Phân tích cơ hội từ môi trường vĩ mô cho doanh nghiệp Shopee | Bài tập môn Marketing dịch vụ
Phân tích cơ hội từ môi trường vĩ mô cho doanh nghiệp Shopee | Bài tập môn Marketing dịch vụ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Phân tích cơ hội từ môi trường vĩ mô cho doanh nghiệp shopee
1. Môi trường nhân khẩu học
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước
tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020.
Trong tổng dân số cả nước, dân số thành thị 36,57 triệu người, chiếm 37,1%; dân số
nông thôn 61,94 triệu người, chiếm 62,9%
Theo báo cáo "Thị trường ứng dụng di động 2021" do Appota phát hành, Việt Nam
có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G.
Cơ hội: Lượng khách tiềm năng tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt là phân
khúc những khách cá nhân nhỏ lẻ. 2.
Chính trị & Pháp luật
Việt Nam là đất nước xã hội chủ nghĩa, do một đảng cầm quyền. Đồng thời chính
phủ cũng đang trong quá trình hướng đến chính phủ số 2021 - 2025.
-> Cơ hội: tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho ngành TMĐT Phát triển
Theo thống kê của Tạp chí điện tử tài chính cho thấy, Việt Nam nằm trong số
78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử và nằm trong số 38% quốc gia
có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá
nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng. Tuy nhiên sự hoàn thiện của
pháp luật vẫn chưa theo kịp với thị trường TMĐT. Những gian lận, như cung cấp
hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm bản quyền về hình ảnh, quyền sở hữu trí
tuệ. Một số hình ảnh về sản phẩm có thể được copy để đăng ở nhiều trang web khác
nhau với chênh lệch giá khá nhiều.
-> Cơ hội: Sắp tới, việc rà soát, bổ sung và ban hành những chính sách mới sẽ tạo
sự phát triển vững chắc trong khung khổ pháp lý ở các lĩnh vực như giám định, thanh
toán điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, hệ thống chính sách và quản lý thuế của Việt Nam ngày càng được
hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao. Theo nghị
định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Pháp luật về thương mại điện tử có
sự kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại. Pháp luật về thương
mại điện tử có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật ở nhiều ngành luật. Pháp
luật về thương mại điện tử có độ trễ nhất định nhưng nhanh chóng lạc hậu. Pháp
luật về thương mại điện tử có đối tượng điều chỉnh bao gồm vật thể và phi vật
thể. Pháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường
mạng. Để thực hiện đúng các quy định, chính sách mà Chính phủ Việt Nam đề ra
cho ngành thương mại điện tử, Shopee đã xây dựng rất nhiều chính sách để đáp ứng
những quy định, chính sách đó bao gồm: Điều khoản dịch vụ Chính sách bảo mật Quy chế hoạt động
Quy định về đăng bán sản phẩm
Chính sách cấm/hạn chế sản phẩm
Chính sách vận chuyển Shopee
Chính sách trả hàng và hoàn tiền
Dịch vụ hiển thị (Đấu thầu từ khóa) Điều khoản Shopee Mall
Dịch vụ giảm chi phí vận chuyển
Quy trình giải quyết tranh chấp/xử lý khiếu nại
Điều Khoản Dịch Vụ Shopee Quốc Tế
Điều này cho thấy Shopee rất tôn trọng, tuân theo luật pháp, chính sách không
chỉ ở Việt Nam mà còn là ở tất cả thị trường mà Shopee đang có mặt. 3. Kinh tế
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm nay, tình hình dịch Covid-19
diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân cư.
Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2021, ước tính thu nhập bình
quân 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm
73.000 đồng so với năm 2020, t lệ thiếu việc làm tính chung năm 2021 cao hơn năm trước.
Thương mại điện tử (TMĐT) được đánh giá là ngành kinh tế không chỉ duy trì đà
tăng trưởng mà còn bứt phá mạnh mẽ, đóng góp vào “kỳ tích” tăng trưởng dương
của nền kinh tế Việt Nam; góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng
hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm
cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan
tỏa của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử
(TMĐT) phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Việt Nam cũng là một trong hai nước (cùng Indonesia) có tăng trưởng mạnh về
lượng truy cập website TMĐT trong khu vực. Với mức tăng trưởng cao và liên tục
từ năm 2015 trở lại đây, dự báo năm 2020, quy mô thị trường TMĐT của Việt
Nam có thể lên tới 13 tỷ USD. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi có đến 68 triệu
người dùng internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam, là động cơ thúc đẩy mảng
TMĐT phát triển mạnh mẽ. Cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới,
TMĐT ở Việt Nam cũng đang từng bước hình thành và tăng trưởng mạnh mẽ. Năm
2021, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng đến 16%, đạt
mốc 14 t USD. Dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 52 t
USD, trở thành nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử đứng thứ 3 khu vực ASEAN.
Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company
cho thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ ba Đông Nam Á với quy
mô 7 t USD; xếp sao Indonesia (32 t USD) và Thái Lan (9 t USD). Tuy nhiên,
theo dự đoán đến năm 2025, thương mại điện tử trong nước có thể đạt mức tăng
trưởng cao nhất khu vực với 34%, chạm mốc 23 t USD.
Tính chung cả năm ngoái, thương mại điện tử tăng trưởng 15%, đạt quy mô
khoảng 13 t USD.Quan trọng hơn, với quá trình dịch chuyển số của các doanh
nghiệp và sự thay đổi trong nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, các
chuyên gia nhận định tốc độ này sb được duy trì, bền vững trong cả 5 năm tới.
-> Cơ hội: thương mại điện tử tới đây sẽ gần như chiếm ưu thế so với phương thức
mua sắm truyền thống. Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương
thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt
trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng;
kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng
sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế
Với sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam thì Shopee đã trở thành một
trong những doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Cụ
thể, bản đồ thương mại điện tử quý III/2020 do iPrice Group công bố cho thấy
Shopee tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường thương mại điện tử
Việt Nam với mức tăng trưởng k lục. Theo đó, lượng truy cập website trung bình
mỗi tháng của Shopee đạt 62,7 triệu lượt, tăng 19% so với quý trước đó và 81% so
với cùng kỳ 2019. Đây tiếp tục là một k lục mới của Shopee, vượt qua mức cao
nhất từ trước đến nay của sàn thương mại điện tử này vào quý trước đó và vượt qua
đỉnh cao mà Lazada lập được hồi quý IV/2017. Trong đại dịch Covid-19, hoạt động
thương mại điện tử và
chuyển đổi số được triển khai mạnh mb từ các doanh nghiệp lớn như Shopee sb
mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn cho GDP. Các
doanh nghiệp không chỉ tận dụng những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người
dân và thị trường để tăng doanh thu-lợi nhuận, sớm chiếm lĩnh thị phần thương mại
điện tử, nhiều doanh nghiệp còn liên kết với nhau - thiết thực hỗ trợ quảng bá tiêu
thụ hàng Việt toàn cầu, tạo nền móng hình thành hệ sinh thái thương mại điện tử Việt Nam.
Để trở thành người dẫn đầu trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Shopee đã
thực hiện khá nhiều biện pháp Marketing. Cụ thể, báo cáo tài chính trong những năm
đầu hoạt động tại Việt Nam cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho
các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho
cả người mua và người bán nhằm thu hút lượng đáng kể khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau.
Mô hình C2C tại thời điểm đó đã giúp Shopee xây nên một mạng lưới khổng lồ, kết
nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho. Trái
lại, Shopee còn tạo được hiệu ứng "truyền miệng" khi sở hữu "chợ" sản phẩm đa
dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng
mua sắm online tăng lên chóng mặt.Từ nền móng này, Shopee đã đưa các nhà cung
cấp đầu ngành lên sàn thương mại điện tử khi kết hợp mô hình B2C, cạnh tranh trực
tiếp với Lazada - "gã khổng lồ" thương mại điện tử vào thời điểm đó. Mặt khác, để
có được định vị thương hiệu như hiện nay, không thể bỏ qua chiến lược "nội địa hóa"
khi Shopee lựa chọn thuê nhân viên bản địa, những người am hiểu về văn hóa và
phong tục địa phương, hợp tác với các ngân hàng, đối tác hậu cần ở mỗi nước để
đảm bảo trải nghiệm mua sắm và giao hàng hiệu quả. 4. Công nghệ
1. Người dùng tiếp nhận công nghệ:
Theo báo cáo Digital 6-2021, trong tổng số gần 98 triệu dân Việt Nam, có 72 triệu
người tiếp cận với Internet (tương đương với t lệ thâm nhập 70%), có tổng cộng
hơn 145 triệu thuê bao di động. Trong nhóm 16-64 tuổi người được khảo sát, có tới
93% người sử dụng smartphone. Ngoài ra, có 65% sở hữu smartphone, có 32% có ít
nhất một máy tính bảng. Khả năng tiếp cận công nghệ của người Việt Nam hiện nay
trở nên phổ biến, dễ dàng và đa dạng hơn.
cơ hội: với số lượng người tiếp cận internet đông đảo như vậy sẽ là 1 cơ hội lớn để
Shopee tiếp tục mở rộng chiến lược marketing trực tuyến đến gần hơn với người tiêu
dùng, đưa ngành TMDT phát triển nhanh chóng 2. Công nghệ mới nổi
Branded3 tuyên bố rằng tìm kiếm bằng hình ảnh và giọng nói có thể chiếm 50% tổng
số tìm kiếm vào năm 2020. Smart Logistics – Lập kế hoạch và định tuyến giao hàng
trực tuyến: Thương mại điện tử đã trở thành một lực lượng lớn trong xã hội hiện đại,
có nhu cầu rất lớn về việc giao hàng nhanh qua Internet.
Trợ lý AI và chatbots: giúp các thương hiệu trả lời các câu hỏi của khách hàng: được
viết dưới dạng giọng nói.
Cơ hội: các trợ lý ảo sẽ là công cụ giúp shopee đến gần hơn với người tiêu dùng,
giảm thiểu được nhân công và tiết kiệm thời gian trong việc tư vấn khách hàng. 3. Thanh toán online
Theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, cả nước có 76 ngân hàng cung cấp internet
banking, 44 ngân hàng cho phép thanh toán qua di động và 24 doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến. Việc thanh toán
qua các thẻ, ví điện tử ngày trở nên phổ biến.
Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự phát triển của các phương
thức thanh toán kỹ thuật số. Tổng số đơn đặt hàng trên Shopee thanh toán qua ví
điện tử AirPay trên toàn khu vực đã tăng trưởng gấp bốn lần.
Hành vi người tiêu dùng Việt nam thay đổi, nhờ các dịch vụ hiện đại thanh toán
nhanh chóng mà khách hàng càng ngày càng chi tiền mạnh tay hơn, đưa ra các quyết
định mua hàng nhanh chóng
Cơ hội: Thu hút được nhiều khách hàng mua sắm trên sàn TMĐT 5. Môi trường tự nhiên
Dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra những tác động vô cùng lớn đối với ngành thương
mại điện tử. Lần đầu tiên hàng chục ngàn doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến. H
àng triệu giao dịch thường diễn ra tại các cửa hàng nay
đã chuyển sang hình thức giao dịch trực tuyến. Ngành thương mại điện tử đã đi
từ vị trí “được quan tâm” tới vị trí “ưu tiên hàng đầu” đối với hầu hết các doanh
nghiệp bán lẻ. Vì thế, Shopee cũng nhận được thêm rất nhiều sự quan tâm ủng hộ từ
phía người tiêu dùng. Một vài danh mục bán lẻ đã chuyển từ hình thức bán hàng trực
tuyến từ 10-20% sang 100% bán trực tuyến. Tất cả các ngành hàng bán lẻ của các
quốc gia vẫn được vận hành hiệu quả nhờ vào “sức” mua hàng trực tuyến của khách
hàng. Một vài lĩnh vực thương mại điện tử đã gặp nhiều khó khăn – đặc biệt là trong
các lĩnh vực như thời trang, du lịch hay tổ chức sự kiện. Đối với nhiều nhà bán lẻ,
các kênh thương mại điện tử đã giúp họ phát triển nhanh chóng hơn. Từ những cửa
hàng thủ công, hay các hộ kinh doanh cho tới cả những ông trùm như Tesco – công
ty đã đạt mức tăng hơn 90% doanh thu thương mại điện tử vào tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội: Tạo ra 1 “văn hóa mua bán” mới, vừa tiết kiệm thời gian cho bên người mua,
vừa tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho người bán, đặc biệt là trong khoảng thời gian
dịch bệnh khó khăn như hiện tại.
Tuy nhiên, với ảnh hưởng tồi tệ của đại dịch thì việc giao hàng hóa của Shopee
cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc
lấy/giao hàng của một số đơn vị vận chuyển tại các khu vực bị giãn cách/cách ly có
thể chậm hơn dự kiến hoặc tệ hơn là có thể bị hủy đơn hàng vì các quy định về giãn
cách của nhà nước. Hiện tại thì Shopee vẫn chưa có phương án hỗ trợ dời thời gian
giao hàng hoặc bảo lưu đơn hàng. Nếu đơn hàng bị hủy do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 thì khác hàng buộc phải đặt lại đơn hàng mới ở thời điểm phù hợp hơn.Về
phần Shopee thì họ vẫn luôn cố gắng để đơn hàng được giao đến bạn sớm nhất trong thời điểm này.
6. Văn hóa-xã hội
- - Bảo mật thông tin:
Trong số những người dùng internet, mối quan tâm lớn nhất đi kèm với yếu
tố riêng tư. Quyền riêng tư được mô tả như một quyền đạo đức mỗi cá nhân, được
hưởng từ sự xâm nhập vào các vấn đề cá nhân của họ. Người dùng internet có danh
tính trực tuyến thông qua đó họ thực hiện giao dịch tài chính và cá nhân. Người tiêu
dùng rất quan tâm đến việc bảo vệ danh tính trực tuyến này. Thương mại điện tử
hiệu quả đòi hỏi một tổ chức để bảo vệ thông tin liên lạc, hồ sơ người tiêu dùng và
thông tin hành vi tiêu dùng, v.v. Các tổ chức không nên chia sẻ hoặc sử dụng thông
tin cá nhân mà không có sự đồng ý trước của người tiêu dùng
(Chính vì thế mà Shopee cũng đã thực hiện rất nhiều chính sách bảo mật thông tin
cho khách hàng. Shopee thực hiện các biện pháp bảo mật khác nhau và luôn nỗ lực
để đảm bảo sự an toàn của dữ liệu cá nhân của khách hàng trên các hệ thống của
Shopee. Dữ liệu cá nhân của người dùng được lưu trữ đằng sau các mạng bảo mật
và chỉ có thể được truy cập bởi một số nhân viên có quyền truy cập đặc biệt đến các hệ thống của Shopee)
-> Cơ hội: công tác giám định sẽ được đẩy mạnh để bảo mật cho các trang mạng một
cách bền vững, cũng như những giao dịch mua bán ở trong nước, xuyên biên giới
thông qua việc hợp tác trao đổi với các nước, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng Shopee