Phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học Ngữ Văn 10 sách Chân Trời Sáng Tạo
Phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã học được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
Chủ đề: Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (Thơ) (CTST)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một
bài thơ bạn đã học
Mùa xuân là một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca và trở thành nguồn cảm
hứng bất tận của người nghệ sĩ. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải
là một trong số những tác phẩm thể hiện rõ điều này. Qua bài thơ, chúng ta thấy
được tình yêu thiên nhiên của thi nhân khi miêu tả bức tranh mùa xuân xứ Huế với
thái độ trân trọng, ngợi ca và tâm hồn giao hòa mãnh liệt với thiên nhiên. Đồng thời,
tình yêu đối với thiên nhiên của tác giả còn gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.
Qua những vần thơ của nhà thơ Thanh Hải, vẻ của thiên nhiên đất trời đã hiện lên
đầy sinh động qua bức tranh mùa xuân xứ Huế:
"Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời"
Nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp đảo ngữ bằng việc đưa động từ "mọc" lên
đầu câu thơ để nhấn mạnh sức sống của "bông hoa tím biếc". Mùa xuân là mùa khởi
đầu của một năm, là mùa của sự sinh sôi nảy nở, là thời gian cây cối đâm chồi nảy
lộc, chim ca véo von. Tác giả đã nắm bắt đặc trưng này để làm nổi bật sức xuân
đang tràn trề trên một nhành hoa nhỏ bé giữa dòng sông bao la, rộng lớn, mênh
mông sóng nước để tạo nên sự hài hòa, sinh động của cảnh vật. Bức tranh đó cũng
đậm sắc màu hội họa bởi hai gam màu: Sắc xanh của dòng nước biếc mùa xuân
cùng sắc tím của đóa hoa đang bừng nở. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn tô
điểm cho bức tranh thiên nhiên thanh âm trong trẻo của tiếng chim chiền chiện. Thi
nhân đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ gọi đáp "Ơi" để đón nhận và lắng nghe
tiếng chim đang cao vút ngân trên bầu trời xuân cao rộng, trong xanh bằng tâm hồn
giao hòa mạnh mẽ với thiên nhiên. Từ cảm thán "chi" được đặt sau động từ "hót" đã
gợi lên chất giọng đầy thân thương, dịu ngọt của xứ Huế - mảnh đất gắn với sự bình
dị và ngọt ngào. Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, bằng tình yêu thiên nhiên
tha thiết, tác giả Thanh Hải đã gợi mở trước mắt độc giả bức tranh mùa xuân xứ
Huế với vẻ đẹp bình dị, quen thuộc nhưng cũng rất đỗi trong trẻo và tràn đầy sức
sống qua những hình ảnh, thi liệu chọn lọc và giàu sức gợi; tạo nên sự hòa hòa, cân
xứng giữa màu sắc và thanh âm.
Tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật của người thi nhân con được thể hiện qua
những cảm nhận tinh tế và thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên: "Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng"
Qua hai câu thơ trên, sự giao hòa mạnh mẽ với vẻ đẹp của thiên nhiên trong tâm hồn
của thi nhân đã được làm nổi bật. "Từng giọt" đang rơi xuống "long lanh" có thể là
giọt sương mai, giọt mưa xuân còn đọng lại lấp lánh trên cành cây kẽ lá, tạo nên
một hình ảnh đầy thi vị. Nhưng khi liên hệ với tiếng chim chiền chiện "Hót chi mà
vang trời" thì câu thơ lại tạo ra một mỹ cảm độc đáo và mới lạ trong cách tiếp nhận.
Chim chiền chiện là loài chim nhỏ hơn chim sẻ, nhưng tiếng hót của chúng lại có độ
vang rất xa, được tạo ra từ việc bay vút lên cao. Như vậy, "từng giọt" đó có thể là
tiếng chim chiền chiện vang xa trên bầu trời cao rộng nhưng không hề tan biến mà
vẫn đọng lại đâu đó trong không gian, trở thành "từng giọt" âm thanh "long lanh",
lấp lánh trong bức tranh mùa xuân. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được
vận dụng một cách sáng tạo để tô điểm cho bức tranh mùa xuân một thanh âm hữu
hình mang đường nét, hình khối cụ thể. Dường như tác giả đã mở rộng mọi giác
quan để cảm nhận và nắm bắt tất cả vẻ đẹp mà thiên nhiên tạo hóa ban tặng: "Tôi
đưa tay tôi hứng". Đại từ "tôi" kết hợp cùng động từ "hứng" đã thể hiện thái độ trân
trọng, nâng niu và muốn lưu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Trong bài thơ, chúng ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên của thi nhân gắn bó với
tình yêu quê hương, đất nước trong sự quyện hòa qua ước nguyện hóa thân, cống hiến. "Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Từ vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, mạch cảm xúc của bài thơ đã vận động hướng đến
vẻ đẹp của mùa xuân đất nước với cảm hứng ngợi ca, và cuối cùng kết tinh thành
ước nguyện cao đẹp. Thi nhân đã sử dụng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, nhỏ
bé của thiên nhiên như "con chim hót", "cành hoa", "nốt trầm" cùng biện pháp điệp
cấu trúc câu: "Ta làm... Ta làm.... Ta nhập..." để gửi gắm khát vọng muốn tô điểm,
làm đẹp cho mùa xuân đất trời, mùa xuân đất nước của bản thân. Từ đó, chúng ta có
thể thấy được ước nguyện giản dị, khiêm nhường nhưng hết sức cao đẹp và ngời
sáng vẻ đẹp của tinh thần, cống hiến, hi sinh một cách tự nguyện của tác giả.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1980 - thời điểm tác giả Thanh Hải đang nằm trên
giường bệnh. Bởi vậy, tình yêu thiên nhiên của thi nhân còn thể hiện ý nghĩa đặc
biệt về niềm lạc quan và sự giao cảm mãnh liệt với cuộc sống cùng khát vọng cao đẹp của tác giả.