Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
__ __
TIU LUÂN CÁ NHÂN
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ
Đề 7: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người?
Phân biệt tội mua bán người với tội giết người
có dấu hiệu tình tiết tăng nặng định khung là
“để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”.
HC và tên: LÊ PHẠM LAN ANH Hà Nội - 2021 MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................2
1. Khái niệm mua bán người.................................................................................2
2. Quy định về tội mua bán người theo luật hiện hành.........................................4
II. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người..........................................................6
1. Mặt khách quan.................................................................................................6
a/ Hành vi..............................................................................................................7
b/ Đối tượng.........................................................................................................11
c/ Tội phạm hoàn thành.......................................................................................12
d/ Hậu quả............................................................................................................12
2. Khách thể.........................................................................................................12
3. Chủ thể.............................................................................................................13
4. Mặt chủ quan...................................................................................................13
III. Phân biệt tội mua bán người với tội giết người có dấu hiệu tình tiết tăng nặng
định khung là “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”..........................................13
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................17 A. MỞ ĐẦU
Theo UNODC và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đánh giá,
những năm gần đây, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhất là các nước Tiểu
vùng sông Mê Kông (trong đó có Việt Nam), tình hình tội phạm mua bán người
rất phức tạp. Số nạn nhân bị mua bán khoảng là 11,7 triệu người (chiếm 70% số
nạn nhân bị mua bán trên thế giới, trong đó 55% là phụ nữ, trẻ em gái; 45% là
nam giới). Ước tính mỗi năm lợi nhuận từ hoạt động tội phạm mua bán người tại
khu vực này đạt hàng chục tỷ đô la. Tại Việt Nam, yếu tố địa hình, mất cân bằng
về giới, điều kiện giáo dục không tốt và đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh
Covid 19 đã tạo điều kiện để các nhóm tội phạm mọc lên như nấm sau mưa dưới
nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Chúng sử dụng thủ đoạn ranh ma, lý lẽ
không thể nào trơ trẽn hơn để thực hiện hành vi phạm tội và qua mặt pháp luật,
bất chấp cả đạo đức và mức chế tài không hề nhẹ. Phòng, chống tội phạm buôn
bán người là sứ mệnh của toàn thể mọi người ở mọi lĩnh vực. Nhất là trong lĩnh
vực pháp luật. Qua quá trình tìm hiểu, có thể thấy đây là một tội có cấu thành tội
phạm, dấu hiệu pháp lý tương đối phức tạp và dễ gây nhầm lẫn với các tội hay
các tình tiết tăng nặng khác, như là tội mua bán mô, bộ phận cơ thể người, đặc
biệt là tội giết người có tình tiết tăng nặng là “để lấy bộ phận cơ thể của nạn
nhân”. Do đó, hiểu rõ các dấu hiệu pháp lý và phân biệt được các tội với nhau là
điều cực kì quan trọng. Nhằm định tội đúng người đúng tội, góp phần giúp quá
trình phòng, chống, bắt giữ tội phạm trở nên suôn sẻ hơn, không bỏ lọt bất kỳ
một phạm nhân nào. Góp phần thắt chặt kỷ cương đất nước. 1 B. NỘI DUNG I. Cơ sở pháp lý
1. Khái niệm mua bán người
Trong thời gian gần đây, hoạt động mua bán người đã trở thành vấn nạn vô
cùng nhức nhối trong xã hội và ngày càng trở nên phức tạp. Việc mua bán người
không chỉ diễn ra trong phạm vi nội địa mà còn có sự liên kết với các cá nhân, tổ
chức nước ngoài, tiêu biểu nhất là Trung Quốc. Có thể thấy việc mua bán, trao
đổi người ở khu vực biên giới diễn ra khá là nhộn nhịp và thường xuyên, đến nỗi
nhiều nam giới Trung Quốc cho rằng chỉ cần sang Việt Nam mua một người vợ
là có thể có người sinh con, đẻ cái nối dõi tông đường. Do đó, để có thể phòng,
chống nạn mua bán người một cách hiệu quả, Việt Nam đã sớm tham gia Công
ước quốc tế về phòng chống buôn bán người của Liên hiệp quốc đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em, đã ký hiệp định song phương với các nước Trung Quốc, Thái Lan,
Lào, Cam Pu Chia... về phòng chống mua bán người.
Không giống như Việt nam thuật ngữ được quốc tế sử dụng để chỉ hành vi
mua bán người là “buôn bán người". Tại Điều 3 Nghị định thư Palermo của Liên
hiệp quốc ngày 15/11/2000 mà Việt Nam tham gia ký phê chuẩn quy định khái
niệm về hành vi buôn bán người như sau:
Còn tại Việt Nam, khái niệm “mua bán người” vẫn là một thuật ngữ khá
phức tạp. Văn bản pháp luật Việt Nam quy định hành vi mua bán người cụ thể
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP như sau:
2. Quy định về tội mua bán người theo luật hiện hành
Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS 2015) như sau:
Tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151 BLHS 2015:
II. Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người
Việc xác định cấu thành tội phạm của Tội mua bán người chính là cơ sở
pháp lý của trách nhiệm hình sự, là căn cứ pháp lý để định tội và định khung
hình phạt. Yếu tố cấu thành tội phạm của tội này gồm có khách thể, chủ thể, mặt
khách quan và mặt chủ quan. 1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là sự tổng hợp các dấu hiệu do luật hình sự
quy định và các tình tiết phản ánh hành vi bên ngoài của sự xâm hại đáng kể đến
khách thể được pháp luật bảo vệ. Mặt khách quan có các dấu hiệu như: Hành vi
nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian và địa điểm , phương tiện và công cụ phạm tội. a/ Hành vi
Mặt khách quan của tội mua bán người được thể hiện trước hết là ở hành
vi. Hành vi của tội này khá đa dạng, thường được thực hiện lén lút. Thể hiện ở
việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện việc mua bán người.
Dùng vũ lực thực hiện hành vi mua bán người là dùng sức mạnh vật chất
tấn công với ý thức làm người bị đe dọa sợ hãi, lo sợ bản thân bị tấn công, bị tổn
thương về thể xác lẫn tinh thần nếu không thực hiện yêu cầu của người đe dọa,
từ đó thực hiện được việc mua bán người. Lừa gạt thực hiện hành vi mua bán
người là hành vi gian dối đánh lừa người khác về thông tin không đúng sự thật
để thực hiện việc mua bán người.
Thủ đoạn khác để thực hiện việc mua bán người là bất cứ thủ đoạn gì ngoài
việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lừa gạt để thực hiện việc mua bán
người, như: bắt cóc; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia
hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả
năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; đầu độc nạn nhân; lợi dụng việc
môi giới hôn nhân, môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài; lợi dụng chức
vụ, quyền hạn; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc; lợi dụng tình thế dễ bị tổn thương
hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân. Ví dụ: Lợi dụng tình trạng nạn nhân có
người thân bị bệnh hiểm nghèo cần tiền chữa trị ngay, nếu không sẽ nguy hiểm
đến tính mạng) để thực hiện việc mua bán người.
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện việc
mua bán người là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác
thực hiện một trong các hành vi sau đây:
- Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
- Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển
giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ
thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
- Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ
thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi
chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác hoặc để người
khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc
vì mục đích vô nhân đạo khác;
Căn cứ vào Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP, có thể hiểu mục đích để bóc lột
tình dục là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa
chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động
bóc lột tình dục. Ví dụ: Hành vi tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân
đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm
khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục... hoặc tiếp nhận nạn nhân
để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình. Để cưỡng bức lao động là trường
hợp phạm tội nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ. Để lấy bộ phận
cơ thế của nạn nhân là trường hợp phạm tội nhằm lấy một phần của cơ thể được
hình thành từ nhiều loại mô khác nhau (ví dụ: quả thận, giác mạc.…) để thực
hiện các chức năng sinh lý nhất định của nạn nhân.
Vì mục đích vô nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm,
buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.
Nếu trước kia, mua bán người thường được biết đến dưới hình thức dụ dỗ,
bắt cóc, đe dọa, đánh đập và nạn nhân trực tiếp bị bán đi. Thì hiện nay việc mua
bán người đã được nâng lên một tầm cao mới với thủ đoạn mưu mô hơn, đánh
trúng tâm lý của nhiều cá nhân như xem mắt, kết hôn với người nước ngoài
(thường được nhắc đến bằng “mua vợ”), nhận con nuôi, xuất khẩu lao động, du
học,… Bởi lẽ, nhóm nạn nhân này thường thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp,
đặc biệt luôn có khát khao được “đổi đời” một cách nhanh chóng, nên thường
lầm tưởng vào lời hứa hẹn đáp ứng những công việc được trả lương cao hay
những mối quan hệ hôn nhân với người ngoại quốc hay một cuộc sống với điều
kiện đãi ngộ tốt của các đối tượng lừa buôn người. Luật pháp Việt Nam cũng đã
có các quy định cụ thể về các trường hợp đó tại Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP
nhằm bảo vệ người bị hại một cách triệt để và trừng trị người phạm tội thật thích đáng, cụ thể sau đây.
Người sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài bị truy
cứu TNHS về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 BLHS nếu hành vi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người
nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiến, tài sản, lợi ích vật chất khác;
+ Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người
nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài bóc lột tình dục,
cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Lợi dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài để tuyển
mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để chuyển giao cho người nước ngoài
bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì
mục đích vô nhân đạo khác.
Trường hợp người môi giới biết mục đích của người nước ngoài là thông
qua hoạt động xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để đưa người được
chọn ra nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của
nạn nhân, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn
thực hiện hành vi môi giới để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của người
nước ngoài thì bị truy cứu TNHS về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 BLHS.
Người sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài bị truy cứu
TNHS về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 BLHS nếu hành vi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Biết người lao động (đủ 16 tuổi trở lên) ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác
nhưng vẫn lừa gạt hoặc ép buộc người lao động và chuyển giao họ cho phía
nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Chuyển giao người lao động (đủ 16 tuổi trở lên) cho phía nước ngoài
bán người lao động cho người khác;
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người lao động (đủ 16 tuổi trở lên) để
chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để
lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (như: sau khi nhận tiền của
người lao động đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài) thì không bị truy cứu TNHS về tội mua bán
người nhưng tùy từng trường hợp cụ truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục
đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì
mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu TNHS về tội mua bán người
nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu TNHS về tội tổ chức, môi giới
cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hoặc tội
cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Người sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi dưới 16 tuổi bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều
151 của BLHS nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi là để bóc lột
tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bán cho người khác hoặc vì
mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn chuyển giao nạn nhân để nhận tiền, tài
sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là người dưới 16
tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi trái pháp luật hoặc tạo
điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật mà biết mục đích
của người nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy
bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
Mua bán người có nhiều hình thức thanh toán, có thể dùng tiền, tài sản
hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc
ngược lại để thu lợi. Tội phạm mua bán người sử dụng các phương pháp và thủ
đoạn tinh vi, đa dạng và ngày càng phức tạp. Chúng cấu kết, tụ tập thành nhóm,
thành các đường dây liên kết chặt chẽ không chỉ trong khu vực mà còn trên cả
nước, thậm chí là đa quốc gia. Hành vi tuyển dụng, vận chuyển, chứa chấp và
chuyển tiếp người trong các vụ buôn bán người có thể được thực hiện bởi một
người nhưng cũng có thể được thực hiện bởi nhiều người. Những người thực
hiện trong vai trò xúi giục, tổ chức, xúi giục hoặc giúp đỡ những người thực
hiện hành vi buôn người đều là những kẻ đồng lõa với nạn buôn người. b/ Đối tượng
Đối tượng của tội mua bán người quy định tại Điều 150 BLHS 2015 là
người từ đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính. Trường hợp người bị hại
dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi theo Điều 151 BLHS 2015.
Theo một thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế ước tính có khoảng 40,3
triệu nạn nhân của nạn buôn bán người trên toàn thế giới. Nạn nhân của loại tội
phạm này có thể là bất kỳ ai, đàn ông hoặc phụ nữ, người lớn hoặc trẻ em hay
công dân của bất kỳ quốc gia nào. Nạn nhân của nạn mua bán người có nền tảng
kinh tế xã hội, trình độ học vấn đa dạng. Trong một số trường hợp những thanh
thiếu niên bỏ trốn khỏi gia đình, vô gia cư đa phần đều trở thành nạn nhân của
các đối tượng buôn bán người – một nghiên cứu ở Chicago cho thấy khoảng
56% phụ nữ bị buôn bán sang biên giới phục vụ cho ngành “công nghiệp tình
dục” được xác định là những người đã bỏ trốn, rời bỏ gia đình. Ngoài ra, những
cá nhân đã từng có quá khứ bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục có xu hướng
trở thành nạn nhân trong tương lai, bởi những ảnh hưởng tâm lý để lại trong họ
sẽ bị những kẻ buôn người lợi dụng. Ví dụ: A thường bị cha dượng của mình
quấy rối tình dục. B (đối tượng buôn người) hứa hẹn sẽ giúp A sang xuất khẩu
lao động ở một nước khác với mức lương cao đồng thời thoát khỏi cha dượng của mình.
c/ Tội phạm hoàn thành
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong
hành vi mua bán người. Nếu người phạm tội đã thực hiện một số hành vi như
tìm kiếm người, liên hệ nơi bán, mua, thỏa thuận giá cả, nơi giao nhận… nhưng
vì nguyên nhân nào đó ngoài ý muốn mà họ không thực hiện được việc mua bán
người thì đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Người thực hiện các hành vi nêu
trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người. Việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội không phụ thuộc vào việc bị hại có biết
hay không biết mình bị mua bán. d/ Hậu quả
Hậu quả của hành vi mua bán người là con người đó đã bị đem ra mua bán.
Mua bán người diễn ra là sự khởi đầu cho chuỗi ngày đau khổ mà nạn nhân
và người nhà nạn nhân phải gánh chịu suốt cả cuộc đời. Mua bán người gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người cả về thể chất lẫn tâm hồn. Hầu hết các nạn nhân
đều bị đánh đập dã man, bị bỏ đói hoặc phải ăn thức ăn dành cho động vật.
Những nạn nhân người này phần lớn đều bị bắt phải đi bán dâm. Có nạn nhân về
được đến Việt Nam đã trình bảo về rất nhiều trường hợp bị đánh đến chết do
không chịu bán dâm. Hầu hết chị em bị lừa bán đều bị ép buộc làm việc vất vả,
lao động nặng nhọc, có người bị ép tiêm thuốc ngừa thai vĩnh viễn. Sức khỏe
giảm sút, ít có khả năng lao động bình thường, không còn khả năng sinh con.
Nhiều người mắc các bệnh xã hội. Nhưng hậu quả mà nó gây ra không chỉ cho
nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia. Ảnh hưởng đến nền kinh
tế, xã hội hóa đất nước,… 2. Khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân
phẩm của con người. Người phạm tội coi con người như một hàng hóa được
mua, bán hoặc giao dịch vì lợi nhuận hoặc các mục đích khác. Hành vi này đã
xâm phạm nghiêm trọng đến nhân quyền. 3. Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là người đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. 4. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi, động cơ và mục đích của nó. Lỗi là thái
độ tâm lý của người phạm tội đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả của nó. Khía cạnh chủ quan của tội mua bán người là lỗi cố ý (Có thể là cố ý
trực tiếp hoặc gián tiếp). Đây là một hình thức tội phạm, vì vậy hậu quả của một
tội phạm, người phạm tội có thể nhìn thấy trước hoặc không thấy trước. Lỗi cố ý
trực tiếp là khi người phạm tội thực hiện một hành vi giao dịch, trao đổi người
khác và nhận thức được hành vi của mình và mong muốn rằng hành động đó xảy
ra. Lỗi cố ý gián tiếp là khi người phạm tội thực hiện hành vi giao dịch, trao đổi
người khác và có ý thức để hành động đó diễn ra.
III. Phân biệt tội mua bán người với tội giết người có dấu hiệu tình tiết
tăng nặng định khung là “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”
Giết người là hành vi xâm phạm tính mạng con người. Thể hiê •n ở viê •c tước
đoạt trái phép tính mạng của người khác bằng các hành vi đâm, chém, bắt, dìm
nước, thắt cổ… Hành vi giết người có thể vì nhiều mục đích khác nhau trong đó
có mục đích để lấy bô • phâ •n cơ thể của nạn nhân. Hiê •n nay trước tình hình kinh
tế, chính trị nhiều phức tạp, trong đó tình trạng buôn bán nô •i tạng trái phép diễn
ra ngày càng nhiều. Chính vì vâ •y phát sinh mô •t số tô •i phạm mới là giết người để
lấy bô • phâ •n cơ thể của nạn nhân vì nhiều mục đích khác nhau. Do đó, BLHS đã
quy định về trường hợp giết người để lấy bô • phâ •n cơ thể của nạn nhân như một
tình tiết tăng nặng định khung của tội giết người quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.
Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (như tim, gan, thận, v.v..) là
trường hợp giết người nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân với bất kỳ mục
đích nào. Có thể là phục vụ cho mục đích nghiên cứu; đem đi bán, cấy ghép cho
người khác hoặc cho chính bản thân mình, trường hợp giết người này thực tiễn
chưa xảy ra, nhưng trên thế giới nhiều nước đã có tình trạng giết người để lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân nhằm thay thế bộ phận đó cho mình hoặc cho người
thân của mình hoặc bán để người khác thay thế bộ phận đó; dùng để chế biến
thành thực phẩm… Nếu vì quá căm tức mà người phạm tội sau khi giết người đã
lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân để nhằm mục đích khác cho hả giận thì không
thuộc trường hợp phạm tội này mà áp dụng tình tiết thực hiện tội phạm một cách
man rợ. Ví dụ: Sau khi giết người, người phạm tội đã mổ bụng, lấy gan nạn nhân ném cho chó ăn.
Qua những phân tích ở trên, dễ thấy tình tiết giết người để lấy bộ phận cơ
thể của nạn nhân là hành vi dễ gây nhầm lẫn với tội mua bán người quy định tại
Điều 150, 151 BLHS 2015, đặc biệt là tình tiết mua bán người và đã lấy bộ phận
cơ thể. Có thể phân biệt cụ thể sau đây: Tiêu chí Tội mua bán người
Tình tiết tăng nặng
“giết người để lấy nội tạng” Căn cứ pháp lý
Điều 150, 151 BLHS Điểm h khoản 1 Điều 123 2015. BLHS 2015. Khách thể
Quyền được Nhà nước bảo Quyền được tôn trọng và
hộ về thân thể, sức khỏe, bảo vệ tính mạng của con
nhân phẩm, danh dự của người. con người và sự an toàn của xã hội.
Mặt khách - Hành vi: Dùng vũ lực, đe - Hành vi: Tước đoạt tính quan
dọa dùng vũ lực, lừa gạt mạng của người khác một
hoặc thủ đoạn khác thực cách trái pháp luật. Hành vi
hiện việc vận chuyển, phạm tội có thể được thực
chuyển giao, mua bán hiện dưới nhiều hình thức người. khác nhau như là đâm,
- Hậu quả: Nạn nhân bị chém, nổ súng,… Sau đó bán như một món hàng.
chiếm đoạt bộ phận trên cơ thể của nạn nhân.
- Hậu quả: Hậu quả chết
người là dấu hiệu bắt buộc
khi tội giết người được coi là hoàn thành. Chủ thể
Người đủ 14 tuổi trở lên Người đủ 14 tuổi trở lên và
và có đầy đủ năng lực có đầy đủ năng lực trách trách nhiệm hình sự. nhiệm hình sự. Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý gián tiếp hoặc - Lỗi cố ý trực tiếp. trực tiếp.
- Mục đích nhằm tước đoạt
- Mục đích của tội này là tính mạng của người khác
vì vụ lợi, có thể vì tiền, lợi để lấy bộ phận cơ thể của
ích vật chất hoặc lợi ích nạn nhân bị giết như: tim,
phi vật chất,… Trao đổi, gan, thận… vì bất kỳ mục
mua bán người diễn ra và đích nào. Có thể là dùng
nạn nhân bị xử lý dưới thay thế vào cơ thể của
nhiều hình thức khác nhau. chính mình, người thân,
Có thể là mại dâm, bóc lột đem bán kiếm tiền, nghiên
sức lao động, để lấy mô, cứu, chế biến,…
bộ phận cơ thể người như
một loại hàng hóa, hoặc có
hành vi chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người mà
không có mục đích tước
đoạt tính mạng để lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân. C. TỔNG KẾT
Tóm lại, sau khi tìm hiểu và phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán
người, ta nhận thấy đây là một tội phạm với cấu thành phức tạp. Pháp luật Việt
Nam cũng đã có cái nhìn khá bao quát và toàn diện khi hướng đến nhiều trường
hợp, hành vi, hình thức khác nhau. Điều này góp phần thắt chặt sự kiểm soát của
Nhà nước lên người phạm tội trong vòng pháp luật. Không chỉ tìm hiểu, phân
tích các dấu hiệu pháp lý mà còn cần phải phân biệt tội mua bán người với các
tội khác có hành vi, dấu hiệu tương tự. Nhằm đem lại tính chính xác cao trong
quá trình định tội. Qua đó, Nhận thức được tính nguy hiểm của loại hoạt động
này, cũng như việc cần phải hợp tác ở mức độ quốc tế cho việc phòng và chống
buôn bán người, cùng cộng đồng quốc tế đưa ra những thỏa thuận chung thông
qua các văn kiện quốc tế để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát những hành vi mang tính tội phạm này.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự 2015.
2. Phạm Mạnh Hùng & Lại Viết Quang (2020),
NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Quang Thắng (12/5/2022). , truy cập ngày
25/5/2022, từ https://conganquangbinh.gov.vn/tim-hieu-noi-dung-ve-toi-mua-
ban-nguoi-tai-dieu-150-blhs-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017/ 4. Lê Minh Công (26/2/2020).
, Pháp luật 24h. truy cập ngày 25/5/2022, từ
https://phapluat24h.org/toi-mua-ban-nguoi/ 5. (13/6/2016).
Luật Minh Anh, truy cập ngày 26/5/2022, từ https://luatminhanh.vn/nao-la-giet-
nguoi-de-lay-bo-phan-co-the-cua-nan-nhan.html 6. Hoa Nguyễn (11/5/2021)
truy cập 29/5/2022, từ https://luatannam.vn/hinh-su-vn/the-nao-la-giet-de-
lay-bo-phan-co-the-cua-nan-nhan