Phân tích các yếu tố khách quan có tác động hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Yếu tố nào có vai trò quyết định tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Phân tích các yếu tố khách quan có tác động hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Yếu tố nào có vai trò quyết định tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Phân tích các yếu tố khách quan có tác động hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Yếu tố nào có vai trò quyết định tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
Câu 1: Phân tích các yếu tố khách quan có tác động hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Yếu tố nào có vai trò quyết định tới việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? *Cơ sở khách quan
- Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những chuyển biến lớn:
+ Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đi xâm lược thuộc địa,
phần lớn các nước Á, Phi, Mỹ latinh bị biến thành thuộc địa và phụ thuộc.
+ Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, đặc biệt là mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc =>giành độc lập
dân tộc trở thành nhu cầu chung của các dân tộc thuộc địa và giai cấp vô sản thế giới.
+ Cách mạng tháng 10 Nga thành công (9/11/1917) không chỉ là thắng lợi đầu tiên
của chủ nghĩa Mác – Lênin mà còn mở ra con đường con đường giải phóng cho
các dân tộc bị áp bức và cả loài người.
+ Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở việc truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênin
và kinh nghiệm của cách mạng tháng 10 ra khắp thế giới dẫn đến sự ra đời và hoạt
động của mạnh mẽ của nhiều Đảng cộng sản. => Những chuyển biến trên đã ảnh
hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh trong việc lựa chọn con đường cứu
nước giải phóng dân tộc.
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những chuyển biến:
+ Xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến suy tàn.
+ Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược VN, VN trở thành quốc gia nửa phong kiến, nửa thuộc địa
+ Năm 1884, VN trở thành thuộc địa của Pháp- Mâu thuẫn xã hội trở nên gay
gắt( giữa dân tộc với thực dân pháp và giữa dân tộc với địa chủ phong kiến).
+ Mâu thuẫn gay gắt nhất là của dân tộc với thực dân Pháp dẫn đến nổ ra nhiều
phong trào đấu tranh: Phong trào đấu tranh của sĩ phu và đồng bào yêu nước,
Phong trào yêu nước theo con đường chủ nghĩa tư bản - Khi HCM lớn lên:
+ Chứng kiến cảnh đàn áp dã man của thực dân Pháp
+ Chứng kiến cảnh các phong trào yêu nước thất bại, thủ lĩnh người bị lưu đày ra
côn đảo, người bị bắt giam, người bị cho vào máy chém.
+ Chứng kiến anh chị của mình bị bắt giam và lưu đày nhiều năm
+ Chứng kiến sự ươn hèn bạc nhược của quan lại Nam triều
-> Ra đi tìm đường cứu nước
* Tiền đề tư tưởng lý luận:
- Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Qua lịch sử dựng nước giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc đã hình thành nên
những truyền thống quý báu như yêu nước, đoàn kết, nhân ái, bao dung,tinh thần
vượt khó… đó là một trong những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Trong các truyền thống ấy, yêu nước chính là truyền thống quý báu nhất, là động
lực tinh thần mạnh mẽ giúp dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch
họa, đó cũng là xuất phát điểm, là nền tảng tư tưởng, động lực thúc đẩy Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước.
+ Người cũng chú ý kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước để bảo vệ chủ quyền
quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
+ Hồ Chí Minh cũng đã chú ý kế thừa và phát triển một trong những nội dung cơ
bản trong chủ nghĩa yêu nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc là yêu nước gắn
liền với thương dân, đoàn kết, nhân ái và hòa hiếu với các nước láng giềng.
+ Với Hồ Chí Minh yêu nước luôn gắn với lòng tự hào dân tộc nhưng không ngừng
tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu văn hóa dân tộc,chú ý khơi
dậy các truyền thống dân tộc trong việc hoạch định đường lối,phương pháp cách mạng Việt Nam
- Tinh hoa văn hóa phương Đông:
+ Đối với Nho giáo, Hồ Chí Minh cho rằng, ưu điểm lớn nhất là tu dưỡng đạo đức
cá nhân: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng đức trị trong việc quản lý
xã hội, kế thừa và phát triển quan niệm về xây dựng một xã hội bình trị, công bằng
để đi đến thế giới đại đồng, không có chiến tranh; Kế thừa, phát triển tinh thần
trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu thân, dưỡng tính, rèn luyện đạo đức cho
con người, trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
+ Đối với Phật giáo: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tinh thần vị tha, yêu
thương con người, khuyến thiện, chống ác, đề cao bình đẳng, gắn bó với dân tộc;
Người cũng kế thừa, phát triển tư tưởng nhân bản, lối sống đạo đức, đề cao lao
động của đạo Phật trong việc xây dựng xã hội mới, con người mới.
+ Đối với Đạo giáo: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng sống hòa đồng,
gắn bó với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên; Người cũng kế thừa, phát triển tinh
thần không ham danh lợi, khuyên cán bộ, đảng viên ít lòng ham muốn vật chất,
thực hành cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư - Văn hóa phương Tây:
+ Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển những quan điểm về nhân quyền và dân quyền
trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân Quyền và
dân quyền của cách mạng Pháp (1789), từ đó nâng lên thành quyền dân tộc; Người
tiếp thu tư tưởng nhân văn, dân chủ, tinh thần pháp quyền của các nhà khai sáng
Pháp như Vônte, Rútxô, Môngtétxkiơ... - Chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng
HCM, là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM, đồng
thời tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác- Lênin ở
thời đại các dân tộc bị áp bức, vùng lên giành độc lập tự do
+ Chủ nghĩa Mác- Lênin đã cho HCM: Thế giới quan khách quan, nhân sinh quan
cách mạng; phương pháp duy vật biện chứng; tư tưởng HCM thuộc hệ lý luận
Mác- Lênin; có tính khoa học sâu sắc, có tính cách mạng triệt để
Câu 2: Phân tích giai đoạn tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam?
*Trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và có chí hướng tìm con đường cứu nước mới
- Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất,
nhà tan. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước từ thuở nhỏ, Hồ Chí Minh
đã hấp thụ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, nền văn hiến của nước nhà
và những tinh hoa văn hóa phương Đông, Người lại được hưởng nền giáo huấn
yêu nước, thương nòi của gia đình, truyền thống đấu tranh bất khuất của đất Lam Hồng.
- Đất nước, quê hương, gia đình và nhà trường đã hình thành nên ở người thanh
niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêu nước, nhân ái, thương người,
có hoài bão cứu nước và thấu hiểu được sức mạnh ý chí độc lập tự cường của dân tộc.
- Hành trang tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh là tri thức ban đầu rất quan
trọng về văn hoá Đông - Tây và lòng yêu nước nhiệt thành với chí hướng rõ rệt:
trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc con đường cứu nước của các nhà yêu nước lớp trước.
*1911 - 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc VN theo con đường CM vô sản
- NAQ ra đi tìm đường cứu nước, thành lập hội ng VN yêu nước, vào đảng xã hội
Pháp, gửi yêu sách 8 điều, đọc luận cương của Lenin và tìm ra con đường cứu nước, dự đại hội tua
* Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921 – 1930).
- Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực
tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921-1923),
Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924-1927), Thái Lan (1928- 1929). Trong khoảng
thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.
- Hồ Chí Minh hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản
Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria nhằm tuyên truyền
chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước thuộc địa.
- Hồ Chí Minh sang Matxcơva dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Đoàn chủ
tịch của Hội giữa năm 1923. Sau đó, Người tiếp tục tham dự đại hội V Quốc tế Cộng sản
và Đại hội các đoàn thể quần chúng khác: Quốc tế thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế công hội đỏ...
- Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức hội Việt Nam cách mạng thanh
niên, ra Báo thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước
hoạt động cuối năm 1924.
- Tháng 02- 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng
lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện: Chánh cương vắn tắt,
sách lược vắn tắt, chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này, cùng với
hai tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản trước đó là Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925) và Đường Kách mệnh (1927), đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí
Minh về con đường cách mạng của Việt Nam.
- Đây là thời kì mục tiêu phương hướng CM giải phóng dân tộc VN, từng bước cụ thể
hóa, hiện rõ trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN. HCM đẩy mạnh các hoạt
động lý luận chính trị, tổ chức chuẩn bị cho việc thành lập Đảng
- Tổng kết kinh nghiệm các cuộc CM tư sản Anh, Pháp, Mỹ và nhất là CM T10 Nga,
HCM vạch rõ CM VN phải có Đảng lãnh đạo. Tích cực truyền bá CN Mac - Lenin vào
phong trào công nhân yêu nước
*1930-1941: Vượt qua thử thách giữ vững đường lối, phương pháp CM VN đúng đắn, sáng tạo
- 1 số người trong quốc tế cộng sản và ĐCSVN có những nhìn nhận sai lầm về
HCM do chịu ảnh hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh
*1941 - 1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp
CM của Đảng và nhân dân ta
- Tư tưởng HCM ngày càng được Đảng ta làm sáng tỏ và tiếp tục phát triển soi sáng con đường cách mạng
- 22/12/1944: giải phóng quân
Câu 3: Phân tích giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và sự phát triển của thế giới?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày
công nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, kết hợp với vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin và tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.
*Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn đối với cách mạng Việt Nam, được thể
hiện qua những khía cạnh sau:
+ Giúp định hướng, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi theo đúng con đường cách
mạng vô sản, giành thắng lợi vẻ vang. Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải đi theo con đường
cách mạng vô sản, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tư tưởng này đã giúp định hướng,
dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đúng con đường cách mạng vô sản, giành thắng lợi vẻ vang.
+ Giúp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành
thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc trong
cách mạng. Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong các cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
+ Giúp xây dựng Đảng ta vững mạnh, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hoạt động của Đảng ta. Tư tưởng này đã góp phần xây dựng Đảng ta vững mạnh, là nhân
tố quyết định thắng lợi của cách mạng.
+ Giúp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tài sản vô
cùng quý giá của Đảng ta và nhân dân ta. Tư tưởng này đã được Đảng ta vận dụng sáng
tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn đối với sự phát triển thế giới, được thể
hiện qua những khía cạnh sau:
+ Giúp giải phóng dân tộc, giải phóng con người, góp phần xây dựng thế giới hòa
bình, hợp tác, phát triển. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên
thế giới đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng con người. Tư tưởng này đã
góp phần xây dựng thế giới hòa bình, hợp tác, phát triển.
+ Giúp bảo vệ hòa bình, hợp tác, phát triển, chống lại các thế lực thù địch, bảo vệ
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
hòa bình, hợp tác, phát triển đã góp phần bảo vệ hòa bình, hợp tác, phát triển,
chống lại các thế lực thù địch, bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Giúp xây dựng xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội trên thế giới. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội đã góp phần xây dựng xã hội
chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội trên thế giới.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc, có giá trị to lớn
đối với cách mạng Việt Nam và sự phát triển thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản
vô cùng quý giá của Đảng ta và nhân dân ta, là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam và
nhân dân Việt Nam tiến lên phía trước
Câu 4: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay?
* Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên CNXH
- Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở,
là tiền đề cho mục tiêu tiếp theo: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930), Hồ Chí Minh khẳng định
phương hướng chiến lược cách mạng nước ta là: "làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Như vậy, giải phóng dân tộc,
giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, là tiền để
cho mục tiêu tiếp theo - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
- Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ:
độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; hơn nữa, độc
lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Vậy
nên khi nêu mục tiêu giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh cũng đã định hướng đên
mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
- Khi để cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là mục tiêu cuối
cùng của cách mạng, mà là tiên đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo - cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt
để thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Hơn nữa, cách mạng giải phóng dân tộc đã được Hồ Chí Minh khẳng
định là con đường cách mạng vô sản, vì vậy bản thân cuộc cách mạng này ngay từ
đầu đã mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng trên của Hồ Chí Minh đúng đắn và sáng tạo vì không chỉ đáp ứng được
yêu cầu khách quan, cụ thể của cách mạng Việt Nam mà còn phù hợp với quy luật
phát triển của thời đại.
* Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc vững chắc
- - Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại, phù hợp với lợi ích của nhân dân
Việt Nam. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc phải mang tính định hướng xã
hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để.
- Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, còn là một xã hội tốt đẹp, không còn chế độ
áp bức, bóc lột. Đó là một xã hội bình đẳng, công bằng và hợp lý: làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, đảm bảo phúc lợi xã hội
cho người già, trẻ em và những người khó khăn trong cuộc sống; mọi người đều
có điều kiện phát triển như nhau. Đó còn là xã hội có nền kinh tế phát triển cao,
gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bảo đảm đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, là một xã hội có sự phát triển cao về đạo đức và văn hóa, ...
hòa bình hữu nghị, làm bạn với tất cà các nước dân chủ trên thế giới.
- Như vậy, theo Hồ Chí Minh xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng cơ sở cho phát
triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Với một chế độ xã hội như trên, chủ nghĩa
xã hội có khả năng làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ, sẽ tạo nền tảng vững
chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế nữa, sẽ là một tấm gương cho các
các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia mới giành được độc lập dân tộc
đang định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Điều kiện để đảm bảo độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh cần có những điều kiện sau:
Một là, phải đảm bảo vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản trong suốt tiến trình cách mạng.
Hai là, phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối liên minh công - nông.
Ba là, phải đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới.
Ba điều kiện trên phải được đảm bảo, gắn bó chặt chẽ với nhau sẽ góp phần bảo vệ độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc? Liên hệ
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay?
Quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc: ❖ Xác định mục tiêu
- Đánh đổ sự thống trị của chế độ thực dân Pháp.
- Giành độc lập dân tộc
- Thiết lập chính quyền của dân, do dân, vì dân.
❖ Cách mạng GPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- “Chỉ có giai cấp vô sản thì mời giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng
này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới”.
❖ Cách mạng GPDT trong thời đại mới phải do ĐCS lãnh đạo
- ĐCS là một hệ thống chính trị và xã hội với mục tiêu chủ yếu là xây dựng xã hội
cộng sản. Thường được tổ chức dưới dạng một tổ chức chính trị với quyền lực tập trung trong tay Đảng.
- Mục đích đấu tranh của ĐCS là thường liên kết chặt chẽ với những nguyên tắc cơ
bản của chủ nghĩa cộng sản và lý tưởng Mác – Lênin
+ Loại bỏ giai cấp tư sản
+ Xây dựng xã hội cộng sản + Cách mạng xã hội
- Vai trò của ĐCS VN trong chiến tranh cách mạng
+ Lãnh đạo chiến tranh Đông Dương
+ Chiến lược chiến tranh VN
+ Xây dựng và phát triển sau chiến tranh
+ Bảo vệ CNXH và độc lập quốc gia
+ Chống lại chiến tranh Mỹ
+ Lãnh đạo xã hội và văn hóa
❖ Cách mạng GPDT phải dựa trên lực lượng đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
❖ Cách mạng GPDT cần chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc.
- “Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các nước thuộc địa”.
- “Nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các nước đế thuộc địa”.
Vì vậy nhân dân các nước thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. ⇒
- Người khẳng định: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng nỗ
lực của bản thân anh em”.
❖ Cách mạng GPDt phải được thực hiện bằng phương pháp bạo lực cách mạng.