Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất Ngữ Văn 10 sách Chân Trời Sáng Tạo

Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất được tổng hợp gồm có dàn ý và bài văn mẫu phân tích đánh giá. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sc v hình thc
ngh thut ca truyện Đi san mặt đất
1. Dàn ý Phân tích đánh giá Đi san mt đt
a. M bài:
- Gii thiu truyn k.
- Nêu cm xúc ca em v tác phm.
b. Thân bài:
- Ch đề: Tác phm k v công cuc khai hoang đất đai của loài người. Con người
góp sc, cùng nhau san mt đt đ m ăn.
- Ý nghĩa:
+ Thn thoại "Đi san mặt đất" th hin ý thc ci tạo thiên nhiên đ phc v đời
sống con người của người Lô Lô c đại.
+ Tác phm bc l i nhìn ngây thơ, hn nhiên ca người xưa về thế gii t nhiên.
+ Qua tác phm, tác gi dân gian cũng gửi gm tình cm yêu mến, ngợi ca đối vi
công ơn của các thế h ông cha đi trước.
- Những nét đặc sc v hình thc ngh thut:
+ Yếu t không gian và thi gian mang tính cht c xưa.
+ Thn thoại "Đi san mặt đất" được viết bng thơ khiến cho ngưi ta d nh, d
thuc.
+ Bin pháp tu t nhân hóa (nhân hóa loài vật) cũng tạo nên s hp dn cho c
phm.
+ Ngôn t, hình ảnh sinh đng phn ánh chân thc không gian sinh hot ca ngưi
Lô Lô xưa.
c. Kết bài:
- Khẳng định li giá tr ca ch đề và hình thc ngh thut ca truyn k; nêu ý
nghĩa của tác phm đối vi bản thân và người đọc.
2. Phân tích đánh giá chủ đ và những nét đặc sc v hình thc ngh thut ca truyn
Đi san mặt đất
"Đi san mặt đất" trích "M Tri, M Đất" tác phm thn thoi bằng thơ nổi tiếng ca
người Lô Lô. Cũng như các thần thoi khác, tác phẩm ra đời nhm gii thích hiện tượng t
nhiên th hiện ước khám phá thế gii, chinh phc chúng của người Lô. Bng s
quan sát tinh tế trí tưởng tượng phong phú, người đã sáng to ra nhng câu
chuyn thn thoi bằng thơ ấn tượng, đi sâu vào lòng người đọc.
Trong nhn thc của người xưa, quá trình tạo lp thế giới do bàn tay con người tái
to. Tuy người Lô Lô xưa nhận thức khá nguyên sơ nhưng h đã thể hin ý thc ci to
thiên nhiên để phc v cuc sng. Tác phẩm như một khúc ca khẳng định vai trò ca con
người trong quá trình to lp thế gii.
"Đi san mặt đt" ca ngi công lao của con người trong quá trình ci to thiên nhiên. Ngay
t đầu tác phm, ta th nhn thy đặc trưng của truyn thn thoi qua các yếu t không
gian, thời gian. Người Lô Lô xưa đã khắc ha thi gian, không gian sng của con người
khi chưa san phng bu tri mặt đất một cách sinh động, gần gũi. Thời gian mang tính
cht c xưa được tái hin trong tác phẩm "Ngày xưa, từ rất xưa/ Người già không nh ni/
Mấy trăm, mấy nghìn đời/ Ngày xưa, t rất xưa/ Người tr không biết ti/ My nghìn, my
vạn năm". Từ "xưa" được lp li bn ln kết hp vi các cm t "my trăm", "mấy nghìn
đời", "my nghìn", "my vạn năm" làm thời gian như dài ra cùng tận. Không gian
lch s ca tác phm ni bt lên là không gian bn làng, không gian sinh tn ca cộng đồng,
dân tộc. Đó không gian min núi với thượng ngun, núi non v y cối "Người mặt đất
ăn chung/ Cùng đi ng / Trng bp trên núi cao/ Uống nước t bụng đá/ Người mt
đất sng chung/ Cùng và cùng đi".
Bi "Bu tri nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhp nhô" ảnh hưởng vic sinh sống đi
lại nên con người phải đi san phẳng để làm ăn. Cách nói này cũng thể hin khát vng tìm
kiếm nhng vùng trời, vùng đất mi còn nhấp nhô để người Lô Lô m rng và chinh phc.
vic san phng bu tri, mặt đất vic chung vy cn s h tr ca muôn loài.
Bng ngôn t tinh tế, th thơ năm chữ và nhịp thơ linh hoạt, tác gi dân gian đã khc ha
quá trình san phng bu tri mặt đất mt cách sống động. Trước tiên h chn trâu sng
cong, dài, sau đó đeo cái ách cho trâu đ trâu đi cày, ba san mặt đất "Kiếm con trâu sng
cong/ Chn con trâu sừng dài/ Đẽo cho trâu cái ách/ Đục l ách lun dây. Chão do làm
dây cày/ Thng dài làm dây ba/ Trâu cày ba san mặt đất". Cách din t này khiến ta hình
dung quá trình san mặt đất của người Lô Lô xưa chính là cách h lao động, trng trt kiếm
sng. Cuộc đi san mặt đất ca h gn lin vi con trâu - con vt gần gũi cho người làm
nông "con trâu là đầu cơ nghiệp".
Các loài đng vật được nhân hóa cũng góp phần to nên thành công cho tác phm. Nhng
loài vt: trâu, chuột chũi, cóc, ếch đều tham gia vào quá trình đi san mặt đất "Người tìm
hang chuột chũi/ Gọi hn, hn rung râu/ "Suốt ngày trong lòng đt/ Tôi có thy trời đâu"/
Người li tìm cóc, ếch/ Đứa tặc lưỡi ngồi nhìn/ Đứa thì kêu p op:/ "Chân tay tôi đều
ngn/ San mặt đất sao n?/ Để chúng tôi gi lên/ Xin trời đ nước xuống!". Người
chung tay san mặt đất để làm ăn, họ không qun ngi mt nhọc, khó khăn. Họ nghĩ rằng đó
vic ca chung, mun chinh phc thiên nhiên cn s đoàn kết "Chng qun nhc
mệt/ San đất vic chung", "Giống nào cũng không đi/ Người gi nhau làm ly/ Nhiu
sc, chung mt lòng/ San mặt đất cho phng/ Nhiu tay chung mt ý/ San mặt đất làm ăn".
Nếu thn thoi "Thn Tr Tri" của người Kinh thần linh hình tưng trung tâm thì trong
"Đi san mặt đất", con người đã trở thành ch th.
Xuyên suốt văn bản th hiện nguyên nhân quá trình con ngưi phải đi san phẳng bu
tri mặt đất. Với trí tưởng tượng sáng tạo, người Lô xưa đã khiến thn thoi bng
thơ của h đi sâu vào lòng người nghe. Những câu thơ không chỉ th hiện khao khát, ước
của người dân trong quá trình chinh phc thiên nhiên còn phản ánh đời sng sinh
hoạt người Lô Lô xưa một cách tinh tế.
Thn thoại "Đi san mặt đất" đã bộc l cái nhìn ngây thơ, hn nhiên của người xưa về thế
gii t nhiên. Tác gi dân gian cũng gửi gm trong tác phm tình cm yêu mến, ngợi ca đối
với công ơn của các thế h ông cha đi trước. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc nhng
cm nhn mi m v cách gii thích thế gii t nhiên của người Lô Lô c đại.
| 1/3

Preview text:

Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất
1. Dàn ý Phân tích đánh giá Đi san mặt đất a. Mở bài:
- Giới thiệu truyện kể.
- Nêu cảm xúc của em về tác phẩm. b. Thân bài:
- Chủ đề: Tác phẩm kể về công cuộc khai hoang đất đai của loài người. Con người
góp sức, cùng nhau san mặt đất để làm ăn. - Ý nghĩa:
+ Thần thoại "Đi san mặt đất" thể hiện ý thức cải tạo thiên nhiên để phục vụ đời
sống con người của người Lô Lô cổ đại.
+ Tác phẩm bộc lộ cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên của người xưa về thế giới tự nhiên.
+ Qua tác phẩm, tác giả dân gian cũng gửi gắm tình cảm yêu mến, ngợi ca đối với
công ơn của các thế hệ ông cha đi trước.
- Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:
+ Yếu tố không gian và thời gian mang tính chất cổ xưa.
+ Thần thoại "Đi san mặt đất" được viết bằng thơ khiến cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc.
+ Biện pháp tu từ nhân hóa (nhân hóa loài vật) cũng tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Ngôn từ, hình ảnh sinh động phản ánh chân thực không gian sinh hoạt của người Lô Lô xưa. c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý
nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
2. Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất
"Đi san mặt đất" trích "Mẹ Trời, Mẹ Đất" là tác phẩm thần thoại bằng thơ nổi tiếng của
người Lô Lô. Cũng như các thần thoại khác, tác phẩm ra đời nhằm giải thích hiện tượng tự
nhiên và thể hiện ước mơ khám phá thế giới, chinh phục chúng của người Lô Lô. Bằng sự
quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, người Lô Lô đã sáng tạo ra những câu
chuyện thần thoại bằng thơ ấn tượng, đi sâu vào lòng người đọc.
Trong nhận thức của người Lô Lô xưa, quá trình tạo lập thế giới do bàn tay con người tái
tạo. Tuy người Lô Lô xưa có nhận thức khá nguyên sơ nhưng họ đã thể hiện ý thức cải tạo
thiên nhiên để phục vụ cuộc sống. Tác phẩm như một khúc ca khẳng định vai trò của con
người trong quá trình tạo lập thế giới.
"Đi san mặt đất" ca ngợi công lao của con người trong quá trình cải tạo thiên nhiên. Ngay
từ đầu tác phẩm, ta có thể nhận thấy đặc trưng của truyện thần thoại qua các yếu tố không
gian, thời gian. Người Lô Lô xưa đã khắc họa thời gian, không gian sống của con người
khi chưa san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sinh động, gần gũi. Thời gian mang tính
chất cổ xưa được tái hiện trong tác phẩm "Ngày xưa, từ rất xưa/ Người già không nhớ nổi/
Mấy trăm, mấy nghìn đời/ Ngày xưa, từ rất xưa/ Người trẻ không biết tới/ Mấy nghìn, mấy
vạn năm". Từ "xưa" được lặp lại bốn lần kết hợp với các cụm từ "mấy trăm", "mấy nghìn
đời", "mấy nghìn", "mấy vạn năm" làm thời gian như dài ra vô cùng vô tận. Không gian
lịch sử của tác phẩm nổi bật lên là không gian bản làng, không gian sinh tồn của cộng đồng,
dân tộc. Đó là không gian miền núi với thượng nguồn, núi non về cây cối "Người mặt đất
ăn chung/ Cùng đi và cùng ở/ Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá/ Người mặt
đất sống chung/ Cùng ở và cùng đi".
Bởi vì "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" ảnh hưởng việc sinh sống và đi
lại nên con người phải đi san phẳng để làm ăn. Cách nói này cũng thể hiện khát vọng tìm
kiếm những vùng trời, vùng đất mới còn nhấp nhô để người Lô Lô mở rộng và chinh phục.
Và việc san phẳng bầu trời, mặt đất là việc chung vì vậy cần có sự hỗ trợ của muôn loài.
Bằng ngôn từ tinh tế, thể thơ năm chữ và nhịp thơ linh hoạt, tác giả dân gian đã khắc họa
quá trình san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sống động. Trước tiên họ chọn trâu sừng
cong, dài, sau đó đeo cái ách cho trâu để trâu đi cày, bừa san mặt đất "Kiếm con trâu sừng
cong/ Chọn con trâu sừng dài/ Đẽo cho trâu cái ách/ Đục lỗ ách luồn dây. Chão dẻo làm
dây cày/ Thừng dài làm dây bừa/ Trâu cày bừa san mặt đất". Cách diễn tả này khiến ta hình
dung quá trình san mặt đất của người Lô Lô xưa chính là cách họ lao động, trồng trọt kiếm
sống. Cuộc đi san mặt đất của họ gắn liền với con trâu - con vật gần gũi cho người làm
nông "con trâu là đầu cơ nghiệp".
Các loài động vật được nhân hóa cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Những
loài vật: trâu, chuột chũi, cóc, ếch đều tham gia vào quá trình đi san mặt đất "Người tìm
hang chuột chũi/ Gọi hắn, hắn rung râu/ "Suốt ngày trong lòng đất/ Tôi có thấy trời đâu"/
Người lại tìm cóc, ếch/ Đứa tặc lưỡi ngồi nhìn/ Đứa thì kêu ộp oạp:/ "Chân tay tôi đều
ngắn/ San mặt đất sao nên?/ Để chúng tôi gọi lên/ Xin trời đổ nước xuống!". Người Lô Lô
chung tay san mặt đất để làm ăn, họ không quản ngại mệt nhọc, khó khăn. Họ nghĩ rằng đó
là việc của chung, muốn chinh phục thiên nhiên cần có sự đoàn kết "Chẳng quản gì nhọc
mệt/ San đất là việc chung", "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy/ Nhiều
sức, chung một lòng/ San mặt đất cho phẳng/ Nhiều tay chung một ý/ San mặt đất làm ăn".
Nếu thần thoại "Thần Trụ Trời" của người Kinh thần linh là hình tượng trung tâm thì trong
"Đi san mặt đất", con người đã trở thành chủ thể.
Xuyên suốt văn bản thể hiện nguyên nhân và quá trình con người phải đi san phẳng bầu
trời và mặt đất. Với trí tưởng tượng sáng tạo, người Lô Lô xưa đã khiến thần thoại bằng
thơ của họ đi sâu vào lòng người nghe. Những câu thơ không chỉ thể hiện khao khát, ước
mơ của người dân trong quá trình chinh phục thiên nhiên mà còn phản ánh đời sống sinh
hoạt người Lô Lô xưa một cách tinh tế.
Thần thoại "Đi san mặt đất" đã bộc lộ cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên của người xưa về thế
giới tự nhiên. Tác giả dân gian cũng gửi gắm trong tác phẩm tình cảm yêu mến, ngợi ca đối
với công ơn của các thế hệ ông cha đi trước. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những
cảm nhận mới mẻ về cách giải thích thế giới tự nhiên của người Lô Lô cổ đại.