-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích cơ sở của cán cân thanh toán du lịch | Tiểu luận môn Kinh tế du lịch | TMU
Tiểu luận môn Kinh tế du lịch với đề tài "Phân tích cơ sở của cán cân thanh toán du lịch" của sinh viên trường Đại học Thương Mại giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế du lịch
3 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại
373 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD|27879799
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Tiểu luận môn: Kinh tế du lịch
Đề tài: “Phân tích cơ sở của cán cân thanh toán du lịch và vai
trò, chính sách của chính phủ trong phát triển du lịch”
Hà Nội, tháng 10 năm 2023 lOMoAR cPSD|27879799 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các giao dịch kinh tế diễn ra giữa một
quốc gia và phần còn lại của thế giới rất phong phú và đa dạng. Để ghi chép, phản ánh và
đo lường các giao dịch kinh tế quốc tế này, các quốc gia sử dụng một báo cáo thống kê có
tên Cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế được coi là một trong những
chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất đối với mọi nền kinh tế bởi vì các số liệu này ảnh
hưởng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô quan trọng khác như tổng
sản phẩm quốc nội, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả, tỷ giá và lãi suất.
Du lịch được xem ngành kinh tế mũi nhọn, hàng năm lượng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam rất lớn, nguồn thu từ khách quốc tế ngày một tăng, kéo theo nền kinh tế phát
triển. Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường
du lịch quốc tế, hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng đón được nhiều khách và
tăng doanh thu bằng ngoại tê, góp phần tích cự bình ổn cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Để nghiên cứu rõ hơn về cán cân thanh toán trong du lịch, em đã chọn đề tài “Phân tích
cơ sở của cán cân thanh toán du lịch và vai trò, chính sách của chính phủ trong phát
triển du lịch” làm đề tài tiểu luận hết môn của mình. lOMoAR cPSD|27879799 PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Phân tích cơ sở của cán cân thanh toán du lịch 2.1.1.
Khái niệm và nội dung của cán cân thanh toán Khái niệm
Cán cân thanh toán (Balance of Payments, BOP) là một bảng dữ liệu cung cấp thông tin
về kết quả của các giao dịch quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thể hiện
qua hai tài khoản chính đó là tài khoản vãng lai (CA) và tài khoản vốn và tài chính (KA).
Tài khoản vãng lai ghi chép tất cả giao dịch hàng hóa và dịch vụ như giá trị xuất khẩu, nhập
khẩu, các khoản nhận hay thanh toán thu nhập. Tài khoản vốn và tài chính 1 ghi chép các
khoản vay hay cho vay nước ngoài, các dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp với nước ngoài
diễn ra trong một thời kỳ cụ thể - thường là một năm.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cán cân thanh toán quốc tế là bảng báo cáo thống kê ghi
chép và phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh giữa Người cư trú và Người không cư trú
trong một thời kỳ nhất định, thông thường là 1 năm. Nội dung
Cán cân thanh toán quốc tế được thể hiện dưới các nội dung: Cán cân vãng lai, cán cân
di chuyển vốn, nhầm lẫn và sai sót, cán cân bù đắp chính thức. Cán cân vãng lai (CA)
Cán cân vãng lai phản ánh tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người
cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập
từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài,
chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. Cán cân
vãng lai bao gồm 4 cán cân bộ phận như sau:
- Cán cân thương mại (Trade balance): Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi từ hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú.
- Cán cân dịch vụ (Service balance): Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi từ hoạt động
dịch vụ giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm các khoản thu, chi từ các hoạt
động dịch vụ về vận tải, du lịch, bưu chính, viễn thông, bảo hiểm, hàng không, ngân hàng,
thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác. lOMoAR cPSD|27879799
- Cán cân thu nhập: Cán cân thu nhập phản ánh toàn bộ các khoản thu nhập của người
lao động và thu nhập từ hoạt động đầu tư của người cư trú và người không cư trú.
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều: Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà
tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng
do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại. Cán cân Vốn (KA)
Cán cân vốn phản ánh tất cả các giao dịch kinh tế giữa Người cư trú với Người không
cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào và chuyển vốn ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu
tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước
ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo
quy định của pháp luật làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
Cán cân vốn bao gồm ba khoản mục chính là cán cân vốn dài hạn, cán cân vốn ngắn hạn
và cán cân di chuyển vốn một chiều Nhầm lẫn và sai sót
Trên thực tế, do có rất nhiều vấn đề phức tạp về thống kê trong quá trình thu thập số liệu
và lập cán cân thanh toán quốc tế, do đó thường phát sinh những nhầm lẫn và sai sót. Hạng
mục nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng
không được ghi chép hoặc ghi chép có nhầm lẫn không chính xác.
Cán cân bù đắp chính thức (OSB)
Cán cân bù đắp chính thức ra đời nhằm đưa cán cân thanh toán quốc tế về trạng thái cân
bằng. Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm ba khoản mục chủ yếu: Dự trữ ngoại hối quốc
gia; Vay nợ IMF và các NHTW khác; Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền
của quốc gia lập thanh toán. 2.1.2.
Sự tham gia của du lịch trong cán cân thanh toán
Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, hàng năm trước khi dịch Covid
– 19 bùng phát, Việt Nam là nước đón tiếp lượng khách du lịch quốc tế đến thăm quan rất
nhiều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam năm
2019 đạt hơn 18 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 726 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% lOMoAR cPSD|27879799
so với cùng kỳ năm 2018. Các công ty du lịch tham gia vào quá trình đi lại, ăn ở, tham
quan của khách tại Việt Nam và quốc tế đã giúp phần thu ngoại tệ được tăng lên, và cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Du lịch tham gia vào cán cân thanh toán thể hiện ở các mặt sau:
- Chi tiêu của khách quốc tế: Là tổng số tiền mà khách quốc tế đến Việt Nam đã chi
tiêu trong suốt thời gian ở tại Việt Nam. Thời gian lưu trú trung bình của một khách du
lịch quốc tế năm 2019 đạt 8,1 ngày và chi tiêu bình quân là 1.074 USD một chuyến đi.
- Xuất nhập khẩu hàng hóa: Trong hoạt động du lịch quốc tế thu ngoại tệ, nhiều hàng
hóa và dịch vụ được du khách nước ngoài sử dụng trong suốt chuyến đi. Đây là hoạt
động xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch vì hàng hóa, dịch vụ du lịch được bán không
vượt qua biên giới của một quốc gia. - Vận chuyển - Đầu tư - Lợi tức đầu tư
- Tiền lương của nhân công - Đào tạo nhân công
- Quảng cáo và các loại khác - Khác 2.1.3.
Cơ sở của cán cân thanh toán du lịch
Với thương mại quốc tế
Trong thương mại quốc tế, sử dụng lợi thế sản xuất để giải thích thặng dư trong sản xuất,
có hai quan điểm của hai nhà kinh tế chính trị nổi tiếng:
- Lợi thế sản xuất tuyệt đối (Adam Smith): “Chỉ có cá nhân mới thẩm định
những hành vi của mình và tư lợi không thương tranh nhau mà hòa nhập vào nhau
theo một trật tự thiên nhiên”. Theo nhà kinh tế học Adam Smith, mỗi một người lOMoAR cPSD|27879799
khi làm công việc gì thì chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhưng nếu anh ta làm tốt thì
điều đó có lợi ích cho cả tập thể, một xã hội, một quốc gia. Như vậy, sẽ có một bàn
tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung ngoài ý mong đợi của anh ta.
- Lợi thế sản xuất tương đối (David Ricardo): Thương mại quốc tế vẫn có thể
diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía. Một nước có
hiệu quả sản xuất thấp hơn (chi phí cao hơn) trong sản xuất hầu hết các loại sản
phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại
thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh.
Lý thuyết về lợi thế chi phí tuyệt đối đã bác bỏ lý thuyết của Chủ nghĩa trọng thương,
trong khi lý thuyết về lợi thế so sánh là sự phát triển hơn lý thuyết về lợi thế chi phí tuyệt
đối. Bản chất của lý thuyết lợi thế chi phí so sánh là nếu thương mại tự do không hạn chế
tồn tại, thì sản lượng tiềm năng của thế giới sẽ lớn hơn so với thương mại bị hạn chế.
Do đó, lý thuyết về lợi thế so sánh làm rõ rằng thương mại là một trò chơi có tổng dương
chứ không phải trò chơi có tổng bằng không, trong đó tất cả các quốc gia tham gia vào
thương mại, ít nhiều đều được hưởng lợi từ nó. Với du lịch quốc tế
- Tài nguyên du lịch đặc trưng ở từng quốc gia: Mỗi quốc gia có những tài
nguyêndu lịch đặc trưng khác nhau, chính vì thế cán cân thanh toán cũng khác
nhau. Ví dụ nhắc đến Thái Lan khách du lịch nghĩ ngay đến xứ sở Chùa Vàng, với
lối kiến trúc Chùa nổi tiếng, đây là tài nguyên đặc trưng mà Thái Lan có. Hay nhắc
tới Việt Nam, khách du lịch biết đến với các điểm tham quan nổi tiếng như Vịnh
Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Nha Trang, Đà Nẵng. .
- Những quốc gia có lợi thế toàn diện trong việc sản xuất và cung ứng sản
phẩm du lịch: Hiện nay, trên thế giới có một loại hình du lịch mới chỉ có 1 nước
làm được đó là Du lịch vũ trụ. Với lợi thế đi đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ lOMoAR cPSD|27879799
từ 60 năm trước, nước Nga đã chuẩn bị và xây dựng chương trình du lịch không
gian để phục vụ khách. Đặc biệt nước Nga có kế hoạch đưa 2 khách du lịch vào
vũ trụ vào tháng 12/2021. Ở thời điểm này Cơ quan vũ trụ liên bang Nga cũng đã
bắt tay vào việc chế tạo tàu vũ trụ và tên lửa để phục vụ du khách trong chuyến
bay giai đoạn 2 vào năm 2023.
- Vị trí địa lý của mỗi quốc gia: Vị trí địa lý cũng quyết định đến du lịch quốc
tế. Quốc gia có vị trí thuận lợi, an ninh tốt sẽ được khách du lịch quốc tế ghé thăm nhiều hơn.
- Cơ sở khác: như tình hình an ninh, cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, môi
trường cũng là một trong số các cơ sở tham gia vào cán cân thanh toán du lịch. 2.1.4.
Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Giống như mọi quốc gia, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức kinh tế đang
gia tăng do đại dịch Covid-19 gây ra, và nhiều dự báo cho rằng có thể nghiêm trọng hơn
nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. Những số liệu được
công bố gần đây cho thấy, những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 ngày càng rõ
ràng hơn. Theo đó, xuất khẩu trong tháng 4 giảm mạnh, tới 13,9% so với cùng kỳ, nguyên
nhân chính là do sụt giảm 26% so với cùng kỳ của hàng dệt may và giày dép.
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, doanh thu từ khách du lịch quốc tế bị
giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế, vì
mất đi một nguồn thu kinh tế quan trọng. Tính chung 9 tháng năm 2021, khách quốc tế đến
Việt Nam ước tính đạt 114,5 nghìn lượt người, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó khách đến bằng đường hàng không đạt 75,6 nghìn lượt người, chiếm 66% lượng khách
quốc tế đến Việt Nam, giảm 97,5%; bằng đường bộ đạt 38,5 nghìn lượt người, chiếm 33,6%
và giảm 93,4%; bằng đường biển đạt 398 lượt người, chiếm 0,4% và giảm 99,7%.
Du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, vì thế đã trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt, đối với Việt Nam, ngành
du lịch hiện nay được xem như là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu lOMoAR cPSD|27879799
tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng của toàn nền
kinh tế. Đề hoạt động du lịch được phục hồi hiệu quả sau dịch Covid-19 và thích ứng với
trạng thái bình thường mới, ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng một mô hình phát triển
bền vững hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp.
2.2. Vai trò và chính sách kinh tế của chính phủ trong phát triển du lịch 2.2.1.
Vai trò của chính phủ đối với ngành du lịch
Chính phủ là cơ quan quyền lực và cao nhất của một quốc gia, Chính phủ quyết định các
chính sách, chiến lược phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Chính vì vậy, trong du lịch
Chính phủ là đơn vị quan trọng tham gia vào quá trình định hướng chiến lược phát triển du lịch.
Chính phủ là đơn vị lập kết hoạch và quản lý ngành, hỗ trợ thu hút sự tham gia của các
bên liên quan một cách hiệu quả, thu thập và quản lý thông tin du lịch, tham gia tiếp thị marketing điểm đến.
Chính phủ định hướng cho hoạt động du lịch phát triển tích cực, vẫn thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế song vẫn giữ gìn các giá trị truyền thống và bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước.
Hình thành và hoàn thiện môi trường pháp lý toàn diện, ổn định cho hoạt động du lịch trong
cả nước, cho từng vùng và từng địa phương cụ thể. Dung hoà mối quan hệ và lợi ích giữa
du lịch với các ngành kinh tế khác; đảm bảo hài hoà về quyền lợi giữa cộng đồng dân cư,
nhà đầu tư du lịch và khách du lịch. 2.2.2.
Các chính sách kinh tế của chính phủ đối với phát triển du lịch
Thuế liên quan đến du lịch
Ngày 19-4-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về việc gia hạn
thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và
tiền thuê đất năm 2021.
Nghị định số 52/2021/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức,
hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. lOMoAR cPSD|27879799
Trong đó, các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch tiếp tục nằm trong nhóm được
hỗ trợ gồm có: dịch vụ lưu trú và ăn uống, đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các
dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
Chính phủ chi tiêu cho du lịch
Hiện nay, nhà nước có Qũy hỗ trợ phát triển du lịch để thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến,
quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch do ngân sách Trung ương bảo đảm, được bố trí trong
dự toán chi các hoạt động kinh tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Mức kinh phí ngân sách nhà nước bố trí dự toán cho Quỹ hằng năm bằng 10% tổng số
thu nộp ngân sách từ nguồn thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh,
nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và bằng 5% tổng số thu nộp ngân sách từ nguồn
thu phí tham quan khu du lịch, điểm du lịch của năm trước liền kề năm hiện hành (theo số
liệu do Kho bạc Nhà nước cung cấp).
Bên cạnh đó, Quỹ cũng hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về du lịch một phần học phí đào
tạo, bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết về du lịch cho người lao động. Mức
hỗ trợ bằng 50% mức học phí phải nộp theo quy định, tùy theo từng nghề và thời gian học thực tế.
Đối với chi tổ chức các cuộc thi trong nước tìm hiểu, sáng kiến về xúc tiến, quảng bá du
lịch nhằm khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam do Quỹ hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tổ chức: Mức chi giải thưởng cho Giải tập thể tối đa 20.000.000 đồng/giải thưởng;
giải cá nhân tối đa 15.000.000 đồng/giải thưởng.
Hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên gửi hồ sơ đến Sở cơ quan chuyên môn
về du lịch cấp tỉnh nơi cấp thẻ cho hướng dẫn viên du lịch thẩm định (thời gian thẩm định
2 ngày làm việc), cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh gửi danh sách trình UBND cấp
tỉnh quyết định (thời gian phê duyệt 2 ngày làm việc) (Điều 31-34 Quyết định số
23/2021/QĐ-TTg). Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người. lOMoAR cPSD|27879799 PHẦN 3. KẾT LUẬN
Cán cân thanh toán du lịch là một trong những yếu tố góp phần làm nên sư thành công
của kinh tế đất nước. Việc ổn định được cán cân thanh toán sẽ giúp kinh tế quốc gia được
vững mạnh và phát triển hơn. Tuy nhiên, để cán cân thanh toán được duy trì sẽ dựa trên
nhiều cơ sở, mỗi cơ sở đều đảm nhận những vai trò riêng và chính phủ giữ vai trò quan
trọng trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Để hoạt động đón tiếp khách được diễn ra bình thường, lao động có việc làm, các cơ sở
kinh doanh dịch vụ có thu nhập thì Chính phủ phải có những chính sách hỗ trợ kịp thời và
tốt nhất tới các đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và toàn ngành du lịch nói chung. Đặc
biệt trong thời điểm dịch Covid – 19 đang diễn ra, chính phủ nên miễn thuế cho các doanh nghiệp. lOMoAR cPSD|27879799 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động – Xã hôi.
2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê.
3. Website Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/
4. Website Bộ văn hóa thể thao và du lịch https://bvhttdl.gov.vn/