Đề cương ôn tập môn Kinh tế du lịch (có lời giải) | Đại học Thương Mại
Trọn bộ Đề cương ôn tập môn Kinh tế du lịch có lời giải chi tiết của trường Đại học Thương Mại, tài liệu gồm 13 trang với 30 câu hỏi giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học kỳ. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề cương học phần Kinh tế du lịch có đáp án và các tài liệu TMU NGÂN HÀNG CÂU HỎI
HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH NHÓM CÂU HỎI I
Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngành DL. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 2. Phân tích sự đóng góp của DL trong GDP? Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự đóng góp của du lịch trong GDP? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 3. Trình bày tác động của phát triển DL đến nền kinh tế quốc dân?
Câu 4. Phân tích vai trò trực tiếp của DL nội địa/ du lịch quốc tế đến
(inbound)/ du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound) trong thu nhập quốc
dân và tạo việc làm? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 5. Phân tích kĩ thuật bội số nhân trong đo lường vai trò của du lịch
đối với thu nhập quốc dân và tạo việc làm? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 6. Phân tích bảng cân đối đầu vào – đầu ra trong đo lường vai trò của
du lịch đối với thu nhập quốc dân và tạo việc là? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 7. Phân tích chính sách thuế liên quan đến du lịch/ chính sách chi
tiêu/ chính sách phân phối lại của chính phủ đối với sự phát triển du lịch?
Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 12. Phân tích các đặc điểm của cung vận chuyển hàng không/ cung
dịch vụ lưu trú/ cung dịch vụ ăn uống? ý nghĩa nhận thức vấn đề này.
Câu 13. Phân tích các đặc điểm của thị trường du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 14. Phân tích sự tham gia của du lịch trong CCTT của 1 quốc gia?
Phân tích cơ sở của CCTT du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 15. Phân tích các khoản thu nhập và thanh toán vận chuyển/ thu nhập
và thanh toán du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 16. Phân tích sự phụ thuộc vào du lịch của CCTT quốc gia? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 17. Phân tích tác động của phát triển DL đối với CCTT quốc gia? Ý
nghĩa nhận thưcs vấn đề này.
Câu 18. Phân tích các chính sách đối với CCTT trong du lịch? Ý nghĩa
nhận thức vấn đề này.
Câu 19. Phân tích các mối liên hệ đa quốc gia? Phân tích các lí do kinh
doanh đa quốc gia trong du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
Câu 20. Có những hình thức công ty đa quốc gia phổ biến nào trong kinh
doanh du lịch, lựa chọn và phân tích một trong các hình thức đó? Phân
tích các tác động của công ty đa quốc gia trong kinh doanh du lịch đối với
nền kinh tế của nước chủ nhà ( nước có chi nhánh)? Phân tích các tác
động của công ty đa quốc gia trong kinh doanh du lịch đối với nền kinh tế
của nước có công ty chính (công ty mẹ)? ý nghĩa nhận thức vấn đề này
Câu 21. Phân tích các lí do và đặc điểm của đầu tư du lịch? Ý nghĩa nhân thức vấn đề này? NHÓM CÂU HỎI 2.
Câu 2. Trình bày sự đóng góp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự đóng góp
của du lịch trong GDP? Lấy ví dụ minh họa/ liên hệ thực tiễn với nước ta.
Các biện pháp nhằm nâng cao sự đóng góp GDP trong du lịch.
Câu 3: trình bày vai trò trực tiếp của du lịch nội địa/ du lịch quốc tế đến
(inbound)/ du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound) trong thu nhập quốc
dân và tọa việc làm? Liên hệ với thực tiễn ở nước ta. Các biện pháp nâng
cao vai trò trực tiếp của du lịch nội địa/ du lịch quốc tế đến (inbound)/ du
lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound) trong thu nhập quốc dân và tọa việc làm.
Câu 4. Trình bày chính sách thuế liên quan đến du lịch/ chính sách chi
tiêu cho DL/ chính sách phân phối lại của chính phủ đối với sự phát triển
Dl? Liên hệ với thực tiễn nước ta.
Câu 7. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ vận chuyển hàng không/
cung dịch vụ lưu trú khách sạn ở nước ta? Cân đối cung cầu du lịch là gì?
Nêu các biện pháp để cân đối cung cầu du lịch Việt Nam.
Câu 10. Trình bày cơ sở của cán cân thanh toán du lịch? Liên hệ với thực tiễn ở nước ta.
Câu 11. Trình bày hạn chế từ các khianr thanh toán vận chuyển đối với
quốc gia điểm đến? Liên hệ với thực tiễn nước ta? Các chính sách khắc phục hạn chế nêu trên?
Câu 12. Tại sao nói: không có mối liên hệ giữa dung lượng dòng khách
du lịch với các khoản thanh toán vận chuyển. Đề xuất các chính sách khắc phục.
Đáp án đề cương học phần Kinh tế du lịch TMU NHÓM CÂU HỎI I
Câu 1. Phân tích đặc điểm của ngành DL. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này Khái niệm:
Du lịch được quan niệm là ngành cung cấp loại hàng hóa và dịch vụ cho
khách du lịch trong hành trình và tại điểm đến du lịch. Là ngành kinh tế
tổng hợp trên cơ sở các yếu tố cấu thành khác nhau bao gồm các sản
phẩm thuộc ngành kinh tế khác khó phân định vị trí ngành trong nền kinh
tế nói chung để phục vụ đáp ứng nhu cầu du khách mong muốn của họ
liên quan đến động cơ chuyến đi.
Các quan niệm về ngành du lịch:
- Quan niệm của Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch (1971)
- Quan niệm của nhà kinh tế Anh Leiper
- Quan niệm của các nhà kinh tế Mỹ Mclntosh, Goeldner và Ritchie
- Quan niệm của các nhà kinh tế Trung Quốc Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình
Đặc điểm ngành du lịch
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp
+ Sản phẩm du lịch: Sản phẩm dựa trên và bao gồm các sản phẩm có
chất lượng cao của nhiều ngành kinh doanh khác nhau được thiết kế cung
ứng thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bao gồm sản phẩm vô hình và sản phẩm hữu hình.
+ Nhu cầu của du khách: vừa mang tính đơn lẻ vừa mang tính tổng hợp.
Tính tổng hợp liên quan đến các nhóm nhu cầu khác nhau như ăn uống,
ngủ nghỉ, nhu cầu tham quan, giải trí,mua sắm và các nhu cầu khác trong
chuyến đi và tại điểm đến du lịch.
Từ đó nhà cung ứng cần xác định yếu tố cấu thành của ngành để quản lý
đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho cả ngành cả doanh nghiệp. Cần xác
định sự đóng góp của các ngành trong du lịch từ đó đánh giá vai trò
nghành du lịch trong nền kinh tế nói chung.
- Du lịch là ngành dịch vụ vì du lịch có tính: + Không hiện hữu
+ không tách rời: sx và tiêu dùng diễn ra đồng thời + Không xác định + Không tồn kho
Du lịch là một ngành dịch vụ do vậy ngành du lịch cần:
+ Cần ko ngừng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên để đảm bảo
chất lượng cung ứng cho khách hàng.
+ sản phẩm dịch vụ bao gồm các sản phẩm hàng hóa và phi hàng hóa. Để
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đòi hỏi nhà cung cấp cần nghiên cứu
nhu cầu của khách hàng, chủ động thiết kế đa dạng hóa sản phẩm từ đó
đáo ứng các nhu cầu của họ
- Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh
+ tốc độ tăng trưởng về lượng khách
+ tốc độ tăng trưởng về doanh thu: vd năm 2017 doanh thu đạt 510.900
tỷ đồng vượt 10.900 tỷ đồng so với dự tính năm 2017
+ tốc độ tăng trưởng về việc làm: Vd 1 lao động trong ngành khác bằng 2
lao động trong ngành du lịch, lượng lao động trong ngành du lịch gấp 4
lần ngành giải trí, gấp 6 lần lao động trong sản xuất.
Nhận thức: Đòi hỏi nhà cung ứng nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu
hướng phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển ngành. Bản thân nhà
cung ứng nghiên cứu phát triển chính sách kinh doanh phù hợp hỗ trợ
phát triển ngành đảm bảo phát triển nhanh bền vững.
- Du lịch là ngành kinh doanh có tính thời vụ
+ Tính thời vụ là sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ cung cầu du lịch xảy ra
dưới tác động của một số nhân tố nhất định. Nguyên nhân là do cung – cầu có tính thời vụ
Ưu điểm: Cung chủ động trong kinh doanh, Cầu định hướng tiêu dùng các sản phẩm phù hợp
Nhược điểm: Hoạt động kinh doanh không ổn định => tốn kém chi phí
khấu hao tài sản, lương nhân viên => hiệu quả kinh doanh giảm, thu nhập
không ổn định. Nhà cung ứng phải cân nhắc một cách thận trọng trong
việc phát triển ngành cũng như các doanh nghiệp
- Du lịch là “ ngành công nghiệp không biên giới”
Là 1 ngành sản xuất ra các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Bản chất của hoạt động du lịch là sự di chuyển ra khỏi phạm vi
ranh giới địa phương hoặc biên giới quốc gia, mặt khác xu thế toàn cầu
hóa về kinh tế là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch. - Các đặc điểm khác
Xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói
riêng mà mỗiquốc gia có những nhận định khác nhau về đặc điểm của
ngành DL như: Cơ sở hạ tầng, sử dụng nhiều lao động sống, ngành công
nghiệp không tập trung và có khả năng làm đa dạng hóa nền kinh tế du lịch,. .
Câu 2. Phân tích sự đóng góp của DL trong GDP? Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự đóng góp của du lịch trong GDP? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này. Khái niệm
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tất cà hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sx ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong 1 thời kì nhất định (trong 1 năm) GDP = C + I + X – M Các nhân tố ảnh hưởng
- Nguồn tài nguyên là nguồn lực trong kinh doanh du lịch:
Tài nguyên DL là các yếu tố thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, di tích
lịch sử văn hóa, các công trình lao động sáng tạo của con người và giá trị
nhân văn khác được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu DL; là yếu tố cơ bản
hình thành lên các khu, các tuyến, các điểm và các đô thị DL
Nguồn lao động: LLLĐ dồi dào và phong phú, yếu tố con người quyết
định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật DL:
+ cơ sở hạ tầng: đường, hệ thống định vị, hệ thống điện nước và các yếu
tố khác. Cơ sở hạ tầng tạo ra khả năng tiếp cận điểm đến, cung cấp các
các thông tin điểm đến tạo ra khả năng và sắn sàng thực hiện chuyến đi
của khách. Hệ thống điện góp phàn đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách DL
+ cơ sở vật chất kĩ thuật DL mang đặc trưng của ngành liên quan đến việc
đáp ứng nhu cầu cơ bản của du khách. Sự sẵn có và mức độ phát triển vật
chất kĩ thuật DL sẽ quyết định đến sự thành công trong hoạt động DL tại đó.
Các cơ hội được thể hiện thông qua các sự kiện về chính trị, văn hóa, thể
thao KT, thường diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định trong đó nó
thu hút lượng kahcsh rất lớn du khách đến.
Khi có các cơ hội xảy ra, sự đóng góp của DL trong GDP gia tăng đáng
kể thông qua sự chi tiêu của du khách cũng như các khoản đầu tư phục vụ du khách.
Hỗ trợ từ bên ngoài (liên quan đến nguồn tài nguyên) sự trao đổi về hình
thức trình độ thông qua các khóa tập huấn, các khoản hỗ trọ kinh phí thực
hiện các dự án phát triển DL (thường là những khoản đầu tư ko hoàn lại).
Các chính sách phát triển KT- XH là điều kiện tiên quyết để phát triển
DL, chính sách phát triển DL thường đươc thể hiện qua 2 cấp: cấp TW và cấp địa phương.
- Tình trạng khoa học công nghệ
DL phát triển là nhờ vào sự khai thác giá trị nguồn tài nguyên. Đây là các
yếu tố sẵn có của các vùng, địa phương DL. Vì thế bản thân nguồn TN
DL cũng đã thỏa mãn được nhu cầu của du khách.
Với sự phát triển của kinh tế, đời sống con người ngày 1 nâng cao dẫn
đến mức độ thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn. Do vậy, đòi hỏi phải
có sự hỗ trợ của KH – CN để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Cơ sở hạ tầng: KH –Cn làm cho các yếu tố hệ thống GTVT có sự tiến bộ
vượt bậc, với sự ra đời ngày càng nhiều hơn các phương tiện vận chuyển
với nhiều hình thức khác nhau, vừa tăng khả năng tiếp cận điểm đến, vừa
góp phần đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng
CN – TT: KH – CN tạo ra 1 khối lượng thông tin khổng lồ cho con
người, từ đó kích thích nhu cầu khám phá sáng tạo, tăng sự hiểu biết về
điểm đến làm cho nhu cầu của con người dễ dàng được đáp ứng hơn
Cơ sở vật chất – kĩ thuậ DL: là điều kiện quan trọng giúp du khách thỏa
mãn nhu cầu bao gồm nhu cầu cơ bản, nhu cầu đặc trưng và các nhu cầu
bổ sung khác. Nhu cầu của khách hàng càng đa dạng thì hệ thống cơ sở
vật chất kĩ thuật càng ứng c=dụng các yếu tố công nghệ phức tạp để đáp
ứng nhu cầu của con người.
Tuy nhiên tròn ngành DL vẫn còn 1 số bộ phận nhất định cần có sự phát
triển mà ko có sự can thiệp của KH – CN như DL tự nhiên, DL sinh
thái,… Do vậy những người kinh doanh DL cần xác định đối tượng
khách hàng phù hợp với các loại hình DL để có sự đầu tư nhất định vào
KH – CN, vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch
- Sự ổn định về chính trị xã hội
Cung: thu hút, kêu gọi đầu tư từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ của
ngành, đa dạng hóa các yếu tố cấu thành của ngành và tăng mức độ phát triển.
Cầu: giúp khách hàng sẵn sàng tiếp cận điểm đến do đó nhu cầu của du
khách dễ tiếp cận kích thích tăng trưởng lượng khách, kích thích nhu tiêu dùng của du khách.
Tuy nhiên đối với 1 số các quốc gia họ có thể tiếp cận 1 số yếu tố ổn định
chính trị xã hội như 1 yếu tố mới kích thích nhu cầu của khách hàng - Tâm lý xã hội Tác động đến cung:
+ những người kinh doanh DL: ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp trong
hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm. yếu tố tâm lý xã hội sẽ tác
động đến hành vi tâm lí con người kinh doanh DL
+ Người dân địa phương: thái độ của người dân địa phương cũng được
coi là 1 phần giá trị tài nguyên của điểm đến.
Tâm lí xã hội của du khách: mặc dù du khách có sự tương đồng về thu
nhập tuy nhiên do vị trí địa lí khác nhau nên tập quán tiêu dùng tâm lí, sở
thích cũng có sự khác nhau. Do vậy ảnh hưởng đến tâm lí khách hàng - Đầu tư
Tài nguyên DL chỉ là điều kiện tiền đề cho phát triển DL còn mức độ
phát triển phụ thuộc và tỉ lệ đầu tư và lợi ích từ 1 sự đầu tư trong DL. Đầu
tư DL quyết định đến mức độ phát triển DL tại 1 quốc gia, 1 vùng
Đầu tư trong DL bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật DL. Do
vậy, sự đầu tư nào mân lại lợi nhuận lớn, tỉ lệ thời gian thu hồi vốn nhanh
thì nên ưu tiên dành cho tư nhân đầu tư. Ngược lại sự đầu tư mà đòi hỏi
đến lượng vốn đầu tư lớn, mang lại lợi ích cho xã hội, thời gian thu hồi
vốn dài thì nên để nhà nước đầu tư.
Có những sự đầu tư đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn ( đầu tư vào nguồn vốn
cố định) nhưng ngược lại trong DL chỉ cần lượng vốn đầu tư ít mà vẫn
mang lại lợi nhuận cao (sự kiện). khi xem xét về đầu tư cần phải nghiên
cứu về giá trị đầu tư thích hợp. Giá trị đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ chính sách của nhà nước: ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư + Tình trạng kinh tế
+ TỶ lệ thu hồi vốn đầu tư
+ các mô hình kinh tế của 1 quốc gia
ĐỀ CƯƠNG MÔN KINH TẾ DU LỊCH
Câu 1:Nêu khái niệm về du lịch của Michael Cotman?
- Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ): “Du lịch là sự kết hợp và tương
tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du
khách, nhà cung ứng dịch du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón
khách du lịch”. - Du khách là người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra
sản phẩm du lịch - Nhà cung ứng du lịch là nhà cung cấp các dịch vụ và
sản phẩm du lịch để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của du khách. - Chính
quyền địa phương của điểm đến là nhân tố chính tạo ra các động lực phát
triển du lịch phụ thuộc nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Dân cư sở tại là một trong những nguồn lao động chính phục vụ trong du lịch
Câu 2:Phân tích xu hướng nhóm xu hướng phát triển cung của xu hướng
phát triển du lịch thế giới?
Xu hướng 1: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Xu hướng 2: Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch
Xu hướng 3: Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch
Xu hướng 4: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong du lịch.
Xu hướng 5: Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hoá.
Xu hướng 6: Hạn chế tính thời vụ trong du lịch
Câu 3:Phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế và ý nghĩa về mặt xã hội của việc phát triển du lịch?
XH: - Mở ra cơ hội giao lưu. - Là cơ sở mở ra mối quan hệ hữu nghị,
ngoại giao. - Tái tạo sức lao động. - Giải quyết lao động thất nghiệp của địa phương.
KT: - Du lịch góp phần làm tăng sản lượng GDP cho nền kinh tế quốc dân.
- Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư. - Du lịch phát triển sẽ mở ra khả
năng thu hút, sử dụng sức lao động nhàn rỗi. - Du lịch phát triển thúc đẩy
sự phát triển của các địa phương. - Hiệu quả số nhân trong du lịch.
Câu 4:Phân tích nhóm xu hướng phát triển cầu du lịch của xu hướng phát
triển du lịch trên thế giới?
Xu hướng 1: Du lịch ngày càng được khăng định là một hiện tượng kinh
tế – xã hội phổ biến, bởi các nguyên nhân sau:
Xu hướng 2: Sự thay đổi về hướng và phân bố của luồng khách du lịch quốc tế.
Xu hướng 3: Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch.
Xu hướng 4: Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch.
Xu hướng 5: Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi.
Xu hướng 6: Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch.
Câu 5:Nêu các loại hình vận chuyển trong du lịch. Ưu và nhược điểm của
mỗi loại hình đó? Ngành vận chuyển - Ngành vận chuyển hàng không -
Ngành vận chuyển đường bộ - Ngành vận chuyển đường sắt - Ngành vận chuyển đường thủy
Câu 6:Phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu du lịch?
Thời gian rảnh Nói chung, người ta chỉ đặt vấn đề đi du lịch khi có thời
gian rảnh rỗi trong một năm. Đây là một nhân tố quan trọng nhất cho phép
phát triển nhu cầu du lịch hiện đại bởi nó tác động đến hầu hết dân cư, tạo
nên hiện tượng quần chúng hóa trong du lịch. Chúng ta cần xem xét cơ
cấu quỹ thời gian của con người, phát hiện các xu hướng để xác định sự
ảnh hưởng của chúng đến nhu cầu du lịch. Phân tích sự tác động của thời
gian rỗi đến nhu cầu du lịch một cách cụ thể.
Nhân tố kinh tế - Thu nhập của nhân dân Nhu cầu du lịch là nhu cầu thứ
yếu. Cho nên người ta chỉ nghỉ nghĩ đến việc đi du lịch sau khi đã giải
quyết những nhu cầu thiết yếu Do vậy, khi muốn đi du lịch, con người
không chỉ cần có thời gian mà cần phải có một mức thu nhập đủ lớn. Đó
là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu nói chung thành nhu cầu có khả
năng thanh toán Bên cạnh nhân tố thu nhập, những nhân tố khác cũng ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch như chỉ số giá cả của hàng hóa và dịch vụ; đối
với du lịch quốc tế, tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố quan trọng.
Nhân tố nhân khẩu học Các bộ phận dân cư khác nhau, có quốc tịch, giới
tính khác nhau, tuổi tác khác nhau và trình độ văn hóa khác nhau,… sẽ
chọn những loại hình du lịch khác nhau. Ví dụ người thành thị đi du lịch
nhiều hơn người nông thôn, người có trình độ văn hóa cao đi nhiều hơn
người có trình độ văn hóa thấp,. . Xem xét thị trường gởi khách, việc
nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu học và xu hướng biến động của nó sẽ có ý
nghĩa lớn trong việc dự đóan nhu cầu du lịch đến nước ta trong thời gian đến.
Những nhân tố xã hội Đối với nhiều người là đi du lịch để khăng định vị
trí xã hội của mình và có khi là sự đua đòi, bắt chước theo cách tiêu dùng
của tầng lớp trên. Thực tế này không phải khong quyết định đi du lịch của nhiều người ngày nay
Sự kích thích, hổ trợ của nhà nước và các tổ chức
Câu 7:Nêu khái niệm “tính thời vụ trong du lịch” và “thời vụ du lịch”.
Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của
các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của một số nhân tố
nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kình doanh,
mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. Sự chênh lệch
về thời gian giữa các thể loại du lịch và cường độ thể hiện của các thể loại
đó, nếu tập hợp sẽ thể hiện được các biến động thời vụ của toàn bộ hoạt động du lịch
Các mùa du lịch - Mùa chính du lịch là khoảng thời gian có cường độ tiếp
nhận khách du lịch cao nhất - Mùa trái vụ là khoảng thời gian có cường độ
thu hút khách du lịch thấp nhất (còn gọi là mùa chết) Ngoài ra, người ta
còn xác định khoảng thời gian trước và sau mùa chính du lịch: - Trước
mùa du lịch là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy ra trước mùa chính.
Sau mùa du lịch là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy ra sau mùa chính du lịch.
Câu 8:Trình bày những tác động bất lợi và biện pháp làm giảm các tác
động bất lợi của tính thời vụ?
Tính thời vụ du lịch là một hiện tượng phổ biến và khách quan ở hầu hết
tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch. Về mặt lý thuyết, nếu một
vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và bảo đảm được cường độ
hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách
và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy
nhiên khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên
hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo
được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.
Một nước hay một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch
phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó. Một nước hay một vùng
chỉ phát triển du lịch một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay
nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa he hoặc mùa đông.
Chăng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam
chỉ kinh doanh (và phát triển) loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì
mùa du lịch sẽ là vào mùa he. Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển
lại có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du
lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa he và du lịch nghỉ dương, chữa bệnh vào
mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch.
Tại một số vùng núi ở châu Âu (tại Ao, Pháp) phát triển hai mùa du lịch
chính là màu đông trượt tuyết, mùa he leo núi nghỉ dương và chửa bệnh.
Thời gian và cường độ của các mùa có sự khác biệt phụ thuộc vào mức độ
khai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp phục vụ khách du lịch.
Ơ các vùng có chủ yếu là các cở sở lưu trú chính – khách sạn, motel, nhà
nghỉ, khu điều dương thì mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa
chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và Camping. Ơ đó mùa
du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn. Nguyên nhân:
+ Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo
dương tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn.
+ Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các
cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và Camping vừa linh
hoạt lại vừa tốn ít chi phí hơn.
Thời gian và cường độ của các mùa có sự khác biệt theo từng loại hình du
lịch Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa
chính yếu hơn. Du lịch nghỉ biển (vào mùa he), nghỉ núi (trượt tuyết vào
mùa đông) có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào
yếu tố thiên nhiên nhiều hơn).
Thời gian và cường độ du lịch có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện
phát triển du lịch của từng quốc gia, từng vùng và kinh nghiệm kinh
doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh
doanh du lịch. Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa du lịch
khác nhau phụ thuộc vào khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch ở đó.
Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du
lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du
lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch
thường kéo dài hơn và cường độ mùa du lịch yếu hơn.
Ngược lại, các nước, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển chưa có kinh
nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt) thường có
mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn.
Câu 9: Phân tích tính đặc thù của sản phẩm du lịch?
- Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa những dịch vụ và phương tiện vật
chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du
khách một khoảng thời gian thú vị, kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng
- Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt. Mặc dù cấu
thành trong sản phẩm DL có những hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu
ăn ở, đi lại. . của con người nhưng mục đích chính của chuyến DL không
phải nhằm thỏa mãn những nhu cầu ấy, mà là để tìm hiểu, nghiên cứu,
thưởng thức, mở rộng hiểu biết.
+ Nhu cầu không giống nhau ở những người khác nhau.
+ Không giống nhau ở cùng nột người trong những thời gian và không gian khác nhau.
- Sản phẩm du lịch chỉ thỏa mãn những nhu cầu thứ yếu của con người.
- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể.
- Tiêu dùng sản phẩm du lịch chỉ xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ.
Câu 10: Phân tích các tiêu chí để xác định khách du lịch?
Để xác định khách du lịch người ta dựa vào 3 tiêu chí:
- Mục đích chuyến đi: Nhiều mục đích khác nhau ngoài mục đích kiếm
tiền ở nơi đến. Ví dụ khách đi vì mục đích nghỉ dương, tham quan, giải trí,
học tập, tham gia các sự kiện thể thao, công vụ.
- Thời gian chuyến đi: Có thể dài hay ngắn và không ở lại vĩnh viễn ở nơi đến
Không gian chuyến đi: ngoài nơi cư trú thường xuyên. Ví dụ: khách du
lịch là người địa phương hoặc khách du lịch không phải là người địa phương.
Câu 11: Trình bày những đối tượng được thống kê và không được thống
kê là khách du lịch quốc tế? ❖ Những người sau đây được coi là khách du
lịch quốc tế: - Những người đi vì lý do giải trí, sức khoẻ, gia đình và
những lý do tương tự - Những đi họp với tư cách là đại biểu của các hội
nghị khoa học, chính trị, ngoại giao, kinh tế, thể thao, tôn giáo - Những
người đi vì mục đích kinh doanh, công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp
đồng,…) - Những người tham gia các chuyến du lịch vòng quanh biển
(Seacruise) ngay cả khi họ có thời gian thăm viếng dưới 24h (vì họ không
lưu lại trên bờ nhưng họ ở lại trên tàu và lưu trú tạm thời) ❖ Những người
sau đây không được xem là khách du lịch quốc tế - Những người đi sang
nước khác để hành nghề, tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước
đến (Có hưởng lương và thu nhập ở nước đến) - Những người nhập cư
vào nước đến - Những sinh viên, học sinh đi học ở nước đến - Những cư
dân vùng biên giới, những người cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc gia láng giềng.
Những người hành khách đi xuyên qua quốc gia và không dừng lại cho dù
cuộc hành trình đó kéo dài trên 24h.
Câu 12: Tại sao nói: “Thời gian rỗi là điều kiện tiên quyết và thu nhập là
điều kiện đủ cho việc phát triển nhu cầu du lịch”?
Thời gian rảnh Nói chung, người ta chỉ đặt vấn đề đi du lịch khi có thời
gian rảnh rỗi trong một năm. Đây là một nhân tố quan trọng nhất cho phép
phát triển nhu cầu du lịch hiện đại bởi nó tác động đến hầu hết dân cư, tạo
nên hiện tượng quần chúng hóa trong du lịch. Chúng ta cần xem xét cơ
cấu quỹ thời gian của con người, phát hiện các xu hướng để xác định sự
ảnh hưởng của chúng đến nhu cầu du lịch. Phân tích sự tác động của thời
gian rỗi đến nhu cầu du lịch một cách cụ thể.
Nhân tố kinh tế - Thu nhập của nhân dân Nhu cầu du lịch là nhu cầu thứ
yếu. Cho nên người ta chỉ nghỉ nghĩ đến việc đi du lịch sau khi đã giải
quyết những nhu cầu thiết yếu Do vậy, khi muốn đi du lịch, con người
không chỉ cần có thời gian mà cần phải có một mức thu nhập đủ lớn. Đó
là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán
Bên cạnh nhân tố thu nhập, những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến nhu
cầu du lịch như chỉ số giá cả của hàng hóa và dịch vụ; đối với du lịch quốc
tế, tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố quan trọng.
Câu 13: Trình bày các động cơ đi du lịch chủ yếu của con người? Lấy ví dụ cụ thể.
Câu 14: Trình bày các tiêu thức phân loại loại hình du lịch? Cho ví dụ cụ thể.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, chúng ta có nhiều cách phân loại các
hoạt động du lịch theo những loại hình du lịch khác nhau:
Dựa vào động cơ của chuyến đi: - Du lịch văn hóa - Du lịch lịch sử - Du lịch sinh thái
- Du lịch vui chơi giải trí
- Các loại hình du lịch thuần túy về nhu cầu thể chất và tinh thần của
khách du lịch: Thể thao, chữa bệnh, hành hương tôn giáo, du lịch hòai niệm - Du lịch công vụ
- Du lịch mang tính chất xã hội
Dựa vào phạm vi lãnh thổ quốc gia - Du lịch quốc tế - Du lịch nội địa
Dựa vào nơi tham quan du lịch - Du lịch nghỉ biển - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nông thôn - Du lịch thành phố
Dựa vào phương tiện vận chuyển - Du lịch bằng ô tô - Du lịch bằng tàu thủy
- Du lịch bằng đường hàng không
- Du lịch bằng các phương tiện vận chuyển khác
Dựa vào thời gian của chuyến đi - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày
Dựa vào khả năng chi trả của khách du lịch - Du lịch hạng sang - Du lịch quần chúng Dựa vào cách tổ chức
- Theo số lượng: khách đi đoàn và đi lẻ
- Theo tính chất tổ chức: Du lịch trọn gói, từng loại dịch vụ lựa chọn
Câu 15: Kể tên các di săn văn hóa thế giới được Unesco công nhận ở Việt
Nam, xếp chúng vào đúng vị trí các tài nguyên du lịch?
Tài nguyên thiên nhiên: - Vịnh Hạ Long - Vườn quốc gia Phong Nha-Kẽ Bàng
Tài nguyên nhân văn: - Quần thể di tích cố đô Huế - Nhã nhạc Cung đình
Huế - Phố cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn - Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên - Quan họ - Ca trù - Hát Xoan - Hoàng thành Thăng
Long - Hội Gióng - Mộc bản Triều Nguyễn - Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm
- Thành nhà Hồ - Bia Tiến sĩ văn miếu Thăng Long
Tín ngương thờ cúng Hùng Vương
Câu 16: Trình bày khái niệm và phân loại tài nguyên du lịch?
Khái niệm Tài nguyên du lịch là tài sản quốc gia, địa phương bao gồm tất
cả các yếu tố cấu thành nên sự hấp dẫn và lôi cuốn khách du lịch nhằm
thoả mãn những nhu cầu đặc trưng của khách du lịch Phân loại + Tài nguyên thiên nhiên
. Khí hậu Nhiều người cho rằng khí hậu là yếu tố mang tính quyết định
đối với hoạt động du lịch. Khi đề cập đến khí hậu người ta quan tâm đến 3
yếu tố: Anh nắng mặt trời; mưa; Nhiệt độ - vận tốc gió và độ ẩm.
. Cảnh quan Cảnh quan không chỉ là một bức tranh mà đó còn là một nơi,
một môi trường trong đó diễn ra cuộc sống xã hội của một nhóm người và
họ không ngừng góp phần tạo nên phong cảnh.
Để hiểu rõ về cảnh quan cần phải nắm vững tất cả các khía cạnh địa lý của
chúng: cấu trúc địa chất, địa hình, các dòng nước, thảm động thực vật,…
. Những vùng địa hình có khả năng tổ chức các hoạt động giải trí Một khía
cạnh khác của tài nguyên thiên nhiên trong du lịch là điều kiện mặt bằng
và địa hình thuận tiện để tổ chức các hoạt động giải trí: tắm biển, lướt ván,
leo núi,… Vấn đề ở đây là điều kiện về sức chứa, yêu cầu về địa hình, cấu
tạo địa chất. Đối với chúng, mọt yếu tố rất quan trọng là khoản cách đến
các nơi gởi khách lớn. Một hoạt động giải trí càng mang tính độc đáo thì
yêu cầu này càng gay gắt.
+ Tài nguyên nhân tạo Thắng cảnh là chân dung của tự nhiên và con
người của một vùng, một đất nước
. Những điểm thu hút trong quá khứ Tìm về quá khứ, khách du lịch mong
làm dịu đi những lo toan và lo lắng hiện tại và người ta thường bị thu hút
bởi quá khứ hơn là tương lai Về mặt du lịch mà nói, quá khứ ở đây không
phải là những truyền thuyết, những bài học rút ra được mà nó phải là
những bằng chứng sờ mó được. Thăm một ngôi chùa cổ, một chiến trường
xưa, một căn phòng nơi đã diến ra một sự kiện lịch sử, một viện bảo
tàng,… Những điểm thu hút trong quá khứ, chúng ta chia ra: - Những
điểm thu hút của lịch sử - Nghệ thuật cổ: Những công trình kiến trúc, viện
bảo tàng - Những tập tục, truyền thống dân gian
. Những điểm thu hút của thời hiện đại - Những sự kiện thời sự Đó là lịch
sử đang diễn ra, nó thể hiện qua những nơi chốn đang diễn ra những sự
kiện lịch sử - Những công trình xây dựng, khoa học, kỹ thuật và công
nghệ - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Nghệ thuật nấu nướng và các món ăn truyền thống
Document Outline
- Đề cương học phần Kinh tế du lịch có đáp án và các
- Đáp án đề cương học phần Kinh tế du lịch TMU