Phân tích cung cầu giá cả thị trường - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng

Cà phê Robusta là một trong những sản phẩm nông nghiệpquan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đấtnước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
phê Robusta một trong những sản phẩm nông nghiệp
quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất
nước. Tuy nhiên giá cả của phê Robusta thường xuyên biến động,
gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân doanh nghiệp
trong ngành phê. vậy, phân tích cung cầu giá cả thị trường
phê Robusta tại Việt Nam là một đề tài rất quan trọng và hữu ích.
Lý do chúng em chọn đ tài này để tìm hiểu sâu hơn về
chế hoạt động của thị trường phê Robusta tại Việt Nam. Từ đó,
đưa ra những giải pháp hợp để giảm thiểu rủi ro tăng cường
hiệu quả kinh doanh. Để phân tích cung cầu giá cả thị trường cà phê
Robusta chúng ta cần tập trung vào các yếu tố như sản lượng, nhu
cầu tiêu thụ, giá cả, chi phí sản xuất các yếu tố khác ảnh hưởng
đến thị trường.
Để thực hiện đề tài này chúng em sẽ sử dụng các phương pháp
phân tích thống kê và kinh tế học, từ đó, đưa ra những kết luận và đề
xuất cụ thể. Ngoài ra, chúng em cũng sẽ tham khảo các nghiên cứu
báo cáo liên quan đến thị trường phê Robusta tại Việt Nam để
có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.
Kết quả của đề tài này sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong
ngành p thể đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý, từ đó,
tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời đề tài cũng
sẽ giúp cho các nhà quản chính phủ thể đưa ra các chính sách
hỗ trợ phù hợp để giúp cà phê Việt phát triển bền vững đóng góp
tích cực vào nền kinh tế của đất nước.
Tóm lại, phân tích cung cầu giá cả thị trường cà phê Robusta tại
Việt Nam là một đề tài rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với ngành
phê nền kinh tế của Việt Nam. Chúng em hy vọng rằng đề tài
này sẽ đem lại những kết quả tích cực hữu ích cho cả ngành
phê và xã hội.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG, CẦU CỦA
THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
1.1 Thị trường hàng hóa là gì?
1.2 Cung của thị trường hàng hóa
1.2.1 Khái niệm cung (Supply)
Cung tập hợp những số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
người bán sẵn lòng cung ứng những mức giá nhất định, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Cung được sử dụng để diễn tả hành vi người bán thông qua mối
quan hệ giữa giá cả và lượng cung.
1.2.2 Các khái niệm liên quan đến cung
a) Lượng cung, quy luật cung
Lượng cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn
lòng bán tại mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định.
Quy luật cung: phát biểu cho rằng với các yếu tố không đổi,
lượng cung của một hàng hóa tăng khi giá của nó tăng lên.
P tăng → Q tăng
S
P giảm → Q
S
giảm
→ Mối quan hệ giữa P và Q là đồng biến
S
b) Biểu cung
một bảng số liệu gồm hai dãy số liệu đặt tương ứng với
nhau. Một dãy số thể hiện các mức giá khác nhau của hàng hóa
người ta phân tích. Dãy còn lại thể hiện các khối lượng hàng hóa
tương ứng mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng.
c) Hàm số cung
Hàm số cung: Q = cP + d
S
Hàm số cung nghịch đảo: P = c’Q + d’
S
d) Đường cung
Đường cung đường đi lên từ trái qua phải thể hiện mối quan
hệ tỉ lệ thuận giữa giá và lượng cung.
Trượt dọc trên đường cung xảy ra khi lượng cung của hàng hóa đó
thay đổi do giá của chính hàng hóa đó thay đổi.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
a) Giá của các yếu tố đầu vào
Giá của các yếu tố đầu vào tăng, lượng cung của hàng hóa đó
giảm ngược lại. Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử
dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: nhà xưởng, máy móc
thiết bị , lao động, nguyên vật liệu... Nếu giá của một trong các yếu
tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ cao
hơn và do đó doanh nghiệp sẽ lãi ít hơn. Trong trường hợp này doanh
nghiệp sẽ phải giảm sản lượng sản xuất. Ngược lại, nếu giá của các
yếu tố đầu vào giảm xuống thì việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ lãi nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều sản phẩm
hơn.
b) Kỹ thuật công nghệ
Nếu bạn sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao
động sẽ tăng lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi,
chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, bạn sẽ lãi nhiều hơn do đó sản
lượng sản phẩm bạn cung ứng ra thị trường sẽ tăng lên. Sự phát
triển về khoa học công nghệ thể cải thiện hiệu quả sản xuất
giúp cắt giảm chi phí sản xuất.
c) Quy mô sản xuất của ngành
Ngoài các yếu tố trên, cung thị trường còn phụ thuộc vào số
lượng người bán hàng. Càng nhiều người bán cùng cung ứng một sản
phẩm càng nhiều, lượng cung trên thị trường càng lớn và ngược lại.
d) Giá kỳ vọng của sản phẩm
Lượng cung về sản phẩm của một doanh nghiệp hôm nay
thể phụ thuộc vào giá kỳ vọng của nó trong tương lai.
Chẳng hạn, nếu giá của phê trong tương lai dự báo tăng,
nhà sản xuất hiện tại sẽ cung ứng ít phê hơn, để tương lai bán
được nhiều hơn với giá cả cao hơn để được lợi nhuận nhiều hơn.
e) Điều kiện thời tiết
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, điều kiện thời tiết một
trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng và lượng cung ứng
của sản phẩm .Khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì cung sẽ tăng
ngược lại.
1.3 Cầu của thị trường hàng hóa
1.3.1 Khái niệm cầu (Demand)
Cầu tập hợp những số lượng hàng hóa dịch vụ người
mua sẵn lòng mua tương ứng với những mức giá nhất định tại một
thời điểm xác định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Cầu
được sử dụng để diễn tả hành vi của người mua thông qua mối quan
hệ giữa giá cả và lượng cầu.
1.3.2 Các khái niệm liên quan đến cầu
a) Lượng cầu, quy luật cầu
Lượng cầu số lượng một loại hàng hóa người mua sẵn
lòng mua ở mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định
Quy luật cầu: phát biểu với các yếu tố khác không đổi, lượng
cầu của một hàng hóa giảm khi giá của nó tăng lên và ngược lại.
P tăng → Q giảm
D
P giảm → Q tăng
D
→ Mối quan hệ giữa P và Q là nghịch biến
D
b) Biểu cầu
Thể hiện quan hệ cầu về một loại hàng hóa trong một khoảng
thời gian nào đó thông qua hai dãy số liệu tương ứng với nhau. Biểu
cầu bao gồm hai cột (hay hai hàng) số liệu: một cột (hay hàng) thể
hiện các mức giá của hàng hóa ta đang phân tích, cột (hay hàng) còn
lại thể hiện những lượng cầu khác nhau, tương ứng.
c) Hàm số cầu
Hàm số cầu: Q = aP + b
D
Hàm số cầu nghịch đảo: P = a’Q + b’
D
d) Đường cầu
Đường cầu đường dốc xuống từ trái qua phải thể hiện mối
quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu.
Trượt dọc trên đường cầu xảy ra khi lượng cầu thay đổi do giá của
chính loại hàng hóa đó thay đổi.
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
a) Giá hàng hóa liên quan
hàng hóa khi giá cả hàng hóa nàyHàng hóa thay thế:
tăng sẽ làm tăng cầu của hàng hóa kia. Hàng hóa thay thế thường
một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng đáp ứng
một nhu cầu.
Ví dụ: Giá nước dừa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng mua
ít nước dừa lại. Đồng thời, họ sẽ mua nước cam nhiều hơn thay thế
cho nước dừa.
Điều này cho thấy rằng sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế
có thể ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của hàng hóa khác.
hai hàng hóa khi giá hàng hóa nàyHàng hóa bổ sung:
tăng thì cầu của hàng hóa kia giảm. Hàng hóa bổ sung một cặp
hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị sử dụng.
Ví dụ: Giá xe máy tăng, người tiêu dùng có xu hướng đi các loại
phương tiện giao thông khác như: xe buýt, taxi... Khi đó, lượng tiêu
thụ xăng sẽ giảm.
Điều đó cho thấy rằng sự thay đổi giá cả của một hàng hóa bổ sung
có thể ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của hàng hóa khác.
b) Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng mua sắm của người tiêu dùng. Điều đó được thể hiện qua
các phân loại sản phẩm trong thị trường:
Là một hàng hóa mà với những yếu tốHàng hóa thông thường:
khác không đổi, sự gia tăng trong thu nhập sẽ dẫn đến gia tăng về
cầu.
Chẳng hạn, quần áo là một loại hàng hóa thông thường. Giả sử,
khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẽ có khả
năng chi tiền để mua quần áo nhiều hơn. Từ đó, dẫn đến lượng cầu
của quần áo tăng lên. vậy, cầu tăng đường cầu quần áo cũng
tăng lên dịch qua phải. Tương tự như vậy, khi thu nhập của người
tiêu dùng giảm xuống, dẫn đến lượng cầu của quần áo giảm xuống.
Vì vậy, cầu giảm và đường cầu quần áo dịch qua trái.
một hàng hóa mà với những yếu tố khácHàng hóa thứ cấp:
không đổi, thu nhập tăng làm giảm lượng cầu.
Chẳng hạn, tôm một loại hàng hóa thứ cấp. Giả sử, khi
thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, khi đó họ sẽ khả năng chi
trả cho các hàng hóa cao cấp hơn. Dẫn đến lượng cầu của tôm
giảm xuống. Vì vậy, cầu giảm và đường cầu dịch qua trái.
c) Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng
Thị hiếu sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu
dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ . Thị hiếu sở thích của người
tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Điều
này thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản
phẩm tính phân hoá cao,... Thị hiếu ng thì cầu tăng. Nếu bạn
thích uống trà sữa, bạn mua trà sữa nhiều hơn. Ngoài ra, thị hiếu của
các mặt hàng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như phong tục, tập
quán, truyền thống, giới tính, tuổi tác, ...
d) Quy mô thị trường
Số lượng người mua cho thấy quy mô của thị trường. Thị trường
càng nhiều người tiêu dùng thì cầu đối với hàng hoá, dịch vụ càng
lớn. Thị trường càng ít người tiêu dùng thì cầu về hàng hoá, dịch vụ
càng nhỏ.
e) Giá kỳ vọng của sản phẩm
Khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa
sẽ giảm, thì hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa,
khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.
Chẳng hạn, giới chuyên gia dự đoán rằng giá vàng trong tương
lai sẽ khả năng tăng cao. Người tiêu dùng thời điểm hiện tại sẽ
xu hướng mua vàng nhiều hơn, làm lượng cầu của vàng tăng lên,
dẫn đến đường cầu vàng dịch chuyển sang phải. Tương tự như vậy,
nếu giá kỳ vọng của vàng trong tương lai giảm xuống, dẫn đến lượng
cầu của vàng giảm xuống, vậy đường cầu vàng dịch chuyển qua trái.
Tiểu kết chương 1
Qua chương 1, tác giả đã khái quát thuyết liên quan đến
cung, cầu giá cả trong thị trường hàng hóa. Đó sở luận
làm tiền đề phát triển cho phần ứng dụng phân tích cung cầugiá
cả thị trường cà phê Robusta tại Việt Nam.
| 1/8

Preview text:

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cà phê Robusta là một trong những sản phẩm nông nghiệp
quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất
nước. Tuy nhiên giá cả của cà phê Robusta thường xuyên biến động,
gây ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân và doanh nghiệp
trong ngành cà phê. Vì vậy, phân tích cung cầu giá cả thị trường cà
phê Robusta tại Việt Nam là một đề tài rất quan trọng và hữu ích.
Lý do chúng em chọn đề tài này là để tìm hiểu sâu hơn về cơ
chế hoạt động của thị trường cà phê Robusta tại Việt Nam. Từ đó,
đưa ra những giải pháp hợp lý để giảm thiểu rủi ro và tăng cường
hiệu quả kinh doanh. Để phân tích cung cầu giá cả thị trường cà phê
Robusta chúng ta cần tập trung vào các yếu tố như sản lượng, nhu
cầu tiêu thụ, giá cả, chi phí sản xuất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường.
Để thực hiện đề tài này chúng em sẽ sử dụng các phương pháp
phân tích thống kê và kinh tế học, từ đó, đưa ra những kết luận và đề
xuất cụ thể. Ngoài ra, chúng em cũng sẽ tham khảo các nghiên cứu
và báo cáo liên quan đến thị trường cà phê Robusta tại Việt Nam để
có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.
Kết quả của đề tài này sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong
ngành cà phê có thể đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý, từ đó,
tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Đồng thời đề tài cũng
sẽ giúp cho các nhà quản lý chính phủ có thể đưa ra các chính sách
hỗ trợ phù hợp để giúp cà phê Việt phát triển bền vững và đóng góp
tích cực vào nền kinh tế của đất nước.
Tóm lại, phân tích cung cầu giá cả thị trường cà phê Robusta tại
Việt Nam là một đề tài rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với ngành
cà phê và nền kinh tế của Việt Nam. Chúng em hy vọng rằng đề tài
này sẽ đem lại những kết quả tích cực và hữu ích cho cả ngành cà phê và xã hội. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CUNG, CẦU CỦA
THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
1.1 Thị trường hàng hóa là gì?
1.2 Cung của thị trường hàng hóa
1.2.1 Khái niệm cung (Supply)
Cung là tập hợp những số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà
người bán sẵn lòng cung ứng ở những mức giá nhất định, trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Cung được sử dụng để diễn tả hành vi người bán thông qua mối
quan hệ giữa giá cả và lượng cung.
1.2.2 Các khái niệm liên quan đến cung
a) Lượng cung, quy luật cung
Lượng cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn
lòng bán tại mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định.
Quy luật cung: phát biểu cho rằng với các yếu tố không đổi,
lượng cung của một hàng hóa tăng khi giá của nó tăng lên. P tăng → QS tăng P giảm → QS giảm
→ Mối quan hệ giữa P và QS là đồng biến b) Biểu cung
Là một bảng số liệu gồm hai dãy số liệu đặt tương ứng với
nhau. Một dãy số thể hiện các mức giá khác nhau của hàng hóa mà
người ta phân tích. Dãy còn lại thể hiện các khối lượng hàng hóa
tương ứng mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng. c) Hàm số cung Hàm số cung: QS = cP + d
Hàm số cung nghịch đảo: P = c’QS + d’ d) Đường cung
Đường cung là đường đi lên từ trái qua phải thể hiện mối quan
hệ tỉ lệ thuận giữa giá và lượng cung.
Trượt dọc trên đường cung xảy ra khi lượng cung của hàng hóa đó
thay đổi do giá của chính hàng hóa đó thay đổi.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
a) Giá của các yếu tố đầu vào
Giá của các yếu tố đầu vào tăng, lượng cung của hàng hóa đó
giảm và ngược lại. Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử
dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: nhà xưởng, máy móc
thiết bị , lao động, nguyên vật liệu... Nếu giá của một trong các yếu
tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ cao
hơn và do đó doanh nghiệp sẽ lãi ít hơn. Trong trường hợp này doanh
nghiệp sẽ phải giảm sản lượng sản xuất. Ngược lại, nếu giá của các
yếu tố đầu vào giảm xuống thì việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp sẽ lãi nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn. b) Kỹ thuật công nghệ
Nếu bạn sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao
động sẽ tăng lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi,
chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, bạn sẽ lãi nhiều hơn và do đó sản
lượng sản phẩm mà bạn cung ứng ra thị trường sẽ tăng lên. Sự phát
triển về khoa học công nghệ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và
giúp cắt giảm chi phí sản xuất.
c) Quy mô sản xuất của ngành
Ngoài các yếu tố trên, cung thị trường còn phụ thuộc vào số
lượng người bán hàng. Càng nhiều người bán cùng cung ứng một sản
phẩm càng nhiều, lượng cung trên thị trường càng lớn và ngược lại.
d) Giá kỳ vọng của sản phẩm
Lượng cung về sản phẩm của một doanh nghiệp hôm nay có
thể phụ thuộc vào giá kỳ vọng của nó trong tương lai.
Chẳng hạn, nếu giá của cà phê trong tương lai dự báo tăng,
nhà sản xuất hiện tại sẽ cung ứng ít cà phê hơn, để tương lai bán
được nhiều hơn với giá cả cao hơn để được lợi nhuận nhiều hơn.
e) Điều kiện thời tiết
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, điều kiện thời tiết là một
trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng và lượng cung ứng
của sản phẩm .Khi điều kiện thời tiết thuận lợi thì cung sẽ tăng và ngược lại.
1.3 Cầu của thị trường hàng hóa
1.3.1 Khái niệm cầu (Demand)
Cầu là tập hợp những số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người
mua sẵn lòng mua tương ứng với những mức giá nhất định tại một
thời điểm xác định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Cầu
được sử dụng để diễn tả hành vi của người mua thông qua mối quan
hệ giữa giá cả và lượng cầu.
1.3.2 Các khái niệm liên quan đến cầu
a) Lượng cầu, quy luật cầu
Lượng cầu là số lượng một loại hàng hóa mà người mua sẵn
lòng mua ở mỗi mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định
Quy luật cầu: phát biểu với các yếu tố khác không đổi, lượng
cầu của một hàng hóa giảm khi giá của nó tăng lên và ngược lại. P tăng → QD giảm P giảm → QD tăng
→ Mối quan hệ giữa P và QD là nghịch biến b) Biểu cầu
Thể hiện quan hệ cầu về một loại hàng hóa trong một khoảng
thời gian nào đó thông qua hai dãy số liệu tương ứng với nhau. Biểu
cầu bao gồm hai cột (hay hai hàng) số liệu: một cột (hay hàng) thể
hiện các mức giá của hàng hóa ta đang phân tích, cột (hay hàng) còn
lại thể hiện những lượng cầu khác nhau, tương ứng. c) Hàm số cầu Hàm số cầu: QD = aP + b
Hàm số cầu nghịch đảo: P = a’QD + b’ d) Đường cầu
Đường cầu là đường dốc xuống từ trái qua phải thể hiện mối
quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu.
Trượt dọc trên đường cầu xảy ra khi lượng cầu thay đổi do giá của
chính loại hàng hóa đó thay đổi.
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu a) Giá hàng hóa liên quan
Hàng hóa thay thế: là hàng hóa mà khi giá cả hàng hóa này
tăng sẽ làm tăng cầu của hàng hóa kia. Hàng hóa thay thế thường là
một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng đáp ứng một nhu cầu.
Ví dụ: Giá nước dừa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng mua
ít nước dừa lại. Đồng thời, họ sẽ mua nước cam nhiều hơn thay thế cho nước dừa.
Điều này cho thấy rằng sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế
có thể ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của hàng hóa khác.
Hàng hóa bổ sung: Là hai hàng hóa mà khi giá hàng hóa này
tăng thì cầu của hàng hóa kia giảm. Hàng hóa bổ sung là một cặp
hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị sử dụng.
Ví dụ: Giá xe máy tăng, người tiêu dùng có xu hướng đi các loại
phương tiện giao thông khác như: xe buýt, taxi... Khi đó, lượng tiêu thụ xăng sẽ giảm.
Điều đó cho thấy rằng sự thay đổi giá cả của một hàng hóa bổ sung
có thể ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của hàng hóa khác.
b) Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng mua sắm của người tiêu dùng. Điều đó được thể hiện rõ qua
các phân loại sản phẩm trong thị trường:
Hàng hóa thông thường: Là một hàng hóa mà với những yếu tố
khác không đổi, sự gia tăng trong thu nhập sẽ dẫn đến gia tăng về cầu.
Chẳng hạn, quần áo là một loại hàng hóa thông thường. Giả sử,
khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, người tiêu dùng sẽ có khả
năng chi tiền để mua quần áo nhiều hơn. Từ đó, dẫn đến lượng cầu
của quần áo tăng lên. Vì vậy, cầu tăng và đường cầu quần áo cũng
tăng lên và dịch qua phải. Tương tự như vậy, khi thu nhập của người
tiêu dùng giảm xuống, dẫn đến lượng cầu của quần áo giảm xuống.
Vì vậy, cầu giảm và đường cầu quần áo dịch qua trái.
Hàng hóa thứ cấp: Là một hàng hóa mà với những yếu tố khác
không đổi, thu nhập tăng làm giảm lượng cầu.
Chẳng hạn, mì tôm là một loại hàng hóa thứ cấp. Giả sử, khi
thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, khi đó họ sẽ có khả năng chi
trả cho các hàng hóa cao cấp hơn. Dẫn đến lượng cầu của mì tôm
giảm xuống. Vì vậy, cầu giảm và đường cầu dịch qua trái.
c) Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu
dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ . Thị hiếu và sở thích của người
tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Điều
này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản
phẩm có tính phân hoá cao,... Thị hiếu tăng thì cầu tăng. Nếu bạn
thích uống trà sữa, bạn mua trà sữa nhiều hơn. Ngoài ra, thị hiếu của
các mặt hàng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như phong tục, tập
quán, truyền thống, giới tính, tuổi tác, ... d) Quy mô thị trường
Số lượng người mua cho thấy quy mô của thị trường. Thị trường
càng nhiều người tiêu dùng thì cầu đối với hàng hoá, dịch vụ càng
lớn. Thị trường càng ít người tiêu dùng thì cầu về hàng hoá, dịch vụ càng nhỏ.
e) Giá kỳ vọng của sản phẩm
Khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa
sẽ giảm, thì hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa,
khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.
Chẳng hạn, giới chuyên gia dự đoán rằng giá vàng trong tương
lai sẽ có khả năng tăng cao. Người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại sẽ
có xu hướng mua vàng nhiều hơn, làm lượng cầu của vàng tăng lên,
dẫn đến đường cầu vàng dịch chuyển sang phải. Tương tự như vậy,
nếu giá kỳ vọng của vàng trong tương lai giảm xuống, dẫn đến lượng
cầu của vàng giảm xuống, vậy đường cầu vàng dịch chuyển qua trái. Tiểu kết chương 1
Qua chương 1, tác giả đã khái quát lý thuyết liên quan đến
cung, cầu và giá cả trong thị trường hàng hóa. Đó là cơ sở lý luận
làm tiền đề phát triển cho phần ứng dụng phân tích cung cầu và giá
cả thị trường cà phê Robusta tại Việt Nam.