-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật Ngữ Văn 10 sách Chân Trời Sáng Tạo
Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại) (CTST) 33 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật Ngữ Văn 10 sách Chân Trời Sáng Tạo
Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại) (CTST) 33 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật
1. Dàn ý phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật I. Mở bài:
- Giới thiệu truyện kể: Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" là thần thoại Việt Nam
được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam".
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và nghệ thuật của truyện
"Cuộc tu bổ lại các giống vật". II. Thân bài:
1. Xác định chủ đề của truyện kể:
- Truyện kể về quá trình tạo ra các loài vật và quá trình tu bổ các loài vật của Ngọc
Hoàng và ba vị Thiên thần.
2. Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:
- Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần:
+ Thời gian: thuở sơ khai, khi chưa có con người.
+ Không gian: Không có không gian cụ thể, lúc đó chưa có thế giới.
+ Nhân vật: Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần.
+ Cách thức tu bổ lại các giống vật: ba vị Thiên thần đã cố gắng bù đắp những bộ
phận còn thiếu cho các con vật bằng mọi cách có thể.
3. Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể
hiện chủ đề của truyện kể:
- Cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người.
- Sử dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo.
- Sáng tạo trong cách xây dựng nhân vật: xây dựng nhân vật là các vị thần nhưng
cũng có nét tính cách tương đồng giống con người. III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể.
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
2. Phân tích Cuộc tu bổ lại các giống vật
Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của
muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một
điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê
trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ
lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của
Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược
khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình
thức nghệ thuật độc đáo.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật
nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã
phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta
thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài
vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai.
Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một
thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do
thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật
không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy,
Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực
hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên
thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu.
Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm
lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là
các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện
không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát
tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những
điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính
xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với
chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt
chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần
gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không chỉ là sự lý giải của con người về sự
hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và
sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên
khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục
tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên
cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và
vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn
cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.
Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện "Cuộc tu bổ lại các
giống vật" đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì
ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người
Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt,
chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị
và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được
thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương
để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy
hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng
tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề.
Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại
có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi "muốn có một thế
giới ngay trong một sớm một chiều" nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị
thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng
với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập
tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết
hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.