ở nước ta…
d Căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng, các cơ quan nhà nước lOMoARc PSD|36215725
– Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân để thực
thiquyền lực nhà nước.
– Nguyên thủ quốc gia là cơ quan đứng đầu nhà nước, đại diện chính thức cho nhà nước trongcác
quan hệ đối nội và đối ngoại.
– Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan được hình thành từ cơ quan quyền lực nhà nước, thựchiện
chức năng quản lý, điều hành công việc hàng ngày của đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
– Cơ quan xét xử có chức năng xét xử các vụ án.
– Cơ quan kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp8. Phân
tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc này bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Quyền lực nhà nước được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau như quyền lập
pháp,quyền hành pháp, quyền tư pháp và được trao cho các CQNN khác nhau thực hiện một cách
độc lập, mỗi cơ quan chỉ thực hiện một loại quyền, không một cơ quan nào nắm trọn vẹn QLNN,
cũng như không một cơ quan nào có thể “lấn sân” sang hoạt động của cơ quan khác. Thực chất
của sự phân chia quyền lực là sự phân định một cách rạch ròi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các CQNN, đồng thời bảo đảm sự chuyện môn hóa trong việc thực hiện QLNN. Các cơ quan lập
pháp hành pháp, tư pháp đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở pháp luật.
2. Giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có sự kiềm chế, đối trọng với nhau
theophương châm không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát từ phía cơ quan khác
nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán hoặc thiếu trách nhiệm trong việc
thực hiện QLNN, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức
trong xã hội cũng như có thể tránh được những mối nguy khác. Sự kiểm soát, giám sát lẫn nhau
giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng thể hiện sự phối hợp với nhau nhằm tạo nên
sự thống nhất của QLNN. Ở các nhà nước tư sản, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể,
việc áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không hoàn\ toàn
giống nhau. Thực tế cho thấy, có thể có ba mô hình áp dụng nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước tư sản, đó là mô hình phân quyền cứng rắn, mô hình phân quyền mềm
dẻo, mô hình phân quyền hỗn hợp (trung gian).
Sự khác nhau giữa ba mô hình này thể hiện ở cơ cấu các thiết chế quyền lực tối cao, địa vị của
từng thiết chế cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước, sự
phân chia QLNN không chỉ giới hạn ở việc phân quyền theo chiều ngang (lập pháp, hành pháp, tư
pháp) mà còn diễn ra theo chiều dọc, giữa nhà nước liên bang với nhà nước thành viên, giữa chính
quyền trung ương với chính quyền địa phương giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau.
Giá trị của nguyên tắc:
1. Ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán hoặc thiếu trách nhiệm trong
việcthực hiện QLNN, qua đó bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ
chức trong xã hội cũng như có thể tránh được những mối nguy khác. Đây chính là giá trị cốt lõi
mà nguyên tắc này đem lại;
2. Đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước: Khi các
CQNN được trao những quyền năng khác nhau và thêm vào đó là quyền năng giám sát, kiềm chế,
làm đối trọng với các cơ quan khác, những cơ quan này sẽ phải hoạt động cẩn thận, tuân thủ quy
định pháp luật bởi luôn có cơ chế giám sát hiện diện. Khi các CQNN tự giác tuân thủ pháp luật và lOMoARc PSD|36215725
sử dụng quyền lực một cách đúng đắn thì hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội sẽ được cải thiện;
3. Củng cố niềm tin của người dân vào một máy nhà nước trong sạch, hiệu quả: Do QLNN không
nằm trọn vẹn trong tay bất kỳ cơ quan nào nên việc lạm dụng QLNN sẽ không thể diễn ra giống
như trong nhà nước chủ nô hay nhà nước phong kiến. Quyền năng được phân chia thì vẫn có khả
năng các cơ quan nắm giữ các quyền năng này lạm quyền. Tuy nhiên, cơ chế đối trọng giữa các
cơ quan được áp dụng giúp minh bạch hoá và tạo hiệu quả quản lý. Khi nhà nước hoạt động hiệu
quả, niềm tin của nhân dân vào nhà nước sẽ được củng cố, duy trì và phát triển.
9. Phân tích nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.
Nội dung của nguyên tắc:
- Nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp và pháp luật (nguyêntắc
pháp chế) là nguyên tắc đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không thể tiến
hành một cách tùy tiện, độc đoán theo ý chí cá nhân của người cầm quyền mà phải dựa trên cơ sở
các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Hầu hết các nhà nước đương đại đều có Hiến pháp và pháp luật quy định khá đầy đủ về cơ
cấubộ máy nhà nước, trình tự thành lập mới, giải thể, chia tách, sáp nhập một CQNN, cơ cấu của
nó, vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm các thành viên trong cơ quan đó… đều phải được tiến hành theo
đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- Về mặt hoạt động, nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và nhân viên nhà nước phải thực
hiệnđúng đắn, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo đúng trình tự, thủ tục đã
được Hiến pháp và pháp luật quy định, mọi sự VPPL của nhân viên và CQNN đều phải xử lý theo pháp luật....
- Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.Tuy
nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này ở các nhà nước tư sản không hoàn toàn nhất quán mà có sự
thay đổi qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đối với Nhà nước Việt Nam, đây cũng
là một nguyên tắc hiến định và được ghi nhận trong Hiến pháp ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn.
Giá trị của nguyên tắc:
- Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nướchiện đại. Nếu như trong các kiểu nhà nước chưa có Hiến pháp và pháp luật mang tính chủ
quan của giai cấp thống trị, bộ máy nhà nước thường có kết cấu lộn xộn, chồng chéo chức năng,
nhiệm vụ. Hoạt động của các cơ quan này cũng còn tuỳ tiện và chịu sự chi phối của nhà cầm
quyền. Chính vì vậy, không thể tránh khỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước gây
phương hại đến lợi ích của nhiều cá nhân tổ chức trong xã hội, thậm chí là lợi ích của chính bản
thân nhà nước. Do đó, ngay từ khi nhà nước tư sản còn chưa ra đời, người ta đã nghĩ rằng cần phải
có công cụ để chống lại sự tuỳ tiện của bộ máy nhà nước. Khi nhà nước tư sản và nhà nước xã hội
chủ nghĩa ra đời, Hiến pháp và pháp luật cùng với các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước cũng theo đó ra đời, trở thành công cụ hiệu quả để chống lại sự tuỳ tiện của bộ máy
nhà nước. Trong đó, nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo cho Hiến pháp và
pháp luật được thực thi trên thực tế. Khi đó, bộ máy nhà nước không thể nằm ngoài phạm vi điều
chỉnh của Hiến pháp và pháp luật, nhờ đó mà tránh được sự tuỳ tiện trong tổ chức và hoạt động của các CQNN này.
- Ngoài ra, nguyên tắc này tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên
hiệuquả, qua đó củng cố niềm tiên của nhân dân vào một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
10. Phân tích khái niệm hình thức chính thể. Trình bày các dạng chính thể cơ bản, cho ví dụ. lOMoARc PSD|36215725
Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước,
xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và nhân dân. Xem xéthình thức
chính thể của một nhà nước nào đó là xem xét trong nhà nước đó quyền lực tối cao của nhà nước
được trao cho cơ quan nào, cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan đó, quan hệ giữa cơ quan đo
với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước, sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó
Căn cứ vào những nội dung này, có thể chia hình thức chính thể thành hai dạng cơ bản là chính thể
quản chủ và chính thể cộng hoà
Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trong toàn bộ hoặc một
phần vào tay một cá nhân. Trong chính thể quân chủ về mặt pháp là người đứng đầu nhà nước
được coi là người có quyền lực cao nhất của nhà nước Thông thường. nhà vua lên ngôi bảng con
đường của truyền con nối. Trên thực tế cũng có những trường hợp nhà vua lên ngôi cao được chỉ
định, suy tôn bầu cử, tự xưng. Tuy nhiên, thường các triều vua sau phương thức truyền kế ngôi
vua lại được củng cố và duy trì. Vua thường tại vì suốt đời nếu không bị truất ngôi hay tự nhường ngôi
Chính thể quân chủ bao gồm nhiều dạng với những đặc trưng khác nhau, trong đó có hai dang cơ bản
là quản chủ tuyệt đói và quản chủ hạn chế.
Quân chủ tuyệt đối là chính thể mà trong đó nhà vua cỏ quyền lực tổ cao và vô hạn trong cả ba
lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không chịu một sự hạn
chế nào. Đây là hình thức chính thể mà nhà vua là người ban hanh pháp luật, chỉ huy việc thực
hiện pháp luật và cũng là vị quan tòa tối cao, vua còn có thể có cả quyền lực trong lĩnh vực tôn
giáo, tỉ lễ, có những nghi lễ mà chỉ nhà vua mới được phép chủ trì
VD: Phương Đông thời phong kiến, các nhà nước hầu hết dưới hình thức chính thể quân chủ
tuyệt đối như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,…
Quân chủ hạn chế là chính thể mà trong đó nhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực tổ cao của
nhà nước, bên cạnh vua còn có cơ quan khác để chia sẻ quyền lực với vua. Trong chính thể này,
nhà vua có thể chỉ nắm giữ quyền lực thi của nhà nước trên danh nghĩa, thực tế nhà vua có thể bị
hạn chế một hoặc tất cả trong các quyền lập pháp hành pháp tư pháp. Cùng nắm giữ quyền lực
tối cao của nhà nước với nhà vua còn có thể có các cơ quan như nghị viện, chính phủ. Chính thể
quản chủ hạn chỉ có các dạng điển hình là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp, quân
chủ đại nghị (quân chủ nghị viện)
VD: một số nước hiện nay là Vương quốc Thái Lan, Vương quốc Anh,
Cộng hoà là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ quan (tập thể)
đại diện của nhân dân. Mỗi nhà nước có thể có quy định nêng về trình tự, thủ tục thành lập,
nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan này. Thực tế cho thấy, cơ quan này thưởng có tên gọi là quốc
hội, nghị viện , thương được thành lập ra bảng con đường bầu cử và hoạt động trong một thời
hạn nhất định được gọi là nhiệm kì.
Tuỳ theo đổi tượng được quyền tham gia vào việc thành lập cơ quan tối cao của nhà nước, chính
thể cộng hòa được chia thành hai dạng khác nhau là cộng hoà quy tộc và công hoà dân chủ, Cộng lOMoARc PSD|36215725
hoà quý tộc là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp quý tộc
Nhà nước Cộng hòa Athens: là nhà nước hình thành bằng con đường bầu cử hoạt động theo
nhiệm kì. Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò
để chỉ ra người có hành vi quá khích không có lợi cho nền dân chủ quy định các trách nhiệm của
nhà soạn luật, bầu cử các quan chức bằng hình thức bốc thăm.
Cộng hoà dân chủ là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. VD: Nhà nước La Mã từ thế kỷ thứ IV- thế kỷ thứ I TCN.
11. Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước. Trình bày các dạng cấu trúc nhà nước cơ
bản, cho ví dụ.
Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn v hành chủ
nh - lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chủ nh quyền nhà nước với nhau. Như vậy.
khu xem xét hình thức cấu trúc của một nhà nước là xem xét cách thức cảu tạo nhà nước thành
các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, địa vị của chính quyền mỗi cấp cũng như
quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được
chia thành hai dang cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước lên bang. ngoài ra có thể có một
dạng cầu trúc nhà nước không có bản là nhà nước liên minh,
Nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc nhà nước truyền thỏng và rất phổ biến trên thế giới, tuy
nhiên hình thức cấu trúc này rất đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội
Nhìn chung, nhà nước đơn nhất có đặc điểm cơ bản là chủ quyền quốc gia do chính quyền trung
ương cảm giữ, đa phong là những đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền, cả nước có lOMoARc PSD|36215725
một hệ thông chính quyền và một hệ thông pháp luật, quan hệ giữa chính quyền trung ương với
chính quyền địa phương và chính quyền địa phương các cấp là quan hệ giữa cấp trên và dưới
Các nhà nước đơn nhất tiêu biểu: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật bản, Thái
Lan, Pháp, Anh, Brunei Darussalam, Cu ba, Lào…
Nhà nước lên bang được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn, nhà nước
liên bang có thể được hình thanh từ việc các nhà nước đơn nhất từ nguyện liên kết với nhau, có
thể thông qua con đường xâm chiếm, mua bán lãnh thổ, cũng có thể từ một nhà nước đơn nhất
được liên bang hóa. Bởi vậy, hình thức cấu trúc nhà nước liên bang cũng rất đa dạng và phức
tạp. Ở mức độ chung nhát, có thể thấy nhà nước liên bang có đặc điểm cơ bản là chủ quyền
quốc gia vừa do chính quyền liên bang vừa do chính quyền các bang nắm giữ, có sự phân chia
quyền lực gia chính quyền liên bang và chính quyền các bang, sự phân chia này có thể diễn ra
trên một số hoặc cả ba lĩnh vực là lập pháp hành phap, tư pháp, các bang tự tổ chức chính quyền
của bang minh, tự ban hành pháp luật cho bang minh, cả nước tồn tại nhiều hệ thống chính
quyền, nhiều hệ thống pháp luật song song của liên bang, mỗi bang…
Ví dụ: Thụy Sỹ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên
bang được phân thành ba cấp như sau: chính quyền liên bang (confederation), chính quyền bang
(canton) và chính quyền xã (commune).
Cần lưu ý là, trong nhà nước đơn nhất có thể có yếu tố liên bang, ngược lại, trong nhà nước liên
bang có thể có yếu tố đơn nhất. Chẳng hạn, ở một số nhà nước liên bang, một số khu vực lãnh
thổ đặt dưới sự cai quản trực tiếp của chính quyền liên bang đó, chỉ có một hệ thống chính
quyền, công dân chỉ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống phap luật. Ngược lại, ở một số nhà
nước đơn nhất, có những địa phương, quyền lực nhà nước được tổ chức tương tự như một bang
trong nhà nước liên bang, riêng vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ thuộc thẩm quyền
của chính quyền trung ương
Ngoài hai dạng cấu trúc nhà nước cơ bản trên còn có dang cảu trúc nhà nước không cơ bản đó là
nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước nhằm thực hiện một số mục tiêu
nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước lên mình có thể tự giải tán hoặc có
thể phát triển thành nhà nước liên bang
Ví dụ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ năm 1776 đến năm 1787 là nhà nước liên minh sau đó trở
thành nhà nước liên bang. Liên minh châu Âu (EU) hiện nay. Nhà nước liên minh có thể có bộ
máy nhà nước và hệ thống pháp luật chung cho toàn liên minh, tuy nhiên, các nhà nước thành
viên vẫn có chủ quyền hoàn toàn trong cả nh vực đòi nói và đội ngoại
12. Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang, cho ví dụ. Nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang Định nghĩa
Cấu trúc đơn nhất là hình thức của nhà Cấu trúc liên bang là hình thức của nhà nước mà
nước mà theo đó chỉ tồn tại duy nhất một nhà trong đó nhà nước liên bang được tạo thành từ
nước trên phạm vi quốc gia, nắm giữ và thực hiện nhiều nhà nước thành viên (bang). Tại nhà nước
chủ quyền quốc gia. Trong nhà nước đơn nhất, địa liên bang, các bang từ bỏ một phần chủ quyền quốc
gia của mình để tạo thành chủ quyền quốc
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
phương là các đơn vị hành chính cấp gia của toàn liên bang. dưới
của trung ương, không có chủ quyền quốc gia.
Con đường Cấu trúc đơn nhất là cấu trúc kinh Có thể nói nhà nước liên bang chỉ xuất hiện sau hình thành điển,
truyền thống của nhiều nhà nước khi nhà nước tư sản ra đời8F 9 . Nhà nước liên trên thế giới. Đây là cấu trúc
xuất hiện bang được hình thành bằng 03 con đường chủ yếu, đầu tiên và khá phổ biến trên thế giới. đó là:
Nhà nước đơn nhất được ra đời dựa - Các nhà nước đơn nhất tự nguyện gia nhập nhà trên
nhu cầu tập trung chủ quyền quốc nước liên bang (VD: 13 bang đầu tiên của Hoa gia của
chính quyền trung ương. Kỳ, 15 nước cộng hoà Xô viết thuộc Liên Xô);
- Mua bán, xâm chiếm lãnh thổ (VD: bangFlorida,
Louisiana, Alaska là Mỹ mua của các nước khác);
- Liên bang hoá nhà nước đơn nhất (VD: TiệpKhắc cũ, Vương quốc Bỉ).
Chủ thể nắm Chủ quyền quốc gia do chính quyền Chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên giữ chủ quyền
trung ương nắm giữ. bang, vừa do chính quyền các bang nắm giữ. Tuy quốc gia VD: Cộng hoà Pháp là nhà
nước đơn nhiên, các bang từ bỏ một phần chủ quyền quốc nhất. Chính quyền trung ương trực gia của mình để
tạo thành chủ quyền quốc gia của tiếp nắm giữ chủ quyền quốc gia, liên bang. Nói cách khác, chỉ có chính
quyền liên quyết định tối cao và độc lập không bang mới nắm giữ chủ quyền quốc gia đầy đủ, phụ thuộc vào
bất kỳ cá nhân, tổ chức mới có thẩm quyền nhân danh toàn liên bang để nào về mọi vấn đề đối nội và đối ngoại
thực hiện các chức năng nhiệm vụ ở quy mô quốc của nhà nước. Trong khi đó các địa gia, quốc tế. phương
không có khả năng như vậy và Ví dụ: Tại Hợp ch úng quốc Hoa Kỳ, chính quyền phụ thuộc vào chính quyền
trung liên bang và chính quyền các bang đều nắm giữ ương. chủ quyền quốc gia, cụ thể: chính quyền liên bang
nắm giữ chủ quyền quốc gia của toàn liên bang, chính quyền mỗi bang nắm giữ chủ quyền quốc gia của bang
mình (trừ ngoại thương và quốc phòng). Do đó, các bang đều độc lập trong việc quyết định các vấn đề đối nội,
đối ngoại không thuộc thẩm quyền của liên bang
Quan hệ giữa Quan hệ giữa chính quyền trung ương Có sự phân chia quyền lực giữa liên bang và bang, các
cấp chính với chính quyền địa phương và các thể hiện rõ trong cả 03 lĩnh vực lập pháp, hành quyền với cấp
chính quyền địa phương là cấp pháp và tư pháp. Quan hệ giữa các bang với nhau nhau trên với cấp dưới, địa
phương phục là quan hệ bình đẳng. tùng trung ương, chính quyền địa - Ví dụ: Hiến pháp Nga thừa nhận các
chủ thể liên phương cấp dưới phục tùng chính bang bình đẳng với nhau, nghĩa là quan hệ giữa q uyền địa
phương cấp trên. các bang với nhau không phải là cấp trên cấp - Ví dụ: Ở Việt Nam, chính quyền ở dưới. Cũng
theo bản hiến pháp này, thẩm quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) phục của chính quyền liên bang được quy
định trong tùng trung ương; chính quyền cấp tỉnh hiến pháp liên bang, hiến pháp của các nước cộng là cấp trên
của cấp huyện và cấp xã, hoà thành viên quy định về thẩm quyền cụ thể của chính quyền cấp huyện là cấp trên
của từng nước cộng hoà mà không có trong hiến pháp cấp xã. liên bang, đồng thời, chính quyền liên bang không
được thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thuộc
thẩm quyền của các nước cộng hoà.
Ở Hoa Kỳ, các bang không có thẩm quyền trong
lĩnh vực quốc phòng và ngoại. Trong nghị viện Hoa Kỳ, mỗi bang luôn có 02 thượng nghị sĩ trong thượng viện
và ít nhất 01 hạ nghị sĩ trong hạ viện. Số lượng hệ Các nhà nước đơn nhất chỉ có duy Nhà nước liên bang tồn
tại song song nhiều hệ thống CQNN nhất 01 hệ thống CQNN từ trung ương thống CQNN. Một bộ máy nhà
nước chung của đến địa phương. liên bang có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ Ví dụ: Việt Nam, Pháp,
Trung Quốc… đất nước và mỗi bang có một bộ máy nhà nước chỉ có một hệ thống CQNN từ trung riêng có
thẩm quyền trong phạm vi bang đó.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
ương đến địa phương. Địa phương
Ví dụ: Tại Mỹ tồn tại bộ máy nhà nước của liên
không được phép thành lập chính bang hoạt động song song với bộ máy nhà nước quyền
riêng. của 50 bang thành viên.
Tương tự, tại Nga, 23 nước cộng hoà thành viên
cũng tự tổ chức chính quyền riêng của mình. Số lượng hệ Chỉ có duy nhất một hệ thống pháp Cả nước tồn tại
song song nhiều hệ thống pháp thống pháp luật áp dụng trên toàn quốc. Cả nước luật, một hệ thống pháp luật
của liên bang và luật trong một chỉ có 01 bản hiến pháp. Địa phương nhiều hệ thống pháp luật của các bang.
Tương ứng quốc gia chỉ được phép ban hành các quy định với đó là nhiều bản hiến pháp cùng tồn tại. Ví dụ:
nhằm hướng dẫn chi tiết, áp dụng theo Điều 5 Hiến pháp Nga: Nước cộng hoà (nhà VBQPPL do trung ương
ban hành. Ví nước) có hiến pháp và pháp luật riêng. Khu; tỉnh; dụ: Việt Nam chỉ có một hệ thống thành phố
trực thuộc trung ương; tỉnh tự trị; vùng pháp luật duy nhất. Cả nước chỉ có tự trị có hiến chương và pháp luật
của mình. quy nhất 01 bản Hiến pháp 2013. Cơ quan có quyền lập pháp duy nhất là Quốc hội, không có một
CQNN nào ở địa phương được phép ban hành luật, pháp lệnh...
Cách thức Thông thường, các nhà nước đơn nhất Nhà nước liên bang được chia thành các bang, phân chia đơn
phân chia thành cấp trực thuộc trung tương ứng với đó là chính quyền liên bang và vị hành chính ương, dưới
cấp trung ương là một chính quyền từng bang. Bang là cấp chính quyền lãnh thổ hoặc nhiều cấp trung gian và
cuối ngay dưới cấp liên bang, các bang có cách tổ chức cùng l cấp cơ sở. Các cấp chính quyền chính quyền địa
phương của riêng mình. Mỗi bang được phân chia tương ứng với đơn vị mang các đặc điểm của của một nhà
nước, tuy hành chính lãnh thổ của đất nước, tạo nhiên, có một số đặc điểm chỉ có liên bang mới có thành hệ
thống CQNN từ trung ương (VD: phát hành tiền) đến địa phương. Số lượng cấp chính Ví dụ: Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ (The United quyền, tên gọi của từng cấp rất đa States9F 10 of America) là nhà nước liên bang bao
dạng ở các quốc gia khác nhau. gồm 50 bang. Các bang này mang đặc điểm của Ví dụ: CHXHCN Việt Nam
là nhà các nhà nước độc lập.
nước đơn nhất với 04 cấp chính quyền Liên Xô (cũ) bao gồm 15 nước Cộng hoà Xô Viết từ
trên xuống dưới là cấp trung ương, thành viên. Các nước cộng hoà Xô Viết này chính cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã (và là các bang trong nhà nước liên bang. Cộng hoà tương đương).
Liên bang Nga bao gồm 23 nước cộng hoà thuộc liên bang. Ngoài ra Nga còn có một số đơn vị
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
hành chính đặc biệt khác như vùng, tỉnh tự trị...
13. Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước. Trình bày các dạng chế độ chính trị, cho ví dụ. 1. Khái niệm:
Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của luật hiển pháp (bao gồm các nguyên
tắc, quy phạm hiến định và các ngưyên tẳc, quy phạm pháp luật thể hiện trong các nguồn khác của
luật hiến pháp) đế xác lập và điều chỉnh các vấn đề về chỉnh thể và chủ quyền quốc gia, về bản
chất và mục đích của nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân
dân, về tố chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đổi nội, đối ngoại của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Các hình thức
Chế độ chính trị toàn trị
- Một chế độ chính trị trong đó nhà nước hoàn toàn phụ thuộc vào tất cả các lĩnh vực của xã hội
và cá nhân. Đó là sự giám sát của họ rằng chủ nghĩa toàn trị khác với tất cả các hình thức bạo lực
nhà nước khác - chế độ chuyên quyền, chuyên chế, độc tài quân sự, v.v.
Chế độ toàn trị phát sinh trong thế kỷ 20. với tư cách là một chế độ chính trị và là một mô hình đặc
biệt của trật tự kinh tế xã hội, đặc trưng của giai đoạn phát triển công nghiệp, và như một hệ tư
tưởng đưa ra những hướng dẫn rõ ràng cho sự phát triển của người đàn ông mới, một thứ gì đó về
kinh tế và chính trị mới. Đây là một loại phản ứng của cộng đồng người dân Đức về sự phá hủy
nhanh chóng của các cấu trúc truyền thống, mong muốn của họ về sự thống nhất và củng cố khi
đối mặt với sự không chắc chắn đáng sợ.
Hệ thống chính trị của chế độ toàn trị, như một quy luật, là một cơ cấu nhà nước đảng tập trung
cứng nhắc, kiểm soát toàn xã hội, ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ tổ chức chính trị xã hội nào
nằm ngoài sự kiểm soát này. Ví dụ, ở Liên Xô, tại mỗi doanh nghiệp, ở mọi tiểu bang hoặc tổ chức
công cộng, đều có một chi bộ đảng (CPSU).
Dưới chế độ toàn trị, xã hội dân sự hoàn toàn bị nhà nước hấp thụ, và sự kiểm soát ý thức hệ của
đảng cầm quyền được thiết lập đối với chính nhà nước. Hệ tư tưởng thống trị trở thành một lực
lượng thống nhất và huy động mạnh mẽ của xã hội. Anh ấy không ở cùng chúng tôi thì chống lại
chúng tôi - Đây là một trong những khẩu hiệu không cho phép bất kỳ ý kiến \u200b\u200bđa nguyên nào.
Chế độ chính trị độc đoán
Chế độ độc đoán được đặc trưng bởi sự tập trung quyền lực cao; quốc hữu hóa nhiều khía cạnh
của cuộc sống công cộng; chỉ huy và phương pháp quản lý hành chính; đệ trình vô điều kiện lên
nắm quyền; xa lánh nhân dân khỏi quyền lực; ngăn chặn sự đối lập chính trị thực sự; hạn chế tự do báo chí.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Theo chế độ độc đoán, hiến pháp được bảo tồn, nhưng về bản chất nó là tuyên bố. Ngoài ra còn có
một hệ thống bầu cử, nhưng nó thực hiện một chức năng hư cấu theo cấp số nhân. Kết quả bầu cử,
như một quy luật, được xác định trước và không thể ảnh hưởng đến bản chất của chế độ chính trị.
Khác với chế độ toàn trị, chủ nghĩa độc tài không có toàn quyền kiểm soát tất cả các tổ chức công
cộng. Trong ý thức hệ, đa nguyên giới hạn được cho phép nếu nó không gây hại cho hệ thống. Chủ
yếu là những người chống đối tích cực của chế độ phải chịu sự đàn áp. Những người ở vị trí trung
lập không được coi là kẻ thù. Có một số quyền và tự do cá nhân, nhưng chúng bị hạn chế.
Chế độ độc đoán là một trong những loại hệ thống chính trị phổ biến nhất. Theo đặc điểm của nó,
nó chiếm một vị trí trung gian giữa chế độ toàn trị và dân chủ. Do đó, có thể cả trong quá trình
chuyển đổi từ chế độ toàn trị sang dân chủ, và ngược lại, từ dân chủ sang chế độ toàn trị.
Chế độ độc đoán rất đa dạng. Họ khác nhau về mục tiêu và phương pháp giải quyết vấn đề, trong
các hình thức tổ chức quyền lực và có thể phản động, bảo thủ hoặc tiến bộ. Chẳng hạn, các quốc
gia như Chile, Brazil, Hàn Quốc, thông qua chế độ độc tài, đã đi đến một chế độ quyền lực dân chủ.
Chế độ chính trị dân chủ
Đây là một hình thức nhà nước, chế độ chính trị của nó, trong đó người dân hoặc đa số họ (được
coi là) người mang quyền lực nhà nước.
Khái niệm "dân chủ" là nhiều mặt. Dân chủ được hiểu là hình thức tổ chức của nhà nước hoặc tổ
chức, và các nguyên tắc quản trị, và một loạt các phong trào xã hội liên quan đến việc thực hiện
dân chủ, và lý tưởng của cấu trúc xã hội trong đó công dân là trọng tài chính của số phận của họ.
Dân chủ như một cách tổ chức và một hình thức quản lý có thể diễn ra trong bất kỳ tổ chức nào
(gia đình, bộ phận khoa học, đội sản xuất, tổ chức công cộng, v.v.).
Dân chủ gắn liền với tự do, bình đẳng, công bằng, tôn trọng quyền con người, sự tham gia của
công dân vào chính phủ. Do đó, dân chủ với tư cách là một chế độ chính trị thường đối lập với các
chế độ độc tài chuyên chế, toàn trị và độc tài khác.
3. Các loại chế độ chính trị
Trong suốt lịch sử lâu dài về sự tồn tại của nhà nước như một hiện tượng xã hội, bảy loại chế độ
chính trị đã được sử dụng.
Chế độ chuyên chế (từ Hy Lạp. Despoteia - quyền lực vô hạn). Chế độ này là đặc trưng của một
chế độ quân chủ tuyệt đối. Với chế độ chuyên quyền, quyền lực chỉ được thực hiện bởi một người.
Nhưng vì một mình người tuyệt vọng không thể quản lý một người, anh ta buộc phải giao phó một
số công việc quản lý cho một người khác thích sự tin tưởng đặc biệt của anh ta (ở Nga, đó là
Malyuta Skuratov, Menshikov, Arakcheev). Ở phương Đông, người này được gọi là tể tướng. Đằng
sau anh ta, kẻ chuyên quyền chắc chắn để lại các chức năng trừng phạt và thuế.
Ý chí của kẻ chuyên quyền là độc đoán và đôi khi thể hiện không chỉ là chuyên chế, mà còn là
chuyên chế. Điều chính trong một trạng thái chuyên chế là sự vâng lời, sự hoàn thành ý chí của
người cai trị. Nhưng có một lực lượng có thể chịu được ý chí của kẻ chuyên quyền, đây là tôn giáo,
nó cũng là bắt buộc đối với chủ quyền.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Chủ nghĩa chuyên quyền được đặc trưng bởi sự đàn áp tàn bạo của bất kỳ sự độc lập, bất mãn,
phẫn nộ và thậm chí bất đồng của các chủ thể. Các biện pháp trừng phạt được áp dụng trong trường
hợp này gây sốc bởi mức độ nghiêm trọng của chúng, và theo quy định, chúng không tương ứng
với chứng thư, nhưng được xác định một cách tùy tiện. Hình phạt chính được sử dụng thường
xuyên nhất là tử hình. Đồng thời, chính quyền cố gắng cho tầm nhìn của nó để gieo rắc nỗi sợ hãi
trong nhân dân và đảm bảo sự vâng lời của nó.
Chế độ chuyên chế được đặc trưng bởi sự thiếu hoàn toàn quyền của công dân. Việc thiếu các
quyền và tự do cơ bản làm giảm chúng đến vị trí của gia súc. Nó chỉ có thể là về việc đáp ứng nhu
cầu sinh lý, và thậm chí sau đó không đầy đủ.
Chế độ chuyên quyền về cơ bản là một quá khứ lịch sử. Thế giới hiện đại không chấp nhận nó.
Chế độ chuyên chế (từ Hy Lạp - Kẻ hành hạ) được thành lập, như một quy luật, trong lãnh thổ
phải chịu sự chinh phục của quân đội. Nó dựa trên quy tắc một người, tuy nhiên, nó được đặc trưng
bởi sự hiện diện của tổ chức thống đốc, và không phải là tổ chức của một proxy (tể tướng). Sức
mạnh bạo chúa là tàn nhẫn. Trong một nỗ lực để đàn áp cuộc kháng chiến, anh ta thực hiện không
chỉ vì sự bất tuân bày tỏ, mà còn vì ý định được tiết lộ về vấn đề này, đó là, phòng ngừa, để gieo
rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng.
Việc chiếm hữu lãnh thổ và dân số của một quốc gia khác thường gắn liền với bạo lực thể xác và
đạo đức không chỉ đối với người dân, mà còn đối với phong tục của người dân. Khi những người
cai trị mới đưa ra những mệnh lệnh trái ngược với lối sống và suy nghĩ của mọi người, đặc biệt
nếu họ áp đặt các chuẩn mực tôn giáo khác, người dân gặp rất nhiều quyền lực chuyên chế (Đế
chế Ottoman). Luật pháp không hoạt động, bởi vì quyền lực chuyên chế, như một quy luật, không
có thời gian để tạo ra chúng.
Sự cai trị chuyên chế được người dân nhìn nhận là áp bức, và bạo chúa là một kẻ áp bức. Một chế
độ như vậy cũng tồn tại trong giai đoạn đầu phát triển của loài người (Thế giới cổ đại, đầu thời
Trung cổ). So với chế độ chuyên quyền, chuyên chế dường như là một chế độ ít nghiêm trọng hơn một chút.
Chế độ toàn trị có thể được gọi là một quyền lực bao gồm tất cả.
Cơ sở kinh tế của chế độ toàn trị là tài sản lớn: phong kiến, độc quyền, nhà nước. Một nhà nước
toàn trị được đặc trưng bởi sự hiện diện của một ý thức hệ chính thức. Tập hợp các ý tưởng về đời
sống xã hội được thiết lập bởi giới cầm quyền. Trong số những ý tưởng đó, ý tưởng lịch sử chính
của người Viking nổi bật: tôn giáo (ở Iraq, Iran), cộng sản (ở Liên Xô cũ: thế hệ hiện tại sẽ sống
dưới chế độ cộng sản), kinh tế (ở Trung Quốc: để bắt kịp và vượt qua phương Tây qua một bước
nhảy vọt), yêu nước hoặc có chủ quyền và v.v ... Và ý tưởng được hình thành rất phổ biến, đơn
giản, đến mức nó có thể được hiểu và chấp nhận bởi tất cả các thành phần của xã hội, ngay cả
những người ít học nhất. Sự độc quyền của nhà nước trên các phương tiện truyền thông góp phần
hỗ trợ chân thành của chính quyền bởi người dân. Có một đảng cầm quyền tuyên bố mình là lực
lượng hàng đầu trong xã hội. Vì đảng này mang lại cho Thái độ thái độ đúng đắn nhất, nên chính
quyền được trao cho nó: việc sáp nhập các bộ máy của đảng và nhà nước diễn ra.
Chế độ toàn trị được đặc trưng bởi chủ nghĩa trung tâm cực đoan. Trung tâm của hệ thống toàn trị
là người lãnh đạo. Vị trí của anh ấy giống như thần thánh. Ông được tuyên bố là người khôn ngoan
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
nhất, không thể sai lầm, công bằng, không mệt mỏi khi nghĩ về những điều tốt đẹp của mọi người.
Bất kỳ thái độ phê phán nào đối với anh ta đều bị đàn áp dã man. Trong bối cảnh đó, có sự gia tăng
quyền lực của các cơ quan hành pháp. Trong số các cơ quan nhà nước, nắm đấm quyền lực của
người nổi bật (cảnh sát, cơ quan an ninh nhà nước, công tố viên, v.v.). Các cơ quan trừng phạt
không ngừng mở rộng, vì chính họ phải sử dụng bạo lực, mang đặc tính khủng bố thể chất và tinh
thần. Kiểm soát đang được thiết lập trên tất cả các lĩnh vực của xã hội: chính trị, kinh tế, cá nhân,
v.v., và do đó, cuộc sống trong tình trạng như vậy trở nên giống như đằng sau một vách ngăn kính.
Một người bị giới hạn về quyền và tự do, mặc dù chính thức họ thậm chí có thể được tuyên bố.
Một trong những đặc điểm chính của chế độ toàn trị là quân sự hóa. Ý tưởng về sự nguy hiểm của
quân đội, về một "pháo đài bị bao vây" là cần thiết cho sự thống nhất của xã hội theo nguyên tắc
của một trại quân đội. Chế độ toàn trị có bản chất hung hăng và không phản đối lợi nhuận bằng
chi phí của các quốc gia và dân tộc khác (Iraq, Liên Xô cũ). Sự xâm lược giúp đạt được một số
mục tiêu cùng một lúc: để đánh lạc hướng mọi người khỏi những suy nghĩ về hoàn cảnh của họ,
để làm giàu, để thỏa mãn người lãnh đạo phù phiếm.
Chế độ toàn trị của Tây Âu có kinh nghiệm trong thời trung cổ (chủ nghĩa toàn trị tôn giáo). Hiện
tại, nó tồn tại ở nhiều quốc gia châu Á, trong quá khứ gần đây - ở Liên Xô và các quốc gia Đông Âu.
Chế độ phát xít (phân biệt chủng tộc) khác với chế độ toàn trị ở chỗ nó liên quan đến hệ tư tưởng
dân tộc (phân biệt chủng tộc, chau chuốt), được nâng lên cấp bậc nhà nước. Tiền đề chính của hệ
tư tưởng phát xít là thế này: mọi người không có nghĩa là bình đẳng trước pháp luật, quyền và
nghĩa vụ của họ phụ thuộc vào quốc tịch. Một quốc gia được tuyên bố là hàng đầu trong tiểu bang
hoặc thậm chí trong cộng đồng thế giới, và do đó xứng đáng với điều kiện sống tốt hơn. Sự tồn tại
của các quốc gia khác được cho phép, nhưng trong vai trò phụ trợ.
Chủ nghĩa phát xít, bị "bận tâm" với số phận của cộng đồng thế giới, đưa ra quốc gia được chọn
làm nhà lãnh đạo không chỉ trong chính quốc gia của mình. Ban đầu, những người theo chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc (phân biệt chủng tộc) chỉ thể hiện mong muốn của En enobob trên toàn thế
giới với quốc gia này, và sau đó họ thường bắt đầu thực hiện thực tế các kế hoạch của mình: họ
bắt đầu xâm lược các nước khác. Phi quân sự hóa, tìm kiếm một kẻ thù bên ngoài, xu hướng bắt
đầu chiến tranh và cuối cùng, sự bành trướng quân sự phân biệt đáng kể chủ nghĩa phát xít với chủ
nghĩa toàn trị, tìm kiếm kẻ thù trong nhà nước và thu hút toàn bộ sức mạnh của bộ máy trừng phạt.
Đây là những đặc điểm phân biệt chính của chủ nghĩa phát xít. Mặt khác, nó tương tự như chủ
nghĩa toàn trị, và do đó nhiều người coi chủ nghĩa phát xít là một loại chủ nghĩa toàn trị. Sự giống
nhau của hai loại chế độ chính trị này được thể hiện trong nạn diệt chủng. Tuy nhiên, trong một
nhà nước toàn trị, nó được thực hiện liên quan đến chính người dân của họ, và ở một quốc gia phát
xít - ở một mức độ lớn hơn chống lại các quốc gia không phải là người bản địa hoặc các quốc gia của các quốc gia khác.
Chế độ độc tài,
Quyền lực không được hình thành và không bị người dân kiểm soát. Mặc dù thực tế là có các cơ
quan đại diện, nhưng thực tế họ không đóng vai trò gì trong nhà nước, mà chỉ tồn tại để trang trí,
để cung cấp cho chính phủ một nền văn minh nhất định, các cuộc bầu cử được tổ chức, nhưng
chính thức. Trong thực tế, cuộc sống ở đất nước được hướng dẫn bởi ý chí của giới cầm quyền,
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
không giới hạn luật pháp, mà sống theo quy tắc riêng của mình. Một nhà lãnh đạo nổi bật trong
giới cầm quyền. Ảnh hưởng của anh ấy rất đáng kể, tuy nhiên, không giống như người lãnh đạo,
anh ấy không có xu hướng đưa ra quyết định một mình. Một tính cách mạnh mẽ thường trở thành một nhà lãnh đạo.
Các quyết định của chính quyền trung ương không tính đến các đặc điểm kinh tế, quốc gia, địa lý
và các đặc điểm khác của các nhóm dân cư khác nhau là không được thực thi một cách tự nguyện,
và do đó cần phải sử dụng cưỡng chế với một liều lượng đáng kể. Đó là lý do tại sao một nhà nước
độc tài dựa vào bộ máy cảnh sát và quân đội (Tây Ban Nha dưới triều đại của Franco, Chile trong
thời kỳ Pinochet). Tòa án trong tình trạng như vậy là một công cụ phụ trợ. Phương pháp trả thù
phi pháp được sử dụng rộng rãi (bệnh viện tâm thần, trục xuất ra nước ngoài).
Một người không được hưởng các quyền và tự do hiến pháp, ngay cả khi họ được tuyên bố trên
giấy. Cô cũng bị tước bảo đảm an ninh trong mối quan hệ với chính quyền. Ưu tiên đầy đủ của lợi
ích nhà nước so với lợi ích cá nhân được tuyên bố.
Trong bối cảnh kiểm soát tuyệt đối một nhà nước độc tài trong lĩnh vực chính trị, tự do tương đối
được quan sát trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong tâm linh. Do đó, một nhà nước độc tài,
không giống như một nhà nước toàn trị, không còn cố gắng cho một quy định bao gồm tất cả các cuộc sống công cộng.
Lịch sử cho thấy thường một nhà nước độc tài thể hiện khả năng tốt hơn để vượt qua khó khăn
(kinh tế, xã hội) so với các nhà nước dân chủ. Điều này gây ra sự mơ hồ trong việc đánh giá các
trạng thái như vậy. Hơn nữa, nhiều người coi chế độ này là dễ chấp nhận nhất đối với các quốc gia
thực hiện cải cách đang trong quá trình hiện đại hóa chính trị.
Chế độ tự do tồn tại ở những quốc gia nơi quan hệ thị trường đã phát triển. Trong lịch sử, nó phát
sinh như một phản ứng đối với việc điều chỉnh quá mức cuộc sống công cộng và dựa vào một ý
thức hệ tự do, cơ sở là yêu cầu hạn chế tối thiểu sự can thiệp của nhà nước vào đời sống riêng tư của công dân.
Đặc điểm quan hệ thị trường của một nhà nước tư sản phát triển chỉ có thể tồn tại giữa các thực
thể bình đẳng và độc lập. Nhà nước tự do chỉ tuyên bố sự bình đẳng chính thức của mọi công dân.
Bình đẳng thực tế trong các điều kiện không can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực xã hội là không
và không thể. Tự do ngôn luận được tuyên bố. Đa nguyên của các ý kiến thường trông giống như
sự kín đáo và thậm chí là sự đồng tình (thái độ đối với người thiểu số tình dục, với vai trò của phụ nữ trong xã hội).
Cơ sở kinh tế của chủ nghĩ tự do là tài sản tư nhân. Nhà nước miễn các nhà sản xuất khỏi sự giam
giữ, không can thiệp vào các hoạt động kinh tế của người dân, mà chỉ thiết lập khuôn khổ chung
cho cạnh tranh tự do của các nhà sản xuất. Nó cũng hoạt động như một trọng tài trong việc giải
quyết tranh chấp giữa họ.
Chế độ tự do cho phép sự đối lập tồn tại. Hơn nữa, với chủ nghĩa tự do bền vững, các biện pháp
đang được thực hiện để nuôi dưỡng nó và thậm chí hỗ trợ tài chính cho nó (ví dụ, các tủ bóng trong
quốc hội). Một hệ thống đa đảng là một thuộc tính cần thiết của một xã hội tự do.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Các cơ quan nhà nước được hình thành thông qua các cuộc bầu cử, kết quả của nó không chỉ phụ
thuộc vào ý kiến người dân, mà còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của một số đảng hoặc ứng
cử viên cá nhân. Hành chính công dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực. Một hệ thống kiểm
tra và cân bằng làm giảm khả năng lạm quyền. Các quyết định của nhà nước được thực hiện chủ
yếu bằng đa số phiếu.
Hành chính công và quy định pháp lý được thực hiện trên cơ sở phân cấp: chính quyền trung ương
chỉ quan tâm đến những vấn đề không thể giải quyết bởi chính quyền địa phương, chính các tổ chức và công dân.
Chế độ tự do tồn tại ở các nước phát triển của Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản và các nước khác,
được đặc trưng bởi mức độ phát triển kinh tế, chính trị và xã hội cao. Nga mới chỉ bắt đầu bước
vào kỷ nguyên của chủ nghĩa tự do.
Chế độ dân chủ (từ Hy Lạp. - Dân chủ) - đây phần lớn là chế độ của tương lai. Một số nước phát
triển (Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy) đã đến gần ông. Nó cung cấp cho công dân các quyền và tự
do rộng rãi, và cũng cung cấp cơ sở kinh tế xã hội để mọi người dân thực hiện.
Trong một nền dân chủ, nhân dân là nguồn sức mạnh. Các cơ quan đại diện và quan chức trong
tiểu bang cũng được bầu ở đây, nhưng tiêu chí bầu cử không phải là chính trị, mà là phẩm chất
nghề nghiệp của họ. Sự phát triển rộng rãi của các mối quan hệ liên kết ở tất cả các cấp của đời
sống công cộng (phong trào, hiệp hội, đoàn thể, bộ phận, câu lạc bộ, xã hội, v.v.) góp phần chuyển
đổi một quốc gia thành một quốc gia văn minh.
Quy định chuẩn mực đang có được một đặc tính mới về chất lượng: cùng với luật pháp là cơ quan
điều tiết xã hội chính của cuộc sống của một xã hội tự do, đạo đức ngày càng trở nên quan trọng.
Chủ nghĩa nhân đạo và đạo đức là đặc trưng của một nhà nước dân chủ.
Dân chủ là một hiện tượng của một xã hội dân sự có tổ chức cao. Để thiết lập nó, điều kiện tiên
quyết phù hợp là cần thiết: phát triển kinh tế cao và mức độ hạnh phúc cao của người dân, hầu hết
trong số đó là chủ sở hữu; mức độ phát triển cao của các thể chế đại diện và ý thức chính trị của
người dân, trình độ văn hóa quan trọng của họ, sẵn sàng hợp tác, thỏa hiệp và đồng ý.
14. Xác định hình thức của Nhà nước Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy.
- Hình thức chính thể –
Chính thể Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thông qua nguyên tắc bầu
cửbình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín nhân dân đã bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện
của mình (Quốc hội, HĐND các cấp).
Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm, có quyền
lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những
vấn đề quan trọng của đất nước. –
Chính thể cộng hòa dân chủ của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có
nhiềuđặc điểm riêng khác với cộng hòa dân chủ tư sản.
- Hình thức cấu trúc: –
Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn
nhất,được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” –
Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập,
chủquyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
• Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang hoặc cộng
hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Tương ứng mỗi đơn vị hành
chính là cơ quan hành chính Nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ quyền quốc
gia và đặc điểm như Nhà nước.
• Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc gia, là
chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
• Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp luật trải
rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở cụ thể hóa Hiến
pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
• Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà
nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.
- Chế độ chính trị: Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam được quy định tại chương I
Hiến pháp 2013. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc nước CHXHCN Việt Nam
Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc là những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam,
một trong những nội dung quan trọng phản ánh bản chất của chế độ chính trị nước chxh chủ nghĩa Việt Nam.
Chính sách đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam
Bảo vệ tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. - Giải thích:
15.Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
1. Cơ sở lí luận
1.1 Dựa trên cơ sở học thuyết Mác – Lê-nin. -
Theo học thuyết Mác- Lênin, nhà nước XHCN ra đời là kết quả của cuộc cách mạng xã hội
màlực lượng chính là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân với tầng lớp trí thức,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Đảng Cộng Sản là đội ngũ tiền phong của giai cấp công
nhân, theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và
toàn thể dân tộc. Bởi vậy, nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là một trong những
nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725 -
Bên cạnh đó, Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại biểu
cholợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động; nhà nước XHCN lại là
nhà nước đại diện cho toàn thể nhân dân lao động trong xã hội. Vì vậy, Đảng Cộng Sản đóng vai
trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị là điều tất yếu. Theo Mác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân chỉ được thực hiện khi những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng Sản được thực hiện.
Như vậy, với tư cách là nhà nước của nhân dân lao động, các nước XHCN phải tuyệt đối đi theo
sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, các chủ trương chính sách của Đảng phải được thể chế hoá và
đưa vào thực hiện trong đời sống. -
Như vậy, trong hệ thống chính trị, Đảng đóng vai trò lãnh đạo một cách toàn diện, từ công
táctổ chức đến mọi hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo Mác, Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng
không phải là người làm thay công việc của nhà nước. Trên cơ sở chủ trương, định hướng của
Đảng, nhà nước ra quyết định thực hiện nội dung quyết định đó, chịu trách nhiệm về quyết định
đó. Do những chủ trương, chính sách của Đảng được thể chế hoá trong Hiến pháp nên làm trái
những chủ trương, đường lối của Đàng cũng được coi là vi phạm Hiến pháp.
1.2 Dựa trên cơ sở của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi một
tổ chức chính trị là Đảng Cộng Sản. Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo
mới chắc chắn thắng lợi”, nếu không có Đảng lãnh đạo thì giai cấp không thể làm cách mạng được.
Trong cuốn Đường cách mệnh xuất bản năm 1972, Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh trước hết phải
có cái gì?”. Câu hỏi như cho mọi người thấy sự cần thiết phải có Đảng đến nhường nào. Điều này
được rút ra từ kinh nghiệm trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách
mạng ở nước ngoài của Hồ Chí Minh. Người đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của một
chính Đảng cách mạng và Người đã chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Trong các văn kiện đầu tiên của Đảng -
Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp
mình,phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. -
Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm
thổđịa cách mạng đánh trục bọn đại địa chủ và phong kiến. -
Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở
dướiquyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia. -
Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt… để
kéo họđi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam
mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phản lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận
nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng lập hiến,…) thì phải đánh nó. Trong khi liên lạc với các giai
cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa
hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực
hành liên lạc với các dân tộc bị áp bứa và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.
2.2 Trong những bản Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống
chính trị luôn được thể hiện trong các bản Hiến pháp. -
Trong Hiến pháp 1946 mặc dù không có một điều khoản riêng quy định về sự lãnh đạo
củaĐảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị nhưng thông qua chế định chủ tịch nước và với
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
vị trí, vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam và
là vị chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam, nên các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đã
tổ chức thực hiện thắng lợi. -
Hiến pháp 1959 đã thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính
trịtrong phần Lời nói đầu của Hiến pháp: “…dưới sự lãnh đạo sángmsuốt của Đảng Lao Động Việt
Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn
kết rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà…”. -
Trong Hiến pháp 1980 đã thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng một cách cụ thể cả trong
phầnLời nói đầu và tại Điều 4 của Hiến pháp. Lần đầu tiên, thuật ngữ mới “Hiến pháp thể chế hóa
đường lối của Đảng” được sử dụng. -
Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 có cách thể hiện ngắn gọn, chặt chẽ
vàđầy đủ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ thống chính trị. Điều 4 của Hiến
pháp 1992 ghi nhận: “Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo
chủ nghĩa C.Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
3. Tính tất yếu phải có sự lãnh đạo của Đảng
3.1 Công lao của Đảng và Cách mạng Việt Nam.
Trong thời chiến, ngay từ khi ra đời Đảng đã có sứ mệnh to lớn. Đảng đã lãnh đạo nhân dân, đoàn
kết tập hợp cùng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Đảng là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân
dân lao động và của cả dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng nước ta đã có được những
thành tích đáng tự hào: đánh bại hai cường quốc lớn trên thế giới là Pháp (1945 –
1954) và Mỹ (1954 – 1975) để giành độc lập dân tộc; Đảng tiếp tục dẫn dắt Cách mạng bảo vệ
biên giới trong cuộc chiến Biên giới với Trung Quốc (1979)…. Nói tóm lại, Đảng làm nhiệm vụ
lãnh đạo quần chúng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đi đến thắng lợi cuối cùng để giành độc lập cho Tổ quốc.
3.2 Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
- Đảng mang trong mình bản chất giai cấp công nhân và đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời trước hết
với tư cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng
là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào yêu nước và phong trào
cách mạng. Đây chính là đặc thù riêng biệt của Đảng Cộng Sản Việt Nam bởi không có một Đảng
nào trên thế giới ra đời có sự kết hợp của ba yếu tố trên. Nhìn nhận về lịch sử đấu tranh giành độc
lập ta thấy muốn giải phóng và xây dựng thành công XHCN, Đảng ta đồng thời phải giải phóng
toàn thể nhân dân lao động,…. Lợi ích của mọi tầng lớp cơ bản là thống nhất. Đảng phải đại biểu
cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, không chỉ là trước mắt mà cả
về lâu dài. Đó không thể coi là sách lược mà là mục đích và lý tưởng của Đảng.
3.3 Đảng đảm bảo sự ổn định của hệ thống chính trị.
Đảng còn có vai trò tiên phong, điều đó được thể hiện ở lý luận tiên phong và hoạt động tiên phong.
Nhân dân cần Đảng lãnh đạo với tư cách là lãnh tụ chính trị, là người dẫn đường bởi Đảng được
trang bị những lý luận tiên phong. Trong đó, chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là
kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Lý luận đó trước hết và chủ yếu là đem lại những căn cứ
khoa học cho việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Những
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
bộ phận của Đảng trong hệ thống chính trị luôn làm việc, hoạt động theo đường lối chính sách mà
Đảng đề ra. Việc làm này đã tạo nên tính ổn định của hệ thống chính trị nước ta.
16.Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở chủ quyền nhân dân”.
17.Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền:“Nhà nước pháp quyền thừa nhận,tôn trọng,
bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân”.
18.Phân tích định nghĩa pháp luật.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện
để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.
Qua đây có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:
- Thứ nhất: Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung, bao gồm các quy
phạmmang tính pháp luật và tính đạo đức, được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội
- Thứ hai: Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các
quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền đặt ý chí
chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.
Vì vậy nên pháp luật cũng đảm bảo cho việc thực hiện này bằng các biện pháp giáo dục, tuyên
truyền, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp
phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể
- Thứ ba: Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận của
Nhà nước đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật
- Thứ tư: Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
Với những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc
cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp
luật thể hiện ý chí của nhà nước; thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì,
không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…
Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến, tức là
nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật
có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.
Tính quy phạm của pháp luật được thể hiện ở chỗ đây chính là khuôn mẫu chung cho nhiều
người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu này sẽ được áp dụng nhiều lần trong
không gian và thời gian và thời gian rộng lớn.
19.Phân tích các đặc trưng của pháp luật.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Pháp luật có một số đặc trưng sau: 1.
Pháp luật mang tính QLNN: Khác với các công cụ điều chỉnh QHXH khác, pháp luật
đượcban hành bởi nhà nước trên cơ sở thừa nhận những quy phạm xã hội tiến bộ và ban hành mới
các QPPL. Thông qua pháp luật, nhà nước thể hiện ý chí của mình và buộc mọi chủ thể trong xã
hội phải phục tùng ý chí đó; 2.
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Quy phạm được hiểu là những khuôn mẫu, chuẩn
mựcđịnh hướng hành vi và cách xử sự của con người trong xã hội. Tất cả các chủ thể trong xã hội
khi rơi vào hoàn cảnh do pháp luật dự liệu đều phải tuân thủ theo những quy định về cách thức xử
sự mà pháp luật đặt ra. Có thể thấy, phạm vi tác động của pháp luật là rộng khắp lãnh thổ của một
một quốc gia, thậm chí vượt ngoài biên giới quốc gia đó.
Ví dụ: Công dân Việt Nam đi du học ở nước ngoài vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam; 3.
Pháp luật có tính hệ thống: Bản thân pháp luật đã là một hệ thống các quy tắc xử sự chung
donhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Mặt khác, ta có thể hiểu tính hệ thống của pháp luật là việc
pháp luật được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau, tùy từng nhà nước mà việc phân chia lại
được thực hiện khác nhau.
Ví dụ: Ở Việt Nam, các QPPL cấu thành nên một chế định luật, nhiều chế định luật cấu thành nên
một ngành luật, nhiều ngành luật tạo nên hệ thống pháp luật; 4.
Pháp luật mang tính xác định về hình thức: Pháp luật thường được thể hiện cụ thể qua
nhữngdạng như: VBQPPL, án lệ… Không một quốc gia nào trên thế giới ban hành pháp luật dưới
dạng lời nói vì tính không chắc chắn, khó truyền đạt đúng đắn của hình thức này. Vì vậy, hình thức
pháp luật thành văn là hình thức phổ biến để đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, thống nhất thực hiện
trong phạm vi toàn xã hội; 5.
Pháp luật mang tính chủ quan và khách quan: Thứ nhất, tính chủ quan của pháp luật thể hiện
ởviệc tư tưởng, quan điểm lãnh đạo của nhà nước ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng pháp luật.
Ví dụ: Nhà nước chủ nô sẽ xây dựng pháp luật mang nặng tính giai cấp, nghĩa là pháp luật được
ban hành hầu hết để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Ngoài ra, trình độ của người soạn thảo
ra pháp luật cũng ảnh hưởng đáng kể tới pháp luật. Một người có những tư tưởng tiến bộ, tư duy
rõ ràng sẽ có khả năng sáng tạo pháp luật một cách rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp, khả thi.
Thứ hai, tính khách quan của pháp luật thể hiện ở việc ban hành ra pháp luật phải dựa trên thực
tiễn đời sống. Nếu ban hành ra một thứ pháp luật không liên quan đến thực tiễn đời sống, liệu nhà
nước có thể dùng thứ pháp luật đó để quản lý xã hội được không? Câu trả lời là không. Vì vậy,
pháp luật phải được ban hành trên cơ sở thực tế đời sống, pháp luật càng sát với thực tế thì càng khả thi.
Áp dụng đặc trưng của pháp luật vào thực tiễn Việt Nam hiện nay:
1. Pháp luật Việt Nam mang tính QLNN:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền như Quốc hội, Chính phủ…
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Thứ hai, việc đưa pháp luật vào thực tiễn được đảm bảo thực hiện bởi cơ quan hành pháp, đứng đầu là Chính phủ.
Thứ ba, việc đảm bảo sự tôn trọng, trừng phạt hành vi VPPL được thực hiện bởi cơ quan tư pháp,
đại diện là Toà án nhân dân. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam được bảo đảm bởi cả ba nhánh của
QLNN: Lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Ví dụ: Quốc hội ban hành Luật Hôn nhân & gia đình; Chính phủ ban hành các Nghị định, Thông
tư hướng dẫn thi hành Luật; khi có hành vi VPPL hôn nhân & gia đình, Toà án là cơ quan thực thi
quyền xét xử để buộc các chủ thể có hành vi VPPL hôn nhân gia đình phải thực hiện đúng theo
quy định, nếu chủ thể vẫn không thực hiện thì sẽ có những biện pháp cưỡng chế thi hành để buộc
chủ thể phải thực hiện.
2. Pháp luật Việt Nam mang tính quy phạm phổ biến: -
Pháp luật Việt Nam đưa ra những quy tắc xử sự làm thước đo chuẩn mực hành vi con
ngườitrên cơ sở thừa nhận những quy phạm xã hội tiến bộ và ban hành mới các QPPL. -
Ví dụ: Về mặt đạo đức, giết người là hành vi rất tồi tệ, thậm chí “giết người thì phải đền
mạng”,pháp luật Việt Nam kế thừa giá trị về đạo đức này để đưa vào trong Bộ luật Hình sự quy
định về Tội giết người với hình phạt nặng nhất có thể là tử hình. Một ví dụ về việc ban hành mới
một QPPL: Quy định về công chứng, chứng thực.
3. Pháp luật Việt Nam có tính xác định về hình thức: -
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đều được ban hành dưới dạng thành văn để đảm bảo việc lưu
trữ,áp dụng và thi hành chính xác. Một cách hiểu khác đó là pháp luật Việt Nam được biểu hiện
dưới nhiều hình thức từ bộ luật, luật, nghị định, thông tư, nghị quyết… -
Ví dụ: Bộ luật Dân sự, Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thươngmại...
4. Pháp luật Việt Nam có tính hệ thống: -
Một cách khái quát, pháp luật Việt Nam được biểu hiện thành nhiều dạng hình thức có giá
trịpháp lý được xếp theo thứ bậc như: Hiến pháp - Bộ luật - Luật - Nghị định - Thông tư… -
Ví dụ: Bộ luật Dân sự - Luật Hôn nhân và gia đình - Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
hônnhân và gia đình - Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định quy định chi tiết
Luật hôn nhân và gia đình...
5. Pháp luật Việt Nam mang tính chủ quan, khách quan: -
Thứ nhất, tính chủ quan nằm ở điểm pháp luật được ban hành bởi Nhà nước, mang ý chí
nhànước. Tiếp theo, việc soạn thảo bao giờ cũng do ban soạn thảo tiến hành - một nhóm các chuyên
gia được trao quyền để soạn thảo ra pháp luật, nên pháp luật bị ảnh hưởng bởi tư tưởng, tình cảm,
thái độ của ban soạn thảo. -
Thứ hai, pháp luật Việt Nam có tính khách quan bởi nó ra đời trên cơ sở thực tiễn đời sống.
- Ví dụ: Khi soạn thảo Bộ luật Dân sự 2015, trên thực tế có xảy ra một vụ việc cha mẹ khi về già
có để lại cho người con căn nhà và mình vẫn sống trong đó với con. Tuy nhiên, sau khi sang tên,
người con lại đuổi bố mẹ ra khỏi nhà. Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa quy định về quyền
hưởng dụng vào để điều chỉnh những vụ việc tương tự có thể xảy ra. 20.Phân biệt pháp luật với
các công cụ khác để điều chỉnh quan hệ xã hội. Pháp luật Các công cụ khác
Khái niệm Là hệ thống các quy tắc xử sự chung Là các quy phạm xã hội dùng để điều chỉnh do nhà nước
ban hành hoặc thừa QHXH mà không phải là pháp luật: Đạo đức, tập nhận và đảm bảo thực
hiện để điều quán, hương ước, tín điều, tôn giáo...
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
chỉnh các QHXH theo mục đích và định hướng của nhà nước.
Con Do Nhà nước ban hành mới hoặc Hình thành tự phát hoặc do những vĩ nhân của lịch đường thừa
nhận các quy phạm xã hội khác, sử sáng tạo ra. VD1: Đạo đức do các vĩ nhân như hình thành nâng các
quy phạm đó lên thành Khổng Tử, Mạnh Tử… đặt những viên gạch đầu pháp luật hoặc thừa nhận thực
tế. tiên cho sự hình thành.
Hình thức Văn bản QPPL, tập quán pháp, tiền Truyền miệng, kinh sách tôn giáo. VD1: Công cha biểu
hiện lệ pháp. (Văn bản) như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…; Tính
Mang tính QLNN do được nhà nước
Không mang tính QLNN, không có tính bắt buộc QLNN
ban hành, được nhà nước bảo đảm rộng rãi (chỉ khi những quy tắc xử sự của các quy thực
hiện và bắt buộc thực hiện với
phạm xã hội được Nhà nước nâng lên thành pháp mọi chủ
thể thuộc sự quản lý của nhà
luật thì những quy phạm đó mới mang tính nước. QLNN).
- Ví dụ: Lệ làng chỉ áp dụng với các thành viên
trong làng đó hoặc rộng hơn thì được áp dụng với
những người đến làng đó. Và việc thực hiện lệ làng
không được nhà nước đảm bảo, người dân tự giác thực hiện. Tính
Mang tính cưỡng chế thi hành.
Không mang tính cưỡng chế thi hành. cưỡng chế thi hành Biện pháp
Được bảo đảm thực hiện bằng
Có nhiều cơ chế bảo đảm khác nhau. Ví dụ: Đạo bảo đảm QLNN.
đức được bảo đảm thực hiện bằng dư luận xã hội
21.Phân tích khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.
Khái niệm: Điều chỉnh QHXH là sử dụng các công cụ tác động lên các QHXH, làm cho chúng
hình thành hoặc thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm thiết
lập, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Để làm rõ được khái niệm về hoạt động trên, ta cần đi sâu
vào phân tích các yếu tố về đối tượng hướng tới của sự điều chỉnh, cách thức điều chỉnh và ý
nghĩa của việc điều chỉnh.
Thứ nhất, đối tượng của hoạt động điều chỉnh là các mối QHXH. Các QHXH là các quan hệ giữa
cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng động và giữa cộng đồng với cộng động trong quá
trình cùng chung hoạt động, thể hiện trên thực tế thông qua hành vi hay xử sự (cư xử) của các
chủ thể trong quan hệ đó với nhau.
VD1: Quan hệ thầy trò, quan hệ vợ chồng, quan hệ đồng nghiệp,… Các quan hệ trên thể hiện qua
cách xưng hô, cách đối xử lẫn nhau giữa người với người trong từng mối quan hệ;
VD2: Quan hệ giữa cá nhân với môi trường sống, cá nhân với trật tự công cộng là những quan hệ
giữa cá nhân với cộng đồng;
VD3: Quan hệ giữa làng A với làng B liên quan đến vấn đề môi trường, đất đai, sinh thái là biểu
hiện cho quan hệ giữa cộng đồng với cộng đồng.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Thứ hai, việc điều chỉnh các QHXH được thực hiện thông qua việc tác động vào cách xử sự hay
các hành vi của các chủ thể tham gia QHXH đó, tức là hướng dẫn cách xử sự cho họ biết mình
nên làm gì hoặc được làm gì và làm như thế nào khi tham gia vào quan hệ đó. Việc hướng dẫn
được thực hiện bởi các chủ thể quản lý xã hội bằng cách đặt ra các quy tắc xử sự chung hay quy
phạm xã hội để các chủ thể khác thực hiện theo. Những quy phạm này có thể được lập thành văn
bản hoặc truyền miệng.
VD: Con cái có nghĩa vụ vâng lời và có hiếu với cha mẹ; phật tử cần tu tâm, tích đức, làm nhiều
việc thiện; kính trọng, người trẻ phải lễ phép với người lớn tuổi; người tham gia giao thông gặp
đèn đỏ phải dừng xe, đèn xanh mới được đi tiếp;…
Thứ ba, ý nghĩa của hoạt động điều chỉnh các QHXH là nhằm làm cho chúng hình thành hoặc
thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng nhất định, nhằm thiết lập, duy trì và bảo
vệ trật tự xã hội. Xuất phát từ nghĩa của từ “điều chỉnh” là sửa đổi, sắp xếp lại cho đúng hơn, hợp
lý hơn, mục đích của hoạt động trên cũng nhằm định hướng, thay đổi hành vi của các chủ thể
trong QHXH sao cho hợp lý nhất. Khi tham gia vào các mối QHXH, mỗi hành vi của người này
đều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người khác cũng như cả cộng đồng. Trong điều kiện đó,
những chuẩn mực xử sự nhất định đóng vai trò đảm bảo lợi ích của mỗi thành viên cũng như sự
ổn định trật tự xã hội.
22. Phân tích vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội.
Pháp luật không đơn nhuần là công cụ quản lí nhà nước, nó còn được xác định là công cụ để mỗi
người tự bảo vệ lợi ích của mình; công cụ điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong
cuộc sổng nhằm thiết lập, duy trì, bảo vệ trật tự của đời sống chung. Nói cách khác, trong điều
kiện ngày nay, pháp luật không còn được quan niệm là của riêng nhà nước, nó phải được quan
niệm là một loại quy tắc sinh hoạt công cộng, một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội,
pháp luật là của chung toàn xã hội. Pháp luật luôn “ngự trị trong các mối quan hệ xã hội”. Bất kì
một thể chế xã hội phi quan phương nào cũng không thể hoán đổi vị trí của pháp luật, càng không
thể thay thế cho pháp luật. Pháp luật ngày càng có sự hiện diện thường xuyên trong cuộc sống của
từng nhà, từng người. Thượng tồn pháp luật trở thành nguyên tắc ứng xử của toàn xã hội. Chính
vì vậy, nhìn chung các nhà nước trên thế giới đều sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để quản
lí xã hội. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.
Sở dĩ, pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như nêu trên là bởi vì, so với các công cụ điều
chỉnh khác, pháp luật thể hiện những ưu thế vượt trội sau đây:
Một là, pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn nhất. Pháp luật do nhà nước ban hành, vì vậy nó
được truyền bá, phổ biến bằng con đường chính thức thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Nhờ đó, pháp luật có khả năng tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác
động đến mọi vùng miền, lãnh thổ của đất nước. Ở đâu có sự hiện diện của chính quyền, ở đó có
sự tác động của pháp luật. Bởi vậy, pháp luật có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội trên bình diện
rộng lớn trên các lĩnh vực của đời sống.
Hai là, pháp luật được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau,
trong đó có biện pháp cưỡng chế nhà nước, nhờ đó nó có tính bắt buộc đối với mọi người. Trong
điều kiện xã hội có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn về lợi ích, mọi người đều muốn cái lợi cho
riêng mình thì những lời khuyên, điều răn hay những cách xử sự theo thói quen... không phải khi
nào cũng phát huy tác dụng. Trong điều kiện đó, phải dùng các biện pháp cưỡng chế của pháp luật
mới có thể thiết lập được trật tự, mới duy trì được sự ổn định của đời sống.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Ba là, pháp luật có hình thức xác định chặt chẽ nhất. Trong lịch sử, pháp luật có nhiều hình thức
thể hiện, tuy nhiên trong xã hội hiện đại, pháp luật ngày càng có xu hướng thể hiện thành văn.
Dưới hình thức này, pháp luật có sự xác định một cách hết sức chặt chẽ. Tính xác định chặt chẽ về
hình thức là một trong những ưu thế vượt trội của pháp luật so với các công cụ điều chỉnh khác.
Pháp luật, bản thân nó là một hệ thống, đó là một thể thống nhất bao gồm các quy phạm pháp luật
có mối liên hệ mật thiết với nhau được sắp xếp một cách logic, khách quan và khoa học. Thông
qua pháp luật, các chủ thể biết được trong điều kiện, hoàn cảnh nào, họ được làm gì, phải làm gì
hay không được làm gì, hậu quả sẽ phải gánh chịu như thế nào nếu làm trái điều đó, từ đó có đầy
đủ cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi.
Bổn là, pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội. Là hình thức pháp lí của
các quan hệ kinh tế xã hội, vì vậy, về cơ bản pháp luật quy định về vấn đề gì, quy định như thế
nào, điều đó trước tiên phụ thuộc vào thực trạng của điều kiện kinh tế xã hội. Khi điều kiện kinh
tế xã hội thay đổi, pháp luật có sự thay đổi theo. Chính vì vậy, pháp luật có thể đáp ứng kịp thời
yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Ngược lại, đạo đức, phong tục tập quán... thường có quá trình hình
thành và biến đổi khá chậm chạp, nhiều tín điều tôn giáo đã hình thành cách ngày nay hàng nghìn
năm nhưng không hề có sự thay đổi, thậm chí là bất di bất dịch. Nói cách khác, các thể chế phi
quan phương thường không phản ánh kịp thời sự phát triển của cuộc sống. Do đó, chúng không
thể điều chỉnh một cách kịp thời sự biến động của các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, pháp luật cũng có những hạn chế nhất định. Pháp
luật không thể điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội, những quan hệ xã hội được thiết lập trên
cơ sở tình cảm của con người pháp luật không điều chỉnh được. Mặt khác, biện pháp cưỡng chế
nhà nước không phải khi nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Đối với những chủ thể trong
những điều kiện “không còn gì để mất” thì cưỡng chế chưa hẳn đã có ý nghĩa đối với họ, kể cả
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Ngược lại, sự tác động của dư luận xã hội (biện pháp đảm
bảo thực hiện của các thể chế phi quan phương) nhiều khi rất có tác dụng, thậm chí, có trường hợp
dư luận còn có thể khiến người ta xử sự một cách cực đoan là tự tìm đến cái chết. Niềm tin, đặc
biệt là niềm tin tôn giáo là nhân tố có sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta thực hiện hành vi một
cách triệt để, tận tâm, đến cùng.
23. So sánh pháp luật với đạo đức. Điểm giống nhau
– Pháp luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách
xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điếm của các quy phạm xã hội, đó là:
+ Pháp luật và đạo đức đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi
người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử
sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết
mình đuợc làm gì, không đuợc làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
+ Pháp luật và đạo đức đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là
hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức. +
Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân
cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
+ Pháp luật và đạo đức đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được
ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thế, một trường hợp cụ thế mà để điều
chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.
- Cả pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìntrật tự xã hội.
- Cả pháp luật và đạo đức đều vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội và tính dân tộc. Khác nhau Pháp luật Đạo đức
Khái niềm Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành và được
bảo đảm thực hiện, thể hiện ý hành vi xã hội của con người, trong đó chí nhà nước, điều
chỉnh các quan hệ xã hội. xác lập những quan điểm, quan niệm
chung về công bằng và bất công, về cái
thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự,
trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc
đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
Nguồn gốc hình Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của thành nhà
nước ghi nhận thành các quy phạm pháp con người luật
Hình thức thể 1 hình thức: Văn bản pháp luật Nhiều hình thức: truyền miệng, được ghi hiện chép lại,...
Phương thức tác Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện - Được bảo đảm thực hiện bằng thói động bằng
nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương biến, giáo dục, thuyết phục, động
viên, khen tâm, niềm tin của mỗi người và bằng các thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng biện pháp
cưỡng chế phi nhà nước.
các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
- Giáo dục, truyền miệng
Điều chỉnh quan – Có những quan hệ xã hội pháp luật điều – Có những quan hệ xã hội đạo đức điều hệ xã hội
chỉnh nhưng đạo đức không điều chỉnh, ví dụ chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh, như những quan hệ
liên quan tới việc tổ chức ví dụ như quan hệ tình bạn, tình yêu… bộ máy nhà nước.
Tính Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì - Đạo đức lúc đầu được hình thành một quyền pháp
luật được hình thành bằng con đường cách tự phát trong cộng đồng xã hội, sau lực nhà nhà nước, do
nhà nước đặt ra (ví dụ như các đó có thể là tự giác khi được bổ sung nước quy định về tổ chức bộ máy
nhà nước), hoặc bằng những quan điểm, quan niệm và do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập phong
cách sống của các vĩ nhân; được quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức...) nên lưu truyền từ đời này
sang đời khác theo pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước phương thức truyền miệng
Tính quy - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, nó có - Đạo đức chủ yếu có tính chất khuyên phạm
giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện răn đối với mọi người, chỉ cho mọi người phổ biến đối với
mọi tổ chức và cá nhân có liên quan biết nên làm gì, không nên làm gì, phải trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia làm gì và chỉ tác động tới các cá nhân - Pháp luật có tác động bao trùm lên toàn xã trong xã hội.
hội, tới mọi tổ chức và cá nhân có liên quan
trong xã hội; đồng thời có tác động thường Tính xuyên, liên tục
trên toàn lãnh thổ và trong chất nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Tính hệ - Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật - Đạo đức không có tính hệ thống, ví dụ thống là
một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh như quan niệm và quy tắc đạo đức trong nhiều loại quan hệ
xã hội phát sinh trong các lĩnh vực ma chay hầu như không có liên lĩnh vực khác nhau của đời sống
như dân sự, quan với quan niệm và quy tắc đạo đức kinh tế, lao động..., song các quy phạm đó trong
lĩnh vực cưới hỏi và trong các lĩnh không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng vực khác. có mối hên
hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật
Tính xác - Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức - Đạo đức không có tính xác định về hình định
về là pháp luật thường được thể hiện trong thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất hình thức những hình
thức nhất định, có thể là tập quán thành văn, được lưu truyền từ đời này pháp, tiền lệ pháp hoặc văn
bản quy phạm sang đời khác bằng hình thức truyền pháp luật. miệng.
Sự ra đời và tồn Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các tại giai
đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự giai đoạn phát triển của lịch sử. phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.
24. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
Có thể nói, bất kì một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một
nền tảng đạo đức nhất định. Đạo đức như là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của
pháp luật, là chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật. Những quan niệm, chuẩn
mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Ý thức đạo đức cá
nhân là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Nó chính là môi trường thuận
lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Người có ý thức đạo đức tốt thường là người có
thái độ tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Ngược lại, chủ thể có ý thức đạo
đức kém dễ coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật. Vai trò của ý thức đạo đức cá nhân càng có
ý nghĩa quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật của nhà chức trách, khi đưa ra các quyết
định áp dụng pháp luật bao giờ họ cũng phải tính đến các quan niệm đạo đức xã hội sao cho “đạt
lí” nhung cũng “thấu tình”.
Ngược lại, pháp luật có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ tới đạo đức. Pháp luật là công cụ để
truyền bá những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, nhờ đó chúng nhanh chóng
trở thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Pháp luật góp
phần củng cố, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức xã hội, hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức, đảm bảo
cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Pháp luật loại trừ những quan niệm, tư tưởng,
đạo đức lạc hậu, trái với lợi ích giai cấp thống trị, lợi ích chung của cộng đồng cũng như tiến bộ
xã hội. Pháp luật góp phần ngăn chặn sự thoái hoá, xuống cấp của đạo đức; ngăn chặn việc hình
thành những quan niệm đạo đức trái thuần phong mĩ tục của dân tộc và tiến bộ xã hội; góp phần
làm hình thành những quan niệm đạo đức mới.
25. So sánh pháp luật với tập quán.
1. Điểm giống nhau -
Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng
dẫncách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điếm của các quy phạm xã hội, đó là: -
Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho
mọingười trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ
biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều
kiện, hoàn cảnh nhất định.
+ Pháp luật và tập quán đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể xác định được hành vi nào là hợp
pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán. +
Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân
cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. + Pháp luật
và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành
không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một
quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra. -
Cả pháp luật và tập quán đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìntrật tự xã hội. 2. Điểm khác nhau Các khía Pháp luật Tập quán cạnh
-Pháp luật được hình thành thông qua 3 con đường là:
Quá trình thừa nhận các quy tắc có sẵn nâng chúng lên thành-Tập quán lúc đầu được hình thành một cách hình
thành pháp luật, thừa nhận cách giải quyết một vụ việc trongtự phát trong cộng đồng xã hội, là thói quan phát triển
thực tế rồi lấy làm khuôn mẫu cho các sự việc khác, đặtứng xử có tính chất lặp đi lặp lại. ra các quy tắc xử sự mới. Thể hiện ý
– Thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư
– Thể hiện ý chí của lực lượng cầm quyền. chí
trong địa phương nhất định. Nhà nước. hành định.
- Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp- không có tính xác định về hình thức, bởi vì
Tính xác luật thường được thể hiện trong những hình thức nhấtnó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu định
về hình định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bảntruyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức quy
phạm pháp luật. thức truyền miệng. Tính quy
Có tính khái quát cao, là những khuôn mẫu điển hình
Chỉ tác động tới một bộ phận dân cư nhất
phạm phổ để các chủ thể thực hiện theo khi gặp phải những tình định. biến huống như dự liệu. Tính hệ
Là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại
Không có tính hệ thống. thống
quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau.
Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp Hình thức
Truyền miệng từ đời này sang đời khác. luật .
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
Phạm vi điều Phạm vi rộng, mọi tầng lớp trong xã hội đều phải tuân Phạm vi khá rộng, nhưng cả xã hội không bắt chỉnh thủ. buộc phải tuân thủ
Biện pháp Giáo dục, tuyên truyền, cưỡng chế, ép buộc,… bằngChủ yếu dựa trên tinh thần tự giác của những bảo
đảm quyền lực nhà nước. con người, không bị buộc phải thực hiện hay thực hiện có những biện pháp như cưỡng chế thực Chủ thể ban
Nhóm người, dân cư trong địa phương nhất hiện.
26. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán.
Phong tục tập quán, luật tục, truyền thống tốt đẹp, những yếu tố làm nên bản sắc văn hoá của một
dân tộc luôn là cơ sở hình thành nên những quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật. Đặc biệt,
trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc, khép kín, ảnh hưởng của phong tục tập quán,
luật tục đến pháp luật càng mạnh mẽ. Trong điều kiện đó, các quan hệ xã hội chủ yếu diễn ra trong
phạm vi làng xã với sự đan xen chằng chịt và hết sức bền chặt của các quan hệ huyết thống, hôn
nhân, láng giềng, kinh tế..., làm cho sự can thiệp của nhà nước đối với các làng xã trở nên khó
khăn. Vì vậy, khi ban hành pháp luật, nhà nước phải lựa theo phong tục tập quán, luật tục sao cho
pháp luật phù hợp với phong tục tập quán, luật tục. Đây có thể được xem như đặc điểm chung của
pháp luật ở các quốc gia tiểu nông. Khi pháp luật phù hợp phong tục tập quán, luật tục nó sẽ dễ
dàng đi vào cuộc sống nhờ thói quen xử sự của người dân. Với ưu thế gần gũi với đời sống cộng
đồng, được cả cộng đồng thừa nhận, hình thức thể hiện lại đơn giản, cụ thể, dễ tác động vào nhận
thức con người..., nhiều phong tục tập quán, nhiều quy định trong luật tục có nội dung phù hợp
với pháp luật có thể được vận dụng để bổ sung, hỗ ữợ cho pháp luật trong trường hợp thiếu pháp
luật, nhất là ở những địa bàn và những lĩnh vực mà pháp luật không thể vươn tới. Tuy nhiên, phong
tục tập quán, luật tục cũng có thể là nhân tố cản trở đối với việc thực hiện pháp luật, nhất là trong
điều kiện kinh tế xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Chính lối sống theo phong tục tập quán, lệ làng,
luật tục là nhân tố cản trở rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật.
Ngược lại, pháp luật tác động mạnh mẽ đến phong tục tập quán, luật tục. Pháp luật thừa nhận sự
tồn tại của phong tục tập quán, luật tục, khuyến khích các cộng đồng phát huy vai trò của phong
tục tập quán, luật tục trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội dưới sự chỉ đạo bởi tư tưởng
cơ bản của pháp luật. Nhà nước còn có thể pháp luật hoá các phong tục tập quán cũng như các quy
định trong luật tục có nội dung phù hợp với các giá trị đạo đức và tiến bộ xã hội để áp dụng cho
chính cộng đồng có phong tục tập quán, luật tục đó, đồng thời thiết lập hệ thống thiết chế pháp lí
để đảm bảo sự vận hành của chúng. Chẳng hạn, ở Việt Nam, thời kì thuộc Pháp, chính quyền thuộc
địa đã thành lập các toà án phong tục để xét xử đối với người dân tộc thiểu số. Tham gia xét xử
trong các phiên toà này luôn có mặt quan toà là người dân tộc thiểu số. Bằng những cách đó, pháp
luật đã củng cố phong tục tập quán, luật tục, định hướng sự phát triển của chúng theo quĩ đạo của
nhà nước, đảm bảo cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế, qua đó giữ gìn, bảo lưu
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc loại trừ những phong tục tập quán, luật tục có nội
dung trái đạo đức xã hội, lạc hậu, phản tiến bộ, cản trở sự phát triển của cộng đồng. Tất nhiên, vai
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
trò này của pháp luật còn phụ thuộc vào hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước,
mức độ bám rễ của phong tục tập quán, luật tục trong đời sống, điều kiện kinh tế xã hội của địa
phương, trình độ dân trí...
27. Phân tích vai trò của pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Pháp luật là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động. Nhà nước không thể tồn tại
mà không có pháp luật, nó cần tới pháp luật để tổ chức bộ máy của mình, quy định rõ thẩm quyền
của các cơ quan nhà nước, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà
nước với các tổ chức xã hội và với dân cư.
Việc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước theo pháp luật sẽ bảo đảm được tính chặt chẽ, chính
xác, thống nhất trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhờ có pháp luật mà hoạt động
của bộ máy nhà nước cũng tránh được hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tùy tiện, lạm quyền,
tạo ra cơ chế đồng bộ thực hiện có hiệu quả quyền lực nhà nước.
28. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
29. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội.
30. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
31. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
32. Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng trongxã hội.
33. Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật, trình bày khái quát các loại nguồn cơ bản củapháp luật.
34. Phân tích khái niệm văn bản qui phạmpháp luật, cho ví dụ về 1 văn bản luật và 1 văn bảndưới
luật ở Việt Nam.
35. Phân tích những ưu điểm, hạn chế của văn bản qui phạmpháp luật so với các nguồn kháccủa pháp luật.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com) lOMoARc PSD|36215725
36. Phân tích khái niệm tập quán pháp, cho 3 ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam hiện nay.
37. Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (án lệ), cho một ví dụ về án lệ tạo ra qui phạm pháp luật và
một ví dụ về án lệ giải thích qui định trong pháp luật thành văn.
39. Phân tích cơ cấu của qui phạmpháp luật, cho ví dụ về từng bộ phận của qui phạm phápluật.
40. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật.
Downloaded by H?ng Thanh (thanhhong21th@gmail.com)