-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích câu cá mùa thu - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương
Phân tích câu cá mùa thu - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn học dân gian (LITR1234) 42 tài liệu
Đại học Hùng Vương 153 tài liệu
Phân tích câu cá mùa thu - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương
Phân tích câu cá mùa thu - Văn học dân gian | Trường Đại học Hùng Vương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn học dân gian (LITR1234) 42 tài liệu
Trường: Đại học Hùng Vương 153 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÂN TÍCH CÂU CÁ MÙA THU
Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu
nước thương dân nhưng lại bất lực trước thời cuộc. Ông được mệnh danh là “nhà
thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. Nhắc đến ông, không ai lại không nhớ đến
chùm thơ thu nức tiếng gồm ba bài, trong đó có “Câu cá mùa thu” (“Thu điếu”).
Bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp hồn thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ nằm trong chùm thơ
có đề tài về mùa thu gồm ba bài nức tiếng: “Thu vịnh” (“Vịnh mùa thu”), “Thu
điếu” (“Câu cá mùa thu”) và “Thu ẩm” (“Mùa thu uống rượu”), sáng tác khi
Nguyễn Khuyến đã từ quan về ở ẩn tại quê nhà. Tác phẩm được viết bằng chữ
Nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có bố cục bốn phần : đề, thực, luận, kết.
Nếu như ở bài Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao xa rồi mới đến gần thì
bài Thu điếu khung cảnh thiên nhiên mùa thu lại được đón nhận ở một chiều kích
thước khác: từ gần rồi tiến ra cao xa và từ cao xa trở về gần. Khung cảnh được mở
ra với nhiều chiều hướng vô cùng sinh động.
Cảnh thu được mở ra với hình ảnh không gian hết sức trong trẻo. Ngay từ đầu bài
thơ, người đọc đã thấy không gian quen thuộc của một buổi câu cá:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.
Không gian ấy được mở ra bởi hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa : “ao
thu” và “thuyền câu”. Đó là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân vùng
đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ. Là “ao” chứ không phải là “hồ”, ao nhỏ hơn so với
hồ. Bởi vậy mà chiếc thuyền câu “bé tẻo teo” xuất hiện giữa cái “ao”, tuy đối lập
mà không trở nên lạc lõng, bất cân xứng. Ngược lại, chúng làm nên một bức tranh
thu hài hòa, cân đối. Ở câu đầu, thi nhân diễn tả cụ thể đặc điểm của “ao thu”. Có
lẽ là đã vào cuối thu nên không khí ao thu đã nhuốm hơi thở của tiết trời mùa đông,
trở nên “lạnh lẽo”. Từ láy “lạnh lẽo” được tác giả cảm nhận bằng xúc giác vừa gợi
ra thời tiết se lạnh vừa diễn tả cái tĩnh lặng của không gian. Cả mặt nước tĩnh lặng
khiến cho làn nước mùa thu vốn đã trong lại càng trong hơn. Thi nhân dùng từ
“trong veo” để nói cái trong ấy, đó là sự cảm nhận bằng thị giác của ông. Nước đã
trong lại tĩnh lặng không gợn sóng nên dường như ngồi trên chiếc thuyền câu, ông
có thể ngắm được rong rêu và cả bầu trời trong xanh phía dưới mặt ao. Cảnh thu
thật đẹp, thật trong trẻo, thanh sơ. Hai câu thơ mà có đến bốn tiếng có vần “eo”,
không chỉ có tác dụng miêu tả không khí lạnh lẽo, không gian eo hẹp rất đặc trưng
của ao hồ vùng chiêm trũng Bắc bộ, mà còn gợi ra cảm giác buồn bã, cô đơn trong
lòng người. Như vậy, ngay từ những nét vẽ đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được
những rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.
Nếu như ở hai câu đề nổi bật lên là sự tĩnh lặng thì hai câu thực đã mang những
nét vận động nhưng nó lại động để tĩnh. Lấy cái động của cảnh vật mà tả cái tĩnh
của mùa thu chốn thôn quê. Hai câu thực tiếp tục những nét vẽ về mùa thu :
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Tác giả vận dụng tài tình nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Tả cái động “hơi gợn tí” của
sóng và “khẽ đưa vèo” của lá rơi càng khắc họa nên cái tĩnh lặng của mùa thu làng
quê Việt Nam xưa. Không gian có tĩnh lặng thì người ta mới nghe thấy những âm
thanh rất nhỏ, rất khẽ ấy. Không chỉ miêu tả cái tĩnh lặng, hai câu thơ còn tiếp tục
làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, nên thơ của mùa thu. Sóng ở đây là “sóng biếc”,
sóng của làn nước trong ánh lên màu xanh ngọc bích. Điểm xuyết giữa bức tranh
thu ấy là màu vàng của chiếc lá thu rơi. Cũng như các nhà thơ khác, mùa thu gắn
liền với lá vàng. Thế nhưng, Nguyễn Khuyễn khác hẳn họ ở chỗ, màu vàng lá thu
trong câu thơ của ông chỉ điểm xuyết ít ỏi, chỉ len lỏi giữa màu xanh của làn nước,
bầu trời, ngõ trúc…Ông không lấy màu vàng làm sắc màu chủ đạo, và màu vàng
trong câu thơ cũng không phải là màu gợi ra sự héo úa, chết chóc. Nó đơn thuần là
màu vàng đặc trưng của mùa thu Việt Nam, không hề mang hơi hướng của màu
vàng trong thơ ca về mùa thu của thi nhân Trung Hoa xưa. Xuân Diệu cũng đã
từng phát hiện ra điều này: “Cái thú vị của bài “Thu điếu” là ở các điệu xanh, xanh
ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang
của chiếc lá thu rơi…”. Đọc hai câu thực này, người đọc cũng không thể không chú
ý vào chữ “vèo”. Thu đến, những chiếc lá đã bắt đầu rời khỏi cành mà không còn
lưu luyến. Chỉ cần một làn gió nhẹ, chiếc lá vàng đã nhanh chóng đánh “vèo”
xuống mặt ao. Không biết sau này, Tản Đà có ảnh hưởng của Nguyễn Khuyến hay
không mà cũng viết “Vèo trông lá rụng đầy sân” (“Cảm thu, tiễn thu”) và từng tâm
sự rằng cả một đời thơ, ông chỉ vừa ý với câu thơ ấy. Tóm lại, hai câu thực vẫn tiếp
tục là bức tranh thu trong trẻo, tĩnh lặng, nên thơ. Qua đó người đọc cảm nhận
được tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ.
Đến hai câu luận, không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu :
“Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”.
Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu. Trên cao
là bầu trời cao, rộng, thoáng đãng, “xanh ngắt” với những áng mây “lơ lửng” giữa
không trung. Cái màu “xanh ngắt” là màu xanh đậm, không gợn mây, là nét đặc
trưng đặc biệt của bầu trời thu quê hương cụ Tam Nguyên Yên Đổ, bởi vậy mà bài
thơ nào trong chùm thơ thu cũng có màu xanh ấy : “Trời thu xanh ngắt mấy tầng
cao”(Thu vịnh), “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Thu ẩm). Bầu trời xanh ngắt
vẫn luôn là biểu tượng đẹp của mùa thu, có lần Nguyễn Du đã từng viết:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng . T
” rên nền trời xanh là những áng mây
“lơ lửng. Từ láy này diễn tả những áng mây dường như không trôi theo làn gió mà
ngưng đọng lại xếp thành tầng ở độ cao lưng chừng trời, là 1 chuyển động rất nhẹ,
đồng thời gợi ra trạng thái mơ màng của con người. Chiều sâu không gian được cụ
thể hóa bằng độ “quanh co” của ngõ trúc. Hình ảnh cây trúc xuất hiện khá nhiều
trong thơ của ông, nhìn khái quát nó mang một nét vắng lặng và đượm buồn mà
Nguyễn Khuyến đã viết: “Dặm thế ngõ trúc đâu từng ấy
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”.
Dưới mặt đất là “ngõ trúc” “quanh co”, ngoằn ngoèo, sâu hun hút, ‘khách vắng teo’
không hề có bóng người qua lại, hình như người dân quê đã ra đồng hết nên xóm
thôn vắng lặng. Từ “quanh co” không chỉ tả con ngõ nhỏ sâu hun hút mà còn gợi
cho người đọc liên tưởng đến những suy nghĩ không thông thoát của con người,
khiến con người buồn, bởi vậy cảnh tuy đẹp mà tĩnh lặng, đượm buồn. Đằng sau
bức tranh phong cảnh, ta vẫn cảm nhận được tâm hồn tha thiết với thiên nhiên của tác giả.
Tới hai câu kết, người đọc mới thấy bóng dáng của người đi câu cá:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Con người hiện ra trong tư thế nhàn “tựa gối buông cần”. “Buông” cần chứ không
phải là “ôm” cần, bởi từ này diễn tả con người đang thả lỏng cần câu, ngồi câu mà
không chú ý đến việc câu. Đó chính là hình ảnh của nhà thơ trong những ngày từ
quan lui về ở ẩn. Chốn quan trường khiến ông “chướng tai gai mắt”, ông tìm về
quê nhà với thú vui điền viên. Ông đi câu chẳng qua là để tìm một chốn thanh tĩnh
mong thoát khỏi những ý nghĩ về thời cuộc. Thế nhưng, có lẽ, Nguyễn Khuyến
không thể làm được. Đi câu mà chẳng hề chú ý đến việc câu, tâm trí ông phải
chăng cứ miên man trong những suy nghĩ không nguôi về non sông, đất nước, bởi
thế mà hình như ông giật mình khi nghe tiếng cá “đâu” đó đớp động dưới chân
bèo. Tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo đã rất khẽ, rất nhẹ, lại còn là tiếng ở đâu đó
vọng lại, thế mà vẫn đủ sức làm ông giật mình. Phải thật sự tập trung suy nghĩ thì
mới như thế. Ở đây, hình ảnh người đi câu cá mang đậm dáng dấp của những “ngư,
tiều, canh, mục” đời xưa, họ đều là những con người muốn lánh đục tìm trong, chờ
thời đợi thế, những nhà nho yêu nước mà bất lực trước thời cuộc. Hình ảnh ấy
khiến cho ta liên tưởng đến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ung dung ngồi uống rượu dưới gốc cây:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Khuyến. Tiếng
Việt trong sáng, giản dị nhưng lại diễn tả được tất cả nhưng gì tinh tế, đẹp đẽ nhất
của cảnh vật, diễn tả được tâm trạng và tấm lòng của nhà thơ. Gieo vần “eo” – tử
vận tài tình góp phần miêu tả không gian nhỏ hẹp và tâm trạng đầy uẩn khúc của
tác giả: trong veo – bé tẻo teo – đưa vèo – vắng teo – chân bèo. Nghệ thuật lấy
động tả tĩnh gợi lên cái tĩnh lặng tuyệt đối của thiên nhiên. Thật vậy, “Thu điếu” là
một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu
quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, những nét vẽ xa gần, tinh
tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa”vèo” trong làn gió thu, tiếng cá”đớp
động” chân bèo – đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong
lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước. Thơ ông là sự kết hợp tài
tình giữa tinh hoa văn học bác học với văn học dân gian, chấm phá điểm nhãn, sử
dụng các từ láy có tính gợi hình, gợi cảm cao. Bài thơ được làm theo đúng niêm,
đúng luật của thể thơ thất ngôn bát cú với những sáng tạo mới không còn sử dụng
những hình ảnh ước lệ, tượng trưng mà thay vào đó là sự mộc mạc, chất phác của đời sống nông thôn.
Tóm lại, “Thu điếu” thực sự là bài thơ “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng
cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu). Qua bài thơ, ta hiểu được tấm lòng yêu thiên nhiên,
đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã
chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam. Bài thơ nói riêng và
chùm thơ thu nói chung sẽ còn mãi trong lòng người yêu thơ bao thế hệ.