Phân tích/Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương

Phân tích/Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

MB-KB THƠ
“TÂY TIẾN” – Quang Dũng
Lời dẫn: Chiến tranh đã đi qua, những hạt bụi thời gian dần phủ dày lên kí ức
của năm tháng, tưởng chừng có thể vùi chôn đi hình ảnh của những anh hùng vô
danh. Nhưng văn học với sự mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào
tâm hồn độc giả hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng
máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Kho tàng văn
thơ kháng chiến Việt Nam không thiếu những bản anh hùng ca về người lính cụ
Hồ, “Tây Tiến” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất đối với giai
đoạn lịch sử 1945 – 1954. Với sự kết hợp tài tình với chất họa và chất nhạc,
Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để họa lên thi đàn văn chương một bức
tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn tài hoa vừa hào hùng bi tráng.
Nhà thơ Nguyễn Tùng Linh từng có vài dòng bày tỏ:
“Tôi đặt tình yêu của tôi ở đây
Tôi đặt trái tim mình ở đây
Đầy vất vả với cuộc đời rộng mở
Và điều này tôi phải nói bằng thơ.
Thơ ca luôn ấp ôm những tình cảm của con người. Và giờ đây, dưới lá cờ tự do
chúng ta có quyền tự hào nhìn lại những năm tháng hào hùng ấy. Chiến tranh đi
qua mãi là hồi ức về một thời chiến đấu anh dũng mãnh liệt, những anh hùng ấy
đã trở thành huyền thoại trong lòng mỗi người, đã được dựng thành một tượng
đài bất tử về người lính trường kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Tây
Tiến” của Quang Dũng - một hồn thơ được kết tinh từ chất phóng khoáng - hồn
hậu - lãng mạn - tài hoa. Và rồi, như đã hẹn trước, thơ ca luôn dành một khoảng
trời rộng mở cho nỗi nhớ, niềm thương. Quang Dũng đã nhớ về Tây Tiến và đặc
biệt nhất là những dòng thơ ở đoạn một - nơi nỗi nhớ bao trùm trong chặng
đường hành quân trên nền thiên nhiên Tây Bắc:
Kết luận: “Tây Tiến” là một khúc ca lãng mạn về một thời kì lửa cháy của dân
tộc. Trên bức phông nền thiên nhiên vừa hùng vĩ, dữ dội vừa trữ tình nên họa nên
thơ được tái hiện qua nỗi nhớ người lính, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên
một cách thật đẹp, thật hào hoa được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn và cảm
hứng bị tráng.
“VIỆT BẮC” – Tố Hữu
Lời dẫn: từng tâm niệm: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã Tố Hữu
đầy”. Chính những niềm thương nỗi nhớ đã tạo ra những rung động mãnh liệt
trong cảm xúc để rồi dòng thời gian lại trào ra trong nhung nhớ vô vàn. Và đối với
Tố Hữu, “Việt Bắc” chính là sự rung động ấy. “Việt Bắc” một thi phẩm đặc sắc
đậm đà bản sắc dân tộc, ca ngợi con người kháng chiến và cuộc sống chiến khu
thời kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng và là bản tình ca thủy chung,
nghĩa tình giữa con người cách mạng với đồng bào Việt Bắc.
Kết luận: Bài thơ “Việt Bắc” để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi bức tranh
thiên nhiên con người Việt Bắc. Đó là những dấu ấn không thể phai nhòa trong
khoảng lặng tâm hồn của nhà thơ và cũng như độc giả. Bằng cách sử dụng thể thơ
lục bát mang âm hưởng sâu lắng, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cách sử dụng cặp đại
từ “mình – ta” độc đáo sáng tạo, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, cùng các biện pháp tu
từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, nghệ thuật liệt kê… Tố Hữu đã mang đến cho người
đọc những cảm xúc khó tả, sự khâm phục tinh thần bất khuất của một thời lịch sử
hào hùng đã qua.
“ĐẤT NƯỚC” – Nguyễn Khoa Điềm
Lời dẫn: – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừaĐất Nước
trang trọng vừa xiết bao bình dị. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao
hồn thơ cất cánh. Văn học 1954 – 1975, trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt
của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức của thời đại mà còn
khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp. Đối với những
con người đất Việt họ luôn mang trong mình một tình yêu Tổ quốc thiết tha nhất.
Mang hết cả một dáng hình Việt Nam vào bài thơ “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm thể hiện những nhận thức, khám phá mới mẻ về Đất Nước của tuổi trẻ
thành thị miền Nam trong thời chống Mỹ. Trên nền văn hóa dân gian vững chắc,
tác giả đã hướng sự tìm tòi, suy ngẫm tới nhiều bình diện như lịch sử, địa lý, phong
tục… để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân và gợi ý thức trách nhiệm
của mỗi người trước vận mệnh của Đất Nước.
Kết luận: Đoạn trích “Đất Nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng” là sự
khẳng định về một tư tưởng mới mẻ “Đất nước là của Nhân dân”, là lý giải hoàn
hảo cho những thắc mắc của đọc giả về câu hỏi: “Đất nước có từ bao giờ và đất
nước là của ai?” Một cách cắt nghĩa, giải thích đầy mới mẻ. Chẳng phải nơi chúng
ta đang sống, mọi thứ quanh mình, đều là những gì thuộc về đất nước hay sao? Và
những câu hỏi thắc mắc về quê hương, đất nước mình vẫn còn là những điều sẽ
còn được nhắc hoài, nhắc mãi, để bạn đọc không ngừng tìm kiếm những điều mới
lạ ấy, sự thú vị ấy trong thơ văn.
“SÓNG” – Xuân Quỳnh
Lời dẫn: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các
nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ. Những dòng thơ của tác giả thể hiện trái tim
phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha cùng khát vọng sống,
khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn liền với những dự cảm, lo âu. Tiến sĩ
Chu Văn Sơn từng nhận định: “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn
bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời …” Và quả thực,
những vần thơ của Xuân Quỳnh là vậy. Với chị, mỗi dòng thơ hệt như những dòng
nhật kí bỏ ngỏ xuất phát từ trái tim về những khát khao, những cảm xúc, những
suy nghĩ lo âu của người phụ nữ khi đứng trước bao lo toan, hạnh phúc đời thường.
Để rồi cứ thế, “Sóng” của Xuân Quỳnh lặng lẽ đi vào lòng người như một “nốt
nhạc xanh giữa thời kì lửa cháy” với bao khát vọng về tình yêu và tuổi trẻ.
Kết luận: Nhận định về bài thơ “Sóng“, GS Nguyễn Đăng Mạnh có viết: "Sóng là
một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu.
Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong
sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuân Quỳnh không
còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong
trái tim yêu thương của chị". Quả thực là như vậy. Từ cấu tứ bài thơ, cách gieo
vần, nhịp, sử dụng hình ảnh và đôi khi còn bất tuân theo cả những quy luật của
nghề thơ, chỉ với năm khổ thơ đầu nhưng Xuân Quỳnh đã đưa người đọc từ cung
bậc này tới cung bậc khác trong tình yêu, để người đọc thêm một lần chìm đắm và
suy ngẫm về tình yêu của chính mình. “Sóng” đã tự nhiên, trở thành tiếng hát,
tiếng lòng của biết bao nhiêu người trẻ khát sống, khát yêu, hệt như người cầm bút.
| 1/3

Preview text:

MB-KB THƠ
“TÂY TIẾN” – Quang Dũng
Lời dẫn: Chiến tranh đã đi qua, những hạt bụi thời gian dần phủ dày lên kí ức
của năm tháng, tưởng chừng có thể vùi chôn đi hình ảnh của những anh hùng vô
danh. Nhưng văn học với sự mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh viễn vào
tâm hồn độc giả hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã dùng
máu và nước mắt của mình tô lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Kho tàng văn
thơ kháng chiến Việt Nam không thiếu những bản anh hùng ca về người lính cụ
Hồ, “Tây Tiến” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất đối với giai
đoạn lịch sử 1945 – 1954.
Với sự kết hợp tài tình với chất họa và chất nhạc,
Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để họa lên thi đàn văn chương một bức
tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn tài hoa vừa hào hùng bi tráng.
Nhà thơ Nguyễn Tùng Linh từng có vài dòng bày tỏ:
“Tôi đặt tình yêu của tôi ở đây
Tôi đặt trái tim mình ở đây
Đầy vất vả với cuộc đời rộng mở
Và điều này tôi phải nói bằng thơ.”
Thơ ca luôn ấp ôm những tình cảm của con người. Và giờ đây, dưới lá cờ tự do
chúng ta có quyền tự hào nhìn lại những năm tháng hào hùng ấy. Chiến tranh đi
qua mãi là hồi ức về một thời chiến đấu anh dũng mãnh liệt, những anh hùng ấy
đã trở thành huyền thoại trong lòng mỗi người, đã được dựng thành một tượng
đài bất tử về người lính trường kỳ kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Tây
Tiến” của Quang Dũng - một hồn thơ được kết tinh từ chất phóng khoáng - hồn
hậu - lãng mạn - tài hoa. Và rồi, như đã hẹn trước, thơ ca luôn dành một khoảng
trời rộng mở cho nỗi nhớ, niềm thương. Quang Dũng đã nhớ về Tây Tiến và đặc
biệt nhất là những dòng thơ ở đoạn một - nơi nỗi nhớ bao trùm trong chặng
đường hành quân trên nền thiên nhiên Tây Bắc:
Kết luận: “Tây Tiến” là một khúc ca lãng mạn về một thời kì lửa cháy của dân
tộc. Trên bức phông nền thiên nhiên vừa hùng vĩ, dữ dội vừa trữ tình nên họa nên
thơ được tái hiện qua nỗi nhớ người lính, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên
một cách thật đẹp, thật hào hoa được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn và cảm hứng bị tráng.
“VIỆT BẮC” – Tố Hữu
Lời dẫn: Tố Hữu từng tâm niệm: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã
đầy”. Chính những niềm thương nỗi nhớ đã tạo ra những rung động mãnh liệt
trong cảm xúc để rồi dòng thời gian lại trào ra trong nhung nhớ vô vàn. Và đối với
Tố Hữu, “Việt Bắc” chính là sự rung động ấy. “Việt Bắc” một thi phẩm đặc sắc
đậm đà bản sắc dân tộc, ca ngợi con người kháng chiến và cuộc sống chiến khu
thời kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng và là bản tình ca thủy chung,
nghĩa tình giữa con người cách mạng với đồng bào Việt Bắc.
Kết luận: Bài thơ “Việt Bắc” để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi bức tranh
thiên nhiên con người Việt Bắc. Đó là những dấu ấn không thể phai nhòa trong
khoảng lặng tâm hồn của nhà thơ và cũng như độc giả. Bằng cách sử dụng thể thơ
lục bát mang âm hưởng sâu lắng, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cách sử dụng cặp đại
từ “mình – ta” độc đáo sáng tạo, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, cùng các biện pháp tu
từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, nghệ thuật liệt kê… Tố Hữu đã mang đến cho người
đọc những cảm xúc khó tả, sự khâm phục tinh thần bất khuất của một thời lịch sử hào hùng đã qua.
“ĐẤT NƯỚC” – Nguyễn Khoa Điềm
Lời dẫn: Đất Nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta vừa
trang trọng vừa xiết bao bình dị. Hình tượng Đất nước đã khơi nguồn cho biết bao
hồn thơ cất cánh. Văn học 1954 – 1975, trong mạch chảy ngầm dạt dào, mãnh liệt
của cuộc sống không chỉ bắt được những âm vang náo nức của thời đại mà còn
khắc tạc nên tượng đài nghệ thuật Đất nước thật nên thơ, cao đẹp. Đối với những
con người đất Việt họ luôn mang trong mình một tình yêu Tổ quốc thiết tha nhất.
Mang hết cả một dáng hình Việt Nam vào bài thơ “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm thể hiện những nhận thức, khám phá mới mẻ về Đất Nước của tuổi trẻ
thành thị miền Nam trong thời chống Mỹ. Trên nền văn hóa dân gian vững chắc,
tác giả đã hướng sự tìm tòi, suy ngẫm tới nhiều bình diện như lịch sử, địa lý, phong
tục… để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân và gợi ý thức trách nhiệm
của mỗi người trước vận mệnh của Đất Nước.
Kết luận: Đoạn trích “Đất Nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng” là sự
khẳng định về một tư tưởng mới mẻ “Đất nước là của Nhân dân”, là lý giải hoàn
hảo cho những thắc mắc của đọc giả về câu hỏi: “Đất nước có từ bao giờ và đất
nước là của ai?” Một cách cắt nghĩa, giải thích đầy mới mẻ. Chẳng phải nơi chúng
ta đang sống, mọi thứ quanh mình, đều là những gì thuộc về đất nước hay sao? Và
những câu hỏi thắc mắc về quê hương, đất nước mình vẫn còn là những điều sẽ
còn được nhắc hoài, nhắc mãi, để bạn đọc không ngừng tìm kiếm những điều mới
lạ ấy, sự thú vị ấy trong thơ văn.
“SÓNG” – Xuân Quỳnh
Lời dẫn: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các
nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ. Những dòng thơ của tác giả thể hiện trái tim
phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha cùng khát vọng sống,
khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn liền với những dự cảm, lo âu. Tiến sĩ
Chu Văn Sơn từng nhận định: “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn
bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời …” Và quả thực,
những vần thơ của Xuân Quỳnh là vậy. Với chị, mỗi dòng thơ hệt như những dòng
nhật kí bỏ ngỏ xuất phát từ trái tim về những khát khao, những cảm xúc, những
suy nghĩ lo âu của người phụ nữ khi đứng trước bao lo toan, hạnh phúc đời thường.
Để rồi cứ thế, “Sóng” của Xuân Quỳnh lặng lẽ đi vào lòng người như một “nốt
nhạc xanh giữa thời kì lửa cháy” với bao khát vọng về tình yêu và tuổi trẻ.
Kết luận: Nhận định về bài thơ “Sóng“, GS Nguyễn Đăng Mạnh có viết: "Sóng là
một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu.
Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong
sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuân Quỳnh không
còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong
trái tim yêu thương của chị". Quả thực là như vậy. Từ cấu tứ bài thơ, cách gieo
vần, nhịp, sử dụng hình ảnh và đôi khi còn bất tuân theo cả những quy luật của
nghề thơ, chỉ với năm khổ thơ đầu nhưng Xuân Quỳnh đã đưa người đọc từ cung
bậc này tới cung bậc khác trong tình yêu, để người đọc thêm một lần chìm đắm và
suy ngẫm về tình yêu của chính mình. “Sóng” đã tự nhiên, trở thành tiếng hát,
tiếng lòng của biết bao nhiêu người trẻ khát sống, khát yêu, hệt như người cầm bút.